Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Những “lỗ hổng” trong quản lý rừng và đất rừng ở ĐăK Nông

PV - 14:14, 29/05/2019

Để phát huy tài nguyên đất và rừng, thời gian qua, tỉnh Đăk Nông đã chấp thuận chủ trương đầu tư cho nhiều dự án sản xuất nông, lâm nghiệp. Nhưng có không ít vấn đề xảy ra xung quanh một số dự án khiến dư luận bất bình.

Rừng thông ở xã Quảng Sơn giao cho Công ty TNHH Nguyên Vũ đã bị đốn hạ để lấy đất. (Ảnh tư liệu) Rừng thông ở xã Quảng Sơn giao cho Công ty TNHH Nguyên Vũ đã bị đốn hạ để lấy đất. (Ảnh tư liệu)

Bài cuối: Hậu quả của sự tùy tiện

Doanh nghiệp cần là cấp

Cuối năm 2014, UBND tỉnh Đăk Nông đồng ý chủ trương cho phép Công ty Cổ phần Tập đoàn kỹ nghệ gỗ Trường Thành (gọi tắt là Công ty Trường Thành) khảo sát địa điểm để lập dự án đầu tư trồng rừng, trồng cỏ và chăn nuôi bò sữa trên địa bàn 2 xã Đăk Ha và Quảng Sơn (huyện Đăk Glong). Trong Báo cáo số 1549/BC-SNN, ngày 04/12/2014, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) tỉnh Đăk Nông kiến nghị UBND tỉnh Đăk Nông cho Công ty Trường Thành triển khai dự án trên diện tích 822,4ha tại các khoảnh 5,8-Tiểu khu 1620 và các khoảnh 1,2,3,4,5,6,7,8-Tiểu khu 1630.

Ngày 24/12/2014, Công ty Trường Thành có Tờ trình số 07-TT/NLN.TT gửi UBND tỉnh Đăk Nông để xin thêm diện tích để thực hiện dự án. Theo đó, doanh nghiệp đề nghị tỉnh Đăk Nông giao thêm 300,6ha tại các khoảnh 1,3-Tiểu khu 1697, các khoảnh 1,2,3,6,7-Tiểu khu 1685; các khoảnh 4,6-Tiểu khu 1686 và một số khu đất liền kề xung quanh. Công ty Trường Thành khẳng định, dù đây là diện tích xin tăng thêm nhưng rất cần thiết đối với dự án.

Sẽ chẳng có vấn đề gì nếu như 300,6ha đất và rừng tại các Tiểu khu 1697, 1685, 1686 là “đất sạch’. Nhưng từ năm 2014 trở về trước, đất và rừng tại các Tiểu khu này đã được cơ quan có thẩm quyền xã Đăk Ha và huyện Đăk G’long giao cho hàng chục hộ gia đình quản lý, bảo vệ và thực hiện các dự án trồng rừng.

Trong đó có một số diện tích tại các khoảnh 2,7-Tiểu khu 1685 và các khoảnh 1,3-Tiểu khu 1697 đã được Xí nghiệp Lâm nghiệp Đăk Ha giao cho hai ông Trần Minh Tuấn và Hoàng Văn Đào ký hợp đồng trồng rừng theo Nghị định 135/2005/NĐ-CP từ tháng 10/2014; thời hạn hợp đồng là 29 năm (đến năm 2043). Ngoài ra, ông Phạm Xuân Sáng, Đội trưởng Đội An ninh nông thôn-Công an huyện Đăk G’long, cũng tham gia góp vốn trồng rừng trong hợp đồng này, nhưng không đứng tên.

Nhiều dự án giao đất-rừng ở Đăk Nông chưa phát huy hiệu quả. (Trong ảnh: Khu công nghiệp BMC ngay sát Quốc lộ 28-xã Đăk Ha, huyện Đăk G’long nhiều năm nay bỏ hoang) Nhiều dự án giao đất-rừng ở Đăk Nông chưa phát huy hiệu quả. (Trong ảnh: Khu công nghiệp BMC ngay sát Quốc lộ 28-xã Đăk Ha, huyện Đăk G’long nhiều năm nay bỏ hoang)

Và hậu quả...

