Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Người Si La nơi thượng nguồn sông Đà

PV - 08:47, 12/03/2018

Đưa chúng tôi đến tìm hiểu cuộc sống của đồng bào dân tộc Si La ở khu tái định cư bản Sì Thâu Chải và bản Seo Hai, xã Can Hồ, anh Vũ Văn Thống, Trưởng Phòng Dân tộc huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu chia sẻ: Nếu các bạn đã đến vùng đồng bào dân tộc Si La ở thượng nguồn sông Đà từ thời điểm trước khi có dự án tái định cư và lần này trở lại thì mới cảm nhận rõ sự đổi thay về mọi mặt đời sống của đồng bào. Tại nơi ở mới, đồng bào Si La hòa nhập rất nhanh và luôn có ý thức cao trong việc bảo tồn những nét đẹp văn hóa dân tộc mình.

“Áo mới”của bản

Bản Sì Thâu Chải hôm chúng tôi vào thăm vắng hoe người. Đi một vòng xung quanh bản chỉ thấy vài hộ có người già và trẻ em ở nhà. Em Hù Cố Chối, người Si La, cán bộ văn hóa xã Can Hồ đi cùng đoàn xuống bản giải thích: “Thời điểm này đang là mùa măng nên bà con lên rừng hái măng đến tối mới về. Người Si La chịu khó lao động lắm! Nếu các anh chị vào bản mà không báo trước thì khó gặp đấy, vì ban ngày bà con đều đi rừng, đi nương cả”.

Đội văn nghệ bản Sì Thâu Chải gìn giữ nhiều làn điệu dân ca truyền thống. Đội văn nghệ bản Sì Thâu Chải gìn giữ nhiều làn điệu dân ca truyền thống.

Tuy nhiên, nhân vật chúng tôi “quan tâm” nhất là ông Trưởng bản Hù Chà Hù thì may sao lại có ở nhà. Ông Hù vừa đi kiểm tra lại đường ống dẫn nước bị vỡ sau trận mưa đêm trước, khiến hơn một nửa số hộ trong bản bị mất nước. Nói về cuộc sống của người Si La hôm nay, Trưởng bản Hù thừa nhận, so với thời điểm ở bản cũ bên kia sông Đà (từ năm 2013 về trước), cuộc sống của người Si La đã đổi thay nhiều lắm.

Ông Hù bảo, bản Sì Thâu Chải bây giờ đã có đường cho xe ô tô vào tận ngõ. Trường học, trạm y tế, nhà văn hóa, Trụ sở UBND xã đều nằm sát bên “hông”. Mỗi khi có họp hành, trưởng bản chỉ đi bộ 5 phút là tới trụ sở xã. Không như thời còn ở bản cũ, mỗi khi ra xã họp, ông phải đi bè, mảng qua sông rồi cuốc bộ mất vài tiếng đồng hồ mới tới xã.

Đường vào bản Seo Hai rộng rãi, khang trang, sạch đẹp. Đường vào bản Seo Hai rộng rãi, khang trang, sạch đẹp.

Bản Sì Thâu Chải hiện có 75 hộ dân với 292 nhân khẩu, trong đó người Si La 67 hộ, 219 nhân khẩu. So với thời điểm ở bản cũ thì số khẩu dân tộc Si La không tăng lên, thậm chí còn giảm đi 13 người (năm 2013, bản cũ có 234 khẩu). Lý giải về sự tụt giảm nhân khẩu trong bản, Trưởng bản Hù Chà Hù giải thích: “Một số con em người Si La trong bản đi học ngành, hoặc đi làm ăn ở xa, lập gia đình nơi khác nên đã chuyển khẩu ra khỏi xã. Vài năm trở lại đây, người Si La được Đảng và Nhà nước khuyến khích đẻ thêm con để tăng dân số, nhưng các gia đình trẻ không thích đẻ nhiều đâu. Mỗi nhà chỉ sinh 2 đứa thôi!”.

Bảo tồn nét đẹp văn hóa

Nói về vấn đề bảo tồn bản sắc văn hóa Si La, Bí thư Đảng ủy xã Can Hồ-Đặng Thế Hùng giải thích, nếu tính mốc thời gian từ khoảng 15 năm trở về trước thì đúng là chính quyền xã Can Hồ đã rất lo lắng khi tộc người này ngày càng bị suy kiệt giống nòi, bản sắc văn hóa bị mai một. Trước kia, người Si La chỉ có khoảng trên 500 nhân khẩu, cư trú ở địa bàn bên kia sông Đà, đi lại khó khăn nên hầu như bà con bị tách biệt với thế giới bên ngoài. Tình trạng hôn nhân cận huyết thống, thiếu đói lương thực, ốm đau, bệnh tật… dẫn tới nhiều hệ lụy đáng buồn. Lo ngại nhất là tình trạng suy thoái nòi giống và mai một bản sắc văn hóa.

