Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Những mùa muối đắng

Minh Ngọc - 14:49, 06/07/2021

Chỉ chưa đầy 1.000 đồng/kg muối, người làm muối ở Bình Định lắt lay với nghiệp bao đời. Trên những đồng muối trắng, mồ hôi của diêm dân hòa lẫn với những giọt nước mắt nhỏ xuống đồng nước. Nước mắt và nước muối - nước nào cũng đắng chát.

Những người dân nơi đây vẫn luôn gồng mình mưu sinh bằng nghề muối
Nghề làm muối nhọc nhằn, thu nhập bấp bênh, những năm gần đây diêm dân phải đối mặt với sự thua lỗ nặng.

Phận muối, phận người

Chiếc nón lá đã sờn quai không đủ để che  bớt cái nắng trưa Hè bỏng rát, ông Tánh (57 tuổi, xã Cát Khánh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) vỗ bồm bộp bàn tay gầy guộc đen nhẻm vì nắng vào lưng. Chứng đau lưng nhiều năm của ông ảnh hưởng không nhỏ tới việc cào muối. Nhưng ông vẫn gắng. “Mấy đời làm muối, cái nghề, cái nghiệp của tổ tông truyền lại nhiều đời rồi. Giờ tui làm, sợ không truyền được cho đời sau nữa vì giá muối thấp quá. Bán 1kg muối không mua nổi gói mỳ tôm. Còn ai ráng được nữa!”, vừa đấm lưng cho đỡ mỏi, ông Tánh vừa than thở.

Xung quanh ông Tánh, nhiều diêm dân khác cũng đang vùi mình trong màu trắng của muối, giữa cái nắng rực lửa và trời xanh ngắt không mây. Những giọt mồ hôi nhỏ xuống đồng muối, chưa kịp chạm đất đã hóa thành khí bay lên vì quá nắng, nóng. Vào đầu giờ chiều, dưới cái nắng như đổ lửa, các diêm dân tỏa ra đồng muối, người cào, người gánh tất bật thu hoạch muối. 

Muối chất hàng đống đợi người đến thu mua
Muối chất hàng đống đợi người đến thu mua

Với nghề làm muối, 3 giờ sáng họ đã phải thức dậy chuẩn bị đi làm. Đến buổi trưa, người xách, người mang những gô cơm, chiếc bánh, vài ba quả chuối… họ ăn vội vã giữa cánh đồng nắng cháy, để kịp tiến độ làm việc. Trong bữa cơm, thức ăn chỉ là vài con cá mặn kho vội, nồi canh lõng bõng nước. Chỉ có vậy! Rồi, những diêm dân lại “cày ải” trên đồng muối đến khi mặt trời khuất bóng. Vất vả là thế, nhưng suốt bao nhiêu năm qua, những diêm dân ở Phù Cát vẫn bám trên những ruộng muối để mưu sinh.

Ông Thỏa, người có gần 40 năm dầm lưng với nghề, nói trong nắng gió: “Khổ trăm bề nhưng thu nhập cũng không đáng bao nhiêu. Nghề này chỉ làm vào những ngày nắng, đến ngày mưa phải làm thuê làm mướn việc khác để sống. Nhọc nhằn là thế, nhưng vẫn có những con người đã bám trụ với nghề muối mấy chục năm nay. Nhưng giờ muối bán không được, giá lại thấp chỉ 800 đồng/kg mà cũng ít người mua, nên người làm muối nhọc càng thêm nhọc!”.

Dù vất vả nhưng vẫn bám trụ lấy nghề muối
Dù vất vả nhưng diêm dân vẫn bám trụ lấy nghề muối

Hiện nay, đang trong mùa nắng nóng rất thuận lợi cho việc sản xuất muối, sản lượng muối đạt khá cao. Thế nhưng, diêm dân ở xã Cát Khánh, huyện Phù Cát (Bình Định) vẫn trong tình trạng khốn đốn, bởi giá muối thời gian gần đây liên tục giảm mạnh. Muối chất đống trên các cánh đồng mà không thấy bất kỳ một thương lái nào đến hỏi.

