Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nhận diện giá trị di sản văn hóa từ công tác sưu tầm

PV - 08:05, 28/12/2021

Cùng việc lưu giữ, thực hành, truyền dạy di sản trong cộng đồng, công tác sưu tầm hiện vật, khai thác câu chuyện về phong tục, nghi lễ đang góp phần không nhỏ trong bảo tồn và quảng bá giá trị di sản văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam.

Ðoàn công tác của Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam khai thác câu chuyện về đồ dùng trong gia đình người dân tộc Hà Nhì ở bản U Ní Chải, xã Dào San, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Ảnh Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam
Ðoàn công tác của Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam khai thác câu chuyện về đồ dùng trong gia đình người dân tộc Hà Nhì ở bản U Ní Chải, xã Dào San, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Ảnh Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam

Trong chuyến điền dã sáu ngày tại hai huyện biên giới Phong Thổ và Sìn Hồ (Lai Châu), đoàn công tác Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đã sưu tầm được 141 hiện vật, gồm các bộ xà tích, hoa tai, váy áo, trang phục, đồ dùng của bà con dân tộc Dao, Lự, Mông, Hà Nhì, Thái Trắng được gìn giữ qua nhiều thế hệ.

Ðiều thú vị khi gặp gỡ, trao đổi với bà con người Mông ở xã Dào San, huyện Phong Thổ, là đoàn công tác đã sưu tầm được bộ váy áo truyền thống trong đó có những yếu tố kỹ thuật pha trộn của người Lô Lô. Chia sẻ về bộ váy áo này, chị Bùi Thị Thanh Thủy, cán bộ Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam cho biết: Người Mông ở Dào San tự gọi mình là Mông Lô Lô, điều này thể hiện rõ nét qua trang phục truyền thống với phần váy mang nét đặc trưng của dân tộc Mông, in sáp ong, may xếp nếp, dáng xòe, nhuộm chàm nhưng phần áo trên có phần ghép vải thành những mảng hoa văn, họa tiết có hình khối đặc trưng của người Lô Lô. Trong các nghiên cứu khoa học cũng như qua tư liệu điền dã không có nhóm dân tộc Mông Lô Lô và xã Dào San không phải là địa bàn cư trú của dân tộc Lô Lô.

Càng đi sâu vào các xã biên giới, giao thông khó khăn, càng thấy sự giao thoa văn hóa chưa diễn ra sôi nổi, phong tục văn hóa không biến đổi nhiều, người dân vẫn gìn giữ được bản sắc văn hóa riêng của tộc người. Ðặc biệt những người già ở đây còn lưu giữ trong ký ức rất nhiều câu chuyện về phong tục, nghi lễ của dân tộc mình. 

Ðối với người Dao, bản Tà Phìn, xã Tả Phìn, huyện Sìn Hồ, từ trang phục truyền thống đến trang sức được coi là tài sản và truyền qua nhiều đời. Những hiện vật này chứa đựng niềm tin tâm linh và nét văn hóa đặc trưng. Người Dao quan niệm giá trị di sản không nằm ở chất liệu hay kim loại quý mà đó là tài sản được trao truyền, mang trong đó nhiều câu chuyện, nhiều lớp người sử dụng và niềm tin trao gửi trong đó.

Cụ thể như khi mẹ chồng, mẹ đẻ tặng những bộ trang phục, trang sức làm của hồi môn cho con dâu hay con gái trong đám cưới, họ dặn người con phải có trách nhiệm lưu giữ cho thế hệ sau. Vì thế ngày nay, trong đời sống hằng ngày, người Dao có thể đeo hoa tai bằng đồng, mặc những bộ trang phục cách tân, đan xen nhiều yếu tố mới tăng tính tiện dụng nhưng trang phục truyền thống với chất liệu vải bông, được khâu tay, thêu tay, cấu tạo trang phục theo mẫu cũ và những đôi hoa tai bằng bạc vẫn là những di sản trong gia đình, không dễ gì bán hay trao tặng người ngoài. 

Người Dao tin rằng, nếu không nắm giữ được di sản của dân tộc, sau khi chết sẽ không có gì để chôn theo, không nhận được mặt tổ tiên. Niềm tin bất biến này là yếu tố ràng buộc nên di sản vẫn còn được lưu giữ trong cộng đồng. Mỗi người già trong từng nếp nhà luôn định hướng các giá trị truyền thống, nhắc nhở các thành viên, đặc biệt là thế hệ trẻ luôn phải bảo tồn, lưu giữ di sản gia đình mình.

Sống bằng nghề làm nương rẫy, chăn nuôi gia súc, đời sống bà con Xinh Mun ở xã Phiêng Khoài, huyện Yên Châu (Sơn La) thay đổi mỗi ngày. Thích nghi với cuộc sống hiện đại, từ bỏ hủ tục tảo hôn và sinh con cận huyết thống, biết làm ăn, phát triển kinh tế nhưng vẫn gìn giữ nhiều phong tục độc đáo và các nghi lễ văn hóa lâu đời.

Chị Hoàng Như Hoa-Trưởng phòng Truyền thông Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam chứng kiến các nghi lễ cúng mang thai, sinh con của dân tộc Xinh Mun cho biết, tất cả các bước thực hiện nghi lễ đều hướng đến việc cầu mong cho em bé bình an, vừa giúp các thành viên trong gia đình yên tâm và thúc đẩy sợi dây gắn kết giữa các thành viên. Ðối với phụ nữ Xinh Mun, sẽ có lễ cúng an thai vào tháng thứ năm hoặc thứ sáu của thai kỳ, em bé sau khi sinh ba ngày sẽ làm nghi lễ báo cáo với tổ tiên rằng trong nhà có thành viên mới. Sau đó là lễ đặt tên cho đứa trẻ, lễ cúng mả bóc cầu cho em bé khỏe mạnh. Ðối với thanh niên Xinh Mun, trong việc nuôi dạy con cái, cha mẹ luôn đồng hành hướng dẫn, chỉ bảo cũng như trao truyền các tri thức dân gian. 

Ngoài tìm hiểu các nghi lễ và phong tục, hòa nhập cuộc sống cùng dân bản, đoàn còn ghi âm, ghi hình các câu chuyện và thông tin liên quan đến lễ tằng cẩu; nghi lễ sinh con nơi gian bếp; nghi lễ trình với mặt trời, đồng ruộng; chung tên; lời ru và câu chuyện cái nôi... cũng như tìm hiểu ý nghĩa các vật dụng trong đời sống hằng ngày của bà con Xinh Mun. Những thước phim, băng ghi âm lời kể, câu chuyện từ chính chủ nhân hiện vật, tư liệu, hình ảnh về đời sống, tập tục, nghi lễ đem đến cái nhìn trực diện và chân thực nhất về giá trị vật chất và giá trị văn hóa của người dân tộc Xinh Mun.

Thực hiện Quyết định 219/QÐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Ðề án hỗ trợ thông tin tuyên truyền về dân tộc, tôn giáo, thời gian qua, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đã tiến hành sưu tầm hiện vật và khai thác các câu chuyện liên quan đến tập tục truyền thống, nghi lễ của đồng bào dân tộc các huyện biên giới ở Sơn La, Lai Châu, Yên Bái... Bà Nguyễn Hải Vân, Giám đốc Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam cho biết: Ðối với những hiện vật sưu tầm, tiếp quản, bảo tàng sẽ làm hồ sơ, thủ tục pháp lý, gắn mã định danh để các hiện vật, di sản của các dân tộc trở thành hiện vật, tài sản quốc gia. Giá trị hiện vật và giá trị văn hóa di sản sẽ được khai thác và phát huy tối đa, đáp ứng mục tiêu tuyên truyền, quảng bá rộng rãi để công chúng hiểu hơn về tập tục và nét văn hóa đặc sắc của 54 dân tộc Việt Nam.

Có thể nói, công tác nghiên cứu, bảo tồn, sưu tầm và lưu giữ tư liệu của hệ thống bảo tàng đang tạo thành một thể thống nhất cho di sản ở cả giá trị vật chất và giá trị văn hóa. Thông qua các triển lãm, bộ phim, chuyển đổi số, khối tư liệu, hiện vật chung này sẽ góp phần làm phong phú tri thức về phong tục, nghi lễ, tập quán trong đời sống của bà con dân tộc vùng biên ở Sơn La và Lai Châu./.

Ý kiến độc giả
Tin cùng chuyên mục
Cà Mau: Họp mặt mừng Chôl Chnăm Thmây năm 2025

Cà Mau: Họp mặt mừng Chôl Chnăm Thmây năm 2025

Ngày 12/4, tại chùa Monivongsa Bopharam, phường 1, TP Cà Mau, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cà Mau long trọng tổ chức họp mặt mừng Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2025 của đồng bào dân tộc Khmer. Đến dự và tặng quà, hoa chúc mừng có ông Nguyễn Minh Luân, Uỷ viên Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau; bà Nguyễn Thu Tư, Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Cà Mau; cùng tham dự có các đồng chí đại diện lãnh đạo Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh, các Sở, ban ngành và các phòng chuyên môn của Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Cà Mau.
Tin nổi bật trang chủ
Gia Lai: Đêm hội “Âm vang đại ngàn”

Gia Lai: Đêm hội “Âm vang đại ngàn”

Tin tức - Ngọc Thu - 36 phút trước
Tối 12/4, nằm trong khuôn khổ Ngày hội văn hoá các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ IV - năm 2025, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai đã tổ chức Đêm hội “Âm vang đại ngàn” với sự tham gia của gần 800 nghệ nhân đại diện cho 6 dân tộc trên địa bàn tỉnh.
Biên phòng Sóc Trăng có nhiều hoạt động hướng về đồng bào Khmer dịp Tết Chôl Chnăm Thmây

Biên phòng Sóc Trăng có nhiều hoạt động hướng về đồng bào Khmer dịp Tết Chôl Chnăm Thmây

Tin tức - Tào Đạt - Văn Long - 1 giờ trước
Sáng 12/4, Đồn Biên phòng Lai Hòa, Bộ đội Biên phòng tỉnh Sóc Trăng, phối hợp với Hội chữ thập đỏ thị xã Vĩnh Châu, UBND xã Lai Hòa và xã Vĩnh Tân, thị xã Vĩnh Châu tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa thiết thực chăm lo cho bà con người dân tộc khmer có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2025.
Thông cáo báo chí về ngày làm việc thứ ba và phiên bế mạc Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Thông cáo báo chí về ngày làm việc thứ ba và phiên bế mạc Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Thời sự - PV - 3 giờ trước
Sáng 12/4, Trung ương làm việc tại Hội trường. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư thay mặt Bộ Chính trị điều hành phiên họp.
Ban Chỉ huy Đồn Biên phòng Vĩnh Điều thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây lực lượng bảo vệ biên giới Campuchia

Ban Chỉ huy Đồn Biên phòng Vĩnh Điều thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây lực lượng bảo vệ biên giới Campuchia

Trang địa phương - Tào Đạt - Tiến Vinh - 3 giờ trước
Ngày 12/4, Ban chỉ huy Đồn Biên phòng Vĩnh Điều, Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang đã thành lập đoàn công tác đi thăm, tặng quà, chúc Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây lực lượng bảo vệ biên giới, chính quyền các xã ở địa bàn phía đối diện nước bạn Campuchia.
Kiên Giang: Xây dựng 58 căn nhà cho đồng bào trong “Tết Quân - Dân” năm 2025 mừng Tết Chôl Chnăm Thmây

Kiên Giang: Xây dựng 58 căn nhà cho đồng bào trong “Tết Quân - Dân” năm 2025 mừng Tết Chôl Chnăm Thmây

Trang địa phương - Tào Đạt - Phương Vũ - 3 giờ trước
Tối 11/4, tại xã Bàn Thạch (Giồng Riềng), Ban Chỉ đạo các hoạt động Tết Quân - Dân tỉnh Kiên Giang đã tổ chức lễ tổng kết thực hiện các hoạt động “Tết Quân - Dân” năm 2025 mừng Tết Chôl Chnăm Thmây.
Lễ hội Chợ Phong Lưu Khâu Vai

Lễ hội Chợ Phong Lưu Khâu Vai

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 11/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ hội Chợ Phong Lưu Khâu Vai. Nhà thờ Bác Trạch - Thái Bình. “Bóng cả” làng Khúc Na. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Gần 800 nghệ nhân tham gia Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai

Gần 800 nghệ nhân tham gia Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai

Tin tức - Ngọc Thu - 4 giờ trước
Ngày 12/4, tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (Tp. PLeiku) đã diễn ra Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ IV - năm 2025 với sự tham gia của gần 800 nghệ nhân các dân tộc trên địa bàn.
An Giang: Thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây các chùa Khmer tại thị xã Tịnh Biên

An Giang: Thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây các chùa Khmer tại thị xã Tịnh Biên

Tin tức - Tào Đạt - Tuấn Kiệt - 5 giờ trước
Ngày 11/4, Đoàn công tác Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang do Đại tá Lê Hoàng Việt - Phó Chính ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh, làm Trưởng đoàn, đã đến thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2025 tại chùa Mới (phường Tịnh Biên, thị xã Tịnh Biên) và chùa Tà Ngáo (phường An Phú, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang).
Khai mạc Giải leo núi Bước chân trên mây năm 2025 - Chinh phục đỉnh Tà Xùa

Khai mạc Giải leo núi Bước chân trên mây năm 2025 - Chinh phục đỉnh Tà Xùa

Thể thao - Giải trí - Nhóm Phóng viên - 5 giờ trước
Tối 11/4, tại Khu du lịch suối khoáng nóng Cường Hải, huyện Trạm Tấu (Yên Bái) đã diễn ra Lễ khai mạc chính thức Giải leo núi Bước chân trên mây năm 2025 - Chinh phục đỉnh Tà Xùa.
Triệt phá đường dây sản xuất sữa bột giả, thu lợi gần 500 tỉ đồng

Triệt phá đường dây sản xuất sữa bột giả, thu lợi gần 500 tỉ đồng

Tin tức - Anh Trúc - 5 giờ trước
Bộ Công an vừa triệt phá đường dây sản xuất sữa bột giả cho bà bầu, trẻ sinh non... với doanh thu gần 500 tỷ đồng tại. Công ty Cổ phần Dược quốc tế Rance Pharma và Công ty Cổ phần Dược dinh dưỡng Hacofood Group.
Cà Mau: Họp mặt mừng Chôl Chnăm Thmây năm 2025

Cà Mau: Họp mặt mừng Chôl Chnăm Thmây năm 2025

Tin tức - Như Tâm - 6 giờ trước
Ngày 12/4, tại chùa Monivongsa Bopharam, phường 1, TP Cà Mau, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cà Mau long trọng tổ chức họp mặt mừng Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2025 của đồng bào dân tộc Khmer. Đến dự và tặng quà, hoa chúc mừng có ông Nguyễn Minh Luân, Uỷ viên Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau; bà Nguyễn Thu Tư, Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Cà Mau; cùng tham dự có các đồng chí đại diện lãnh đạo Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh, các Sở, ban ngành và các phòng chuyên môn của Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Cà Mau.