Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Những con người tỏa sáng trong bóng đêm thành phố

Lê Vũ – Trần Linh - 10:34, 11/05/2021

TP. Hồ Chí Minh về đêm có những con người, với những công việc mưu sinh rất đặc biệt. Họ là những người vá xe đêm, nhưng sẵn sàng miễn phí nếu ai không có tiền; là những công nhân lọ mọ trong đêm để rò từng đường ống nước để phát hiện những chỗ vỡ; hay là những phụ nữ chân yếu tay mền nhưng lại làm công việc cửu vạn nặng nhọc ở chợ đầu mối …

Đội công nhân đi dò đường ống nươc vỡ vào ban đêm tại TP HCM
Đội công nhân đi dò đường ống nươc vỡ vào ban đêm tại TP HCM

Tổ đội “săn đêm”

Trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, tổng chiều dài đường ống cấp nước sinh hoạt đến từng hộ dân lên đến hơn 11.500 km. Như mặc định, đêm đêm, thường bắt đầu từ 22 giờ và kéo dài đến 5 giờ sáng ngày hôm sau, thấp thoáng dưới ánh đèn vàng, những bóng người lầm lũi, với bước chân chậm rãi, len lỏi khắp các ngóc nghách đường phố để làm nhiệm vụ tìm và đánh dấu những vị trí đường ống nước bị vỡ, đảm bảo nguồn nước sạch sinh hoạt; đặc biệt là tránh thất thoát nguồn tài nguyên nước,

Họ là những nhân viên của Công ty Cấp thoát nước TP. Hồ Chí Minh mà bà con ở nhiều khu phố thường gọi đùa bằng cái tên thân thương - “Tổ đội săn đêm”. 

Đã gần 20 năm làm nghề, tôi thấy công việc ban đêm nhiều khi gặp nhiều nguy hiểm. Tuy cực nhưng mỗi khi dò ra điểm vỡ anh em mừng lắm vì đã góp phần giảm thất thoát tài nguyên nước sạch…

Anh Nguyễn Trung HiếuThành viên "Tổ đội săn đêm"

Để thực hiện nhiệm vụ, cả tổ sẽ chia ra từng nhóm nhỏ đi vào từng con hẻm,  từng bước chân chậm rãi cùng nhịp ống dò âm thanh của thiết bị dò và chỉ dừng lại khi phát hiện ra một âm thanh bất thường. Trung bình mỗi đêm, hành trình của tổ đi dò khoảng 10 - 12 km.

Theo anh Phạm Hoàng Sơn, một thành viên của tổ, thiết bị dò hoạt động tựa như ống nghe của bác sỹ, khi áp ống nghe xuống mặt đường nghi vấn điểm vỡ, thì bộ phận xử lý tín hiệu mang bên hông của người thợ sẽ phân tích tín hiệu. Tuy nhiên, để xác định chính xác điểm vỡ thì còn phụ thuộc vào kinh nghiệm của người thợ. 

“Bên dưới lòng đất có nhiều âm thanh hỗn tạp như: tiếng ồn của xe chạy, tiếng cục nóng máy lạnh, tiếng điện âm ..v.v.. hay chỉ đơn giản là tiếng dòng nước chảy. Nhưng điều quan trọng, là mình phải phân biệt được âm thanh khác thường mà chỉ có điểm vỡ, nứt đường ống mới có, đó là tiếng áp, phải vỡ thì mới có tiếng áp”, anh Sơn chia sẻ.

Tiếng áp ở đây được các anh gọi theo thói quen của nghề, vì hệ thống cấp nước cho toàn thành phố bằng áp lực. Tuy nhiên, để phân biệt tiếng áp giữa hàng loạt âm thanh khác thì còn phải phụ thuộc vào kinh nghiệm trong nghề của người thợ. Bên cạnh đó, mặc dù nghe được tiếng áp, nhưng để chính xác thì cả đội phải dò âm thanh theo đường ống và thậm chí phải mở nắp ống cống lên xem, nếu nước cống có dấu hiệu trong hơn bình thường thì có khả năng điểm bể là chính xác. 