Nếu năm ngoái giá muối giảm sâu đã làm cho diêm dân điêu đứng, thì năm nay, giá muối còn thê thảm hơn. Năm ngoái giá 1kg muối vẫn còn xấp xỉ 1.000 đồng, thì bây giờ chỉ còn vài trăm đồng, trong khi muối năm ngoái ứ đọng vẫn còn chất cao như núi. Những ruộng muối dần không còn trai tráng, họ đã bỏ đi tứ xứ làm ăn. Còn những người già buộc phải ra đồng, vì không còn việc gì khác để làm.

Đưa tay lau vội giọt mồ hôi hòa với vị mặn của muối trên gương mặt, chị Nguyễn Thị Lan buồn rầu kể: “Các mặt hàng xăng, dầu phí vận chuyển đều lên giá nhưng riêng muối giá lại xuống thấp. Hiện giá muối chỉ dao động 600 - 800 đồng/kg, diêm dân lỗ nặng, không đủ chi phí trả tiền thuê nhân công cào muối”. Không chỉ muối làm theo cách truyền thống, phơi trên cát mới rớt giá, mà ngay cả muối được sản xuất bằng công nghệ lót bạt cũng chịu chung cảnh ngộ.

Thời điểm này thời tiết khá đẹp, diêm dân có thể làm muối tốt hơn
Thời điểm này thời tiết khá thuận lợi cho việc thu hoạch muối

Chông chênh đồng muối

Theo thống kê tại tỉnh Bình Định, hiện tại có hai huyện Phù Mỹ và Phù Cát sản xuất muối với tổng diện tích hơn 132ha, trong đó hơn 70ha sản xuất muối truyền thống, 51ha sản xuất muối trải bạt và 11ha sản xuất muối công nghiệp. So với cùng kỳ năm ngoái, diện tích sản xuất muối tại Bình Định đã giảm hơn 20ha. Trong đó, tại huyện Phù Mỹ giảm 19,58ha, huyện Phù Cát giảm 2,2ha. Như tại xã Cát Minh có tới 65ha. Giá muối bán ra thị trường thấp, chi phí đầu tư cao, việc sản xuất muối không hiệu quả, nên một số ruộng muối của người dân đang bỏ hoang.

Hiện trung bình giá muối sản xuất truyền thống là 800 đồng/kg, giá muối trải bạt là 1.000 đồng/kg. Một số nơi ở huyện Phù Cát giá muối giảm còn 500 - 600 đồng/kg, trong khi tiền công vận chuyển cao, nhiều ruộng muối lại ở khá xa điểm mua nên không đủ tiền trang trải chi phí.

Trên đồng muối thôn Đức Phổ 1, xã Cát Minh (huyện Phù Cát) mùa khô tháng 7 nắng chang chang. Nghề muối đã gắn bó với người dân mảnh đất này biết bao đời. Cái nắng cái gió, vị mặn của muối đã bện chặt, đã ngấm vào máu thịt của những người dân nơi đây. Nhưng với tình cảnh hiện tại, nhiều người đã muốn bỏ đồng muối.

“Làm ra hạt muối không biết bao nhiêu là công sức. Nhưng muối chất cao như núi mà chẳng ai mua, còn chi hứng thú để làm nữa. Có lẽ phải bỏ nghề của cha ông, bỏ đồng muối này mất!”, một người phụ nữ chống quang gánh trong nắng chiều, nói như than van cùng gió mặn.

