Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nhìn lại lũ lụt miền Trung qua ký ức của ông Lê Huy Ngọ: Mật điện bảo vệ hồ Phú Ninh

Tùng Nguyên - 18:39, 26/12/2020

Năm 1999, miền Trung oằn mình trong trận “đại hồng thủy”, người dân Quảng Nam điêu đứng trước giặc lũ. Hồ Phú Ninh -công trình dại thủy nông của miền Trung bị uy hiếp nghiêm trọng. Nếu vỡ đập, hơn 300 triệu m3 nước trong lòng hồ là một quả bom khổng lồ dội xuống đồng bằng; và chắc chắn hàng chục ngàn hộ dân Quảng Nam bị cuốn ra biển Đông trong chốc lát. Việc bảo vệ hồ trong ký ức của ông Lê Huy Ngọ, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nguyên Trưởng ban Phòng chống bão lụt Trung ương (nay là Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai) là một cuộc chiến cam go.

TP. Tam Kỳ (Quảng Nam) đã qua nhiều lần ngập lụt lịch sử
TP. Tam Kỳ (Quảng Nam) đã qua nhiều lần ngập lụt lịch sử

Đoàn công tác Trung ương do tôi làm Trưởng đoàn sau khi xử lý cơ bản được ở Huế, thì cái hồ Phú Ninh là một cái hồ lớn của Quảng Nam lại báo động liên tiếp; các anh em ở Quảng Nam gọi ra, đề nghị đoàn có giải pháp xử lý. Sau khi họp ở Huế tôi để lại 1 đồng chí thứ trưởng, anh Thịnh, bây giờ anh mất rồi, để lại giải quyết vấn đề, đoàn tiếp tục đi vào Quảng Nam.

Sáng hôm sau chúng tôi từ Huế vào Quảng Nam. Cái vấn đề lớn nhất là hồ Phú Ninh sắp đến mức tràn nước rồi mà TP. Tam Kỳ lúc ấy là lụt 1m8, cũng không kém gì Huế cả nhưng mức độ dân cư, nhà cửa ở Tam Kỳ so với Huế thì thưa hơn, người ít hơn nên độ thoát nước khá hơn.

Tôi nhớ khi ấy là 3 giờ chiều 4/12/1999. Vừa xuống máy bay, tôi đã bảo anh Tập (ông Lê Trí Tập, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam thời điểm đó-Pv) cho tôi lên đập Phú Ninh ngay. Sau khi đi thị sát tình hình về, đúng 7 giờ tối tôi đề nghị họp khẩn cấp. Khi ấy nước hồ Phú Ninh đã lên đến cao trình 35m. Mức báo động đỏ buộc phải xả lũ nếu không sẽ vỡ.

Vừa vào cuộc họp, tôi lấy bức điện mật số 53 đưa cho một thành viên trong đoàn đọc. Bức điện dài nhiều ý, nhưng trong đó có một ý quan trọng: Để đảm bảo an toàn đập chính, khi mực nước hồ vượt mức gia cường (35,4m) thì phải xả lũ qua tràn phụ Long Sơn để cứu hồ.

Nhưng riêng hồ Phú Ninh thì, nước ngấp nghé tràn đập chính thì tình huống đặt ra là xả lũ hay là giữ. Xả lũ thì Tam Kỳ ngập 1m8 rồi, xả nữa thì ngập tất và nguy hiểm nhất là trẻ con và các cụ. Nhưng giữ lại thì có đảm bảo không?

Phú Ninh là công trình thủy nông lớn nhất miền Trung
Phú Ninh là công trình thủy nông lớn nhất miền Trung

Đêm hôm trước, tôi đã biết tình hình đó, tôi điện 2 nhà thiết kế hồ Phú Ninh ấy, 1 đồng chí tên Ngọ và 1 đồng chí nữa thi công hồ vào, coi như một đội kỹ thuật vào cùng chúng tôi họp. Họp kéo dài đến 2 giờ sáng giữa vấn đề xả lũ hồ Phú Ninh hay giữ lại cứu ngập lụt của Tam Kỳ thì có 3 ý kiến luồng khác nhau.

Thứ nhất là xả lũ hồ từ từ, nước dâng từ từ lên và báo động cho TP. Tam Kỳ cùng các xã xung quanh về vấn đề xử lý lũ, như thế giảm bớt áp lực của đập. Thứ ha là xả lũ ở mức độ cao hơn để an toàn tuyệt đối cho hồ tức là xả lũ hết cỡ. Ngay đêm hôm ấy Tam Kỳ có thể ngập trên 2m; nếu xả, lại xả vào ban đêm thì người dân họ có thể chạy được không và bằng cách nào. Bây giờ, đài phát thanh, ti vi cũng không có điện thì lấy gì tuyên truyền với dân để dân biết được giữa ban đêm như thế này?

