Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Những dòng tin nhắn từ khu điều trị bệnh nhân mắc Covid-19 Ka Đô

Minh Đạo - 15:18, 30/07/2021

“Vui quá thưa bác. Vậy là sáng nay, tại khu điều trị ở Đơn Dương chỗ con thêm bệnh nhân thứ 3 là BN 29.167 được xuất viện ạ. Bệnh nhân tiếp tục theo dõi sức khỏe 14 ngày tại nhà...”. Đó là tin nhắn mới nhất gửi đến tôi của Ma Hy Touneh Định, bác sĩ trẻ người Raglay từ trong khu điều trị bệnh nhân Covid-19 ở xã Ka Đô, huyện Đơn Dương (Lâm Đồng)…

BS Định (đứng giữa) và đồng nghiệp tiễn 2 bệnh nhân xuất viện
BS Định (đứng giữa) và đồng nghiệp tiễn 2 bệnh nhân xuất viện

Người con ưu tú của đồng bào Raglay

Mấy ngày trước, bác sĩ (BS) Touneh Định cũng thông tin với tôi ngay, sau khi anh trực tiếp trao Giấy chứng nhận khỏi bệnh và tiễn bệnh nhân (BN) 28.479 xuất viện. BN 28.479 là bệnh nhân thứ 3 xuất viện trong số 26 bệnh nhân đang điều trị tại các cơ sở y tế của tỉnh Lâm Đồng vào thời điểm đó.

Ở Trạm Y tế xã Ka Đô, huyện Đơn Dương, ê-kíp trực tiếp điều trị ngoài BS Định còn có điều dưỡng Đoàn Thị Lệ Thu, kỹ thuật viên X quang Lê Hồng Cường, kỹ thuật viên xét nghiệm Lưu Văn Năm, nhân viên kiểm soát nhiễm khuẩn Nguyễn Thị Ân và nhân viên kỹ thuật điện máy Nguyễn Nho Minh. Họ chăm sóc và điều trị 4 bệnh nhân F0 (BN 28.479, BN 29.167, BN 58.038 và BN 65.869) và 1 ca F1 diện nghi ngờ. Cả ê-kíp y, bác sĩ đồng lòng, động viên, nhắc nhở và luôn “giám sát” nhau về độ an toàn…

Ma Hy Touneh Định sinh năm 1987, tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa Học viện Quân Y Hà Nội năm 2014. Thời điểm năm cuối đại học anh được kết nạp vào Đảng. Trở về quê hương, BS Định được bố trí công tác tại Trung tâm Y tế (TTYT) Đơn Dương. Để tiếp tục nâng cao trình độ, anh học và tốt nghiệp sau đại học tại Trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, Bác sĩ Chuyên khoa I hồi sức cấp cứu vào năm 2019. Kết quả đó không chỉ là niềm vui của cá nhân BS Định và gia đình, mà còn là niềm vui chung của đồng nghiệp, của đồng bào dân tộc Raglay nơi anh công tác. Và tháng 9/2020, BS Ma Hy Touneh Định được tín nhiệm bổ nhiệm Phó Trưởng Khoa Hồi sức cấp cứu TTYT Đơn Dương.

BS Định tại Khu điều trị bệnh nhân
BS Định tại Khu điều trị bệnh nhân

Tuổi trẻ xung phong ra “trận tuyến”

Tôi biết BS Định tham gia nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19 vào đầu năm 2020. Khoảng tháng 3, lúc đó vợ anh, cô giáo mầm non Hàn Kim Luyến, mới sinh con gái thứ 2 được 4 tháng tuổi. Khi được thông báo một trường hợp bệnh nhân có yếu tố dịch tễ từ TP. Hồ Chí Minh về Lạc Xuân có biểu hiện sốt, Ban Giám đốc TTYT huyện đã điều động BS Định và nhóm đồng nghiệp tham gia điều trị tại khu cách ly, thiết lập trong TTYT. Rất may đợt đó, dịch bệnh sớm được kiểm soát tốt, tỉnh Lâm Đồng không có trường hợp F0 nào.

Đợt bùng phát dịch lần thứ 4 ở Việt Nam, huyện Đơn Dương có 3 trường hợp từ TP. Hồ Chí Minh đến làm việc, được xác định dương tính với Covid-19 vào ngày 7/7. Đội ngũ Y tế huyện nhanh chóng vào cuộc. Dưới sự chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, BS Định và các đồng nghiệp ngày đêm khẩn trương đi điều tra truy vết. Và, khu điều trị bệnh nhân Covid-19 tại Trạm Y tế xã Ka Đô được kích hoạt. BS Định được lãnh đạo Trung tâm điều động thi hành nhiệm vụ.