Anh Nguyễn Văn Hiếu với tấm bảng “không tiền cũng vá, đừng ngại” tại quận 4, TP HCM
Anh Nguyễn Văn Hiếu với tấm bảng “không tiền cũng vá, đừng ngại” tại quận 4, TP HCM

Không tiền cũng vá, đừng ngại!

Nhiều người lưu thông trên đường Hoàng Diệu (quận 4) vào ban đêm, không còn xa lạ với hình ảnh một người đàn ông trung niên, trong bộ đồ bảo vệ cặm cụi làm công việc vá xe đêm bên vỉa hè để mưu sinh cùng với tấm bảng lạ đời: “Không tiền cũng vá, đừng ngại”. Chủ nhân của tấm biển ấy là anh Nguyễn Văn Hiếu (40 tuổi, quê Tiền Giang). 

Lên TP. Hồ Chí Minh từ vài năm nay, anh được nhận làm bảo vệ cho một cửa hàng trên đường Hoàng Diệu (quận 4). Mỗi ngày, anh Hiếu làm hai ca bảo vệ từ 9h30 đến 21h30 với thu nhập khoảng 9 triệu đồng/tháng. Chắt chiu số tiền làm ra, anh gửi về quê cho vợ một nửa để nuôi hai con. Số còn lại, anh dùng trang trải cuộc sống đắt đỏ. 

Kết thúc một ngày làm việc vất vả, thay vì nghỉ ngơi và giữ sức để tiếp tục cho một ngày làm việc mới, anh Hiếu lại dành khoảng thời gian đó đi vá xe đêm, chắt chiu thêm vài đồng để gửi về cho vợ con ở quê nhà.

Riêng về tấm bảng “Không tiền cũng vá, đừng ngại”, anh Hiếu cho biết, hồi mới lên Thành phố đi làm, quan sát thấy người ta bể bánh xe, dắt bộ giữa đêm nhiều nên suy nghĩ làm thêm công việc vá xe đêm để kiếm thêm thu nhập. Nhưng nhiều khi giữa đêm khuya có người lỡ đường hư xe hoặc không mang tiền, anh có thể giúp được họ.

“Nhiều người bảo tôi làm vậy sức đâu chịu nổi, nhưng vì cuộc sống phải cố gắng làm. Thứ hai nữa sẵn tiện làm vậy mình giúp thêm người đi đường gặp khó lúc nửa đêm cũng hạnh phúc”, anh Hiếu tâm sự.

Chị Huỳnh Thị Kim Phượng, một trong nhiều cửu vạn nữ tại chợ đầu mối nông sản lớn nhất TP HCM với công việc hằng đêm của mình.
Chị Huỳnh Thị Kim Phượng, một trong nhiều cửu vạn nữ tại chợ đầu mối nông sản lớn nhất TP HCM với công việc hằng đêm của mình.

Những nữ cửu vạn chợ đêm

Quá 1 giờ sáng, mà nhịp sống của chợ đầu mối nông sản lớn nhất TP. Hồ Chí Minh vẫn hối hả. Xen lẫn trong sự tấp nập đó, là bóng dáng những người phụ nữ kéo xe hàng lên đến 200kg, băng qua các con đường len lỏi giữa các sạp để vận chuyển đến cho vựa. Công việc này tưởng chừng chỉ dành cho cánh đàn ông, tuy nhiên ở đây nhiều phụ nữ đã chọn làm công việc mưu sinh và gắn bó hàng chục năm trời với tinh thần lạc quan.