Hồ chứa nước Phú Ninh được khởi công xây dựng năm 1977, hoàn thành năm 1986 với dung tích chứa 344 triệu m3 nước, là hồ chứa lớn nhất ở miền Trung và thứ hai của cả nước chỉ sau hồ Dầu Tiếng (Tây Ninh). Hồ Phú Ninh có nhiệm vụ tưới tiêu cho hơn 23.000ha lúa và hoa màu của Quảng Nam. Sau trận lũ 1999, Trung ương đã cho phép tỉnh Quảng Nam đầu tư, gia cố thêm thân đập và được mở thêm một cửa tràn 800m3/giây, nâng mức tràn lên 1,5 lần (trước lũ 1999 đập Phú Ninh chỉ xả có 1.400m3/giây).

Và phương án thứ 3 là, giữ và có chuyện rò rỉ thì phải xử lý ngay lập tức. Thực hiện phương án này thì phải có lực lượng tại chỗ, sẵn sàng bao tải đất phải ít nhất 1m có 2 người đứng sẵn sàng, lực lượng dân quân cũng không được, lập tức huy động quân đội.

Tranh cãi mãi tôi mới hỏi đồng chí Ngọ (một trong hai nhà thiết kế hồ Phú Ninh – Pv) là, với mức thiết kế khi đó sự đảm bảo có sự tràn phát hiện được thì có giữ được hồ không? Anh bảo, theo anh là mở mức xả lũ ở mức tối thiếu để nước không tràn qua đập, để nước mưa không tràn qua đập đồng thời có lực lượng rất lớn trên mặt đập và phương tiện là bao tải đất sẵn sàng trên mặt đập để xử lí ngay lập tức.

Sau khi bàn bạc, Đoàn công tác và anh em ở Quang Nam chọn phương án: giữ tràn với mức tối thiểu và giữ đê quyết liệt nhất, cao nhất để đảm bảo nước không tràn qua đê và không thể để vỡ đập thì được không. Bởi xả lũ ban đêm như thế thì không được, mà để đập chịu đựng đúng như thế cũng không chịu nổi vì lũ cũng về. Vì thế kết hợp cả hai: xả tràn mức tối thiểu để nước về đến đâu tràn đến đấy đồng thời tăng cường lực lượng.

Tôi hỏi anh em Quân khu 4 có được không thì anh em bảo sẵn sàng. Cứ 1m trên đập là bố trí 2 người, đồng thời bao tải đất sẵn sàng cứ 3 - 4 m có lượng đất như thế để có sự cố xử lý ngay từ đầu, không thể để đập xói mòn. Thế thì quyết định như thế, anh em bộ đội triển khai.

Tôi bảo trước 3h sáng, muốn làm thế nào cũng phải đưa được bộ đội về. Lực lượng kỹ thuật trung ương cộng với lượng lượng kỹ thuật ở ngành điều tiết và giữ tràn tối thiểu, lũ tràn đến đâu xả đến đó và thứ 3 báo động ngay TP. Tam Kỳ và các huyện lân cận nước còn dâng nữa để xử lý vấn đề về dân. Lực lượng dân quân tự vệ xuống từng phường một, xuống từng xã 1 để xử lý. Có thể nói là căng thẳng.

Lúc ấy còn trẻ, còn hung hăng quyết liệt lắm nhưng mà xử lý tình trạng hôm ây tôi thấy nó yên tâm. Và suốt 2 giờ sáng ngồi trên cái đập Phú Ninh ấy đo nước rồi trông nước rồi sáng ra thấy rõ ràng biện pháp đó: xả tràn với mức tối thiểu đồng thời giữ đập với mức quyết liệt nhất, cao độ nhất, thứ 3 là báo động cho dân biết để đối phó. Cả đêm hôm ấy, đập Phú Ninh an toàn. Vấn đề xử lý những chỗ rò rỉ rất kịp thời. Đặc biệt bà con chúng ta ứng phó kịp thời với báo động của trên này.