"Chuẩn bị xong tư trang cá nhân, gặp con gái ở nhà bà ngoại để kịp hôn con và chia tay", BS Định chia sẻ. Chuẩn bị bước vào cuộc chiến cùng với đồng đội, anh có phần lo vì lần đầu tiên điều trị bệnh nhân Covid-19, bản thân và đồng nghiệp đều chưa có kinh nghiệm. Như khi ê-kíp đến cơ sở điều trị thì đã có mặt BS Nguyễn Đức Thuận - Giám đốc Sở Y tế Lâm Đồng, Phó Thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh; BS Nguyễn Thị Thanh Nga - Phó Giám đốc TTYT huyện Đơn Dương… Họ đang chỉ đạo kiểm tra mọi cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật để sẵn sàng đưa bệnh nhân vào điều trị.

Đồng đội là điểm tựa vững chắc

Điều mà BS Định nhắc nhiều với tôi, đó là trong quá trình ê-kíp đều trị cho bệnh nhân, được các đồng nghiệp là các y, bác sĩ giỏi, các lãnh đạo của TTYT huyện Đơn Dương, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng, Sở y tế giúp đỡ tận tình.

“Thật yên tâm khi con được đưa vào nhóm Zalo các BS giỏi, có kinh nghiệm đối phó với các bệnh truyền nhiễm của tỉnh. Đó là BSCK II, Thầy thuốc Ưu tú Nguyễn Đức Thuận - Giám đốc Sở và BS.ThS. Nguyễn Kỳ Sơn - Trưởng Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng... Bất cứ lúc nào cần hỗ trợ, là con được hướng dẫn ngay lập tức. Có hôm 0 giờ sáng, BS Thuận còn gọi điện cho con để nhắc nhở những vấn đề quan trọng cần lưu ý”, BS Định chia sẻ.

BS Định trao chứng nhận cho bệnh nhân F0 thứ 2 xuất viện
BS Định trao chứng nhận cho bệnh nhân F0 thứ 2 xuất viện

Liệu đã có những thời điểm gây sự lo lắng ở Định không, tôi hỏi. Có!. Ví dụ trường hợp BN 58.038 vừa dương tính với Covid-19, vừa dương tính với ma túy. Ngày đầu cả ê-kíp thức trắng đêm; ngày thứ 2 bệnh nhân sốt cao, nhịp thở tăng lên, bệnh nhân rất mệt mỏi, mọi người đều rất lo lắng. Cũng may , điều trị theo dõi vài tiếng sau thì ổn hơn. Bệnh nhân còn lo lắng lây nhiễm cho người thân trong gia đình, nên ê-kíp phải động viên trấn an cho họ…

Tôi thật sự trân quý khi được đọc những tin nhắn trao đổi giữa BS Định và BS Thuận, BS Sơn. Đằng sau những con chữ ngắn gọn là sự đầy đặn của trách nhiệm cao nhất, tận tình nhất với bệnh nhân Covid-19… Tin nhắn ấy đưa tôi nhớ lại câu chuyện trước đó, khi làm việc với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Lâm Đồng. Hôm đó, BS Nguyễn Văn Luyện - Phó Giám đốc CDC Lâm Đồng dẫn tôi đến nơi làm việc của kỹ thuật viên xét nghiệm Phạm Thị Hoa, người trực tiếp xét nghiệm realtime RT-PCR để xác định sự hiện diện của virus SARS-CoV-2. Thâm niên 25 năm trong nghề nhưng lúc cao điểm chị Hoa cũng “hai đêm liền không ngủ được vì áp lực công việc”.

Ngưng kể chuyện nửa chừng, chị Hoa đưa điện thoại cho tôi và nói: “Anh xem tin nhắn của lãnh đạo đây, em không đọc nổi vì xúc động…”. Đó là tin nhắn từ BS Nguyễn Quốc Minh - Giám đốc CDC, lúc hơn 1 giờ sáng: “Ngủ đi đồng đội yêu quý của chúng ta”. Thế nhưng chưa tới 5 giờ sáng, chị lại có tin nhắn tiếp của BS Minh hỏi “còn mấy case chưa làm em ơi”… Tôi càng hiểu, mỗi khi xong việc, những cuộc trao đổi chuyên môn, hỏi thăm sức khỏe giữa các bác sĩ - những người đang theo dõi sức khỏe các trường hợp bệnh nhân F1 tại khu cách ly tập trung của huyện Đơn Dương.

