Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nhận diện khó khăn đặc thù của những dân tộc rất ít người: Rào cản từ tập quán sản xuất (Bài 3)

Cù Hương - Sỹ Hào - 14:44, 06/11/2023

Cùng với hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi thì Nhà nước sẽ hỗ trợ nâng cao trình độ năng lực sản xuất, tổ chức lớp tập huấn cho các hộ gia đình về kiến thức sản xuất tại thôn, bản và tham quan học tập trao đổi kinh nghiệm…cho cộng đồng các dân tộc có khó khăn đặc thù. Đây là nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất và sinh kế thuộc Tiểu dự án 1 – Dự án 9 của Chương trình MTQG phát triển KT- XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719), được quy định rất cụ thể để tháo gỡ “điểm nghẽn” về năng lực sản xuất, thúc đẩy phát triển bền vững các dân tộc có dân số dưới 10.000 người.

Chính sách phải được triển khai bằng những cách làm rất cụ thể, chi tiết, phù hợp với điều kiện thực tiễn của từng dân tộc. (Trong ảnh: BĐBP Lai Châu hướng dẫn bà con dân tộc Mảng, xã Nậm Ban, huyện Nậm Nhùn trồng lúa nước - Ảnh: Đức Duẩn)
Chính sách phải được triển khai bằng những cách làm rất cụ thể, chi tiết, phù hợp với điều kiện thực tiễn của từng dân tộc. (Trong ảnh: BĐBP Lai Châu hướng dẫn bà con dân tộc Mảng, xã Nậm Ban, huyện Nậm Nhùn trồng lúa nước - Ảnh: Đức Duẩn)

Trở ngại trong sản xuất

Từ nhiều năm nay, hầu hết các chương trình, dự án của Nhà nước triển khai ở vùng đồng bào DTTS và miền núi đều tác động trực tiếp, hoặc gián tiếp đến thúc đẩy phát triển sản xuất nhằm tạo sinh kế, từ đó thúc đẩy giảm nghèo nhanh và bền vững. Tuy nhiên, một trở ngại trong việc thực hiện mục tiêu này là tập quán sản xuất của đồng bào, nhất là ở một số cộng đồng DTTS rất ít người, chưa bắt kịp tư duy sản xuất hàng hóa, vẫn sản xuất theo thói quen.

Đơn cử dân tộc Mảng, trong bài viết “Cần thay đổi hình ảnh dân tộc Mảng và La Hủ trên địa bàn tỉnh Lai Châu” đăng trên Cổng thông tin điện tử Tỉnh ủy Lai Châu, ông Lê Đức Dục – Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Lai Châu, cho rằng, cùng với dân tộc La Hủ (thuộc nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn) thì hiện dân tộc Mảng đang có tỷ lệ nghèo và nguy cơ tái nghèo tương đối cao. Một trong những nguyên nhân là do đồng bào còn hạn chế về năng lực sản xuất.

“Đồng bào Mảng rất ít kinh nghiệm trong việc chọn nương mới để sản xuất. Họ chặt cây, đốt cây, thu dọn nương, chọc lỗ tra hạt giống như nhiều dân tộc khác; khoảng ba năm sau, khi nương đó bạc màu, họ lại đi tìm nơi mới. Nương cũ bỏ lại thành rừng thưa, dăm bảy năm sau được khai thác trở lại, nhưng cũng lại một hai năm sau thì bỏ hoang”, ông Dục viết.

Hiện hầu hết các hộ DTTS sản xuất và lựa chọn sinh kế phù hợp với bối cảnh chung của cộng đồng thôn, bản, họ hàng, dòng tộc. (Ảnh minh họa)
Hiện hầu hết các hộ DTTS sản xuất và lựa chọn sinh kế phù hợp với bối cảnh chung của cộng đồng thôn, bản, họ hàng, dòng tộc. (Ảnh minh họa)

Theo Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Lai Châu, nguyên nhân của tình trạng trên là do phong tục tập quán lâu đời, trong đó có nhiều hủ tục, tập quán canh tác lạc hậu đã sâu gốc, bén rễ trong tâm lý, suy nghĩ của đồng bào. 

Đây cũng là nhận định của ông Nguyễn Duy Dũng (Học viện Dân tộc) trong bài viết “Tâm lý, nhận thức của các tộc người trong xây dựng nông thôn mới vùng DTTS và miền núi hiện nay” đăng trên Trang Thông tin điện tử của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam. Ông Dũng cho rằng, ở vùng đồng bào DTTS và miền núi, mỗi người dân, mỗi hộ gia đình trong quá trình sống, lao động và sản xuất không thể tự tách mình ra khỏi cộng đồng.