Cố đô Huế nhiều lần bị bao vây bởi ngập lụt kỷ lục
Cố đô Huế nhiều lần bị bao vây bởi ngập lụt kỷ lục

Có thể nói 2 đêm liền ở Huế và Phúc Linh đòi hỏi sự trí tuệ tập trung khả năng xử lý tình huống hết sức cao và linh hoạt, thứ 3 là biết dựa vào sức dân,dựa vào lực lượng quân đội quân khu 4, dựa vào lực lượng bộ kỹ thuật để xử lý vấn đề kỹ thuật. Sau 2 đêm đó tôi thấy mô hình xử lý tình huống đột xuất, nguy hiểm ở TP. Huế với mức độ lụt và quyết tâm để có tràn qua Hoài Duân và cái đập Phú Ninh có thể nói là cuộc đọ sức về mặt trí tuệ của chúng ta, Nhân dân với lũ lụt như thế là thành công. 

Có thể nói là trận quyết chiến chúng tôi nhớ đời và chúng tôi nghĩ đến bà con của mình, nghĩ đến Nhân dân, nghĩ đến lực lượng vũ trang, lực lượng cán bộ kỹ thuật phối hợp xử lý tình huống với sự chỉ đạo kiên quyết, quyết liệt, nhưng đủ sức về trí tuệ cũng như về mặt tổ chức lực lượng là bài học quý giá.

Năm nay bên Bộ Nông nghiệp và Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương tổ chức ký ức về 20 năm lũ lụt ở TP. Huế và Quảng Nam, tôi thấy là rất cần thiết để chúng ta nhớ lại bài học về xử lý tình huống, để chúng ta nhớ lại bà con của chúng ta – những người xấu số trong trận lũ đó cũng lớn lắm.


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Thượng Nông, ngày trở về

Thượng Nông, ngày trở về

Tôi là người mắc nợ nhiều lắm, Nà Hang (Tuyên Quang). Dù chỉ một đôi lần đến rồi đi, mà sao kỷ niệm cứ theo tôi, dằng dặc tháng năm trường. Trở lại Thượng Nông lần này, với tôi là tìm về ân nghĩa, nhớ về một thời tuổi trẻ.
Tin nổi bật trang chủ
Những “nhịp cầu” nối ý Đảng

Những “nhịp cầu” nối ý Đảng

Người có uy tín - Nhóm PV - 2 giờ trước
Đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS là “hạt nhân” trong các phong trào ở cơ sở, là nhịp “cầu nối” ý Đảng với lòng Dân. Vai trò của Người có uy tín càng được phát huy hơn khi tiếng nói của họ được chuyển tải kịp thời đến các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp. Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày truyền thống cơ quan công tác dân tộc, Báo Dân tộc và Phát triển đã ghi nhận một số tâm tư, nguyện vọng của Người có uy tín trong đồng bào DTTS, đóng góp tâm huyết để góp phần thực hiện tốt hơn nữa chính sách dân tộc trong thời gian tới.
Thượng Nông, ngày trở về

Thượng Nông, ngày trở về

Xã hội - Lê Na - 2 giờ trước
Tôi là người mắc nợ nhiều lắm, Nà Hang (Tuyên Quang). Dù chỉ một đôi lần đến rồi đi, mà sao kỷ niệm cứ theo tôi, dằng dặc tháng năm trường. Trở lại Thượng Nông lần này, với tôi là tìm về ân nghĩa, nhớ về một thời tuổi trẻ.
Tây Nguyên hút khách du lịch nhờ các điểm đến thiên nhiên

Tây Nguyên hút khách du lịch nhờ các điểm đến thiên nhiên

Du lịch - Minh Nhật - 2 giờ trước
Du lịch Tây Nguyên luôn là điểm đến hấp dẫn đối với những đôi chân mê khám phá. Vùng đất đỏ Bazan, vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng, sông suối, văn hóa cồng chiêng, những vườn cà phê trĩu quả và ngắm nhìn những chú voi Bản Đôn hiền lành… Đây cũng chính là lý do mà trong dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5 vừa qua, đã thu hút gần 300.000 lượt khách đến 4 tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum.
Triệt phá ổ nhóm tàng trữ ma túy, trộm cắp xe máy bán ra nước ngoài

Triệt phá ổ nhóm tàng trữ ma túy, trộm cắp xe máy bán ra nước ngoài

Pháp luật - Minh Nhật - 2 giờ trước
Tàng trữ ma túy, "găm" theo kìm cộng lực, tay công, vam phá khóa đi trộm cắp xe máy tại địa bàn phường Cổ Nhuế 1 (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội), Phùng Văn Thi và Đinh Tiến Trung đã bị tổ công tác Công an quận Bắc Từ Liêm tuần tra, bắt giữ. Từ đó làm rõ đường dây chuyên trộm cắp xe máy, đưa lên Sơn La tiêu thụ rồi bán sang Lào.
Nhà máy sản xuất gỗ ván gỗ công nghiệp Vĩnh Phát

