Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Những điểm sáng trong lĩnh vực giáo dục vùng DTTS: Trường học nông trại ở A Mú Sung (Bài 2)

Thuỳ Anh - 16:57, 21/09/2022

Tại các tỉnh vùng cao, mô hình trường học gắn với thực tiễn đang được nhân rộng và phát huy hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho các em. Mô hình trường học nông trại ở Trường PTDT Bán trú Tiểu học và THCS A Mú Sung là một điểm sáng, Nhà trường không chỉ chú trọng phát triển kỹ năng sống mà còn là cánh tay nối dài giúp phụ huynh học sinh phát triển kinh tế địa phương.

Bài thể dục giữa giờ của tập thể học sinh trường PTDT Bán trú Tiểu học và THCS A Mú Sung, xã A Mú Sung, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai
Bài thể dục giữa giờ của tập thể học sinh trường PTDT Bán trú Tiểu học và THCS A Mú Sung, xã A Mú Sung, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai

Đến trường không chỉ để học chữ

Tôi lái xe từ thành phố Lào Cai ngược tỉnh lộ 156 khoảng hơn 70km thì tới Trường PTDT Bán trú Tiểu học và THCS A Mú Sung (xã A Mú Sung, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai). Xưa con đường này rất khó đi và hầu hết giáo viên lên vùng cao dạy học phải đi xe máy hoặc đi bộ, để đi từ thành phố lên đến bản mất đến cả ngày đường. Đầu năm học mới, các trường học vùng cao lại e ấp trong màn sương muối đặc quánh của đông non.

Khoảng 2h lái xe, tôi tới trường A Mú Sung, đúng vào giờ ra chơi của các em, tôi không báo trước nhưng như có sự sắp xếp sẵn, học sinh trường đều tăm tắp trong bài thể dục giữa giờ. Sau đó các em cùng chơi kéo co, bóng chuyền hơi, cầu lông, đá cầu. Còn lại dưới một số gốc cây lớn là các mái cọ có tên thư viện xanh dành cho các em ham đọc sách.

Thầy Vi Hoài Thanh, Hiệu trưởng Nhà trường niềm nở chia sẻ, “thực hiện theo chương trình giáo dục 2018 mới, nhất là đối với lớp 3 và lớp 7 có nhiều thay đổi đối với môn Tin học, Công nghệ và Tiếng Anh, nên từ năm học 2021-2022 Ban Giám hiệu Nhà trường quyết định đón các con lớp 3 về học bán trú tại Trường. Đầu năm học mới này là khoảng thời gian rất khó khăn của Nhà trường bởi phòng bán trú cho lớp 3 năm nay phải bố trí đến 16 em ở một phòng. Điều kiện cơ sở vật chất vô cùng khó khăn, nhưng khó khăn hơn là giai đoạn này tập thể sư phạm Nhà trường phải tập trung rèn cho các con vào nề nếp”.

Một giờ học của học sinh trường PTDT Bán trú Tiểu học và THCS A Mú Sung, xã A Mú Sung, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai
Một giờ học của học sinh trường PTDT Bán trú Tiểu học và THCS A Mú Sung, xã A Mú Sung, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai

Đặc thù các trường bán trú là học sinh phải ở lại trường từ thứ 2 đến chiều thứ 6 mới được về nhà. Mọi sinh hoạt của các em phải thay đổi. Cô Nguyễn Thị Vệ, giáo viên chủ nhiệm lớp 3A, đã có kinh nghiệm kèm học sinh lớp 3 khoá trước, năm nay lại đồng hành cùng các em lớp 3 mới vào, cho biết: “Hầu hết các em đều là DTTS. Khi mới từ điểm trường lẻ lên đây, các em còn bỡ ngỡ sợ đủ điều, ăn, ngủ, sinh hoạt thiếu tổ chức. Các em không biết tự tắm gội, giặt quần áo, gấp chăn màn, dọn dẹp phòng ở và lớp học. Hầu hết các em không biết sử dụng nhà vệ sinh, ăn ngủ không có giờ giấc, có em cứ ngủ là “tè dầm”, rồi có em thì khóc suốt đêm đòi về nhà, có nhiều em cứ hết giờ học lại ra cổng trường đứng khóc đợi bố mẹ đón về. Đây là khoảng thời gian khó khăn chúng tôi gồng mình chia sẻ yêu thương đưa các con vào nề nếp”.

