Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nhìn lại cuộc chiến chống Covid-19 qua lăng kính nhân quyền: Củng cố nền tảng an sinh vững chắc (Bài 6)

Sỹ Hào - 22:23, 26/11/2022

An sinh xã hội là một quyền cơ bản của con người, đã được hiến định và thể chế hóa bằng hệ thống chính sách xã hội bao trùm. Trong đại dịch Covid-19, để tăng thêm sức đề kháng cho toàn dân chống dịch, Chính phủ đã ban hành thêm những chính sách mang tính cấp bách, chưa từng có tiền lệ, bảo đảm sự phục hồi nhanh chóng của đất nước ngay sau khi dịch cơ bản được khống chế.

Nghị quyết số 15-NQ/TW đặt mục tiêu cơ bản bảo đảm an sinh xã hội toàn dân, bảo đảm mức tối thiểu về thu nhập, giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch và thông tin, truyền thông, góp phần từng bước nâng cao thu nhập, bảo đảm cuộc sống an toàn, bình đẳng và hạnh phúc của Nhân dân.
Nghị quyết số 15-NQ/TW đặt mục tiêu cơ bản bảo đảm an sinh xã hội toàn dân, bảo đảm mức tối thiểu về thu nhập, giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch và thông tin, truyền thông, góp phần từng bước nâng cao thu nhập, bảo đảm cuộc sống an toàn, bình đẳng và hạnh phúc của Nhân dân.

Sức đề kháng được xây trên nền tảng an sinh vững chắc

Là nước tiếp giáp Trung Quốc nên khi dịch Covid-19 mới xuất hiện, các chuyên gia dịch tễ đã dự báo Việt Nam sẽ là quốc gia lây lan virut trên diện rộng thứ hai trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc. Tuy nhiên, thực tế đã cho thấy tỷ lệ lây nhiễm Covid-19 của nước ta ở mức thấp.

Thành tựu đó trước hết là nhờ các phương pháp tiếp cận chủ động và những biện pháp quyết liệt của Đảng, Nhà nước ta để phòng, chống dịch bệnh. Đồng thời, để vượt qua đại dịch được đánh giá là nguy hiểm bậc nhất lịch sử nhân loại từ trước đến nay, toàn dân ta đã có một “sức đề kháng” cơ bản để vượt qua sự cố bất ngờ trong cuộc sống từ các chính sách an sinh xã hội (ASXH) cơ bản, được triển khai hiệu quả từ nhiều năm nay.

“Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW, quyền an sinh xã hội của người dân cơ bản được đảm bảo tốt hơn. Sự tham gia của cả hệ thống chính trị, của người dân và doanh nghiệp ngày càng tích cực và hiệu quả. Hợp tác quốc tế được tăng cường mở rộng đã hỗ trợ tích cực và hiệu quả trong thực hiện các chính sách ASXH”.
Ông Bùi Tôn Hiến
Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội

Đặc biệt, từ khi có Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 1/6/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020, hệ thống chính sách ASXH được hoàn thiện thêm một bước. công tác chăm lo ASXH của nước ta có bước tiến bộ, đạt nhiều kết quả tích cực. Nghị quyết số 15-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2020, cơ bản bảo đảm ASXH toàn dân, bảo đảm mức tối thiểu về thu nhập, giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch và thông tin, truyền thông, góp phần từng bước nâng cao thu nhập, bảo đảm cuộc sống an toàn, bình đẳng và hạnh phúc của Nhân dân.

Theo ông Bùi Tôn Hiến, Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội), hệ thống chính sách ASXH tại Việt Nam với các trụ cột cơ bản bao gồm: Tạo việc làm, bảo hiểm xã hội, trợ giúp xã hội và giảm nghèo, chủ yếu do ngân sách Nhà nước đảm bảo, tạo ra một lưới an toàn nhiều tầng cho tất cả các thành viên, các nhóm xã hội, nhất là các đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương khi bị suy giảm hoặc mất nguồn thu nhập, khi gặp rủi ro, hoạn nạn, đau ốm, bệnh tật... hệ thống chính sách ASXH là xương sống của hệ thống chính sách xã hội trong phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục các rủi ro của người dân trong cuộc sống.