Nhà máy sản xuất gỗ ván gỗ công nghiệp Vĩnh Phát

Kinh tế - PV - 2 giờ trước
Văn phòng: 123 Phù Đổng, TP.Pleiku, Gia Lai. Nhà máy : 1147 Trường Chinh, TP.Pleiku, Gia Lai. Hotline/Zalo: 0935.964.888. Website: www.vinhphatgroup.com.vn
Tin trong ngày - 2/5/2023

Tin trong ngày - 2/5/2023

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 2/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đề phòng mưa lớn gây lũ quét, sạt lở đất và nắng nóng. Khuyến khích người dân mặc đúng trang phục dân tộc . Cơn sốt tìm xác ve sầu lan rộng. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bạch đàn

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bạch đàn

Bạn của nhà nông - Như Ý - 2 giờ trước
Cây bạch đàn là loại cây rất phổ biến ở nước ta vì có khả năng thích nghi với thổ nhưỡng ở nhiều nơi. Ngoài ra, loại cây này còn có rất nhiều công dụng. Nó có thể được sử dụng trong xây dựng, công nghiệp, y học và nhiều lĩnh vực khác mang lại lợi ích kinh tế cao. Việc đảm bảo kỹ thuật và chăm sóc cây bạch đàn là vô cùng thiết yếu giúp tạo ra những sản phẩm tốt và giá trị cho cuộc sống.
Công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ cây canh châu

Công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ cây canh châu

Vườn thuốc quanh ta - Như Ý - 2 giờ trước
Cây canh châu còn có tên gọi khác là trân châu, kim châu, chanh châu, xích như và sơn minh trà… có vị chua hơi ngọt, kèm theo vị đắng, tính mát. Canh châu là dược liệu được sử dụng để điều trị đậu mùa, kiết lỵ, ban sởi, chữa ghẻ lở...rất hiệu quả. Sau đây là một số bài thuốc chữa bệnh tuyệt vời từ cây canh châu mời các bạn tham khảo.
Kon Tum: Bảo tồn và phát huy giá trị kho tàng văn hóa dân gian

Kon Tum: Bảo tồn và phát huy giá trị kho tàng văn hóa dân gian

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 2 giờ trước
Kon Tum vùng đa dạng và phong phú về bản sắc văn hóa, với 43 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó, có 7 DTTS tại chỗ gồm: Ba Na, Xơ Đăng, Gié Triêng, Gia Rai, Brâu, Rơ Măm, Hrê. Cộng đồng các DTTS tại chỗ trên địa bàn đang sở hữu một kho tàng văn hóa dân gian vô cùng phong phú, sinh động…
Tân HLV trưởng Đội tuyển Quốc gia và Đội tuyển U23 Việt Nam là ai?

Tân HLV trưởng Đội tuyển Quốc gia và Đội tuyển U23 Việt Nam là ai?

Thể thao - Minh Thu - 19:13, 03/05/2024
Ngày 3/5, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) và ông Kim Sang-sik (Quốc tịch Hàn Quốc) đã đạt được sự đồng thuận và thống nhất đối với các nội dung liên quan đến vị trí Huấn luyện viên (HLV) trưởng Đội tuyển Nam và Đội tuyển U23 Quốc gia Việt Nam. Theo đó, hai bên thống nhất bản hợp đồng có thời hạn 2 năm (từ 1/5/2024 - 31/3/2026).
Bộ Y tế làm việc với Đồng Nai sau vụ gần 500 người nghi ngộ độc bánh mì

Bộ Y tế làm việc với Đồng Nai sau vụ gần 500 người nghi ngộ độc bánh mì

Thời sự - Minh Thu - 19:11, 03/05/2024
Ngày 3/5, Đoàn công tác của Bộ Y tế do ông Nguyễn Hùng Long, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm dẫn đầu đã làm việc với Sở Y tế Đồng Nai nhằm nắm tình hình, hỗ trợ tỉnh xử lý vụ ngộ độc sau ăn bánh mì của tiệm bánh Cô Băng (do bà Nguyễn Thị Khánh Băng làm chủ) tại địa chỉ khu phố 2, phường Xuân Bình, TP. Long Khánh, tỉnh Đồng Nai.