Khi ánh bình minh vừa ló dạng, những diêm dân đã ra đồng
Khi ánh bình minh vừa ló dạng, những diêm dân đã ra đồng

Nghề muối rất cơ cực, để đưa ruộng muối vào sản xuất, diêm dân phải có bước chuẩn bị hết sức công phu với những việc cải tạo nền đất, nạo vét, phơi bùn, nện chắc nền ruộng. Một vụ muối người dân phải mất 1 - 2 tháng để chuẩn bị. Theo nhiều diêm dân, để sản xuất muối trắng, người dân phải đầu tư khoảng 60 triệu đồng/1.000 m2 để lót bạt, chưa kể chi phí xăng dầu bơm nước mặn vào ruộng muối, thuê mướn công nhân làm bờ bao, san bằng mặt ruộng… Và đến khi thu hoạch, còn phải thuê nhân công cào, vác muối lên tu với giá 5.000 đồng/gánh 30kg.

Nhưng một thực tế là, với phương thức sản xuất theo truyền thống, hạt muối làm ra chất lượng kém, lẫn tạp chất nhiều, nên giá thành thấp, khó tiêu thụ. Với giá muối như hiện nay, muối trắng bán cho thương lái chỉ còn 600 - 800 đồng/kg; muối đen (muối tạp) là 300 - 400 đồng/kg, thì hầu hết người làm muối đều lỗ nặng. Nhiều người phải ôm nợ do đã vay mượn của người thân, ngân hàng để đầu tư sản xuất.

Trên những mùa muối đắng 6
Trên cánh đồng muối

Không chỉ với những người làm muối, mà cả những người làm công cũng đầy âu lo. Trước tình hình giá muối đang xuống dốc, các chủ ruộng muối không thuê người làm nữa, hoặc có thuê thì tiền công cũng bị giảm sút. Anh Thuận (32 tuổi, ở thôn Ngãi An, xã Cát Khánh, huyện Phù Cát), một nhân công làm thuê trên ruộng muối lo lắng cho hay: “Một gánh muối 35kg có giá 25.000 đồng, tính ra 1kg muối giá chưa đạt nổi 700 đồng. Cả ngày “rang” mình trên những cánh đồng muối trắng nóng như thiêu đốt vậy mà công xá không được bao nhiêu. Trước muối được giá, mỗi tháng làm tiền công của tôi cũng 6 - 7 triệu đồng. Những mấy tháng nay chỉ được hơn 3 triệu đồng. Với số tiền ấy, thực sự để nuôi gia đình có 2 đứa con nhỏ quả là khó khăn!”.

Hiện tại, tỉnh Bình Định có 2 đơn vị chế biến muối thực phẩm, gồm Công ty CP Muối và Thương mại miền Trung (Chi nhánh Bình Định) và Công ty CP Muối và Thực phẩm Bình Định, với tổng công suất khoảng 26.000 tấn/năm. Nhưng thực chất, tổng sản lượng muối chế biến được trong năm 2020 chỉ hơn 6.072 tấn, chẳng thấm vào đâu so với tổng sản lượng muối trên địa bàn, khoảng 24.675 tấn niên vụ 2020.

Trên mênh mông đồng muối trắng, vẫn thấp thoáng bóng những người đội nắng cào muối. Muối bao đời vẫn mặn mòi vị biển và vị vất vả của con người. Nhìn những hạt muối trắng tinh khiết, ít ai có thể nghĩ rằng, để có được những hạt muối đó thì người diêm dân phải trải qua bao nỗi nhọc nhằn. Nhưng với giá muối thấp và bấp bênh hằng năm như thế này, liệu họ có còn tiếp tục gắn bó với ruộng muối để đem lại cho cuộc đời càng thêm ý vị nữa không?

Theo thống kê của Cục Chế biến nông - lâm - thủy sản và nghề muối, cả nước hiện có 21 tỉnh, thành phố với gồm 41 huyện, 118 xã có nghề sản xuất muối. Không chỉ diêm dân ở Bình Định, mà các địa phương có nghề làm muối như Bạc Liêu, Bến Tre, Quảng Ngãi hiện muối bán tại ruộng cũng chỉ có giá khoảng 600 - 900 đồng/kg. Với mức giá này, trừ mọi chi phí, người làm muối thua lỗ nặng.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Và rừng sẽ thêm xanh...

