Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Người truyền cảm hứng về tình yêu nước Việt

PV - 17:56, 29/01/2018

Có một nhà khoa học người Mỹ gốc Việt đã dành tâm huyết nghiên cứu về cội nguồn và mối quan hệ máu thịt của cộng đồng kiều bào hải ngoại với quê nhà để xoá bỏ hố sâu ngăn cách sau chiến tranh. Bà truyền lòng nhiệt huyết và thôi thúc nhiều trí thức, doanh nhân trở về xây dựng quê hương.

Tôi là người Việt Nam

Tại Hội nghị về Người Việt Nam ở nước ngoài diễn ra ở TP. Hồ Chí Minh, một phụ nữ khả ái trong tà áo dài khiến nhiều người xúc động vì cố diễn đạt bằng tiếng Việt lơ lớ, ngọng nghịu và luôn tự nhận là người Việt Nam chính cống. Bà là Giáo sư Caroline Kiều Linh Valverde, Ðại học California Davis (Hoa Kỳ).

Bà Kiều Linh chia sẻ: Đối với nhiều kiều bào, nói được tiếng Việt là bình thường nhưng với bà, trình bày bằng tiếng mẹ đẻ là cả một sự cố gắng không mệt mỏi vì bà rời Việt Nam khi mới 5 tuổi. Thời niên thiếu, bà hầu như tái mù tiếng Việt và hoàn toàn không có thông tin về đất nước nơi bà được sinh ra.

Vào đại học, Kiều Linh cảm nhận mình khác với các bạn học xung quanh. Qua những tấm ảnh cũ trong cuốn album gia đình, bà nhận ra mình là người Việt Nam. Ðầu những năm 1990, bà quyết định đến Hà Nội học tiếng Việt và làm công tác nghiên cứu tại trường Ðại học Bách khoa Hà Nội.

GS Kiều Linh trả lời báo chí tại Hội nghị Người Việt Nam ở nước ngoài toàn thế giới. GS Kiều Linh trả lời báo chí tại Hội nghị Người Việt Nam ở nước ngoài toàn thế giới.

 

Cảm nhận đầu tiên của bà về Việt Nam là một nơi xa lạ nhưng bà không thể lý giải vì sao tận trong sâu thẳm trái tim luôn có cảm giác rất thân quen với cả những người bà chưa từng quen biết. Và mỗi khi rời đi, bà lại nhớ quay quắt từng góc phố, cột đèn, viên đá vỉa hè phố cổ Hà Nội. Trong suốt 10 năm, bà không thể nhớ hết bao nhiêu lần bà về Mỹ rồi quay trở lại với Việt Nam, với Hà Nội.

GS Kiều Linh trải lòng: “Mỗi lần nghĩ về người Việt Nam, về gia đình, tôi cảm nhận một điều gì đó rất thiêng liêng và gần gũi. Có lẽ do 5 năm đầu đời tôi đã sống ở Việt Nam với nhiều kỷ niệm đẹp. Hà Nội, Sài Gòn đã đi vào tiềm thức. Tôi còn nhớ những ngày thơ ấu sống cùng ông bà nội, ngày nào tôi cũng được ông bà mua quà sáng, khi thì tô phở, bát bún bò, đĩa bánh cuốn, gói xôi, đặc biệt là được ăn rất nhiều trái cây. Khi sang Mỹ, tôi không còn được ăn xoài, vải, nhãn… Hồi ấy trái cây Việt Nam chưa xuất khẩu qua Mỹ”.

Gắn bó máu thịt

Công trình khảo cứu “Transnationalizing Vietnam” của GS Kiều Linh chỉ ra có một thế hệ sơ khai người Việt ở nước ngoài vẫn gắn bó với đất nước và cộng đồng từ những thùng quà gửi về cho thân nhân những năm đất nước khó khăn khi vừa kết thúc chiến tranh.

Những đổi mới trong chính sách thu hút nguồn lực kiều bào trong hơn 20 năm qua của Việt Nam đã thúc đẩy sự trao đổi văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế,… giữa hai nước Việt-Mỹ. Dòng vốn đầu tư của kiều bào về Việt Nam ngày càng tăng. Bà con về nước và người trong nước qua Mỹ thăm thân nhân, đi tu nghiệp ngày càng nhiều. Các quỹ đầu tư trực tiếp của Microsoft, IBM và gián tiếp qua các quỹ Dragon Capital, Vina Capital vào Việt Nam sử dụng nhân sự là các kiều bào có khát vọng đóng góp cho đất nước.

GS Kiều Linh trăn trở: “Ở Mỹ, sách viết về Việt Nam chủ yếu là tiếng Anh đề cập đến những đề tài về chiến tranh. Người Việt ở hải ngoại lớn lên chỉ biết thông tin về đất nước qua sách báo nước ngoài mà những điều trong sách chưa hẳn đã đầy đủ và đúng sự thật. Vì vậy, cần có thêm những nhà Việt Nam học, nghiên cứu sâu về Việt Nam hiện đại”.

Và, bà đã chủ động đưa các sinh viên giỏi về Việt Nam học tiếng mẹ đẻ và thực tập. Thời gian tu nghiệp tuy ngắn nhưng đủ làm thay đổi nhận thức của các bạn trẻ. “Tôi có hai sinh viên rất giỏi. Lê Duy Ðỗ chuyên dạy về Việt Nam dù chưa biết tiếng Việt. Sinh viên thứ hai quyết định kéo dài thời gian học tập và nâng cao khả năng tiếng Việt. Cô ấy dự định trở về Mỹ học MBA hay trở thành Luật sư rồi trở lại Việt Nam đóng góp cho quê hương”, GS Kiều Linh nói.

Mới đây, GS Kiều Linh và một số kiều bào tiêu biểu đã vinh dự được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp. Bà cho biết nhiều du học sinh Việt Nam ở hải ngoại có hoài bão đóng góp cho quê hương. Nhà nước cần có chính sách thu hút lực lượng này về xây dựng quê hương và cần đầu tư nhiều hơn cho giáo dục để thế hệ kiều bào mới hiểu về Việt Nam hơn, qua đó đóng góp công sức, trí tuệ cho công cuộc kiến thiết đất nước.

“Các du học sinh Việt Nam ra nước ngoài học tập chính là những sứ giả truyền đạt thông tin đến bà con kiều bào về những đổi thay của đất nước và chính sách đại đoàn kết dân tộc của Ðảng và Nhà nước”, GS Kiều Linh nói.

"Ở Mỹ, sách viết về Việt Nam chủ yếu là tiếng Anh đề cập đến những đề tài về chiến tranh. Người Việt ở hải ngoại lớn lên chỉ biết thông tin về đất nước qua sách báo nước ngoài mà những điều trong sách chưa hẳn đã đầy đủ và đúng sự thật. Vì vậy, cần có thêm những nhà Việt Nam học, nghiên cứu sâu về Việt Nam hiện đại”. GS Kiều Linh

HUY THỊNH

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Gần 26 năm gắn bó với học sinh các DTTS ở xứ Nghệ, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Kiều Hoa, Hiệu trưởng Trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An đã dìu dắt biết bao thế hệ học trò miền núi vượt khó vươn lên, chinh phục ước mơ, tự tin bay ra “biển lớn”. Đồng thời, cô đóng góp quan trọng đưa trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An trở thành một địa chỉ giáo dục uy tín, chất lượng, không chỉ của tỉnh Nghệ An mà của cả hệ thống các trường Dân tộc nội trú trong toàn quốc.
Tin nổi bật trang chủ
Phiên chợ tiền tỷ của người Xơ Đăng

Phiên chợ tiền tỷ của người Xơ Đăng

Từ ngàn xưa, cây sâm Ngọc Linh được đồng bào Xơ Đăng, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam rất trân quý, gọi là cây “thuốc giấu”, và xem đó là món quà do Giàng (Trời) ban để bồi bổ sức khoẻ cũng như chữa bệnh. Ngày nay đã thành thông lệ, mỗi tháng một lần, những phiên chợ sâm Ngọc Linh “độc nhất vô nhị” đã thu hút các đại gia từ mọi miền đất nước đổ về tìm mua sâm. Đây cũng là dịp để những “tỷ phú xứ núi” gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm trồng cây “thuốc giấu”.
Những ông lang, bà mế xứ Tuyên đưa dược liệu ra khỏi núi rừng