Mặc dù đất và rừng tại các khoảnh 1,3-tiểu khu 1697, các khoảnh 1,2,3,6,7-tiểu khu 1685; các khoảnh 4,6-tiểu khu 1686 đã được giao cho các hộ gia đình quản lý, bảo vệ và thực hiện dự án trồng rừng nhưng từ tháng 3/2015, UBND tỉnh Đăk Nông vẫn chủ trương thu hồi để giao cho Công ty Trường Thành; do đó các hộ gia đình đã được giao đất và rừng khiếu nại. Nhiều cuộc đối thoại giữa chính quyền các cấp của tỉnh Đăk Nông với các hộ dân có đất và rừng bị thu hồi đã được tổ chức nhưng không tìm được tiếng nói chung do các hộ dân không đồng tình.

Theo Biên bản đối thoại ngày 08/10/2015, ông Phạm Văn Đức, một trong số các hộ dân có đất và rừng bị thu hồi nêu ý kiến: Ông đã bỏ ra 700 triệu đồng để mua lại đất canh tác, hiện (thời điểm tháng 10/2015-Pv) đã trồng được 3.000 cây muồng đen. Ông không nhất trí giao đất cho Công ty Trường Thành và mong “lãnh đạo xem xét, thương dân như con”.

Dù các hộ dân không đồng tình nhưng việc thu hồi đất ở các Tiểu khu 1697, 1685, 1686 vẫn được triển khai khiến tình hình khiếu kiện kéo dài, vượt cấp. Đỉnh điểm, theo Báo cáo số 215/BC-STNMT ngày 15/8/2017 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đăk Nông, ngày 23/9/2015, 33 hộ dân thuộc bon Ting Wei Đăng, thôn 8, xã Đăk Ha đã tập trung về Trụ sở Tiếp công dân tỉnh, khiếu nại việc thu hồi 300,6ha đất và rừng để giao cho Công ty Trường Thành.

Rừng thông cách Quốc lộ 28 chừng 200m, đối diện Trạm kiểm lâm và Đồn Công an Quảng Sơn bị phá tháng 10/2018. (Ảnh tư liệu) Rừng thông cách Quốc lộ 28 chừng 200m, đối diện Trạm kiểm lâm và Đồn Công an Quảng Sơn bị phá tháng 10/2018. (Ảnh tư liệu)

Tình hình khiếu kiện chỉ lắng xuống kể từ tháng 12/2016, khi Công ty Trường Thành ban hành Thông báo số 32/2016/TB-NLN.TT, ngày 04/11/2016 về việc chấm dứt dự án trồng cỏ, chăn nuôi bò sữa công nghệ cao trên diện tích 300,6ha tại xã Đăk Ha, xã Quảng Sơn. Nguyên nhân chấm dứt dự án, theo thông báo của Công ty Trường Thành là do khó khăn về nguồn lực tài chính và biến cố về hội đồng quản trị.

Việc Công ty Trường Thành xin dừng dự án đã giải quyết được những bức xúc của các hộ dân đã được giao đất và rừng để quản lý, bảo vệ, thực hiện dự án trồng rừng tại Tiểu khu 1697, 1685, 1686. Nhưng cũng có một số gia đình đã phải gánh hệ lụy, theo cách gián tiếp hoặc trực tiếp.

Đáng chú ý là diện tích đất lâm nghiệp ở khoảnh 1 và 3-tiểu khu 1697, khoảnh 2 và 7-Tiểu khu 1685. Đây là diện tích đất trong tổng diện tích 300,6 ha mà Công ty Trường Thành xin UBND tỉnh Đăk Nông giao thêm. Dù những diện tích này đã giao cho những hộ dân khác để trồng rừng theo Nghị định 135/2005/NĐ-CP về phủ xanh đất trống đồi trọc; nhưng do tỉnh “lỡ hứa” nên phải quyết tâm tìm mọi cách để thu hồi bằng được để giao cho doanh nghiệp (?!).