Chị Huỳnh Thị Kim Phượng (51 tuổi quê gốc Đức Hoà, tỉnh Long An) đã gắn bó với ông việc nặng nhọc này cũng gần 20 năm. Chị chia sẻ, thời gian làm việc bắt đầu từ lúc 18 giờ, kéo dài đến gần 2 giờ sáng hôm sau. "Công việc bốc xếp, kéo xe hàng tuy vất vả và nặng nhọc, nhưng mỗi đêm kéo được khoảng 7 - 8 xe, thì cũng có 300 ngàn đồng, không làm thì cũng không có thu nhập để sống",   

Tương tự, chị Phan Thị Mỹ, cũng là một nữ cửu vạn lâu năm ở khu chợ này chia sẻ: Chị em làm công việc này tuy có vất vả, nặng nhọc, nhưng cái nghề này nó nuôi sống cho cả gia đình, bằng sức lao động chân chính nên phải cố gắng. "Lao động chân tay nhiều rồi quen, lại còn khoẻ ra nữa ấy chứ", chị Mỹ nói.

"Chỉ lo là, tuổi ngày càng cao, rồi sức khoẻ cũng yếu, làm ít đi thì thu nhập cũng giảm. Chẳng may ốm đau, tiền chi phí bệnh viện sẽ rất tốn kém", chị Mỹ  chia sẻ. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Và rừng sẽ thêm xanh...

Và rừng sẽ thêm xanh...

Đổ dốc Bù Sen, những cánh rừng bát ngát của xã Diên Lãm (Quỳ Châu, Nghệ An) đã ở phía xa xa. Núi với rừng, cứ thế tiếp diễn, xanh ngắt, tưởng như mênh mông đến vô cùng. Hỏi ra mới hay, đó là những cánh rừng được cộng đồng người Thái ở bản Hốc đang ngày đêm gìn giữ bằng hương ước nghiêm ngặt.
Tin nổi bật trang chủ
Quảng Bình: Giải cứu thành công 7 thuyền viên trên tàu gặp nạn trên biển

Quảng Bình: Giải cứu thành công 7 thuyền viên trên tàu gặp nạn trên biển

Tin tức - khánh Ngân - 7 giờ trước
Tàu cá QB 92198 TS đang đáng bắt hải sản ở vùng biển Đông Nam, cách cửa biển Nhật Lệ khoảng 80 hải lý thì bốc cháy dữ đội. Rất may, các thuyền viên trên tàu gặp nạn đã được giải cứu thành công.
Giữ nghề đan lát truyền thống của đồng bào Tày ở Ba Chẽ

Giữ nghề đan lát truyền thống của đồng bào Tày ở Ba Chẽ

Sắc màu 54 - Trí Phương - 7 giờ trước
Từ bao đời nay, việc đan lát từ cây tre, cây cọ tạo ra những vật dụng để phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt, lao động hằng ngày đã trở thành nghề thủ công truyền thống của đồng bào dân tộc Tày ở huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh). Những chiếc quạt cọ, nón mê, đôi lồng... được tạo nên từ đôi bàn tay khéo léo của bà con người Tày nơi đây.
Phong tục Rúp Ca của đồng bào Gié Triêng

Phong tục Rúp Ca của đồng bào Gié Triêng

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 7 giờ trước
Cứ thành thông lệ, vào dịp đầu năm mới hàng năm, đồng bào Gié Triêng ở xã Đăk Choong, huyện Đăk Glei (Kon Tum) lại cùng nhau đi Rúp Ca (theo tiếng Gié Triêng là bắt cá). Đây là một truyền thống văn hóa có từ lâu đời, thể hiện tính cộng đồng của đồng bào Gié Triêng nơi đây.
Người đàn ông tài hoa và những sản phẩm tre Việt có

Người đàn ông tài hoa và những sản phẩm tre Việt có "hồn"

Nghề nghiệp - Việc làm - T.Nhân-H.Trường - 8 giờ trước
Từ những thân tre, gốc tre xù xì thô ráp qua bàn tay tài hoa của anh Võ Tấn Tân (TP.Hội An, Quảng Nam) đã trở thành sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo và có hồn. Những tác phẩm của anh Tân không chỉ thu hút khách hàng trong nước, mà du khách nước ngoài cũng rất thích thú khi trải nghiệm tại xưởng sản xuất của anh. Nhờ đó, hình ảnh cây tre Việt lan toả đến với bạn bè quốc tế và mang lại cho anh Tân khoảng thu nhập không nhỏ.
Du lịch sinh thái qua những mùa hoa