Không được gần vợ con như BS Định, vợ con của BS Hà đang sống tận tỉnh Đắk Lắk. Để nguôi nỗi nhớ con, như bao y bác sĩ Việt Nam ở tuyến đầu chống dịch, BS Định và BS Hà cũng nói chuyện và nhìn con qua màn hình điện thoại. Niềm vui, sự động viên từ người thân là nguồn năng lượng lớn. “Anh em hay chọc ghẹo nhau cho vui để quên nỗi nhớ nhà”, Định nói. Vâng, trong “chiến hào” của tiền phương đánh “giặc Covid-19”, họ truyền cảm hứng cho nhau. Bệnh nhân luôn có chỗ dựa là đội ngũ y tế. Nhưng những lúc căng thẳng, y bác sĩ sẽ tựa vào đồng nghiệp, tựa vào tấm lòng cùng chung sức của toàn xã hội…!

(Nội dung thông tin, tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ)

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa gắn với phát triển du lịch nơi rẻo cao Kỳ Sơn

Gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa gắn với phát triển du lịch nơi rẻo cao Kỳ Sơn

Lên Kỳ Sơn – huyện rẻo cao xứ Nghệ, đã không ít du khách từng cảm thấy mình “lạc lối”. Cũng bởi, nơi ấy không chỉ có “cổng trời” Mường Lống bảng lảng sương bay, tháp cổ Yên Hòa huyền bí, đỉnh Puxailaileng trên dãy Trường Sơn…; mà còn là những lễ hội Pu nhạ thầu, chọi bò, hoa mận, chợ phiên… thấp thoáng sau những cánh rừng pơ mu, sa mu tuyệt đẹp. Càng cuốn hút và hấp dẫn hơn khi đó là bản sắc văn hóa độc đáo lâu đời của cộng đồng các DTTS Mông, Thái, Khơ mú nơi đây.
Tin nổi bật trang chủ
Khi Người có uy tín được “trẻ hóa”...

Khi Người có uy tín được “trẻ hóa”...

Trong một thời gian dài, dường như có một sự mặc định ngầm, Người có uy tín phải là những người cao niên, với độ tuổi từ 60 trở lên. Nhưng những năm gần đầy, lực lượng quần chúng đặc biệt này đang dần được trẻ hóa. Cùng với những “cây cao bóng cả” trong đồng bào DTTS, đội ngũ Người có uy tín trẻ đã và đang phát huy được vai trò của mình trong các phong trào ở cơ sở.
Nhiều họat động chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nhiều họat động chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tin tức - Ngọc Ánh - 4 giờ trước
Chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), tại tỉnh Điện Biên và TP. Hà Nội diễn ra nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm tuyên truyền sâu rộng trong toàn Đảng bộ, các tầng lớp Nhân dân, lực lượng vũ trang và thế hệ trẻ về ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử vĩ đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Xây dựng nông thôn mới ở miền núi Quảng Ninh: Sức bật từ Nghị quyết 06

Xây dựng nông thôn mới ở miền núi Quảng Ninh: Sức bật từ Nghị quyết 06

Công tác Dân tộc - Mỹ Dung - 5 giờ trước
Cách đây 3 năm, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Nghị quyết 06-NQ/TU, ngày 17/5/2021 về phát triển bền vững kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng – an ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 (Nghị quyết 06). Với nguồn lực được ưu tiên, nhiều cách làm sáng tạo, việc triển khai Nghị quyết 06 đã tạo sức bật cho những địa bàn khó khăn của tỉnh, nhất là trong xây dựng nông thôn mới.
Nắng nóng gay gắt: Ăn uống thế nào để giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm?

Nắng nóng gay gắt: Ăn uống thế nào để giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm?