Và rừng sẽ thêm xanh...

Đổ dốc Bù Sen, những cánh rừng bát ngát của xã Diên Lãm (Quỳ Châu, Nghệ An) đã ở phía xa xa. Núi với rừng, cứ thế tiếp diễn, xanh ngắt, tưởng như mênh mông đến vô cùng. Hỏi ra mới hay, đó là những cánh rừng được cộng đồng người Thái ở bản Hốc đang ngày đêm gìn giữ bằng hương ước nghiêm ngặt.
Tin nổi bật trang chủ
Giải pháp chấm dứt tình trạng sạt lở vùng đồng bào DTTS Kỳ Sơn

Giải pháp chấm dứt tình trạng sạt lở vùng đồng bào DTTS Kỳ Sơn

Kỳ Sơn là huyện biên giới của tỉnh Nghệ An – đây là địa bàn hễ mưa xuống là có sạt lở. Tính sơ sơ mỗi năm, thiên tai đã làm thiệt hại của huyện hàng trăm tỷ đồng. Dẫu vậy thì những giải pháp phòng chống sạt lở của các cấp chính quyền địa phương lại gần như là “bất khả kháng”, nên sự hỗ trợ nguồn lực đầu tư lớn từ Nhà nước, từ nhiều nguồn lực và từ phía người dân để từng bước, tiến tới chấm dứt tình trạng sạt lở ở Kỳ Sơn luôn đặc biệt quan trọng.
Khám phá Tour du lịch đêm mới lạ tại Vườn quốc gia Cúc Phương

Khám phá Tour du lịch đêm mới lạ tại Vườn quốc gia Cúc Phương

Du lịch - Minh Nhật - 19:38, 09/05/2024
Tin vui cho những ai yêu thích thiên nhiên và khám phá, Vườn Quốc Gia Cúc Phương chính thức mở "Tour tham quan bằng xe điện xem đom đóm và động vật hoang dã ban đêm". Đây là cơ hội để du khách hòa mình vào thiên nhiên hoang sơ, tận hưởng bầu không khí trong lành và trải nghiệm những điều kỳ thú mà màn đêm Cúc Phương mang lại.
Hà Tĩnh: Giải cứu thành công 2 nạn nhân bị dụ dỗ ra nước ngoài với chiêu bài “việc nhẹ, lương cao”

Hà Tĩnh: Giải cứu thành công 2 nạn nhân bị dụ dỗ ra nước ngoài với chiêu bài “việc nhẹ, lương cao”

Xã hội - Thế Mạnh - Thanh Nguyên - 19:35, 09/05/2024
Ngày 9/5, tại Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo (Hà Tĩnh), BĐBP Hà Tĩnh phối hợp với Tổ chức Trẻ em Rồng Xanh tại Hà Nội giải cứu thành công 2 nạn nhân là công dân Việt Nam bị lừa bán ra nước ngoài, với chiêu bài “việc nhẹ, lương cao” và đưa các nạn nhân về đến Việt Nam an toàn.
Lào Cai: Siết chặt dịch vụ cho người nước ngoài thuê xe máy ở Sa Pa

Lào Cai: Siết chặt dịch vụ cho người nước ngoài thuê xe máy ở Sa Pa

Du lịch - Minh Nhật (t/h) - 19:32, 09/05/2024
Hình ảnh những du khách nước ngoài thuê xe máy trải nghiệm du lịch Sa Pa không còn xa lạ, nhưng vẫn còn những người đi xe không đúng quy định Việt Nam, dẫn tới nguy cơ mất an toàn giao thông.
Nhiều ảnh đẹp Việt Nam chụp từ trên cao lọt Top 100 giải thưởng nhiếp ảnh quốc tế 35Awards

