Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nhận diện lũ bùn để giảm thiểu thiệt hại

Khánh Thi - 19:50, 11/11/2020

Lũ bùn đá là một hình thái thiên tai đặc biệt nguy hiểm. Lũ thường đến bất ngờ và cuốn phăng, vùi lấp mọi thứ trên đường đi. Lũ bùn cũng được xem là một “tai biến” của sạt lở đất.

Vụ sạt lở đất rạng sáng ngày 11/11/2020 tại thôn thôn Ra Pân, xã Sơn Long, huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi
Vụ sạt lở đất rạng sáng ngày 11/11/2020 tại thôn thôn Ra Pân, xã Sơn Long, huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi

Dòng sông bùn sau sạt lở

Trưa 11/11/2020, thông tin từ ông Đỗ Thanh Vượt, Chủ tịch UBND xã Sơn Long, huyện Sơn Tây (Quảng Ngãi) cho biết tại địa phương vừa xảy ra trận sạt lở chưa từng có. Cụ thể, địa điểm xảy ra vụ sạt lở ở thôn Ra Pân, xã Sơn Long. Khu vực sạt lở rộng đến 1ha, kéo theo khối lượng bùn đất đổ xuống tạo thành dòng lũ bùn chảy như sông xuống triền đồi.

Theo ông Vượt, trận lũ bùn rạng sáng ngày 11/11 đã uy hiếp ngôi làng có gần 60 hộ với gần 200 người. May mắn, chính quyền địa phương đã chủ động di dời dân từ đầu mùa mưa nên dòng sông bùn chỉ phá hỏng làng mạc, nhà cửa, không có thiệt hại về người.

Hiện mọi tuyến đường vào khu vực sạt lở đã được chính quyền địa phương bố trí lực lượng chốt chặn và lập barie phong tỏa, không cho bất kỳ ai ra vào. Mức độ nguy hiểm được địa phương cảnh báo ở mức tối đa.

Như vậy, cùng với các hình thái thiên tai khác, lũ bùn đang trực tiếp đe dọa cuộc sống của những người dân dang sinh sống ở vùng có nguy cơ sạt lở cao. Còn nhớ, cách đây hơn 1 năm, vào 8 giờ sáng ngày 3/8, đợt lũ bùn khủng khiếp đã tràn qua bản Sa Ná, xã Na Mèo, huyện Quang Sơn (Thanh Hóa) cuốn trôi Nhà văn hóa và 35 hộ dân. Dân tình hoảng loạn tháo chạy, nhưng có 14 người không kịp chạy đã bị lũ cuốn trôi.

Tại hội nghị đánh nguyên nhân cũng như bài học, kinh nghiệm và đề ra công việc tái thiết, phục hồi cho bản Sa Ná và các bản khu vực miền núi ở Thanh Hóa  nói riêng cũng như các tỉnh nói chung do Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai phối hợp với UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức ngày 20/8/2019, ông Vũ Văn Đạt, Chủ tịch UBND huyện Quan Sơn đã chia sẻ: “Tại thời điểm 7h40phút ngày 3/8, lũ đợt 1 xuất hiện tại suối Son chảy từ Lào qua bản Son – Sa Ná đổ về sông Luồng. Chỉ sau đó 20 phút, đúng 8 giờ, đợtlũ khủng khiếp thứ 2 tràn về (chủ yếu là bùn loãng, cây cối) tràn qua bản cuốn trôi Nhà văn hóa và 35 hộ dân, vùi lấp 14 người”.

Bản Sa Ná tan hoang sau trận lũ bùn sáng ngày 3/8/2020 (Ảnh tư liệu)
Bản Sa Ná tan hoang sau trận lũ bùn sáng ngày 3/8/2020 (Ảnh tư liệu)

Nhận diện nguyên nhân

Theo nhận định của các chuyên gia địa chất, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến lũ quét, lũ bùn. Về khách quan, khi phát sinh những trận mưa rào có lưu lượng lớn, kèm theo gió bão có thể xảy ra lũ quét, lũ bùn đá. Lũ quét, lũ bùn xảy ra đột ngột và nhanh chóng có tốc độ chảy lớn ở các thung lũng sông, các hẻm suối, sườn núi tạo thành các dòng chảy tạm thời, thường chỉ trong 3 đến 5 giờ, kèm theo là những đợt sóng của dòng chảy do bị tắc nghẽn, nhưng sau đó lại được khai thông do sức ép của khối vật chất mang theo mỗi lúc một nhiều, do đó thời gian có thể lại tăng lên tới 8 - 12 giờ.

Lấy ví dụ trận lũ ở bản Sa Ná, sau khi thảm họa xảy ra, Tổng cục Khí tượng thủy văn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã thành lập đoàn để đánh giá nguyên nhân. Sau khi phân tích các dữ liệu, các chuyên gia của đoàn công tác đã nhận định, lũ quét ở suối Son là lũ quét nghẽn dòng do cây cối từ thượng nguồn trôi về tạo đập tạm nơi dòng suối bị co hẹp tự nhiên, sau đó mưa cường độ lớn làm nước dâng nhanh và phá vỡ đập tạm tạo sóng lũ về hạ lưu.