“Trong mối quan hệ dòng họ, gia đình, làng bản, những việc làm mới, những thay đổi khác với thói quen hay tập quán truyền thống thường nhận được nhiều ý kiến trái chiều, thậm chí là những phản ứng tiêu cực. Do vậy, hầu hết các hộ gia đình DTTS sản xuất và lựa chọn sinh kế phù hợp với bối cảnh chung của cộng đồng thôn, bản, họ hàng, dòng tộc, ít có hộ gia đình dám vượt lên bứt phá để tìm những hướng đi mới”, ông Dũng viết.

Gắn bó với môi trường thiên nhiên, tâm lý sản xuất “nhờ trời” khá phổ biến ở nhiều cộng đồng DTTS. (Ảnh minh họa)
Gắn bó với môi trường thiên nhiên, tâm lý sản xuất “nhờ trời” khá phổ biến ở nhiều cộng đồng DTTS. (Ảnh minh họa)

Hỗ trợ có chọn lọc

Theo ông Nguyễn Duy Dũng, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nghèo vẫn là chưa biết áp dụng khoa học kỹ thuật. Tuy nhiên, ông Dũng cho rằng, muốn đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất ở vùng đồng bào DTTS và miền núi thì phải coi trọng mô hình phát triển truyền thống đã được đúc kết qua nhiều thế hệ, phù hợp với điều kiện tự nhiên, văn hoá và xã hội của đồng bào.

“Việc đưa giống mới và kỹ thuật khác vào cần phải tuỳ  từng vùng, từng nhóm hộ xem có phù hợp hay không. Quá trình đưa vào cần có thử nghiệm và có đánh giá, bởi người dân, đặc biệt là những thay đổi này không đơn giản chỉ là thay đổi về mặt kỹ thuật, mà có thể còn liên quan đến văn hoá và tâm linh của các cộng đồng”, ông Dũng khuyến nghị.

Cùng quan điểm, trong bài viết của mình, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Lai Châu - ông Lê Đức Dục, cho rằng, ở mỗi xã, mỗi bản, bà con có những tập quán, cách thức sinh hoạt, lao động sản xuất khác nhau nên không thể áp dụng một cách làm. Tuy nhiên, hiện quy trình triển khai các chương trình, dự án lại phải giống nhau để đảm bảo thuận lợi cho việc quản lý ngân sách, chưa kể đến một số cán bộ triển khai thực hiện ở địa phương, thiếu kinh nghiệm, thậm chí thiếu trách nhiệm nên không ít chương trình, dự án thực hiện không đến nơi đến chốn, dẫn đến bà con có tâm lý ỷ lại vào Nhà nước hoặc chưa thực sự tin tưởng làm theo.

Theo ông Dục, để phát triển đồng bào dân tộc Mảng nói riêng, các DTTS nói chung, chính sách phải được triển khai bằng những cách làm rất cụ thể, chi tiết, phù hợp với điều kiện thực tiễn của từng dân tộc, từng địa bàn theo nguyên tắc “chính sách như nhau, cách làm khác nhau” hay “chính sách 1, cách làm 10”. Cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở phải có kế hoạch dài hạn, chi tiết đến từng địa bàn; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện; kịp thời điều chỉnh hoặc kiến nghị điều chỉnh những bất hợp lý trong chính sách và thực hiện chính sách.

Các DTTS có khó khăn đặc thù sẽ được hỗ trợ giống, chuồng trại, một số vật tư đầu vào để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao; hỗ trợ tiêm vắc-xin tiêm phòng các dịch bệnh nguy hiểm cho gia súc, gia cầm. (Trong ảnh: Mô hình chăn nuôi bò sinh sản của phụ nữ dân tộc Rơ Măm ở làng Le, xã Mô Rai, huyện Sa Thầy )
Các DTTS có khó khăn đặc thù sẽ được hỗ trợ giống, chuồng trại, một số vật tư đầu vào để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao; hỗ trợ tiêm vắc-xin tiêm phòng các dịch bệnh nguy hiểm cho gia súc, gia cầm. (Trong ảnh: Mô hình chăn nuôi bò sinh sản của phụ nữ dân tộc Rơ Măm ở làng Le, xã Mô Rai, huyện Sa Thầy )