Như những kỳ báo trước đã phản ánh, từ tháng 10/2014, Xí nghiệp Lâm nghiệp Đăk Ha đã giao diện tích đất lâm nghiệp ở khoảnh 1 và 3-Tiểu khu 1697; khoảnh 2,7-Tiểu khu 1685 cho 2 gia đình ông Trần Minh Tuấn và Hoàng Văn Đào nhận khoán trồng rừng theo Nghị định 135/2005/NĐ-CP về phủ xanh đất trống đồi núi trọc, thời hạn là 29 năm (từ 2014 đến 2043). Ông Phạm Xuân Sáng, nguyên Đội trưởng Đội An ninh nông thôn-Công an huyện Đăk G’long, tham gia góp vốn, nhưng không đứng tên. Ông Sáng là người biết chủ trương và xin dự án giao khoán đất-rừng tại các vị trí này cho Tuấn và Đào.

Nhưng bất ngờ, từ đầu năm 2015 (sau khi Công ty Trường Thành có Tờ trình số 07-TT/NLB.TT, ngày 24/12/2014-Pv), cả Hưng, Đào và Sáng đều vướng vào vụ án liên quan tội “Hủy hoại rừng” tại các vị trí đất đã được ký hợp đồng trồng rừng này. Sau đó, Đào bị tạm giam từ ngày 10/5/2015, Hưng bị tạm giam từ ngày 13/6/2015, Sáng bị tam giam từ ngày 16/3/2017.

Ngày 12/12/2018, Tòa án Nhân dân (TAND) huyện Đăk G’long đã có Bản án số 62/ số 62/2018/HS-ST, tuyên phạt bị cáo Phạm Xuân Sáng, sinh năm 1974, nguyên Đội trưởng Đội an ninh nông thôn-Công an huyện Đăk G’long 7 năm tù về tội “Hủy hoại rừng”. Cùng chịu án còn có Hoàng Văn Đào, sinh năm 1989, dân tộc Tày (4 năm tù) và Vũ Việt Hưng, sinh năm 1982 (3 năm tù). Trong kỳ báo trước đã phản ánh, bản án số 62/2018/HS-ST của TAND huyện Đăk G’long đã xác định có nhiều sai sót, vi phạm về tố tụng nhưng vẫn quyết định tuyên án mà không trả hồ sơ để điều tra bổ sung.

Nhiều dự án giao đất-rừng ở Đăk Nông chưa phát huy hiệu quả. (Trong ảnh: Khu công nghiệp BMC ngay sát Quốc lộ 28-xã Đăk Ha, huyện Đăk G’long nhiều năm nay bỏ hoang) Nhiều dự án giao đất-rừng ở Đăk Nông chưa phát huy hiệu quả. (Trong ảnh: Khu công nghiệp BMC ngay sát Quốc lộ 28-xã Đăk Ha, huyện Đăk G’long nhiều năm nay bỏ hoang)

Thay lời kết!

Những bất thường trong vụ án “Hủy hoại rừng” được tuyên trong Bản án số 62/2018/HS-ST của TAND huyện Đăk G’long rất cần được các cơ quan tư pháp, hành pháp của tỉnh Đăk Nông xem xét, làm rõ để tránh tình trạng oan sai. Nhưng qua vụ việc này, tỉnh Đăk Nông, huyện Đăk G’long cũng cần rà soát, kiểm tra lại công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn. Ngoài tình trạng xâm canh, lấn chiếm đất lâm nghiệp diễn ra rất nóng bỏng thì việc các doanh nghiệp “núp bóng” dự án để phá, lấn chiếm và mua bán trái phép đất và rừng cũng rất trầm trọng.

Xin nêu một dẫn chứng: Kết quả thanh tra của Thanh tra tỉnh Đăk Nông vào tháng 9/2018 đã chỉ ra hàng loạt những sai phạm tại một số dự án nông, lâm nghiệp trên địa bàn. Điển hình như dự án nông, lâm nghiệp của Công ty Long Sơn ở xã Quảng Trực (Tuy Đức) có quy mô đầu tư là 1.079ha, trong đó có 507,7ha rừng được giao khoanh nuôi quản lý, bảo vệ. Đến thời điểm thanh tra, toàn bộ 507,7ha rừng đã bị xóa sổ hoàn toàn.