Dòng nước lũ kèm cây cối bị dồn vào đoạn suối hẹp hơn so với trước đó nên gia tăng tốc độ và chuyển hướng, hướng thẳng vào các ngôi nhà ở bản Sa Ná chứ không chảy theo dòng suối uốn lượn bên cạnh bản như các trường hợp lũ nhỏ. Đây là nguyên nhân chính gây thiệt hại về người, tài sản của bản Sa Ná.

Tắc nghẽn dòng khiến suối Son đổi hưởng quét qua bản Sa Ná (Ảnh tư liệu)
Tắc nghẽn dòng khiến suối Son đổi hưởng quét qua bản Sa Ná (Ảnh tư liệu)

Ngoài những yếu tố tự nhiên, theo các nhà khoa học, những hoạt động kinh tế chính của con người ở vùng miền núi cũng dẫn đến việc tăng cường lũ quét, lũ bùn đá. Đó là việc làm mất rừng đầu nguồn; khai thác khoáng sản bừa bãi, thiếu quy hoạch; xây dựng các công trình thủy lợi, thủy điện, giao thông... làm cản trở và thu hẹp dòng chảy của các hệ thống. Ngoài ra, do tập quán và điều kiện sản xuất, bà con các dân tộc thường lựa chọn sống gần nguồn nước, ven bờ sông suối hay trên các sườn núi cao... Đây là những nơi thường hứng chịu nhiều hơn về tần suất xảy ra lũ quét, sạt lở.

Giải pháp giảm thiểu thiệt hại

Tại hội nghị đánh nguyên nhân cũng như bài học, kinh nghiệm và đề ra công việc tái thiết, phục hồi cho bản Sa Ná diễn ra ngày 20/8/2019, chính Chủ tịch UBND huyện Quan Sơn, ông Vũ Văn Đạt đã đưa ra những giải pháp cụ thể để ứng phó với lũ bùn, lũ quét. Ông Đạt cho rằng, tính chủ quan của đồng bào trong mùa mưa bão còn chưa khắc phục. Đồng bào vẫn hay đánh cá trên sông, suối; vớt gỗ, vớt củi, vớt động vật trôi sông khi lũ về.

“Họ cũng chủ quan vượt sông, vượt suối khi dòng nước xiết, không áo phao, vật bảo hộ. Vậy nên chăng đưa các nội dung này thành những điều cấm trong quy ước, hương ước làng bản, và có chế tài phạt dựa trên sự thống nhất của cộng đồng”, ông Đạt đã đề xuất như vậy.

Còn sau những sự cố sạt lở nghiêm trọng xảy ra ở khu vực miền Trung trong tháng 10/2020, ông Trần Tân Văn - Viện trưởng Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản cũng đã đưa ra những chỉ dẫn có thể xem là xác đáng để giảm thiểu thiệt hại. Theo ông Văn, để giảm được những nguy cơ này, chúng ta phải có những thay đổi trong nhận thực cũng như hành động. Nhận thức về bão lũ thiên tai cần phải được đầy đủ.

“Chúng ta rất quan tâm đến trước và trong cơn bão nhưng sau khi cơn bão qua đi thì chúng ta lại chủ quan. Trượt lở có thể xảy ra bất cứ lúc nào sau bão, thậm chí là sau vài hôm. Vì thế, chính quyền địa phương cùng Nhân dân phải tiếp tục cảnh giác để giảm nhẹ tối đa thiệt hại’, ông Văn cho biết.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Giữ được rừng không ai khác chính là Nhân dân

Giữ được rừng không ai khác chính là Nhân dân

Giữ được rừng, không ai khác, chính là Nhân dân. Những cánh rừng được bảo vệ tốt, chỉ khi nào lợi ích của kinh tế rừng gắn liền với đời sống của mỗi hộ gia đình. Đó là những gì mà chúng tôi đã ghi nhận được ở tỉnh miền núi cực Bắc Hà Giang đã ngút ngàn màu xanh của rừng...
Tin nổi bật trang chủ
Người tiên phong trồng chè cành ở Phước Lộc

Người tiên phong trồng chè cành ở Phước Lộc

Người có uy tín - Thảo Linh - 2 giờ trước
Gần cả cuộc đời gắn bó với quê hương, bà Ka Hiên, dân tộc Mạ, ở thôn Phước Dũng, xã Phước Lộc, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng đã có nhiều công lao, đóng góp, tạo động lực giúp đồng bào các dân tộc ở địa phương vươn lên xóa cái đói, đuổi cái nghèo.
Những “cây cao bóng cả”

Những “cây cao bóng cả”