Du lịch sinh thái qua những mùa hoa

Du lịch - Phương Ly - 8 giờ trước
Nằm ở vùng Tây Bắc của Tổ quốc, Lai Châu được thiên nhiên ban tặng nhiều cảnh quan đẹp với núi non hùng vĩ, những cánh rừng già nguyên sinh cùng khí hậu trong lành, mát mẻ. Đây là những điều kiện thuận lợi để tỉnh khai thác tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch sinh thái, checkin mạo hiểm. Trong đó, du lịch sinh thái qua những mùa hoa đang được người dân và du khách thích thú với câu cửa miệng “đi chữa lành”.
Lật tẩy những luận điệu sai trái về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ

Lật tẩy những luận điệu sai trái về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ

Chống diễn biến hòa bình - PV - 8 giờ trước
Những ngày qua, khi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta tổ chức nhiều hoạt động thiết thực kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) thì trên mạng xã hội, các thế lực thù địch, phản động và một số kẻ thiếu thiện chí vẫn tìm cách xuyên tạc bản chất, tính chính nghĩa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp mà đỉnh cao là Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Và rừng sẽ thêm xanh...

Và rừng sẽ thêm xanh...

Phóng sự - Thanh Nguyễn - 8 giờ trước
Đổ dốc Bù Sen, những cánh rừng bát ngát của xã Diên Lãm (Quỳ Châu, Nghệ An) đã ở phía xa xa. Núi với rừng, cứ thế tiếp diễn, xanh ngắt, tưởng như mênh mông đến vô cùng. Hỏi ra mới hay, đó là những cánh rừng được cộng đồng người Thái ở bản Hốc đang ngày đêm gìn giữ bằng hương ước nghiêm ngặt.
Chàng trai mang

Chàng trai mang "shopping 0 đồng" đến với đồng bào DTTS Điện Biên

Xã hội - Minh Nhật (T/h) - 9 giờ trước
Với quần áo cũ được cộng đồng mạng khắp cả nước gửi về, anh Nguyễn Quốc Việt (34 tuổi) đã mang '"shopping 0 đồng" đến với bà con miền núi Điện Biên suốt 7 năm qua.
Giải pháp chấm dứt tình trạng sạt lở vùng đồng bào DTTS Kỳ Sơn

Giải pháp chấm dứt tình trạng sạt lở vùng đồng bào DTTS Kỳ Sơn

Xã hội - An Yên - 9 giờ trước
Kỳ Sơn là huyện biên giới của tỉnh Nghệ An – đây là địa bàn hễ mưa xuống là có sạt lở. Tính sơ sơ mỗi năm, thiên tai đã làm thiệt hại của huyện hàng trăm tỷ đồng. Dẫu vậy thì những giải pháp phòng chống sạt lở của các cấp chính quyền địa phương lại gần như là “bất khả kháng”, nên sự hỗ trợ nguồn lực đầu tư lớn từ Nhà nước, từ nhiều nguồn lực và từ phía người dân để từng bước, tiến tới chấm dứt tình trạng sạt lở ở Kỳ Sơn luôn đặc biệt quan trọng.
Kiên Giang: Quyết liệt giải quyết những vấn đề trọng tâm cùng cả nước gỡ “thẻ vàng” của EC

Kiên Giang: Quyết liệt giải quyết những vấn đề trọng tâm cùng cả nước gỡ “thẻ vàng” của EC

Kinh tế - Như Tâm - 9 giờ trước
Tỉnh Kiên Giang đang tập trung thực hiện các giải pháp cấp bách để giải quyết 4 vấn đề trọng tâm trong chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (gọi tắt là chống khai thác IUU). Nỗ lực này không chỉ góp phần cùng cả nước gỡ cảnh báo “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC) mà còn là giải pháp để Kiên Giang cấu trúc lại nghề cá minh bạch, trách nhiệm và bền vững.