Những bất cập trong thực hiện hỗ trợ sản xuất cho các DTTS rất ít người được tháo gỡ - đầu tiên trên phương diện quy định, ở Tiểu dự án 1 thuộc Dự án 9 của Chương trình MTQG 1719. Theo đó, các DTTS có khó khăn đặc thù sẽ được hỗ trợ giống, chuồng trại, một số vật tư đầu vào để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao; hỗ trợ tiêm vắc-xin tiêm phòng các dịch bệnh nguy hiểm cho gia súc, gia cầm; hỗ trợ nâng cao kiến thức, trình độ năng lực sản xuất, tổ chức lớp tập huấn cho các hộ gia đình về kiến thức sản xuất tại thôn, bản và tham quan học tập trao đổi kinh nghiệm cho cộng đồng; hỗ trợ xây dựng mô hình, tổ hợp tác liên kết theo chuỗi sản xuất tiêu thụ sản phẩm và các hoạt động phát triển sản xuất khác do cộng đồng đề xuất phù hợp với phong tục, tập quán, nhu cầu của cộng đồng được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Cùng với việc tăng năng lực sản xuất thì việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng, tập trung vào nhóm ngành có thế mạnh ở miền núi cũng là một giải pháp căn cơ để để phát triển các DTTS rất ít người. Thực tế hiện nay, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo còn cao, chủ yếu làm công việc giản đơn, thu nhập bấp bênh,… đang là khó khăn đặc thù của các dân tộc có dân số dưới 10.000 người.

Báo Dân tộc và Phát triển sẽ phản ánh nội dung này bài báo tiếp theo.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đi qua những bản làng của đồng bào dân tộc rất ít người ở Lai Châu: Tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc (Bài cuối)

Đi qua những bản làng của đồng bào dân tộc rất ít người ở Lai Châu: Tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc (Bài cuối)

Lai Châu hiện có 20 dân tộc sinh sống, với dân số khoảng trên 484.000 người, trong đó có 4 dân tộc Mảng, Cống, Lự, Si La là thuộc nhóm dân tộc có khó khăn đặc thù. Nhờ các chính sách đối với của Đảng, Nhà nước, bộ mặt các bản làng dân tộc rất ít người của tỉnh Lai Châu dần thay đổi. Đặc biệt, giai đoạn 2021-2025, Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi đã thiết kế tiểu dự án 1, Dự án 9 về đầu tư phát triển nhóm dân tộc thiểu số rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn nhằm giải quyết toàn diện những vấn đề cấp thiết của đồng bào.
Tin nổi bật trang chủ
Đắk Lắk: Xử lý nhóm đối tượng chế tạo, mua bán vũ khí trái phép qua mạng xã hội

Đắk Lắk: Xử lý nhóm đối tượng chế tạo, mua bán vũ khí trái phép qua mạng xã hội

Pháp luật - Lê Hường - 3 giờ trước
Ngày 15/5, Công an Tp. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị vừa phát hiện xử lý nhóm đối tượng chế tạo, mua bán súng và các vũ khí, công cụ hỗ trợ trái phép qua mạng xã hội.
Trung ương Hội LHPN Việt Nam tổ chức hội thảo về thực hiện Nghị quyết số 06 tại Bắc Sơn

Trung ương Hội LHPN Việt Nam tổ chức hội thảo về thực hiện Nghị quyết số 06 tại Bắc Sơn

Chính sách dân tộc - Minh Anh - 3 giờ trước
Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam vừa tổ chức Hội thảo Đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII và Đánh giá 10 năm thực hiện Nghị quyết số 06/NQ-BCH, ngày 19/02/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Hội LHPN Việt Nam, khóa XI về "Tăng cường công tác vận động phụ nữ DTTS, phụ nữ có đạo trong tình hình hiện nay”; Triển khai nghị quyết Đại hội Đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII, kết quả đóng góp trong việc phát triển kinh tế, xã hội của địa phương; thực hiện Dự án 8 thực hiện bình đẳng giới trong Chương trình MTQG DTTS và miền núi năm 2024 trên địa bàn xã Nhất Hòa, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn.
Bình Gia (Lạng Sơn): Ra mắt Câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian dân tộc Tày, Nùng

Bình Gia (Lạng Sơn): Ra mắt Câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian dân tộc Tày, Nùng