Hệ thống chính sách ASXH đã góp phần quan trọng vào kết quả giảm nghèo bền vững của Việt Nam, được quốc tế đánh giá cao. Giai đoạn 2016 - 2020, mặc dù điều chỉnh nâng chuẩn nghèo nhưng tỷ lệ hộ nghèo cũng liên tục giảm bình quân 1 - 1,5%/năm, từ 7,9% năm 2016 xuống còn 2,23% năm 2021; thu nhập bình quân hộ nghèo năm 2020 bằng 2,3 lần so với năm 2015, bằng 3,5 lần năm 2010…

Cùng với ngân sách Nhà nước, các tổ chức, đơn vị thường xuyên tặng thẻ BHYT cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn. (Trong ảnh: Trao tặng thẻ BHYT cho các em học sinh người DTTS ở huyện Kbang, tỉnh Gia Lai)
Cùng với ngân sách Nhà nước, các tổ chức, đơn vị thường xuyên tặng thẻ BHYT cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn. (Trong ảnh: Trao tặng thẻ BHYT cho các em học sinh người DTTS ở huyện Kbang, tỉnh Gia Lai)

Đặc biệt, người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, người yếu thế được Nhà nước và xã hội trợ giúp thường xuyên, kịp thời, hiệu quả. Bảo hiểm xã hội (BHXH) và Bảo hiểm y tế (BHYT) ngày càng mở rộng và trở thành trụ cột quan trọng của ASXH. 

Riêng ở vùng đồng bào DTTS và miền núi, với chính sách hỗ trợ đóng BHYT nên tỷ lệ bao phủ BHYT hiện cao hơn mức bình quân cả nước; một số tỉnh có tỷ lệ bao phủ BHYT khá cao như: Điện Biên (99,2%), Lào Cai (99,6%), Sóc Trăng (99,6%), Cao Bằng (98%), Thái Nguyên (98,9%), Lai Châu (95%), Thừa Thiên Huế (95,2%), Trà Vinh (92,7%), Quảng Nam (92,8%)… Việc bao phủ BHYT đối với vùng đồng bào DTTS sinh sống ở những vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn, vùng DTTS được Nhà nước hỗ trợ 100% chi phí BHYT và chi phí khám chữa bệnh, có tác động rất lớn trong bảo đảm ASXH, từng bước xóa đói, giảm nghèo cho vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Giải pháp đặc biệt trong bối cảnh đặc biệt

Tại Hội thảo “Nhận diện những vấn đề về chính sách xã hội để thúc đẩy phát triển trên bao trùm, toàn diện, hướng tới bảo đảm ASXH toàn dân, không bỏ lại ai phía sau” diễn ra ngày 29/6/2022, bà Ingrid Christensen - Giám đốc quốc gia Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tại Việt Nam, đánh giá rất cao về hiệu quả của hệ thống chính sách ASXH của Việt Nam thực thi trong những năm qua. Đặc biệt, theo bà Ingrid Christensen, Nghị quyết số 15-NQ/TW đã đánh dấu một bước đột phá lớn, tạo tiền đề cho Việt Nam tiếp cận gần hơn với các tiêu chuẩn quốc tế và các thông lệ tốt nhất về ASXH.

Các chính sách hỗ trợ kịp thời giúp toàn dân tăng sức đề kháng vượt qua đại dịch Covid - 19. (Trong ảnh: Huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên tổ chức chi trả tiền hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19 theo Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 9/4/2020 và Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg của thủ tướng Chính phủ)
Các chính sách hỗ trợ kịp thời giúp toàn dân tăng sức đề kháng vượt qua đại dịch Covid - 19. (Trong ảnh: Huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên tổ chức chi trả tiền hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19 theo Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 9/4/2020 và Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg của thủ tướng Chính phủ)

Cũng tại Hội thảo này, ông Bùi Tôn Hiến, Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội khẳng định rằng, những thành tựu trong thực hiện ASXH những năm qua đã góp phần quan trọng thực hiện các mục tiêu của Chính phủ trong bối cảnh dịch Covid - 19. Trên nền tảng an sinh được bảo đảm, những chính sách hỗ trợ cấp bách, chưa từng có tiền lệ được ban hành, triển khai trong mùa dịch được xem như những “liều thuốc bổ” kịp thời để gia tăng sức đề kháng cho toàn dân; góp phần “dưỡng sức” cho người dân và cộng đồng doanh nghiệp để bắt tay phục hồi kinh tế ngay sau khi cơ bản khống chế được dịch.

