Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Những chuyện ghi được từ miền biên viễn: Một ngày ở Đồn Biên phòng Pa Ủ (Bài 1)

Thúy Hồng - 11:15, 20/03/2023

Những ngày đầu tháng 3, chúng tôi có dịp được theo Đoàn công tác của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng đi dọc tuyến biên giới Tây Bắc ở các tỉnh Lào Cai, Lai Châu. Đến những nơi xa xôi của Tổ quốc, tận mắt thấy những việc làm của cán bộ chiến sĩ Bộ đội Biên phòng cho người dân nơi vùng cao, càng thấm thía nghĩa tình quân dân nơi miền biên viễn...

Chiến sĩ Đồn Biên phòng Pa Ủ hướng dẫn người dân trồng lúa nước
Chiến sĩ Đồn Biên phòng Pa Ủ hướng dẫn người dân trồng lúa nước

Giúp bà con dựng nhà, lập bản

Pa Ủ là xã khó khăn nhất của huyện Mường Tè, cách Tp. Lai Châu khoảng 180 km. Xã Pa Ủ có 12 bản với 3.753 nhân khẩu, trong đó đồng bào dân tộc La Hủ chiếm đến 98%. Khó khăn về giao thông, thiếu thốn về cơ sở vật chất chính là lý do khiến cho cuộc sống của đồng bào nơi đây cứ mãi đói nghèo. Cái vòng luẩn quẩn đói nghèo - thất học cứ thế đeo bám những người dân nơi đây.

Trò chuyện với chúng tôi, Thiếu tá Ngô Văn Phương - Chính trị viên Đồn Biên phòng Pa Ủ cho biết: Những năm qua để giúp đồng bào La Hủ an cư, lập nghiệp cán bộ và chiến sĩ Đồn Biên phòng Pa Ủ đã làm hơn 100 căn nhà kiên cố tại các bản Pha Bu, Hà Si, Mu Chi, Tân Biên… đưa người dân La Hủ về ổn định đời sống lâu dài. Bộ đội Biên phòng giúp dân xây dựng các mô hình nuôi bò tập trung, mô hình trồng lúa nước hai vụ, trồng cây sa nhân, thảo quả... Nhờ vậy, bà con La Hủ đã không còn du canh, du cư; tập trung lao động sản xuất, phát triển kinh tế.

Đồng bào La Hủ đã không còn du canh, du cư; tập trung lao động sản xuất, phát triển kinh tế
Đồng bào La Hủ đã không còn du canh, du cư; tập trung lao động sản xuất, phát triển kinh tế

Đến thăm bản Pha Bu của xã Pa Ủ. Con đường vào bản đã được trải bê tông phẳng lì vào đến tận từng nhà. Hai bên đường vào bản bà con phơi đầy bông chít để bán cho thương lái thu mua về làm chổi. Vừa vào tới bản Pha Bu, Trưởng bản Pờ Lò Hừ phấn khởi khoe, mình vừa mua được chiếc ô tô để phục vụ gia đình và bà con dân bản.

Chỉ vào chiếc xe ô tô mới cứng đang được che bạt cẩn thận trước cửa nhà, Pờ Lò Hừ bảo, chiếc xe này mình vừa mới mua với giá 577 triệu đồng từ tiền bán trâu, bò và thảo quả. Pờ Lò Hừ bảo, nhà mình nuôi được khoảng 60 con bò, 50 con trâu và thu nhập từ trồng tam thất, thảo quả mỗi năm thu nhập khoảng 200 triệu đồng.

Trưởng bản Pha Bu Pờ Lò Hừ bên chiếc ô tô vừa tậu
Trưởng bản Pha Bu Pờ Lò Hừ bên chiếc ô tô vừa tậu

Tìm hiểu được biết, lúc mới thành lập, bản Pha Bu chỉ có hơn 70 hộ, 100% các hộ dân đều là hộ nghèo. Giờ đây bản đã có 96 hộ, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm đáng kể. “Nhờ Bộ đội Biên phòng hướng dẫn cách chăn nuôi trâu, bò, phát triển kinh tế, đời sống của bà con đỡ khổ hơn rồi”, Trưởng bản Pờ Lò Hừ phấn khởi nói.