Sức khỏe - Minh Nhật - 7 giờ trước
Thời tiết nắng nóng dễ làm thực phẩm ôi thiu, hư hỏng, do đó người dân cần chú ý từ khâu lựa chọn thực phẩm, bảo quản, đến chế biến thức ăn.
Người có uy tín ở xứ Thanh

Người có uy tín ở xứ Thanh

Người có uy tín - Quỳnh Trâm - 8 giờ trước
Tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, chung tay xây dựng quê hương; tiên phong đi đầu trong các phong trào thi đua để bà con tin tưởng làm theo... là công việc mà những Người có uy tín trong đồng bào DTTS ở Thanh Hóa đã và đang miệt mài thể hiện để xứng đáng với sự tín nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền, sự tin yêu của người dân.
Triển khai Chương trình MTQG 1719 nhìn từ các địa phương

Triển khai Chương trình MTQG 1719 nhìn từ các địa phương

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 9 giờ trước
Cơ quan công tác dân tộc các địa phương xác định năm 2024 là năm “nước rút” để triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Việc hoàn thành các mục tiêu của Chương trình không chỉ góp phần để vùng DTTS và miền núi cùng cả nước thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng mà còn tạo nền tảng để địa bàn “lõi nghèo” bứt phá trong phát triển kinh tế - xã hội.
Tin trong ngày - 3/5/2024

Tin trong ngày - 3/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 3/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”. Số người ngộ độc bánh mì tại Đồng Nai tăng lên 469 trường hợp, 5 ca nặng. Nghệ nhân, Người có uy tín Hù Cố Xuân - Niềm tự hào của người Si La. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Quảng Ngãi: Lan tỏa các mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống trong học đường

Quảng Ngãi: Lan tỏa các mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống trong học đường

Giáo dục - T.Nhân-H.Trường - 9 giờ trước
Với mong muốn bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS, các trường học ở miền núi Quảng Ngãi đã mở lớp đào tạo hát múa dân ca, đánh chiêng… trong học đường. Điều này vừa tạo sự thích thú cho học sinh, vừa góp phần gìn giữ văn hoá truyền thống.
Gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa gắn với phát triển du lịch nơi rẻo cao Kỳ Sơn

Gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa gắn với phát triển du lịch nơi rẻo cao Kỳ Sơn

Phóng sự - An Yên - 9 giờ trước
Lên Kỳ Sơn – huyện rẻo cao xứ Nghệ, đã không ít du khách từng cảm thấy mình “lạc lối”. Cũng bởi, nơi ấy không chỉ có “cổng trời” Mường Lống bảng lảng sương bay, tháp cổ Yên Hòa huyền bí, đỉnh Puxailaileng trên dãy Trường Sơn…; mà còn là những lễ hội Pu nhạ thầu, chọi bò, hoa mận, chợ phiên… thấp thoáng sau những cánh rừng pơ mu, sa mu tuyệt đẹp. Càng cuốn hút và hấp dẫn hơn khi đó là bản sắc văn hóa độc đáo lâu đời của cộng đồng các DTTS Mông, Thái, Khơ mú nơi đây.
Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024): Tự hào Chiến sỹ Điện Biên

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024): Tự hào Chiến sỹ Điện Biên

Thời sự - Minh Thu - 9 giờ trước
Cách đây vừa tròn 70 năm, bộ đội ta đã nổ những phát súng đầu tiên mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ, tiến công tập đoàn cứ điểm mạnh nhất của thực dân Pháp. Trải qua “Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt, máu trộn bùn non”, bộ đội Việt Nam anh hùng đã vượt lên bao mưa bom, bão đạn và cắm lá cờ Quyết chiến, Quyết thắng trên nóc hầm Đờ Cát.
Kon Tum: Khai mạc Ngày hội văn hóa, thể thao các dân tộc huyện Đăk Glei

Kon Tum: Khai mạc Ngày hội văn hóa, thể thao các dân tộc huyện Đăk Glei

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 11 giờ trước
Hướng tới chào mừng kỷ niệm 50 năm chiến thắng Đăk Pék (16/5/1974 - 16/5/2024), sáng 3/5, UBND huyện Đăk Glei (Kon Tum) tổ chức Khai mạc Ngày hội văn hóa, thể thao các dân tộc năm 2024.
Kon Tum: Sơ kết 3 năm thực hiện Cuộc vận động Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS

Kon Tum: Sơ kết 3 năm thực hiện Cuộc vận động Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS

Trang địa phương - Ngọc Chí - 11 giờ trước
Ngày 3/5, Tỉnh ủy Kon Tum tổ chức Hội nghị Sơ kết 3 năm thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững”. Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Dương Văn Trang; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy A Pớt; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Tuấn đồng chủ trì Hội nghị.