Tình thương và kỷ luật

Thầy Phùng Đức Giang, Phó Hiệu trưởng Nhà trường chia sẻ, “đầu năm học là giai đoạn khó khăn nhất, chúng tôi phải ở lại nội trú, đồng hành cùng đưa các con vào nề nếp và xây dựng giáo án mới cho năm học mới. Đêm đêm các cô ngủ lại phòng bán trú cùng học sinh, hướng dẫn các em sử dụng từ bàn chải, nhà vệ sinh, tắm gội, giặt quần áo, rửa bát đũa cá nhân, gấp chăn gối, quét dọn vệ sinh phòng ở…”

Để vượt qua được giai đoạn khó khăn này, nhà trường đã kết hợp cùng Đoàn kinh tế 345 đóng trên địa bàn xã xây dựng giáo án để giúp các em lớp 3 từng bước đi vào nề nếp, tự giác trong sinh hoạt cá nhân.

Bài thể dục 5h sáng của tập thể học sinh để khởi động ngày mới
Bài thể dục 5h sáng của tập thể học sinh để khởi động ngày mới

Báo thức vừa điểm 5h sáng, trống trường dồn một hồi dài, học sinh ở các phòng ùa về sân trường cùng nhau tập thể dục buổi sớm khi màn sương dày đặc còn đang ôm trọn lấy ngôi trường. Những khuôn mặt ngái ngủ, chỉ sau vài động tác, các em đã tỉnh táo nhanh nhẹn hẳn lên. Tập xong, các em về phòng nghỉ, quan sát thấy các em rất tự giác gấp chăn gối của mình theo hình “bao diêm”, cầm chổi quét phòng, nghiêm túc như những chiến sĩ nhí. Chỉ riêng khối lớp 3, các em vẫn còn cần sự kèm cặp của giáo viên chủ nhiệm, nhưng mới chỉ 1 tuần học mới này, các em cũng dần quen với nề nếp và tự giác.

Một hồi trống lúc 6h sáng, các con lại xếp hàng đi ăn sáng sau khi tự vệ sinh cá nhân và phòng ở. Mỗi bạn tự cầm theo bát đũa của mình, lấy cơm và thức ăn, sau đó ngồi vào bàn ăn, ăn xong tự mang bát đũa đi rửa, trước khi cất bát đũa lên giá, được các anh chị khoá trên giám sát từng cái bát, nếu còn chưa sạch các anh chị yêu cầu rửa lại đến khi sạch thì mới đạt. Đến đúng 7h các em lại cắp sách lên lớp, trong vai một học sinh thực thụ.

Thầy Phạm Văn Trọng vừa chăm chú quan sát các em, vừa như thuật lại “Nhà trường đã xây dựng một quy trình bán trú tự quản, để các con kèm cặp lẫn nhau, các anh chị khoá trên kèm các em khoá dưới, nhất là nề nếp, như vậy để gia tăng sự đoàn kết của các em, đồng thời để các em khoá dưới mới vào cảm thấy yên tâm hơn khi có các anh chị lớn giúp đỡ, hướng dẫn. Ở đây các con sống với nhau như chị em ruột trong gia đình”.

Những chiếc chăn hình “bao diêm” được tạo bởi học sinh lớp 3 mỗi khi thức dậy
Những chiếc chăn được gấp như hình “bao diêm” do học sinh lớp 3 thực hiện mỗi khi thức dậy

Cô Nguyễn Thị Vệ chia sẻ, “năm trước có 1 em học sinh, đêm ngủ hay tè dầm các bạn không muốn ngủ cùng; mẹ bỏ đi, một mình bố nuôi mấy anh chị em, kinh tế gia đình khó khăn, thiếu sự quan tâm của gia đình nên em nhút nhát, tôi cũng đưa em ấy đi khám ở Bệnh viện tỉnh, rồi đồng hành cùng con mấy tháng, giờ thì sức khoẻ của con đã bình thường trở lại”.

Em Lò Láo Tả học sinh lớp 7 nói, “hồi mới về trường, em cũng nhớ nhà và cứ chiều đến là khóc đòi về, nhưng các anh chị khoá trên ở đây yêu em như em trai. Các thầy cô lại tốt với em, em không chỉ được học chữ mà còn biết tự phục vụ bản thân mình”.

Niềm vui từ nông trại xanh

Buổi sớm hôm sau, tôi theo các em học sinh khối 8-9 đi hái chè. Các em thoăn thoắt hái từng búp chè non, miệng thì vui vẻ hướng dẫn tôi như những kỹ sư nông nghiệp thực thụ trên nông trường chè “một tôm hai lá cô nhé, đây là kỹ thuật hái chè của các thầy cô dạy chúng em trong chương trình ứng dụng môn công nghệ được học từ năm lớp 7. Lát nữa hái đủ, cô trò mình cùng về sao chè nhé. Chúng em cũng được học cả kỹ thuật sao chè nữa đấy”.

Thầy Vi Hoài Thanh cho biết, “đây là giống chè kim tiên đặc sản của huyện Bát Xát, nhà trường được xã và bà con nhân dân quanh đây giao cho quản lý khoảng 3ha đồi chè, hằng ngày các con chăm sóc thu hái và sao chè. Nhà trường tìm đầu ra cho sản phẩm để bổ sung vào ngân quỹ, mua thêm dụng cụ học tập và đồ ăn, đồ dùng bán trú cho các con”.

Các học sinh lớp 8-9 đi hái chè trong nông trại Nhà trường
Học sinh lớp 8-9 hái chè trong nông trại của Nhà trường

Ngoài giờ học, các em học sinh lại cùng nhau xách nước tưới rau, trồng rau, thức ăn thừa thì các em mang cho gà, vịt, lợn trong “nông trại” của Nhà trường. Đây cũng được coi như 1 giờ học thú vị về nông nghiệp của thầy trò trường A Mú Sung. Thầy Thanh chia sẻ thêm “nông trại nhỏ này cũng đủ cho mỗi lớp 1 luống rau, một góc để nuôi gà và nuôi lợn. Vùng cao còn nhiều khó khăn, xưa nay trường không thu quỹ của học sinh, mà các em tự canh tác đổi thực phẩm vào bếp ăn để chắt chiu mua thêm đồ dùng học tập”.

Thầy Vi Hoài Thanh chia sẻ thêm:“ở vùng cao, nhiều học sinh học hết lớp 9 sẽ không lên lớp 10 mà về tham gia làm kinh tế gia đình. Tận dụng lợi thế về khí hậu và đặc điểm kinh tế xã hội địa phương, chúng tôi phát triển mô hình trường học nông trại nhằm giúp các em học sinh phát triển kỹ năng sống và hỗ trợ gia đình làm nông nghiệp đúng kỹ thuật hơn”.

Ngôi trường miền biên ải với sự sáng tạo của cả thầy và trò trong suốt bao năm qua đã ươm mầm cho 26 thế hệ bán trú. Năm 2020, với mô hình Di sản Văn hóa người Dao ở Lào Cai, học sinh Nhà trường đã giành Huy chương Vàng trong Cuộc thi Sáng tạo Thanh, Thiếu niên và Nhi đồng toàn quốc lần thứ 16. Năm 2021 trường cũng đoạt giải Nhì cấp tỉnh trong Cuộc thi Sáng tạo thanh, thiếu niên với mô hình Du lịch sinh thái xã A Mú Sung. Nhiều học sinh tốt nghiệp đại học cũng trở về làm cán bộ xã, huyện phục vụ quê hương.

Những em học sinh ham đọc sách tại thư viện xanh ở một góc sân trường
Các em học sinh ham đọc sách tại thư viện xanh của trường

Xã A Mú Sung mới về đích nông thôn mới đầu năm 2021. Nhiều khoản chi phí cho học sinh trước đây được nhà nước chu cấp 100% thì nay các gia đình phải tự túc như bảo hiểm y tế và tiền mua sách vở, tiền ăn bán trú giảm xuống. Mô hình Trường học nông trại không chỉ giúp cho học sinh và nhà trường khắc phục khó khăn trong thời  gian trước mắt mà còn có ý nghĩa lâu dài trong thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh vùng cao.

Sau khi đưa Mô hình Trường học nông trại vào hoạt động, tỷ lệ chuyên cần của trường đạt 97-98%, đạt tốp đầu của huyện Bát Xát. Ở đây, các em tự tăng gia, trồng trọt để có thực phẩm bổ sung cho bữa ăn, vừa có nguồn quỹ để tiết kiệm. Chúng tôi luôn vận động bằng nhiều hình thức để khuyến khích các em chuyên cần học tập để phát triển nguồn nhân lực cho địa phương trong tương lai

Ông Ma Seo CủiChủ tịch UBND xã Mú Sung
Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Quảng Ngãi: Lan tỏa các mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống trong học đường

Quảng Ngãi: Lan tỏa các mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống trong học đường

Với mong muốn bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS, các trường học ở miền núi Quảng Ngãi đã mở lớp đào tạo hát múa dân ca, đánh chiêng… trong học đường. Điều này vừa tạo sự thích thú cho học sinh, vừa góp phần gìn giữ văn hoá truyền thống.
Quảng Bình: Giải cứu thành công 7 thuyền viên trên tàu gặp nạn trên biển

Quảng Bình: Giải cứu thành công 7 thuyền viên trên tàu gặp nạn trên biển

Tin tức - khánh Ngân - 4 giờ trước
Tàu cá QB 92198 TS đang đáng bắt hải sản ở vùng biển Đông Nam, cách cửa biển Nhật Lệ khoảng 80 hải lý thì bốc cháy dữ đội. Rất may, các thuyền viên trên tàu gặp nạn đã được giải cứu thành công.
Giữ nghề đan lát truyền thống của đồng bào Tày ở Ba Chẽ

Giữ nghề đan lát truyền thống của đồng bào Tày ở Ba Chẽ

Sắc màu 54 - Trí Phương - 4 giờ trước
Từ bao đời nay, việc đan lát từ cây tre, cây cọ tạo ra những vật dụng để phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt, lao động hằng ngày đã trở thành nghề thủ công truyền thống của đồng bào dân tộc Tày ở huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh). Những chiếc quạt cọ, nón mê, đôi lồng... được tạo nên từ đôi bàn tay khéo léo của bà con người Tày nơi đây.
Hiệu quả trong chuyển đổi cây trồng ở vùng đồng bào DTTS

Hiệu quả trong chuyển đổi cây trồng ở vùng đồng bào DTTS

Kinh tế - Hoàng Chính - Vũ Mừng - 4 giờ trước
Nhiều năm gần đây, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng nông nghiệp từ cây kém hiệu quả sang trồng, canh tác các loại cây có kinh tế cao ở huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đang dần trở thành phong trào thi đua sâu rộng. Qua đó, đã tạo nguồn thu nhập ổn định cho người dân, góp phần phát triển kinh tế vùng đồng bào DTTS trên địa bàn.
Phong tục Rúp Ca của đồng bào Gié Triêng

Phong tục Rúp Ca của đồng bào Gié Triêng

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 4 giờ trước
Cứ thành thông lệ, vào dịp đầu năm mới hàng năm, đồng bào Gié Triêng ở xã Đăk Choong, huyện Đăk Glei (Kon Tum) lại cùng nhau đi Rúp Ca (theo tiếng Gié Triêng là bắt cá). Đây là một truyền thống văn hóa có từ lâu đời, thể hiện tính cộng đồng của đồng bào Gié Triêng nơi đây.
Người đàn ông tài hoa và những sản phẩm tre Việt có

