Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Người phụ nữ tâm huyết với tiếng Raglai

PV - 16:16, 07/08/2018

Tại các cuộc họp Ban Chỉ đạo Biên soạn tài liệu bồi dưỡng tiếng Raglai dành cho cán bộ công tác ở vùng miền núi trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, chúng tôi gặp chị Mẫu Thị Bích Phanh trình bày với lãnh đạo tỉnh về quy ước và cách đọc từ vựng tiếng Raglai được la-tinh hóa và đọc mẫu một số bài tập đọc. Chị Phanh đã dành gần trọn cuộc đời mình tâm huyết với việc giữ gìn tiếng nói của đồng bào dân tộc Raglai địa phương.

Đến thăm chị Mẫu Thị Bích Phanh tại nhà riêng ở thôn Ma Hoa, xã Phước Đại (Bác Ái), chúng tôi gặp chị đang nghiên cứu, đối chiếu tài liệu biên soạn các câu giao tiếp phổ thông từ tiếng Raglai sang mẫu tự la-tinh. Chị sử dụng bộ tài liệu “Sách học tiếng Raglai” và “Từ điển Việt-Raglai” do Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Thuận phối hợp với Viện Từ điển học và Bách Khoa toàn thư Việt Nam thực hiện. Chị cũng tham chiếu tài liệu “Bài học tiếng Raglai” do Viện Chuyên khảo ngữ học miền Nam ấn hành, góp phần cùng Phòng Giáo dục Dân tộc (Sở Giáo dục và Đào tạo) biên soạn tài liệu bồi dưỡng tiếng Raglai cho cán bộ công tác ở các xã miền núi trên địa bàn tỉnh.

Bác sĩ Mẫu Thị Bích Phanh. Bác sĩ Mẫu Thị Bích Phanh.

Nội dung tài liệu được thiết kế theo nhóm chủ đề Đảng và Bác Hồ, gia đình, dòng tộc, làng xã, thiên nhiên, môi trường, văn hóa dân tộc, đất nước, con người, lao động-sản xuất, khoa học và giáo dục, chăm sóc sức khỏe, bảo vệ Tổ quốc. Hoàn thành khóa học với thời lượng 450 tiết, học viên có thể nghe hiểu và trao đổi với đồng bào Raglai một số vấn đề phổ thông trong cuộc sống. Ban Biên soạn cơ bản hoàn thành tài liệu đang trình cấp thẩm quyền phê duyệt, công bố kết hợp mở lớp bồi dưỡng tiếng Raglai vào dịp Kỷ niệm 58 năm Ngày Giải phóng huyện Bác Ái vào cuối tháng 8/2018.

Trao đổi với người phụ nữ tâm huyết với tiếng Raglai, chúng tôi được biết từ năm 1960, khi vừa tròn 12 tuổi, chị được tổ chức đưa ra Hà Nội học tập tại Trường Học sinh miền Nam. Sau khi tốt nghiệp THPT, chị thi đỗ vào Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên, niên khóa 1970-1976. Sau khi tốt nghiệp, chị Phanh trở về quê hương làm bác sĩ điều trị rồi làm Phó Chủ tịch UBND huyện Ninh Sơn kiêm Trưởng Phòng Y tế huyện. Chị được nhân dân tín nhiệm bầu làm Đại biểu Quốc hội khóa VIII, nhiệm kỳ 1987-1992.

Đầu năm 1993, chị được Ban Giám đốc Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh mời làm cộng tác viên biên dịch bản tin tiếng Việt ra tiếng Raglai và đọc bản tin trên sóng phát thanh, gồm 4 chương trình/tháng, với thời lượng 10-15 phút/chương trình. Chị làm phát thanh với lòng đam mê, tâm huyết, đưa tiếng nói của Đảng, Nhà nước và tình hình thời sự địa phương đến với đồng bào Raglai trên địa bàn tỉnh.

Sau khi nghỉ hưu vào cuối năm 2004 tới nay, chị dành trọn quỹ thời gian cho công tác nghiên cứu, sưu tầm tiếng nói Raglai và biên dịch từ tiếng Raglai sang tiếng Việt bộ sử thi “Cakalang VangPơt-Cakalang VangPơ”. Đồng thời biên soạn tài liệu và trực tiếp giảng dạy tiếng Raglai cho 5 lớp cán bộ công an, 2 lớp giáo viên công tác tại huyện Bác Ái, với 250 học viên tham gia học tập.