Nhìn lại trong gần 2 năm chống dịch để thấy được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước ta trong việc thực thi quyền ASXH của toàn dân. Năm 2020, ngay từ khi đại dịch Covid-19 xuất hiện ở nước ta, ngày 9/4/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 42/NQ-CP và Nghị quyết số 154/NQ-CP ngày 19/10/2020 về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. 

Kết quả đã thực hiện được hơn 33.000 tỷ đồng cho gần 14,5 triệu đối tượng bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Trong đó BHXH Việt Nam đã tiếp nhận hồ sơ và giải quyết tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất đối với 1.846 đơn vị/doanh nghiệp cho trên 192.000 lao động, với tổng số tiền tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất trên 786 tỷ đồng.

Nghị quyết số 116/ NQ-CP đã thể hiện sự quan tâm, chia sẻ của Đảng, Nhà nước đối với người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid - 19.
Nghị quyết số 116/ NQ-CP đã thể hiện sự quan tâm, chia sẻ của Đảng, Nhà nước đối với người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid - 19

Năm 2021, trước những tác động nặng nề của đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ 4 (kể từ 27/4/2021), Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 1/7/2021 về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Nghị quyết gồm 12 chính sách hỗ trợ, trong đó nguồn từ quỹ BHXH, quỹ bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) và quỹ bảo hiểm tai nạn, bệnh nghề nghiệp. Tính đến tháng 5/2022, số liệu tổng hợp của Ủy ban Xã hội của Quốc hội cho thấy, toàn quốc đã chi 42.397 tỷ đồng để hỗ trợ cho trên 36,8 triệu lượt đối tượng.

Ngày 24/9/2021, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 116/NQ-CP về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 từ Quỹ BHTN. Nghị quyết số 116/ NQ-CP đã thể hiện sự quan tâm, chia sẻ của Đảng, Nhà nước đối với người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Theo thống kê của BHXH Việt Nam, tính đến hết ngày 21/12/2021, BHXH các địa phương đã giải quyết hưởng hỗ trợ từ Quỹ BHTN cho 12,79 triệu lao động, với tổng số tiền hỗ trợ là 30.310 tỷ đồng.

Việc thực thi hiệu quả hệ thống chính sách ASXH một lần nữa khẳng định chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước ta trong việc bảo đảm quyền con người, bất kể là có dịch bệnh hay không. Thắng lợi của Việt Nam trong cuộc chiến chống đại dịch toàn cầu đã đập tan mọi luận điệu xuyên tác, vu khống của các thế lực thu địch. Bởi đó là thắng lợi của Sự thật và Chân lý.

Báo Dân tộc và Phát triển sẽ phản ánh nội dung này trong số báo tiếp theo.

Trong thời gian dịch bệnh bùng phát mạnh ở các tỉnh phía Nam, không chỉ ban hành các quyết sách kịp thời, Chính phủ cũng đã kịp thời chỉ đạo, điều động một lực lượng lớn cùng trang thiết bị, phương tiện vào vùng tâm dịch, phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương, người dân, doanh nghiệp để quyết tâm dập dịch. Ngoài ra, để đảm bảo tốt công tác ASXH đối với người dân trên mọi miền Tổ quốc bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, thời gian qua, đã tổ chức thực hiện hiệu quả các chính sách, giảm tối thiểu các thủ tục hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, nhờ vậy các gói hỗ trợ đã kịp thời đến với người dân, người lao động và doanh nghiệp vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trang chủ
Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Từ nhiều năm qua, công tác giảm nghèo của Việt Nam được các quốc gia và tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh gia cao; trong đó, kết quả giảm nghèo đa chiều đặc biệt ấn tượng ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Thành quả giảm nghèo ở địa bàn này xuất phát từ hệ thống chính sách đầu tư, hỗ trợ toàn diện, đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực.
EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