Tin tức - Thúy Hồng - 3 giờ trước
Ban Tổ chức xây dựng mô hình Câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian thuộc Chương trình MTQG 1719 năm 2024 tỉnh Lạng Sơn vừa tổ chức chương trình báo cáo kết quả xây dựng mô hình và Lễ ra mắt Câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian dân tộc Tày, Nùng các thôn thuộc xã Hưng Đạo, huyện Bình Gia.
Tin trong ngày - 15/5/2024

Tin trong ngày - 15/5/2024

Media - BDT - 20:00, 15/05/2024
Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 15/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Triển lãm ảnh với chủ đề “Cuộc sống đời thường của Bác Hồ”. Tăng diện tích trồng dược liệu quý tại vùng đồng bào DTTS và miền núi. Người cha nuôi của 200 trẻ em khó khăn. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Cây thông chữa bệnh gì?

Cây thông chữa bệnh gì?

Vườn thuốc quanh ta - Như Ý - 19:03, 15/05/2024
Cây thông còn có tên gọi khác là thông, thông nhựa, thông hai lá... Trong Đông y, tất cả các bộ phận của cây thông đều có thể được dùng làm thuốc chữa bệnh cho con người. Sau đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ cây thông mời các bạn tham khảo.
Tin trong ngày - 15/5/2024

Tin trong ngày - 15/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 15/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Triển lãm ảnh với chủ đề “Cuộc sống đời thường của Bác Hồ”. Tăng diện tích trồng dược liệu quý tại vùng đồng bào DTTS và miền núi. Người cha nuôi của 200 trẻ em khó khăn. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
“Tỉnh Bắc Kạn đã cụ thể hóa các Nghị quyết của Chính phủ thành kế hoạch, chương trình phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương”

“Tỉnh Bắc Kạn đã cụ thể hóa các Nghị quyết của Chính phủ thành kế hoạch, chương trình phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương”

Tin tức - Thanh Huyền - 19:01, 15/05/2024
Đó là phát biểu của đồng chí Hầu A Lềnh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, thành viên Chính phủ, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 tại buổi làm việc với UBND tỉnh Bắc Kạn về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng, xuất nhập khẩu, nhà ở xã hội, thị trường bất động sản, kỷ luật kỷ cương hành chính, thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, ngày 15/5 tại tỉnh Bắc Kạn.
Thoái hóa khớp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Thoái hóa khớp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Media - BDT - 16:00, 15/05/2024
Thoái hóa khớp là quá trình lão hóa của khớp theo độ tuổi, tình trạng sụn khớp - bộ phận có chức năng bảo vệ và giảm ma sát trong khớp bắt đầu bị bào mòn, phá vỡ cấu trúc. Vì thoái hóa khớp là quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể, nên khó tránh khỏi. Tuy nhiên chúng ta có thể làm chậm quá trình thoái hóa đó.
Đắk Lắk: Quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản Mo Mường

Đắk Lắk: Quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản Mo Mường

Sắc màu 54 - Hoàng Thùy - 11:56, 15/05/2024
UBND tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Quyết định số 1466/QĐ-UBND ngày 13/5/2024 về việc giao thực hiện quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Mo Mường.
Vụ hàng trăm công nhân ở Vĩnh Phúc bị ngộ độc: Đình chỉ bếp ăn, điều tra nguyên nhân

Vụ hàng trăm công nhân ở Vĩnh Phúc bị ngộ độc: Đình chỉ bếp ăn, điều tra nguyên nhân

Pháp luật - Minh Nhật - 11:53, 15/05/2024
Ngoài việc đình chỉ bếp ăn gây ngộ độc cho hàng trăm công nhân ở Vĩnh Phúc, Bộ Y tế đề nghị tổ chức điều tra xác định rõ nguyên nhân vụ việc theo quy định, truy xuất nguồn gốc thực phẩm, lấy mẫu thực phẩm, bệnh phẩm để xét nghiệm tìm nguyên nhân.
Những loại nước uống giải khát giúp hạ nhiệt trong mùa hè oi ả

Những loại nước uống giải khát giúp hạ nhiệt trong mùa hè oi ả

Sức khỏe - Hoàng Minh - 11:51, 15/05/2024
Mỗi dịp hè về, thời tiết nóng nực khiến chúng ta dễ gặp phải những vấn đề về sức khỏe. Trong đông y, một số loại nước uống có tác dụng thanh nhiệt, giải thử, sinh tân dịch giúp chúng ta giải quyết được tình trạng này.