Hay dự án của Công ty TNHH Thương mại Nguyên Vũ tại xã Quảng Sơn (huyện Đăk G’long) được giao 162,88ha rừng thông để quản lý, bảo vệ và sản xuất kinh doanh rừng. Tuy nhiên, thay vì quản lý, bảo vệ chặt chẽ thì đơn vị này lại liên tiếp để xảy ra những vụ việc tranh chấp, lấn chiếm rồi mua bán đất rừng trái phép. Ngày 21/12/2018, UBND tỉnh Đăk Nông đã phải ban hành Quyết định số 2126/QĐ-UBND, thu hồi 162,88ha đất và rừng của Công ty TNHH Thương mại Nguyên Vũ. Đây là bài học mà tỉnh Đăk Nông cần lấy làm kinh nghiệm sâu sắc để rừng không còn “chảy máu”.

SỸ HÀO

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Thời gian qua, huyện miền núi Đông Giang (Quảng Nam) đã triển khai nhiều mô hình sinh kế mới như nuôi hưu lấy nhung, chuỗi liên kết sản xuất chè, chuỗi sản xuất về chăn nuôi heo, bò… Những mô hình này không chỉ cải thiện sinh kế cho người dân, mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế -xã hội của địa phương.
Tin nổi bật trang chủ
Nhiều họat động chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nhiều họat động chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), tại tỉnh Điện Biên và TP. Hà Nội diễn ra nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm tuyên truyền sâu rộng trong toàn Đảng bộ, các tầng lớp Nhân dân, lực lượng vũ trang và thế hệ trẻ về ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử vĩ đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Xây dựng nông thôn mới ở miền núi Quảng Ninh: Sức bật từ Nghị quyết 06

Xây dựng nông thôn mới ở miền núi Quảng Ninh: Sức bật từ Nghị quyết 06

Công tác Dân tộc - Mỹ Dung - 17:35, 04/05/2024
Cách đây 3 năm, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Nghị quyết 06-NQ/TU, ngày 17/5/2021 về phát triển bền vững kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng – an ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 (Nghị quyết 06). Với nguồn lực được ưu tiên, nhiều cách làm sáng tạo, việc triển khai Nghị quyết 06 đã tạo sức bật cho những địa bàn khó khăn của tỉnh, nhất là trong xây dựng nông thôn mới.
Nắng nóng gay gắt: Ăn uống thế nào để giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm?

Nắng nóng gay gắt: Ăn uống thế nào để giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm?

Sức khỏe - Minh Nhật - 15:17, 04/05/2024
Thời tiết nắng nóng dễ làm thực phẩm ôi thiu, hư hỏng, do đó người dân cần chú ý từ khâu lựa chọn thực phẩm, bảo quản, đến chế biến thức ăn.
Người có uy tín ở xứ Thanh

Người có uy tín ở xứ Thanh

Người có uy tín - Quỳnh Trâm - 14:30, 04/05/2024
Tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, chung tay xây dựng quê hương; tiên phong đi đầu trong các phong trào thi đua để bà con tin tưởng làm theo... là công việc mà những Người có uy tín trong đồng bào DTTS ở Thanh Hóa đã và đang miệt mài thể hiện để xứng đáng với sự tín nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền, sự tin yêu của người dân.
Thủ tướng chỉ đạo 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới

Thủ tướng chỉ đạo 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới

Thời sự - PV - 14:00, 04/05/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu, trong tháng 5 và thời gian tới cần tập trung chuẩn bị thật tốt việc phục vụ Hội nghị Trung ương, kỳ họp Quốc hội sắp tới và triển khai 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong chỉ đạo, điều hành.
Quảng Ngãi: Lan tỏa các mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống trong học đường