“Ươm mầm xanh” vùng biên

Không chỉ giúp dân phát triển kinh tế, các chiến sĩ Đồn Biên phòng Pa Ủ còn triển khai chương trình “Con nuôi Đồn Biên phòng”. Theo đó, đơn vị đã nhận nuôi 2 con là Vàng Lò Hừ, bản Xà Hồ, mồ côi bố mẹ ở cùng ông nội, gia đình thuộc diện hộ nghèo và Giàng Cà Hừ, bản Mu Chi, gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Các con nuôi của Đồn được cán bộ chiến sĩ tận tình chỉ dạy học tập và rèn luyện kỹ năng sống cho các em.
Các con nuôi của Đồn được cán bộ chiến sĩ tận tình chỉ dạy học tập và rèn luyện kỹ năng sống cho các em
Thượng úy Phu Già Pô, Đội trưởng Phòng, chống ma túy và Tội phạm (Đồn Biên phòng Pa Ủ) chịu trách nhiệm quản lý, hướng dẫn, đôn đốc 2 em học tập chia sẻ: Với tình cảm và trách nhiệm của mình, tôi cũng như cả đơn vị coi các cháu như con đẻ của mình. Tất cả đều dành tình thương, quan tâm, giúp đỡ các cháu học tập nên người. Năm học 2021 - 2022, em Giàng Cà Hừ đạt danh hiệu Học sinh giỏi; Vàng Lò Hừ đạt danh hiệu Học sinh hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học; cả 2 đều được nhà trường nhận xét, đánh giá ngoan ngoãn, hạnh kiểm tốt.

Em Giàng Cà Hừ, học sinh lớp 7A, Trường PTDT Bán trú THCS xã Pa Ủ bộc bạch: Được các chú Bộ đội Biên phòng quan tâm, chăm sóc chu đáo thường xuyên dạy cháu học bài và mua áo quần, sách vở, đồ dùng học tập. Cháu sẽ cố gắng học tập thật tốt để không phụ công chăm dưỡng của các chú Bộ đội Biên phòng.

Bộ đội Biên phòng phối hợp cùng giáo viên vận động học sinh tới lớp
Bộ đội Biên phòng phối hợp cùng giáo viên vận động học sinh tới lớp

Không riêng gì Đồn Biên phòng Pa Ủ ở Mường Tè, suốt dọc tuyến biên giới Lai Châu, chương trình “Con nuôi Đồn Biên phòng” đã được lan tỏa ở các Đồn Biên phòng như Huổi Luông, Vàng Ma Chải…

Với những việc làm thắm nghĩa tình quân dân của các chiến sĩ biên phòng Pa Ủ, hôm nay, trên khắp các bản làng ở khu vực biên giới xã Pa Ủ, lúa, ngô... đã lên xanh ngút ngàn. Cuộc sống của đồng bào ngày càng ấm no, hạnh phúc...

Trên khắp các bản làng người La Hủ ở khu vực biên giới xã Pa Ủ hôm nay, lúa, ngô, cây ăn quả lên xanh ngút ngàn... đồng bào đã biết tự vươn lên tự xóa đói, giảm nghèo, không còn du canh, du cư; biết chăm lo cho sức khỏe, đời sống và gia đình…

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Và rừng sẽ thêm xanh...

Và rừng sẽ thêm xanh...

Đổ dốc Bù Sen, những cánh rừng bát ngát của xã Diên Lãm (Quỳ Châu, Nghệ An) đã ở phía xa xa. Núi với rừng, cứ thế tiếp diễn, xanh ngắt, tưởng như mênh mông đến vô cùng. Hỏi ra mới hay, đó là những cánh rừng được cộng đồng người Thái ở bản Hốc đang ngày đêm gìn giữ bằng hương ước nghiêm ngặt.
Trà Vinh: Hơn 260,3 tỷ đồng thực hiện Chương trình MTQG 1719 năm 2024

Trà Vinh: Hơn 260,3 tỷ đồng thực hiện Chương trình MTQG 1719 năm 2024

Công tác Dân tộc - Nguyệt Anh - 3 giờ trước
UBND tỉnh Trà Vinh vừa ban hành Kế hoạch số 23/KH-UBND về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2021-2030 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) năm 2024 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
Bánh trứng kiến đặc sản vùng cao được nhiều người thành phố ‘săn lùng’

Bánh trứng kiến đặc sản vùng cao được nhiều người thành phố ‘săn lùng’

Ẩm thực - Minh Nhật - 3 giờ trước
Món bánh trứng kiến thu hút không ít người dân thành phố bởi nó lạ từ cái tên cho đến hương vị, và là loại bánh được nhiều người tìm kiếm, đặt mua trên các shop bán hàng online thời gian gần đây.
PC Kon Tum tổ chức chương trình bữa ăn yêu thương tại huyện Tu Mơ Rông