Những ông lang, bà mế xứ Tuyên đưa dược liệu ra khỏi núi rừng

Kinh tế - Giang Lam - 16:34, 01/05/2024
Với sự năng động, sáng tạo của mình, những năm gần đây, nhiều ông lang, bà mế ở Tuyên Quang đã tận dụng mạng xã hội để quảng bá nhiều bài thuốc dân gian, gia truyền quý. Hành trình đưa dược liệu xuống phố của họ cũng nhiều điều thú vị.
Lũng Cà - Bảng lảng miền mây trắng

Lũng Cà - Bảng lảng miền mây trắng

Công tác Dân tộc - Thiên An - 16:32, 01/05/2024
Đã hơn 10 năm rồi, nay chúng tôi mới có dịp trở lại Lũng Cà, một bản thuộc xã Thượng Nung, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Lũng Cà ngày ấy, không điện lưới, thiếu nước sạch, lương thực và thiếu cả con chữ... Hôm nay, Lũng Cà đã khác xưa…
Đồng Nai: Nổ lò hơi làm nhiều người thương vong

Đồng Nai: Nổ lò hơi làm nhiều người thương vong

Tin tức - L.Minh - 15:02, 01/05/2024
Sáng 1/5, tại Công ty Gỗ Bình Minh trên địa bàn xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu (tỉnh Đồng Nai) đã xảy ra vụ tai nạn lao động nghiêm trọng khiến nhiều người thương vong. Theo thông tin ban đầu, đây là vụ tai nạn do nổ lò hơi.
Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Thanh Hóa đón lượt khách kỷ lục

Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Thanh Hóa đón lượt khách kỷ lục

Sắc màu 54 - Quỳnh Trâm - 12:31, 01/05/2024
Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, du lịch Thanh Hóa đạt doanh thu khoảng 3,8 nghìn tỷ đồng.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Media - BDT - 12:29, 01/05/2024
Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao

Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao

Media - BDT - 12:12, 01/05/2024
Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao là nghi lễ mang đậm tính nhân văn và luôn hướng con người nhớ về nguồn cội của dân tộc mình. Nghi lễ còn là sợi dây liên kết cộng đồng, dòng họ, làng bản ngày càng đoàn kết, bền chặt cùng nhau xây dựng quê hương.
“Đào, phở và piano” sẽ công chiếu miễn phí trong tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Hà Nội

“Đào, phở và piano” sẽ công chiếu miễn phí trong tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Hà Nội

Tin tức - Thanh Thuận - 11:44, 01/05/2024
Với mong muốn tuyên truyền đến cán bộ, chiến sĩ trong toàn quân và nhân dân về ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ, Điện ảnh Quân đội nhân dân sẽ tổ chức Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954-07/05/2024) từ ngày 3-6/5 tại Rạp chiếu phim Điện ảnh Quân đội nhân dân, số 17 phố Lý Nam Đế, Hà Nội.
Đại học Luật Hà Nội dành 1.310 chỉ tiêu xét tuyển sớm trình độ đại học năm 2024

Đại học Luật Hà Nội dành 1.310 chỉ tiêu xét tuyển sớm trình độ đại học năm 2024

Giáo dục - Khánh Sơn - 11:37, 01/05/2024
Trường Đại học Luật Hà Nội vừa ban hành thông báo xét tuyển trình độ đại học hình thức đào tạo chính quy năm 2024 (Khóa 49) theo các phương thức xét tuyển sớm.
Tái hiện những thời khắc lịch sử của chiến dịch Điện Biên Phủ qua triển lãm “Đường lên Điện Biên”

Tái hiện những thời khắc lịch sử của chiến dịch Điện Biên Phủ qua triển lãm “Đường lên Điện Biên”

Thời sự - Thanh Nguyên - 11:33, 01/05/2024
Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm đặc biệt với chủ đề “Đường lên Điện Biên”. Những thời khắc lịch sử của dân tộc tại chiến trường Điện Biên Phủ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp được tái hiện qua 70 tác phẩm trưng bày tại triển lãm mang đến cho người xem những ấn tượng sâu sắc.
Ra mắt 17 ấn phẩm sách đặc biệt về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Ra mắt 17 ấn phẩm sách đặc biệt về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Tin tức - Thanh Nguyên - 09:21, 01/05/2024
Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu tới bạn đọc 17 ấn phẩm sách đặc biệt, đưa bạn đọc đến với bức tranh toàn cảnh về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.