Nói về duyên nợ với “nghề” biên dịch tiếng Việt sang tiếng Raglai, chị Mẫu Thị Bích Phanh bồi hồi nhớ lại: Vào đầu năm 1969, tôi đang học lớp 10 tại Trường Học sinh miền Nam từ Hà Nội sơ tán lên tỉnh Thái Nguyên. Các anh chị của Đài Tiếng nói Việt Nam đến nhờ tôi dịch bài viết có độ dài một trang giấy A4 nói về tình cảm học sinh dân tộc thiểu số miền Nam học tập tại miền Bắc được Đảng, Bác Hồ quan tâm chăm lo rèn luyện, giáo dục. Sau khi đất nước thống nhất, học sinh dân tộc thiểu số trở về xây dựng quê hương. Tôi dịch xong bài viết từ tiếng Việt sang tiếng Raglai và trực tiếp đọc ghi âm trong chiếc ô tô của Đài Tiếng nói Việt Nam. Đây là kỷ niệm sâu sắc trong cuộc đời, tạo cho tôi niềm đam mê công việc biên dịch bản tin tiếng Raglai, làm phát thanh viên và nghiên cứu, biên soạn tài liệu giảng dạy cho cán bộ tỉnh công tác ở các xã miền núi, vùng cao.

Chị Mẫu Thị Bích Phanh cho biết thêm, trong thời gian tới, chị tiếp tục dành thời gian nghiên cứu, sưu tầm bổ sung từ vựng, lời hát ru, tục ngữ vào kho tàng tiếng nói Raglai ngày càng phong phú. Tiếng nào đồng bào Raglai có thì gìn giữ đưa vào giao tiếp trong cộng đồng; tiếng nào chưa có thì phải mượn tiếng Việt để sử dụng. Vì tình cảm thiết tha với tiếng mẹ đẻ, tôi mong muốn tiếng nói Raglai được bảo tồn và ngày càng phát triển tạo nên sự phong phú trong đời sống văn hoá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

SƠN NGỌC

Ý kiến độc giả
Tin cùng chuyên mục
Nhân dân các dân tộc huyện Đăk Hà tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Nhân dân các dân tộc huyện Đăk Hà tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Theo thông lệ hơn 10 năm nay, mỗi dịp mùng 10 tháng 3 (Âm lịch) hằng năm, huyện Đăk Hà (Kon Tum) tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương với ý nghĩa hướng về cội nguồn dân tộc. Hòa cùng ngày lễ của đất nước, cán bộ, Nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện cũng thể hiện được đạo lý uống nước nhớ nguồn, hun đúc thêm truyền thống yêu nước và các giá trị nhân văn tốt đẹp của dân tộc.
Tin nổi bật trang chủ
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Tổng thống Uzbekistan

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Tổng thống Uzbekistan

Chiều 7/4, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Tổng thống Uzbekistan Shavkat Mirziyoyev. Tại cuộc hội kiến, hai nhà lãnh đạo chia sẻ tầm nhìn về hợp tác song phương; đánh giá cao những bước phát triển tích cực trong quan hệ giữa hai nước thời gian qua, khẳng định trong đó có sự đóng góp rất quan trọng của Quốc hội hai nước.
Độc đáo ngôi chùa được làm từ vỏ ốc và san hô ở Khánh Hòa

Độc đáo ngôi chùa được làm từ vỏ ốc và san hô ở Khánh Hòa

Tôn giáo - Tín ngưỡng - Thanh Phong (tổng hợp) - 21 phút trước
Chùa Từ Vân còn gọi là chùa Ốc hay chùa San Hô, được xây dựng từ năm 1968, nổi bật với kiến trúc đặc biệt từ hàng triệu vỏ ốc và san hô. Đây là công trình do các nhà sư tự tay xây dựng và là một trong những điểm đến tâm linh độc đáo tại Khánh Hòa.
Chú trọng công tác giám sát trong thực hiện Chương trình MTQG 1719

Chú trọng công tác giám sát trong thực hiện Chương trình MTQG 1719

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 33 phút trước
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719) được xác định là động lực chính để các địa phương trong vùng đồng bào DTTS và miền núi giải quyết những vấn đề bức thiết, cấp bách ở vùng DTTS của tỉnh. Vì thế, cùng với việc lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức triển khai kịp thời các dự án, nội dung của Chương trình, các địa phương cũng đặc biệt chú trọng công tác giám sát, bảo đảm dân chủ ở cơ sở, phát huy vai trò của cộng đồng, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả nguồn lực đầu tư của Chương trình MTQG 1719.
“Trang phục và cổ phục thời Đinh” từ giá trị di sản đến ứng dụng trong các hoạt động văn hóa hiện đại

“Trang phục và cổ phục thời Đinh” từ giá trị di sản đến ứng dụng trong các hoạt động văn hóa hiện đại