Người đàn ông tài hoa và những sản phẩm tre Việt có "hồn"

Nghề nghiệp - Việc làm - T.Nhân-H.Trường - 5 giờ trước
Từ những thân tre, gốc tre xù xì thô ráp qua bàn tay tài hoa của anh Võ Tấn Tân (TP.Hội An, Quảng Nam) đã trở thành sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo và có hồn. Những tác phẩm của anh Tân không chỉ thu hút khách hàng trong nước, mà du khách nước ngoài cũng rất thích thú khi trải nghiệm tại xưởng sản xuất của anh. Nhờ đó, hình ảnh cây tre Việt lan toả đến với bạn bè quốc tế và mang lại cho anh Tân khoảng thu nhập không nhỏ.
Du lịch sinh thái qua những mùa hoa

Du lịch sinh thái qua những mùa hoa

Du lịch - Phương Ly - 5 giờ trước
Nằm ở vùng Tây Bắc của Tổ quốc, Lai Châu được thiên nhiên ban tặng nhiều cảnh quan đẹp với núi non hùng vĩ, những cánh rừng già nguyên sinh cùng khí hậu trong lành, mát mẻ. Đây là những điều kiện thuận lợi để tỉnh khai thác tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch sinh thái, checkin mạo hiểm. Trong đó, du lịch sinh thái qua những mùa hoa đang được người dân và du khách thích thú với câu cửa miệng “đi chữa lành”.
Lật tẩy những luận điệu sai trái về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ

Lật tẩy những luận điệu sai trái về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ

Chống diễn biến hòa bình - PV - 5 giờ trước
Những ngày qua, khi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta tổ chức nhiều hoạt động thiết thực kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) thì trên mạng xã hội, các thế lực thù địch, phản động và một số kẻ thiếu thiện chí vẫn tìm cách xuyên tạc bản chất, tính chính nghĩa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp mà đỉnh cao là Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Chàng trai mang

Chàng trai mang "shopping 0 đồng" đến với đồng bào DTTS Điện Biên

Xã hội - Minh Nhật (T/h) - 6 giờ trước
Với quần áo cũ được cộng đồng mạng khắp cả nước gửi về, anh Nguyễn Quốc Việt (34 tuổi) đã mang '"shopping 0 đồng" đến với bà con miền núi Điện Biên suốt 7 năm qua.
Giải pháp chấm dứt tình trạng sạt lở vùng đồng bào DTTS Kỳ Sơn

Giải pháp chấm dứt tình trạng sạt lở vùng đồng bào DTTS Kỳ Sơn

Xã hội - An Yên - 6 giờ trước
Kỳ Sơn là huyện biên giới của tỉnh Nghệ An – đây là địa bàn hễ mưa xuống là có sạt lở. Tính sơ sơ mỗi năm, thiên tai đã làm thiệt hại của huyện hàng trăm tỷ đồng. Dẫu vậy thì những giải pháp phòng chống sạt lở của các cấp chính quyền địa phương lại gần như là “bất khả kháng”, nên sự hỗ trợ nguồn lực đầu tư lớn từ Nhà nước, từ nhiều nguồn lực và từ phía người dân để từng bước, tiến tới chấm dứt tình trạng sạt lở ở Kỳ Sơn luôn đặc biệt quan trọng.
Kiên Giang: Quyết liệt giải quyết những vấn đề trọng tâm cùng cả nước gỡ “thẻ vàng” của EC

Kiên Giang: Quyết liệt giải quyết những vấn đề trọng tâm cùng cả nước gỡ “thẻ vàng” của EC

Kinh tế - Như Tâm - 6 giờ trước
Tỉnh Kiên Giang đang tập trung thực hiện các giải pháp cấp bách để giải quyết 4 vấn đề trọng tâm trong chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (gọi tắt là chống khai thác IUU). Nỗ lực này không chỉ góp phần cùng cả nước gỡ cảnh báo “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC) mà còn là giải pháp để Kiên Giang cấu trúc lại nghề cá minh bạch, trách nhiệm và bền vững.