Người có uy tín - Ngọc Thu - 2 giờ trước
Vững chãi như cây Kơ Nia trước mưa gió, già làng, Người có uy tín luôn che chở, dẫn dắt dân làng trên Cao nguyên Gia Lai vượt mọi khó khăn, vững bước theo Đảng, theo Bác Hồ, vì một Tây Nguyên hôm qua anh hùng, hôm nay giàu đẹp.
Thủ tướng: 5 cụm từ khóa để Đông Nam Bộ tiếp tục phát huy vai trò “Thành đồng Tổ quốc”

Thủ tướng: 5 cụm từ khóa để Đông Nam Bộ tiếp tục phát huy vai trò “Thành đồng Tổ quốc”

Thời sự - PV - 3 giờ trước
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh 5 cụm “từ khóa” trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp điều phối phát triển vùng Đông Nam Bộ là “tăng tốc, đột phá, tiên phong, liên kết chặt chẽ, thực chất và hiệu quả” để khu vực này tiếp tục phát huy vai trò “Thành đồng Tổ quốc” về phát triển kinh tế-xã hội, với khí thế mới, cách làm mới, tư duy, phương pháp luận mới và cách tổ chức thực hiện mới.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang khảo sát công tác quản lý, bảo vệ, phòng cháy rừng tại Kon Tum

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang khảo sát công tác quản lý, bảo vệ, phòng cháy rừng tại Kon Tum

Thời sự - PV - 3 giờ trước
Sáng 5/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã đi khảo sát và làm việc với Ban Quản lý Vườn quốc gia Chư Mom Ray, tỉnh Kon Tum về công tác quản lý, bảo vệ và phòng cháy rừng.
Tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tin tức - PV - 5 giờ trước
Sáng 5/5, tại sân vận động Tp. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Ban chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong 3 năm 2023 - 2025 tổ chức Tổng duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Tin trong ngày - 3/5/2024

Tin trong ngày - 3/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 3/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”. Số người ngộ độc bánh mì tại Đồng Nai tăng lên 469 trường hợp, 5 ca nặng. Nghệ nhân, Người có uy tín Hù Cố Xuân - Niềm tự hào của người Si La. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Điểm du lịch cộng đồng Khuổi Khon và dấu ấn của Người có uy tín

Điểm du lịch cộng đồng Khuổi Khon và dấu ấn của Người có uy tín

Người có uy tín - Thuận Thanh - 10 giờ trước
“Năm nay, bà con trong xóm Khuổi Khon được Nhà nước quan tâm làm đường bê tông vào tận bản, hỗ trợ, hướng dẫn nhiều cây trồng, vật nuôi cho năng suất cao hơn, đời sống không còn khó khăn như trước nữa. Bà con phấn khởi lắm”, ông Chi Viết Hải, dân tộc Lô Lô, Người có uy tín xóm Khuổi Khon, xã Kim Cúc, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng phấn khởi thông tin.
Cuộc “cách mạng” xóa nhà cột treo, kèo ná

Cuộc “cách mạng” xóa nhà cột treo, kèo ná

Phóng sự - Phạm Tiến - 11 giờ trước
Sau 4 năm triển khai, nội dung hỗ trợ nhà ở tại Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG 1719 thực sự đã trở thành cuộc “cách mạng” xóa nhà cột treo, kèo ná. Ở các tỉnh Bắc Trung bộ, hàng ngàn hộ đồng bào DTTS có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở đã “an cư” trong những ngôi nhà mới đủ tiêu chuẩn “3 cứng”.
Người có uy tín ở Pu Hao: Góp sức bảo vệ biên giới bình yên

Người có uy tín ở Pu Hao: Góp sức bảo vệ biên giới bình yên

Người có uy tín - Thanh Thuận - 11 giờ trước
Những năm qua, ý thức được tầm quan trọng của công tác bảo vệ biên giới, già làng Giàng Chợ Sộng (tên thường gọi là Sộng Câu), Người có uy tín bản Pu Hao, xã Mường Lạn, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La đã gương mẫu đi đầu, đồng thời, vận động người dân tích cực thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ đường biên, cột mốc, xóa bỏ hủ tục lạc hậu, xây dựng nếp sống văn hóa mới…
Khi Người có uy tín được “trẻ hóa”...

Khi Người có uy tín được “trẻ hóa”...

Người có uy tín - Ngọc Lê - 18:45, 04/05/2024
Trong một thời gian dài, dường như có một sự mặc định ngầm, Người có uy tín phải là những người cao niên, với độ tuổi từ 60 trở lên. Nhưng những năm gần đầy, lực lượng quần chúng đặc biệt này đang dần được trẻ hóa. Cùng với những “cây cao bóng cả” trong đồng bào DTTS, đội ngũ Người có uy tín trẻ đã và đang phát huy được vai trò của mình trong các phong trào ở cơ sở.
Nhiều họat động chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nhiều họat động chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tin tức - Ngọc Ánh - 18:25, 04/05/2024
Chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), tại tỉnh Điện Biên và TP. Hà Nội diễn ra nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm tuyên truyền sâu rộng trong toàn Đảng bộ, các tầng lớp Nhân dân, lực lượng vũ trang và thế hệ trẻ về ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử vĩ đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ.