Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Nhà nổi nơi "rốn lũ" Tân Hóa

Tiến Phạm - CĐ - 18:38, 06/06/2021

Xã Tân Hóa là "rốn lũ" của huyện vùng cao Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình. Để sống chung với lũ, người dân nơi đây đã sử dụng nhà nổi. Cả xã có 600 hộ thì có tới 500 nhà nổi (trừ hộ không bị lũ không xây nhà nổi). Hộ nghèo cũng có thêm một ngôi nhà nổi để chống lũ, phòng thân!.

Nhà nổi phù hợp đến nỗi cả xã Tân Hóa có 600 hộ dân, thì có tới 500 nhà nổi, trừ hộ không bị lũ thì không xây nhà nổi
Nhà nổi đã phát huy tốt công năng trong việc tránh lũ ở Tân Hóa

"Rốn lũ" giữa vùng cao

Từ con đường bê tông men theo những dãy đá vôi dựng đứng, chúng tôi tìm về xã Tân Hóa trong những ngày cuối tháng 5 đầy nắng và gió Lào bỏng rát. Cái nắng “như thiêu như đốt” làm chúng tôi thèm được ngâm mình trong dòng Rục Là Ken xanh mát. Cái cảm giác đó, khiến tôi quên mất rằng, Tân Hóa vốn được ví như  “túi đựng nước” của huyện vùng cao Minh Hóa.

Kiến tạo của địa chất qua hàng triệu năm, đã tạo cho Tân Hóa một địa hình riêng, có lẽ không nơi nào có. Được bao bọc bởi những dãy đá vôi dựng đứng, xuyên qua Tân Hóa còn là dòng Rục Là Ken, dòng Rục Hung Tơn. Cùng với sự hình thành của tạo hóa, không biết từ bao giờ con người cũng đã có mặt ở tại vùng “túi đựng nước” này. 

Nhấp xong chén trà, ông Trần Xuân Lam, xóm 2, xã Tân Hóa, nói như than thở: Vùng này từ xưa tới giờ chỉ cần mưa 2 - 3 ngày là ngập tới nhà rồi. Từ ngày họ phá lèn đá đoạn Thượng Hóa đi Phú Minh, thì lượng nước đổ về đây nhiều hơn. Các hang đá trong đó có hang Con Chuột nhỏ thoát nước không kịp. 

"Xã Tân Hóa bị bao vây bởi những dãy lèn đá dựng đứng. Chỉ còn cách duy nhất là đục hang Con Chuột cho rộng ra để thông lũ, may ra tránh được ngập lũ”, ông Lam trầm ngâm.

Nhưng đục hang Con Chuột để thông nước lũ thì kinh phí quá lớn nên Tân Hóa vẫn chưa phá được thế “bí”. Không chỉ là năm 2010, mà những năm 2019, năm 2020, vùng đất này đã bao phen chìm trong nước lũ. 

Vùng này một năm xảy ra vài ba trận lũ. Lũ nhẹ thì ngập lúa hoa màu, lũ lớn thì ngập luôn cả nhà.

Ông Cao Xuân DiệuNgười dân xóm Bãi Lội, thôn Cố Liên, xã Tân Hóa

Khi mưa lớn, nước từ các xã Hóa Sơn, Trung Hòa, Thượng Hóa và thị trấn Quy Đạt theo các dòng Rục đổ dồn về đây. Những dãy núi đá vôi bao quanh trở thành những con đê khổng lồ “vây nước” dâng cao, Tân Hóa mênh mông như biển.

Còn nhớ trong trận lũ lịch sử 2010, vùng Tân Hóa nước đã ngập cao tới 10m. Trụ sở Ủy ban Nhân dân xã Tân Hóa được xây dựng 2 tầng, thế nhưng đợt lũ này nước đã ngập lên hết trần tầng 2. 

Cũng trong trận lũ này, một ca “vượt cạn” của một sản phụ khiến cả vùng ai cũng lo. Nhớ lại trận lũ lịch sử 2010 ông Bùi Anh Tấn, Bí thư Huyện ủy Minh Hóa chia sẻ: “ Khi lũ về, UBND xã Tân Hóa đã đưa sản phụ về ở trên tầng 2 trụ sở làm việc của ủy ban cùng một cán bộ y tế, không ngờ lũ lên ngập gần hết cả tầng 2. Phải điều ca nô đến để đưa sản phụ vào viện, sinh nở an toàn”.

Hộ nghèo cũng phải có nhà nổi.

Từ bao đời nay, người dân Tân Hóa vẫn sống chung hiền hòa cùng từng đợt lũ lên. Trong dân gian cũng tồn tại nhiều “sáng chế” độc đáo, ứng dụng cho vùng đất Tân Hóa để phòng, chống lũ lụt. Chẳng hạn như, kết nhà bè bằng cây chuối, cây mét, xây nhà có chạn…; Nước lên đến đâu, di dời tài sản đến đó, tất cả lên bè chuối, bè nứa lên chạn nhà….

Chân thành mời cơm khách ngồi ăn bữa cơm trưa cùng gia đình, ông Cao Xuân Diệu ở xóm Bãi Lội, thôn Cố Liên, xã Tân Hóa, phấn khởi nói: "Nhà ông mệ (ông bà- pv) mới được tặng nhà nổi, có mái che, tôn vách chắc chắn lắm. Mùa lũ năm nay đỡ lo, khỏi phải lênh đênh bè chuối….".

Kết cấu nhà nổi của người dân ở Tân Hóa làm bằng thép, có hệ thống thùng phi ở đáy nhà, mái che và vắch ngăn làm bằng tôn
Kết cấu nhà nổi của người dân ở Tân Hóa làm bằng thép, có hệ thống thùng phi ở đáy nhà, mái che và vắch ngăn làm bằng tôn

Sau trận lũ lịch sử năm 2010 có một “sáng chế” mới đó là làm nhà nổi, sáng chế này rất phù hợp cho vùng đất này. Không biết ai là chủ nhân của “sáng chế” này, nhưng đây là một sản phẩm rất phù hợp và có tính ứng dụng rất cao. 

Nhà nổi phù hợp đến nỗi cả xã Tân Hóa có 600 hộ dân, thì có tới 500 nhà nổi (trừ hộ không bị lũ không xây nhà nổi). Hộ nghèo cũng có thêm một ngôi nhà nổi để chống lũ, phòng thân!

Nhà nổi được kết cấu bằng khung sắt, có mái che và tôn ngăn vách, phía giới có hệ thống thùng phi, có cột định vị (cố định). Khi nước lũ lên, nhà nổi gắn với cột định vị, bởi hệ thống trợt cũng theo đó mà nổi lên. 

Sau trận lũ lịch sử năm 2010, Ủy ban MTTQ tỉnh Quảng Bình, Ủy ban MTTQ huyện Minh Hóa, cũng đã có chính sách hỗ trợ nhà nổi cho người dân để ứng phó với lũ. Bên cạnh đó, nhiều nhà hảo tâm, nhóm thiện nguyện cũng đã về đây xây nhà nổi cho Nhân dân. Đến nay, 100% số hộ dân trong vùng thường xuyên bị lũ ngập đều đã có nhà nổi để phòng thân.

“Từ ngày có nhà nổi mọi người bớt lo hơn khi lũ về. Năm 2019 và năm 2020 lũ về, cả vùng này nhà nào cũng ngập, may có nhà nổi nên đỡ thiệt hại”, anh Trương Văn Luận, người dân ở xóm 1, xã Tân Hóa tâm sự.

Mô hình nhà nổi ở xã Tân Hóa phát huy hiệu quả, chúng tỏ được tính cơ động, hiệu quả trong việc phòng chống lũ cho bà con. Từ đó, nhiều nơi đã học tập và triển khai xây dựng nhà nổi chống lũ ở những vùng ngập lụt như vùng Năm Nam, huyện Nam Đàn (Nghệ An); huyện Hương Khê, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh)….

Khi ánh mặt trời  rực lửa đã khuất, bóng của dãy đá vôi phía Tây đã ôm trọn lấy Tân Hóa. Trên con đường bê tông dẫn ra đường lộ, ngoái đầu nhìn lại vùng "rốn lũ", chúng tôi bất giác tự hỏi, sao tạo hóa lại khéo sắp đặt. Hình ảnh Tân Hóa mênh mông trong biển nước và những ngôi nhà nổi trông thật chông chênh, bé nhỏ… thoáng qua.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Trăn trở về một miền di sản: Gặp những người “níu giữ” di sản (Bài 2)

Trăn trở về một miền di sản: Gặp những người “níu giữ” di sản (Bài 2)

Trăn trở, đau đáu với những giá trị, bản sắc văn hoá của dân tộc trước nguy cơ mai một, biến mất… những người có trách nhiệm đã đánh cược với thời gian, chỉ để níu giữ di sản cho hậu thế.
Tin nổi bật trang chủ
20.000 bác sĩ trẻ tham gia Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác

20.000 bác sĩ trẻ tham gia Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác

Tin tức - Văn Hoa - Hải Đăng - 00:58, 19/05/2024
Ngày 18/5, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam, Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam phối hợp công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam tổ chức lễ ra quân Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng năm 2024, với chủ đề "Thầy thuốc trẻ tình nguyện vì một Việt Nam khỏe mạnh hơn".
Rộn ràng Lễ hội hoa sim biên giới Móng Cái năm 2024