PC Kon Tum tổ chức chương trình bữa ăn yêu thương tại huyện Tu Mơ Rông

Xã hội - Ngọc Chí - 3 giờ trước
Điện lực Tu Mơ Rông phối hợp cùng Đoàn cơ sở Công ty Điện lực Kon Tum (PC Kon Tum) vừa tổ chức chương trình Bữa ăn yêu thương tại thôn Ba Tu 3, xã Ngọc Yêu, huyện Tu Mơ Rông.
Cô học trò vùng cao xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi

Cô học trò vùng cao xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi "Hành trình mùa Xuân lên rừng, xuống biển"

Giáo dục - Minh Nhật - 3 giờ trước
Em Vừ Thanh Trúc Vy - dân tộc Mông, học sinh lớp lớp 7 đến từ huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, đã vượt qua hàng nghìn thí sinh, xuất sắc giành giải Nhất phần thi viết, vẽ “Hành trình mùa Xuân lên rừng, xuống biển" với tác phẩm công phu, trình bày trong 80 trang giấy.
BAC A BANK đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân Điện Biên- mảnh đất Anh hùng

BAC A BANK đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân Điện Biên- mảnh đất Anh hùng

Thời sự - PV - 3 giờ trước
Trong những ngày đầu tháng 5 lịch sử, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân, hướng về Điện Biên, trong đó nổi bật là đồng hành cùng Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ 2024 - Cúp Báo Quân đội Nhân dân”- gây quỹ xây trường học cho vùng sâu; Trình chiếu 3D mapping bức tranh Panorama 3D “Chiến dịch Điện Biên Phủ”.
Tin trong ngày - 8/5/2024

Tin trong ngày - 8/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 8/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Hơn 10 triệu người Việt Nam mang gen bệnh tan máu bẩm sinh. Gần 8.000 hộ gia đình ở miền núi Quảng Nam sẽ được tái định cư vào cuối năm 2025. R'Cơm Bus đam mê giữ gìn văn hóa dân tộc. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 3 giờ trước
Ca Huế là một thể loại âm nhạc cổ truyền của xứ Huế được hình thành từ sự kết tinh giữa âm nhạc dân gian và âm nhạc cung đình Huế đến nay đã hơn 300 năm. Ca Huế đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2015 và đang được tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng hồ sơ trình UNESCO đề nghị công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tuy nhiên, thời gian qua, do thiếu sự giám sát dẫn đến tình trạng Ca Huế trên sông Hương khá lộn xộn, cần phải chấn chỉnh lại.
Thừa Thiên Huế có thêm Di sản tư liệu thế giới

Thừa Thiên Huế có thêm Di sản tư liệu thế giới

Tìm trong di sản - Minh Nhật - 3 giờ trước
Những bản đúc nổi trên 9 đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế vừa được UNESCO vinh danh là Di sản tư liệu thế giới.
Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam

Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam

Trang địa phương - Mỹ Dung - 3 giờ trước
Ngày 8/5, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam Ô Quốc Quyền và Đoàn công tác của Đại sứ quán nhân dịp đoàn có chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Bắc Giang.
Quảng Trị: Bộ đội Biên phòng giúp đồng bào Bru Vân Kiều thu hoạch lúa

Quảng Trị: Bộ đội Biên phòng giúp đồng bào Bru Vân Kiều thu hoạch lúa

Xã hội - Khánh Ngân - 3 giờ trước
Trung tá Hồ Lê Luận - Chính trị viên Đồn Biên phòng Hướng Lập, Bộ đội Biên phòng Quảng Trị cho biết: Đơn vị vừa cử cán bộ, chiến sĩ xuống địa bàn để hỗ trợ đồng bào Bru Vân Kiều thu hoạch lúa vụ Đông xuân 2023 - 2024.
Cà Mau: Khai giảng lớp nâng cao kỹ năng sư phạm cho giáo viên dạy chữ Khmer

Cà Mau: Khai giảng lớp nâng cao kỹ năng sư phạm cho giáo viên dạy chữ Khmer

Tin tức - Như Tâm - 3 giờ trước
Ngày 8/5, Tại Tp. Cà Mau, tỉnh Cà Mau, Ban Dân tộc tỉnh phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và Trường Đại học Trà Vinh tổ chức khai giảng lớp Bồi dưỡng Kỹ năng sư phạm cho giáo viên dạy chữ Khmer trên địa bàn tỉnh năm 2024.