Tin tức - PV - 3 giờ trước
Trong thời gian gần đây, Trung tâm Chăm sóc khách hàng Điện lực miền Bắc (Tổng công ty Điện lực miền Bắc - EVNNPC) đã nhận được nhiều phản ánh về việc, khách hàng nhận được cuộc gọi mạo danh là nhân viên điện lực cung cấp thông tin do điện lực tính sai hóa đơn tiền điện trong kỳ thay đổi Lịch ghi chỉ số về những ngày cuối tháng nên liên hệ để hoàn tiền % theo hóa đơn, hoặc trả tiền điện thừa cho khách hàng.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thời sự - BDT - 10 giờ trước
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký ban hành Công điện số 41/CĐ-TTg ngày 27/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng.
Khánh thành thêm 2 dự án huyết mạch, cả nước có hơn 2.000 km cao tốc

Khánh thành thêm 2 dự án huyết mạch, cả nước có hơn 2.000 km cao tốc

Thời sự - PV - 19:10, 28/04/2024
Chiều 28/4, tại tỉnh Ninh Thuận, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và thông xe đưa vào khai thác cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt (đoạn từ Diễn Châu đến Quốc lộ 46B) - hai dự án thuộc tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020, nâng tổng chiều dài đường cao tốc trên cả nước vượt mốc hơn 2.000 km.
Thủ tướng thăm người dân vùng hạn hán ở Ninh Thuận

Thủ tướng thăm người dân vùng hạn hán ở Ninh Thuận

Thời sự - PV - 16:25, 28/04/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến thăm hỏi người dân; kiểm tra Dự án thủy lợi Tân Mỹ và chỉ đạo công tác phòng, chống hạn hán tại tỉnh Ninh Thuận giữa trưa trời nắng hơn 40 độ C.
Những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!

Những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!

Xã hội - Thanh Hải - 14:35, 28/04/2024
Cứ mỗi lần đứng trước những kỷ vật, di vật gắn liền với người lính nơi trận mạc, lòng tôi lại trào dâng bao cảm xúc. Và tôi gọi đó là những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thực hiện các giải pháp đồng bộ đưa Ninh Thuận phát triển nhanh và bền vững

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thực hiện các giải pháp đồng bộ đưa Ninh Thuận phát triển nhanh và bền vững

Thời sự - PV - 11:05, 28/04/2024
Sáng 28/4, tại Tp. Phan Rang - Tháp Chàm, nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng tỉnh Ninh Thuận (16/4/1975 - 16/4/2024) và Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), hướng tới Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận với chủ đề “Ninh Thuận - Miền đất hội tụ những giá trị khác biệt”.
Khởi động Năm du lịch Tuyên Quang 2024

Khởi động Năm du lịch Tuyên Quang 2024

Du lịch - Minh Nhật - 10:00, 28/04/2024
Tối 27/4, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành, Tp. Tuyên Quang, UBND tỉnh Tuyên Quang tổ chức Khai mạc Năm du lịch tỉnh Tuyên Quang 2024. Tham dự Lễ khai mạc có các vị lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang; lãnh đạo Cục Du lịch quốc gia Việt Nam; lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố: Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên Bái, Ninh Bình, Hà Giang, Lạng Sơn cùng đông đảo Nhân dân và du khách thập phương.
Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Du lịch - Trần Mạnh Tuấn - 08:50, 28/04/2024
Sau gần một thế kỷ giải phóng, xây dựng và phát triển, từ mảnh đất được coi là “địa ngục trần gian” của thế kỷ XX, Côn Đảo đã trở thành “thiên đường du lịch” giàu có, là điểm đến linh thiêng của khách thập phương trên toàn thế giới.
Tự hào nguồn cội

Tự hào nguồn cội

Sắc màu 54 - PV - 08:43, 28/04/2024
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là loại hình Di sản tập quán xã hội, tín ngưỡng và lễ hội được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã lắng đọng trong tâm thức mỗi người dân niềm tự hào về nguồn cội con rồng cháu tiên, xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử, lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền Tổ quốc, trở thành bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt Nam.
Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Sự kiện - Bình luận - Vũ Thanh - 08:25, 28/04/2024
Với người Việt Nam, Vua Hùng là vị Vua Thủy tổ dựng nước, là tổ tiên của dân tộc. Thờ cúng Hùng Vương là một tín ngưỡng thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” ăn sâu vào tâm thức mỗi người con dân Việt xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử. Trong các dịp lễ hội, các thế hệ con Lạc cháu Hồng trên quê hương Đất Tổ luôn có những lễ vật dâng cúng Vua Hùng, thể hiện lòng thành kính, hiếu nghĩa, thảo thơm đối với các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.