Tuy nhiên, từ khi có dự án “Hỗ trợ phát triển dân tộc Si La-giai đoạn 2005-2010” của Chính phủ và Dự án Di dân tái định cư Thủy điện Lai Châu ở xã Can Hồ (năm 2013), hơn 500 nhân khẩu Si La ở hai bản Seo Hai và Sì Thâu Chải được Nhà nước hỗ trợ di chuyển đến nơi ở mới thì việc bảo tồn bản sắc văn hóa đã được chính quyền và người dân lưu tâm.

Hiện nay, đồng bào Si La vẫn giao tiếp hằng ngày bằng tiếng mẹ đẻ. Mỗi năm hai lần, tại nhà trưởng họ, con cháu người Si La tập hợp lại để tổ chức Tết năm mới và cúng cơm mới với các lễ vật dâng cúng được mang về từ sông suối, núi rừng. Ngoài ra, đồng bào Si La vẫn bảo tồn các nghi lễ cúng tổ tiên tại bếp thiêng; cúng hồn lúa với các nghi thức đưa rước hồn lúa từ nương về bản, về nhà rồi cất trên bồ thóc. Nghi lễ này 7 năm mới diễn ra một lần.

Bản Seo Hai và Sì Thâu Chải hôm nay đều có đội văn nghệ của bản với 20 thành viên tham gia. Đội văn nghệ bản Seo Hai do nghệ nhân Hù Cố Xuân đứng ra truyền dạy các làn điệu dân ca, dân vũ Si La. Còn đội văn nghệ bản Sì Thâu Chải do 2 em Hù Cố Chối và Pờ Cố Dừn, Chi Hội trưởng Phụ nữ đứng ra dạy múa, hát. Nhiều năm nay, đội văn nghệ của hai bản Si La đã giành được nhiều giải cao trong các hội thi, hội diễn văn nghệ quần chúng do Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch hoặc tỉnh Lai Châu tổ chức.

Năm 2015, đồng bào Si La ở bản Seo Hai đã được Ban Quản lý Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam mời về Hà Nội để tái hiện một số nghi lễ trong đám cưới, lễ cúng bản và giới thiệu các làn điệu dân ca, dân vũ. Điều đặc biệt là mấy năm nay, người Si La đã có thêm nhiều bộ trang phục dân tộc rất đẹp do chính bàn tay chị Pờ Hồng Vân (nguyên là Đại biểu Quốc hội khóa XIII) thiết kế, bảo tồn. Chị Pờ Hồng Vân là người con ưu tú của bản Seo Hai, hiện là Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Mường Tè.

NGỌC ÁNH

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Âm vọng đại ngàn của người Chu Ru luôn vang lên rộn rã…

Âm vọng đại ngàn của người Chu Ru luôn vang lên rộn rã…

Đã có những năm tháng, âm nhạc dân gian và những vũ điệu Tamya Arya, Dăm Dar của người Chu Ru vắng bóng trong các buôn làng. Nhưng hôm nay đã khác, mỗi khi buôn làng mở hội hay đón khách quý, âm vọng đại ngàn của người Chu Ru lại vang lên rộn rã...
Quảng Ninh: Gặp mặt, tri ân các Anh hùng Liệt sĩ, chiến sĩ, TNXP, dân công hỏa tuyến tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ

Quảng Ninh: Gặp mặt, tri ân các Anh hùng Liệt sĩ, chiến sĩ, TNXP, dân công hỏa tuyến tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ

Trang địa phương - Mỹ Dung - 2 phút trước
Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 2/5, tại Tp. Hạ Long, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy Ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị gặp mặt, tri ân các Anh hùng Liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong (TNXP), dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ trên địa bàn tỉnh.
Bình Định: Chuẩn bị tổ chức Giải Teqball Quốc tế năm 2024

Bình Định: Chuẩn bị tổ chức Giải Teqball Quốc tế năm 2024

Thể thao - T.Nhân - 4 phút trước
UBND tỉnh Bình Định cho biết, Liên đoàn Teqball quốc tế (FITEQ) đã lựa chọn thành phố Quy Nhơn (Bình Định) là nơi diễn ra Giải thi đấu Quốc tế Teqball 2024 - TeqBall World Series.
Công tác dân tộc năm 2024: Tăng tốc để hoàn thành Chương trình công tác toàn khóa