Quảng Ngãi: Lan tỏa các mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống trong học đường

Giáo dục - T.Nhân-H.Trường - 13:18, 04/05/2024
Với mong muốn bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS, các trường học ở miền núi Quảng Ngãi đã mở lớp đào tạo hát múa dân ca, đánh chiêng… trong học đường. Điều này vừa tạo sự thích thú cho học sinh, vừa góp phần gìn giữ văn hoá truyền thống.
Tin trong ngày - 3/5/2024

Tin trong ngày - 3/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 3/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”. Số người ngộ độc bánh mì tại Đồng Nai tăng lên 469 trường hợp, 5 ca nặng. Nghệ nhân, Người có uy tín Hù Cố Xuân - Niềm tự hào của người Si La. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Mãn nhãn màn tranh tài của 64 nài ngựa ở thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái

Mãn nhãn màn tranh tài của 64 nài ngựa ở thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - Thanh Nam - 13:12, 04/05/2024
Giải Đua ngựa Shanrila Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái) được diễn ra với sự tham gia thi đấu của 64 nài ngựa, đến từ 5 tỉnh: Điện Biên, Lào Cai, Tuyên Quang, Sơn La, Yên Bái. Đây là sự kiện thể thao Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024).
Gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa gắn với phát triển du lịch nơi rẻo cao Kỳ Sơn

Gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa gắn với phát triển du lịch nơi rẻo cao Kỳ Sơn

Phóng sự - An Yên - 13:04, 04/05/2024
Lên Kỳ Sơn – huyện rẻo cao xứ Nghệ, đã không ít du khách từng cảm thấy mình “lạc lối”. Cũng bởi, nơi ấy không chỉ có “cổng trời” Mường Lống bảng lảng sương bay, tháp cổ Yên Hòa huyền bí, đỉnh Puxailaileng trên dãy Trường Sơn…; mà còn là những lễ hội Pu nhạ thầu, chọi bò, hoa mận, chợ phiên… thấp thoáng sau những cánh rừng pơ mu, sa mu tuyệt đẹp. Càng cuốn hút và hấp dẫn hơn khi đó là bản sắc văn hóa độc đáo lâu đời của cộng đồng các DTTS Mông, Thái, Khơ mú nơi đây.
Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024): Tự hào Chiến sỹ Điện Biên

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024): Tự hào Chiến sỹ Điện Biên

Thời sự - Minh Thu - 13:02, 04/05/2024
Cách đây vừa tròn 70 năm, bộ đội ta đã nổ những phát súng đầu tiên mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ, tiến công tập đoàn cứ điểm mạnh nhất của thực dân Pháp. Trải qua “Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt, máu trộn bùn non”, bộ đội Việt Nam anh hùng đã vượt lên bao mưa bom, bão đạn và cắm lá cờ Quyết chiến, Quyết thắng trên nóc hầm Đờ Cát.
Báo động nguy cơ ngộ độc từ thực phẩm

Báo động nguy cơ ngộ độc từ thực phẩm

Xã hội - Minh Nhật - 12:59, 04/05/2024
Hàng loạt vụ ngộ độc thực phẩm, thậm chí có trường hợp tử vong tại Nha Trang (Khánh Hòa), TP.HCM, Đồng Nai thời gian qua chính là hồi chuông cảnh tỉnh cho tất cả mọi người. Chúng ta không thể coi nhẹ vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, nếu không muốn phải trả giá, thậm chí bằng cả tính mạng.
Kon Tum: Khai mạc Ngày hội văn hóa, thể thao các dân tộc huyện Đăk Glei

Kon Tum: Khai mạc Ngày hội văn hóa, thể thao các dân tộc huyện Đăk Glei

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 11:49, 04/05/2024
Hướng tới chào mừng kỷ niệm 50 năm chiến thắng Đăk Pék (16/5/1974 - 16/5/2024), sáng 3/5, UBND huyện Đăk Glei (Kon Tum) tổ chức Khai mạc Ngày hội văn hóa, thể thao các dân tộc năm 2024.