Tìm trong di sản - Minh Nhật - 1 giờ trước
Ngày 7/4, tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư (xã Trường Yên, thành phố Hoa Lư), Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội thảo khoa học “Trang phục và cổ phục thời Đinh” và giới thiệu dự án phim “Hộ linh Tráng sĩ - Bí ẩn mộ vua Đinh”.
Trao tặng quà cho người dân và học sinh xã vùng cao Phước Hà

Trao tặng quà cho người dân và học sinh xã vùng cao Phước Hà

Tin tức - Thái Sơn Ngọc - 2 giờ trước
Vừa qua, Đoàn Thiện nguyện Ươm Mầm từ TP. Hồ Chí Minh đã thực hiện Chương trình từ thiện xã hội “Phước Hà nắng vàng- Gieo hạt yêu thương- Ươm mầm hạnh phúc” tại xã vùng cao Phước Hà, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận. Đây là hoạt động xã hội thiết thực hướng về đồng bào Raglay ở vùng căn cứ kháng chiến cũ, nhằm chào mừng Kỷ niệm 50 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Đồng Nai khởi công xây dựng “xóa nhà tạm, nhà dột nát”

Đồng Nai khởi công xây dựng “xóa nhà tạm, nhà dột nát”

Xã hội - Duy Chí - 2 giờ trước
Tại huyện Vĩnh Cửu, đại diện lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đồng Nai đã tổ chức Lễ khởi công xây dựng "xóa nhà tạm, nhà dột nát". Theo thống kê, toàn tỉnh Đồng Nai có 265 trường hợp cần được hỗ trợ.
Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam

Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 5/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Hành trang Văn hóa truyền thống. Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam. Chuỗi hạt cườm và bản sắc văn hóa người Co. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thủ tướng: Đề nghị phía Hoa Kỳ hoãn áp thuế với Việt Nam ít nhất 45 ngày

Thủ tướng: Đề nghị phía Hoa Kỳ hoãn áp thuế với Việt Nam ít nhất 45 ngày

Thời sự - PV - 2 giờ trước
Tối 7/4, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành để cập nhật tình hình với các diễn biến mới, tiếp tục thảo luận về các giải pháp sau khi phía Hoa Kỳ vừa công bố áp thuế đối ứng với hàng hóa đến từ nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Bình Định: Lật xe khách trong đêm, 1 người tử vong, 9 người bị thương

Bình Định: Lật xe khách trong đêm, 1 người tử vong, 9 người bị thương

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 2 giờ trước
Đêm 7/4, trên Quốc lộ 19C, đoạn qua thôn Cảnh An 2, xã Phước Thành, huyện Tuy Phước (Bình Định) đã xảy ra vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, khiến 1 người tử vong và 9 người khác bị thương.
Chi Lăng (Lạng Sơn): Gần 1 tỷ đồng hỗ trợ cho người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 (Yagi)

Chi Lăng (Lạng Sơn): Gần 1 tỷ đồng hỗ trợ cho người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 (Yagi)

Tin tức - Văn Hoa - 3 giờ trước
Mới đây, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức chương trình cấp phát tiền mặt không điều kiện cho Nhân dân bị ảnh hưởng bởi hoàn lưu cơn bão số 3 (Yagi) tại tại 2 xã Quan Sơn và xã Bằng Hữu, huyện Chi Lăng.
Cá cóc Cao Bằng loài động vật chưa từng phát hiện trên thế giới

Cá cóc Cao Bằng loài động vật chưa từng phát hiện trên thế giới

Tin tức - Minh Nhật - 3 giờ trước
Cá cóc Cao Bằng được xác nhận là loài mới được tìm thấy tại Vườn quốc gia Phia Oắc - Phia Đén, tỉnh Cao Bằng. Phát hiện này do các nhà khoa học Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga tìm ra và đã được các nhà khoa học Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga và cộng sự công bố trên tạp chí khoa học quốc tế Alytes.
U17 Việt Nam tạo “địa chấn” trước U17 Nhật Bản: Bàn đạp vững chắc hướng tới tấm vé World Cup

U17 Việt Nam tạo “địa chấn” trước U17 Nhật Bản: Bàn đạp vững chắc hướng tới tấm vé World Cup

Thể thao - Hoàng Minh - 4 giờ trước
Ngày 07/4/2025 đánh dấu một cột mốc đáng nhớ, trong hành trình của Đội tuyển U17 Việt Nam tại Vòng chung kết U17 châu Á 2025. Trong một trận đấu được dự đoán đầy khó khăn trước đương kim vô địch U17 Nhật Bản, các học trò của HLV Cristiano Roland đã thi đấu quả cảm và xuất sắc giành được trận hòa 1-1, mở ra cánh cửa tiến xa tại giải đấu và nuôi hy vọng giành vé tham dự FIFA U17 World Cup 2025.