Công tác dân tộc năm 2024: Tăng tốc để hoàn thành Chương trình công tác toàn khóa

Công tác Dân tộc - Ngọc Lê - 2 giờ trước
Năm 2024 là năm “nước rút” để hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, tạo bứt phá để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Trong lĩnh vực công tác dân tộc, với quyết tâm cao nhất, Ủy ban Dân tộc đã và đang nỗ lực vượt khó khăn, quyết liệt tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả nhiệm vụ được giao trong năm then chốt này, từ đó hoàn thành chương trình công tác toàn khóa.
Dấu ấn từ cơ sở…

Dấu ấn từ cơ sở…

Công tác Dân tộc - Thanh Huyền - 4 giờ trước
“Các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào DTTS đã khá đầy đủ, vấn đề còn lại là ở việc thực thi. Do đó, khi nhận nhiệm vụ Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, điều tôi quan tâm nhất là triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đảm bảo đúng đối tượng, đúng địa bàn, chính xác và khách quan…”. Chia sẻ của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh đầu tháng 4/2021, trong những ngày đầu khi Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm giữ chức Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc chính là mục tiêu hàng đầu mà Người đứng đầu cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc hướng tới. Bởi vậy, trong 3 năm qua, ông đã để lại nhiều dấu ấn trong những chuyến công tác về cơ sở.
Âm vọng đại ngàn của người Chu Ru luôn vang lên rộn rã…

Âm vọng đại ngàn của người Chu Ru luôn vang lên rộn rã…

Sắc màu 54 - Thảo Linh - 4 giờ trước
Đã có những năm tháng, âm nhạc dân gian và những vũ điệu Tamya Arya, Dăm Dar của người Chu Ru vắng bóng trong các buôn làng. Nhưng hôm nay đã khác, mỗi khi buôn làng mở hội hay đón khách quý, âm vọng đại ngàn của người Chu Ru lại vang lên rộn rã...
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Sóc Trăng: Người có uy tín là lực lượng nòng cốt trong các phong trào ở cơ sở

Sóc Trăng: Người có uy tín là lực lượng nòng cốt trong các phong trào ở cơ sở

Người có uy tín - Phương Nghi - 4 giờ trước
Những năm gần đây, Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Sóc Trăng đã phát huy tốt vai trò nòng cốt trong các phong trào an sinh ở cơ sở. Vai trò của Người có uy tín được phát huy đã góp phần quan trọng giúp đồng bào DTTS thay đổi nếp nghĩ, cách làm, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Phân công đồng chí Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội

Phân công đồng chí Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội

Thời sự - PV - 18:30, 02/05/2024
Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.
Người có uy tín giữ vai trò quan trọng trong xây dựng nông thôn mới ở Lào Cai

Người có uy tín giữ vai trò quan trọng trong xây dựng nông thôn mới ở Lào Cai

Người có uy tín - Trọng Bảo - 17:59, 02/05/2024
Toàn tỉnh Lào Cai hiện có 1.119 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Thời gian qua, đội ngũ Người có uy tín đã phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu đi đầu trong mọi phong trào, qua đó góp phần thúc đẩy phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS của tỉnh Lào Cai.
Cúm A và những điều cần biết

Cúm A và những điều cần biết

Sức khỏe - Như Ý - 17:35, 02/05/2024
Thời tiết giao mùa cũng là lúc gia tăng tỷ lệ mắc các bệnh cúm mùa đặc biệt là cúm A. Cúm A có biểu hiện giống với các loại cúm thông thường nhưng có biến chứng nguy hiểm hơn nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách. Do đó, chúng ta cần trang bị kiến thức về căn bệnh này để phòng và trị bệnh một cách tốt nhất cho bản thân và gia đình.
Những cuốn sách được viết trên lá cây có tuổi đời hàng trăm năm

Những cuốn sách được viết trên lá cây có tuổi đời hàng trăm năm

Sắc màu 54 - Lữ Phú - 17:30, 02/05/2024
Trên địa bàn huyện biên giới Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An có một số cuốn sách cổ viết bằng chữ Thái hệ Lai Pao trên lá cây khá độc đáo. Tuy nhiên, những cuốn sách cổ này còn rất ít và số người biết đọc chữ Thái cũng không còn nhiều. Vì vậy, việc bảo tồn và phát huy tiếng nói, chữ viết của đồng bào dân tộc Thái là điều hết sức cần thiết.