Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Người tạo ra “Tiếng kẻng an ninh”

PV - 22:30, 07/02/2018

Xã Ea Ô, huyện Ea Kar (Đăk Lăk) là địa bàn tiềm ẩn nhiều phức tạp về tình hình an ninh trật tự (ANTT). Tuy nhiên, trong những năm qua, lực lượng Công an xã Ea Ô luôn làm tốt nhiệm vụ giữ gìn ANTT trên địa bàn, trong đó có sự góp công rất lớn của Trưởng Công an xã Bùi Trọng Lực.

Để người dân hoàn toàn tin tưởng vào đường lối của Đảng, hình ảnh người Công an gần gũi với dân, Trưởng Công an xã Bùi Trọng Lực trăn trở tìm hiểu cách làm của nơi khác góp lại, nghiên cứu cách xây dựng Hương ước của cha ông xưa, anh đã đúc kết và vận dụng sáng tạo ra “Tiếng kẻng an ninh” được Đảng ủy, chính quyền và lãnh đạo Công an huyện đồng tình, anh xây dựng phương án triển khai ngay xuống dân, được người dân hưởng ứng vậy là công tác bảo vệ an ninh trật tự làng xã, thôn xóm đã có toàn dân tham gia.

Anh Bùi Trọng Lực kiểm tra loa đài trước khi đi tuyên truyền lưu động. Anh Bùi Trọng Lực kiểm tra loa đài trước khi đi tuyên truyền lưu động.

 

Tiếng kẻng do Công an xã duy trì, có 5 cách gõ kẻng theo quy định: Khi trong làng xã có trộm cắp, đánh nhau, hỏa hoạn thì kẻng báo động thúc giục liên hồi; khi nghe tiếng kẻng một hồi ba tiếng nhân dân biết đó là kẻng báo hội họp; 19 giờ từ thứ Hai đến thứ Sáu là tiếng kẻng báo học, khi nghe tiếng kẻng báo học, tất cả các gia đình vặn nhỏ ti vi, loa đài để con cháu mình và hàng xóm ngồi vào bàn học bài; 22 giờ là tiếng kẻng báo yên, các hộ không gây ồn ào để người dân nghỉ ngơi, 5 giờ sáng nghe tiếng kẻng báo thức, mọi người dậy tập thể dục nâng cao sức khỏe... Từ ngày có tiếng kẻng an ninh ở xã Ea Ô tình hình an ninh ổn định hơn hẳn.

Cùng với đó, lực lượng Công an xã còn xây dựng chương trình tuyên truyền lưu động, Trưởng Công an soạn thảo nội dung dựa theo các điểm quy định của pháp luật, trích các điều khoản pháp luật ngăn ngừa tội phạm và xử lý người phạm tội. Buổi chiều từ 17 giờ đến 19 giờ, buổi sáng từ 4 giờ đến 6 giờ, Công an viên buộc loa nén sau xe máy, bộ âm li gọn nhẹ đi khắp các đường làng, ngõ xóm, khu dân cư mở đài phát loa tuyên truyền.

Phương án “Tiếng kẻng an ninh” thành công, anh Bùi Trọng Lực nhận thấy trên địa bàn có những người một thời lầm lỗi trở về vẫn còn mặc cảm chưa hòa nhập cộng đồng, làm sao xóa bỏ được sự kỳ thị của người dân thì người lầm lỗi phải có công ăn việc làm, biết được nguyện vọng của họ là gì? Anh Bùi Trọng Lực đến từng nhà gặp từng đối tượng đi cải tạo, đi trường giáo dưỡng trở về địa phương lắng nghe tâm tư nguyện vọng và đề đạt ý kiến của mọi người, anh phối hợp với cán bộ phòng xây dựng phong trào (Công an huyện) tham mưu cho cấp ủy, chính quyền sau đó xây dựng đề án “Doanh nghiệp với an ninh trật tự”, xin ý kiến lãnh đạo Công an huyện về việc tập trung những người lầm lỗi đối thoại với họ, cùng tìm cách tháo gỡ tạo việc làm cho họ.

Những người một thời lầm lỗi phấn khởi vì có việc làm góp phần ổn định kinh tế gia đình, cái được hơn là họ được hòa nhập không còn sự kỳ thị của cộng đồng, chính quyền nhận thấy hiệu quả trong việc phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, và có tính giáo dục, đảm bảo an ninh trật tự địa phương, không có người tái phạm tội. Anh Bùi Trọng Lực và Ban Công an xã Ea Ô còn lập nhiều chiến công trong việc truy tìm, vận động các đối tượng truy nã, giết người ra đầu thú…

Với những chiến công đó, trong những năm qua, tập thể Công an xã Ea Ô và bản thân anh Bùi Trọng Lực liên tục được Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Giám đốc Công an tỉnh tặng Bằng khen, Giấy khen, hai lần được Bộ Công an tặng Bằng khen. Mới đây, năm 2016 Công an xã Ea Ô được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính Phủ vì đã có thành tích trong phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc, giữ gìn an ninh trật tự an toàn xã hội, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Riêng cá nhân Trưởng Công an xã Bùi Trọng Lực cũng nhận nhiều Bằng khen của UBND tỉnh, Bộ Công an và năm 2016 nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

NGUYỄN LIÊN

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bình Định: Những “cây cao bóng cả” tuyên truyền phòng, chống tảo hôn

Bình Định: Những “cây cao bóng cả” tuyên truyền phòng, chống tảo hôn

Những Người có uy tín có tiếng nói rất quan trọng trong đời sống của đồng bào DTTS, họ được xem là những “cây cao bóng cả” của thôn làng. Vì thế, trong những năm qua, các ngành chức năng tỉnh Bình Định đã phối hợp với những Người có uy tín thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động để người dân nhận thức được những hệ lụy của tảo hôn, từ đó thay đổi nếp nghĩ và nói không với tảo hôn.
Tin nổi bật trang chủ
Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng của chính nghĩa và khát vọng hòa bình

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng của chính nghĩa và khát vọng hòa bình

Chiến dịch Điện Biên Phủ là đỉnh cao của cuộc tiến công chiến lược đông xuân (1953 - 1954) của quân và dân ta. Trải qua "56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt, máu trộn bùn non" (thơ Tố Hữu), quân và dân ta đã đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên phủ, giành thắng lợi hoàn toàn. Chiến thắng này đã trở thành tiếng sấm rền vang làm rung chuyển thế giới, xé toạc đám mây đen của chủ nghĩa thực dân - đế quốc, mang đến nguồn cổ vũ to lớn cho các dân tộc bị áp bức đứng lên giành độc lập.
Bình Định: Những “cây cao bóng cả” tuyên truyền phòng, chống tảo hôn

Bình Định: Những “cây cao bóng cả” tuyên truyền phòng, chống tảo hôn

Công tác Dân tộc - Lê Phương - 3 giờ trước
Những Người có uy tín có tiếng nói rất quan trọng trong đời sống của đồng bào DTTS, họ được xem là những “cây cao bóng cả” của thôn làng. Vì thế, trong những năm qua, các ngành chức năng tỉnh Bình Định đã phối hợp với những Người có uy tín thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động để người dân nhận thức được những hệ lụy của tảo hôn, từ đó thay đổi nếp nghĩ và nói không với tảo hôn.
Thanh Hóa: Thanh niên vùng DTTS và miền núi hiện thực hóa ý tưởng khởi nghiệp, làm chủ cuộc sống

Thanh Hóa: Thanh niên vùng DTTS và miền núi hiện thực hóa ý tưởng khởi nghiệp, làm chủ cuộc sống

Khởi nghiệp - Quỳnh Trâm - 3 giờ trước
Từ phong trào thanh niên lập thân, lập nghiệp, những năm qua, ở các huyện miền núi Thanh Hóa xuất hiện ngày càng nhiều tấm gương thanh niên dám nghĩ, dám làm với nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả, giúp tạo việc làm và tăng thu nhập ở vùng DTTS. Đặc biệt, thông qua những tấm gương này đã thôi thúc nhiều đoàn viên, thanh niên ở vùng nông thôn, vùng DTTS, miền núi vượt qua chính mình, hiện thực hóa các ý tưởng khởi nghiệp để làm chủ cuộc sống.
Pháo hoa thắp sáng trời Điện Biên chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Pháo hoa thắp sáng trời Điện Biên chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tin tức - Tào Đạt - 3 giờ trước
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ, người dân tỉnh Điện Biên và du khách đã được thưởng thức "bữa tiệc" pháo hoa nhiều sắc màu bên bờ sông Nậm Rốm.
Bình Định: Cần làm rõ những khuất tất trong việc thu, chi quỹ sai quy định tại Đội bóng ném nữ

Bình Định: Cần làm rõ những khuất tất trong việc thu, chi quỹ sai quy định tại Đội bóng ném nữ

Pháp luật - Tiếng Dân - 3 giờ trước
Thời gian gần đây, dư luận tại tỉnh Bình Định đang rất quan tâm đến “lùm xùm” xung quanh vụ việc thu, chi quỹ sai quy định tại Đội Bóng ném nữ Bình Định. Đặc biệt, một số phụ huynh tố Huấn luyện viên (HLV) Đội Bóng ném nữ ở Bình Định “cắt xén” tiền ăn hàng tháng, tiền thưởng 50% của vận động viên (VĐV), thu quỹ hàng tháng không đúng quy định, đặt ra các quy định khắt khe để phạt VĐV… Đáng nói, quỹ lại do vợ của HLV này quản lý.
Vị Khê – Ngôi làng “kỳ hoa, dị thảo”

Vị Khê – Ngôi làng “kỳ hoa, dị thảo”

Photo - Vũ Mừng - 3 giờ trước
Từ lâu thôn Vị Khê, xã Điền Xá, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định đã nổi tiếng khắp cả nước với nghề trồng hoa cây cảnh. Không ít du khách mới đặt chân tới đây lần đầu, đã phải gật gù đồng ý, Vị Khê là mảnh đất của những “kỳ hoa, dị thảo”…
Tin trong ngày - 6/5/2024

Tin trong ngày - 6/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 6/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Cầu truyền hình đặc biệt kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Bình Thuận truyền dạy nghề đan lát truyền thống cho người DTTS. Người có uy tín ở Pu Hao góp sức bảo vệ biên giới bình yên. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Để Tà Cạ phát triển bền vững…

Để Tà Cạ phát triển bền vững…

Phóng sự - An Yên - 3 giờ trước
Đến Tà Cạ (Kỳ Sơn, Nghệ An) hôm nay, thật khó để hình dung đâu từng là thảm họa thiên tai dịp cuối năm 2022. Ngược dòng Huồi Giảng – tâm lũ dữ năm nào, đồng bào Mông, Thái, Khơ mú ở các bản Hòa Sơn, Sơn Hà, Bình Sơn 1 đã kịp kiến thiết lại những đổ vỡ, ngổn ngang. Tà Cạ đang hồi sinh và phát triển từng ngày bằng những nỗ lực của chính người dân, của cấp ủy chính quyền và sự chung tay của cả cộng đồng.
“Dưới lá cờ Quyết thắng” - Bản anh hùng ca của quân và dân ta về Chiến dịch Điện Biên Phủ

“Dưới lá cờ Quyết thắng” - Bản anh hùng ca của quân và dân ta về Chiến dịch Điện Biên Phủ

Tin tức - Tào Đạt - 3 giờ trước
Chương trình cầu truyền hình “Dưới lá cờ Quyết thắng” là sự kiện đặc biệt, là lời tri ân sâu sắc đối với thế hệ cha ông đã hy sinh xương máu vì độc lập tự do của Tổ quốc.
Những người trẻ giữ gìn văn hóa dân tộc theo cách của mình

Những người trẻ giữ gìn văn hóa dân tộc theo cách của mình

Sắc màu 54 - Tiêu Dao - 3 giờ trước
Dù mới ở tuổi đôi mươi, nhưng những người trẻ này đã có tình yêu đặc biệt với văn hóa dân tộc mình. Họ tận dụng mạng xã hội để quảng bá văn hóa dân tộc, giữ gìn nét đẹp của dân tộc và từ đó giúp nhiều người khác hiểu và trân quý văn hóa của đồng bào DTTS trong “vườn hoa 54 dân tộc anh em”.
Hơn 3.000 diễn viên tham gia Festival múa sạp

Hơn 3.000 diễn viên tham gia Festival múa sạp "Rực rỡ sắc màu Tây Bắc"

Sắc màu 54 - Minh Nhật (t/h) - 4 giờ trước
Nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng Kỷ niệm 79 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Yên Bái (7/5/1945 - 7/5/2024), 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), tối 5/5, tại Quảng trường 19/8 trung tâm Km5, thành phố Yên Bái đã diễn ra Festival múa sạp “Rực rỡ sắc màu Tây Bắc” năm 2024.
Thảo dược quý của đồng bào Cơ Tu

Thảo dược quý của đồng bào Cơ Tu

Kinh tế - Minh Thu - 4 giờ trước
Ra zéh, tên gọi của một loại chè dây mọc hoang trong rừng, được người Cơ Tu ở xã Ba, xã Tư, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam đưa về bản làng, biến thành một cây dược liệu mang lại thu nhập cao, giúp đồng bào thoát nghèo.