Nhiều ảnh đẹp Việt Nam chụp từ trên cao lọt Top 100 giải thưởng nhiếp ảnh quốc tế 35Awards

Sắc màu 54 - Thanh Thuận - 19:28, 09/05/2024
Vượt qua hơn 124.000 người tham gia từ 174 quốc gia, với hơn 470.000 bức ảnh được gửi dự thi, một số tác giả Việt Nam đã xuất sắc lọt Top 100 giải thưởng nhiếp ảnh quốc tế 35Awards hạng mục Aerial Photography (ảnh chụp từ trên cao).
Lộc Ninh (Bình Phước): Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV, năm 2024

Lộc Ninh (Bình Phước): Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV, năm 2024

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 19:21, 09/05/2024
Sáng 9/5, huyện Lộc Ninh long trọng tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV, năm 2024. Đây là huyện được chọn tổ chức đại hội điểm của tỉnh Bình Phước.
Tin trong ngày - 8/5/2024

Tin trong ngày - 8/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 8/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Hơn 10 triệu người Việt Nam mang gen bệnh tan máu bẩm sinh. Gần 8.000 hộ gia đình ở miền núi Quảng Nam sẽ được tái định cư vào cuối năm 2025. R'Cơm Bus đam mê giữ gìn văn hóa dân tộc. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Chư Pưh (Gia Lai): Bồi dưỡng kiến thức, cung cấp thông tin cho lực lượng cốt cán

Chư Pưh (Gia Lai): Bồi dưỡng kiến thức, cung cấp thông tin cho lực lượng cốt cán

Chính sách dân tộc - Ngọc Thu - 19:16, 09/05/2024
Trong 2 ngày (9 - 10/5), UBND huyện Chư Pưh, Phòng Dân tộc huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) tổ chức hội nghị tập huấn, phổ biến, cung cấp thông tin cho lực lượng cốt cán. Tham gia lớp tập huấn, có 150 học viên là già làng, trưởng thôn, Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS.
Bình Định: Phấn đấu mỗi năm giảm 2% - 3% số cặp tảo hôn

Bình Định: Phấn đấu mỗi năm giảm 2% - 3% số cặp tảo hôn

Công tác Dân tộc - T.Nhân - 19:13, 09/05/2024
Nhằm chuyển đổi nhận thức, hành vi trong hôn nhân của người dân, góp phần giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi, tỉnh Bình Định đang đẩy mạnh triển khai Kế hoạch thực hiện Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 9: Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024.
HLV Mai Đức Chung trở lại dẫn dắt Đội tuyển nữ Việt Nam

HLV Mai Đức Chung trở lại dẫn dắt Đội tuyển nữ Việt Nam

Thể thao - Hoàng Minh - 19:10, 09/05/2024
Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) vừa công bố bản hợp đồng dẫn dắt Đội tuyển Bóng đá nữ Việt Nam kéo dài 2 năm với Huấn luyện viên (HLV) Mai Đức Chung.
Gia Lai: Ra mắt Câu lạc bộ “Phụ nữ nói không với tín dụng đen”

Gia Lai: Ra mắt Câu lạc bộ “Phụ nữ nói không với tín dụng đen”

Tin tức - Ngọc Thu - 19:05, 09/05/2024
Ngày 9/5, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh Gia Lai đã tổ chức truyền thông tín dụng an toàn góp phần hạn chế “tín dụng đen” cho 100 cán bộ, hội viên phụ nữ huyện Phú Thiện và ra mắt Câu lạc bộ “Phụ nữ nói không với tín dụng đen”.
Ở nơi “bới cát lấy tiền”

Ở nơi “bới cát lấy tiền”

Kinh tế - Thảo Linh - 18:03, 09/05/2024
Ở vùng đất pha cát - xã Ka Đơn, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng có đủ các loại rau thương phẩm được trồng, chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, sinh trưởng và phát triển tốt. Vụ này nối tiếp vụ kia đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho đồng bào DTTS.