Rộn ràng Lễ hội hoa sim biên giới Móng Cái năm 2024

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 00:55, 19/05/2024
Ngày 18/5, tại xã Hải Sơn, Tp Móng Cái (Quảng Ninh) đã diễn ra khai mạc Lễ hội hoa sim biên giới Móng Cái năm 2024. Lễ hội thu hút đông đảo người dân và khách du lịch tham gia hưởng ứng.
Trung ương giới thiệu ông Tô Lâm để bầu làm Chủ tịch nước, ông Trần Thanh Mẫn bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Trung ương giới thiệu ông Tô Lâm để bầu làm Chủ tịch nước, ông Trần Thanh Mẫn bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Thời sự - PV - 00:46, 19/05/2024
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chúc mừng việc Trung ương thống nhất rất cao giới thiệu: Đồng chí Tô Lâm, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an để Quốc hội khoá XV bầu giữ chức Chủ tịch nước và đồng chí Trần Thanh Mẫn, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội để Quốc hội khoá XV bầu giữ chức Chủ tịch Quốc hội.
Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ về kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khoá XV

Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ về kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khoá XV

Thời sự - PV - 00:42, 19/05/2024
Chiều 18/5, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban cán sự Đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư phụ trách Đảng đoàn Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội đồng chủ trì Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ về kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khoá XV.
Bế mạc Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Bế mạc Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Thời sự - PV - 12:44, 18/05/2024
Sau ba ngày (16-18/5) làm việc khẩn trương, nghiêm túc, đầy tinh thần trách nhiệm, Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và bế mạc sáng 18/5.
Tin trong ngày - 17/5/2024

Tin trong ngày - 17/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Chủ tịch Hồ Chí Minh - Linh hồn của cách mạng Việt Nam. Tránh bị lừa đảo tham gia chương trình lao động nông nghiệp tại Australia. Cao Bằng phát động cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo lần thứ nhất. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Quảng Nam: Bắt quả tang vụ vận chuyển trái phép lô gỗ xá xị hơn 3 tỷ đồng

Quảng Nam: Bắt quả tang vụ vận chuyển trái phép lô gỗ xá xị hơn 3 tỷ đồng

Pháp luật - T.Nhân-H.Trường - 09:21, 18/05/2024
Ngày 17/5, thông tin từ Phòng Cảnh sát kinh tế (Công an tỉnh Quảng Nam) cho biết đang tiếp tục xác minh, xử lý một vụ vận chuyển lâm sản trái phép có trị giá ước tính hơn 3 tỷ đồng.
Trăn trở về một miền di sản: Gặp những người “níu giữ” di sản (Bài 2)

Trăn trở về một miền di sản: Gặp những người “níu giữ” di sản (Bài 2)

Phóng sự - Thanh Hải - 09:16, 18/05/2024
Trăn trở, đau đáu với những giá trị, bản sắc văn hoá của dân tộc trước nguy cơ mai một, biến mất… những người có trách nhiệm đã đánh cược với thời gian, chỉ để níu giữ di sản cho hậu thế.
Trăn trở về một miền di sản: Nguy cơ biến mất của nhiều di sản (Bài 1)

Trăn trở về một miền di sản: Nguy cơ biến mất của nhiều di sản (Bài 1)

Phóng sự - Thanh Hải - 09:00, 18/05/2024
LTS: Trầm tích văn hóa vùng DTTS không những là đặc trưng của lịch sử văn hóa và con người vùng đất ấy. Mà chính điều đó còn phản chiếu một miền di sản đồ sộ với bề dày ngàn năm. Nhưng, sự khốc liệt của thời gian, xu thế hội nhập đã khiến nhiều di sản không tránh khỏi phai mòn theo tháng năm, thậm chí biến mất trong đời sống.
Hiệu quả Chương trình MTQG 1719 - Nhìn từ Phú Thọ

Hiệu quả Chương trình MTQG 1719 - Nhìn từ Phú Thọ

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 08:34, 18/05/2024
Thời gian qua, nguồn lực của Trung ương đã góp phần quan trọng trong việc triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Hạ tầng cơ sở được đầu tư, xây mới; đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS có nhiều chuyển biến tích cực.
Cơ hội mới để phát triển du lịch

Cơ hội mới để phát triển du lịch

Du lịch - Minh Nhật - 08:30, 18/05/2024
Ngành du lịch đón nhiều tin vui khi nhiều danh hiệu, giải thưởng thế giới "gọi tên" Việt Nam. Vừa mừng vừa lo, đó là lo làm sao để đưa các danh hiệu, giải thưởng này thành nguồn lực phát triển.