Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Người nuôi dê ở Bình Phước đang gặp khó

PV - 21:17, 29/01/2018

Từ những tháng cuối năm 2017 đến nay, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước đang đau đầu vì giá thu mua dê hơi xuống thấp, chỉ khoảng 40.000 đồng/kg. Thậm chí dê cái giống không có ai mua khiến không ít hộ nuôi dê trên địa bàn gặp rất nhiều khó khăn.

Ghi nhận tại xã Thiện Hưng có rất nhiều hộ dân trồng cây hồ tiêu từ hàng trăm đến hàng nghìn nọc tiêu kết hợp nuôi dê để tiêu thụ lá cây từ trụ sống. Khoảng 2 năm về trước, mô hình này rất hiệu quả đối với người nông dân, nên nhà nào cũng nuôi dê như một trào lưu. Thậm chí một số hộ dân có diện tích và số lượng nọc tiêu sống rất ít vẫn cố nuôi với số lượng hàng chục con trong chuồng.

Giá dê xuống thấp khiến người nuôi ở huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước lao đao Giá dê xuống thấp khiến người nuôi ở huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước lao đao

 

Tuy nhiên, những tháng cuối năm 2017 đến nay, giá dê quá thấp, khiến người nuôi dê ở Bù Đốp lâm vào cảnh tiến thoái lưỡng nan. Bán cũng không xong mà để lại cũng không ổn.

Hộ gia đình ông Nguyễn Chí Tiến, thôn 10, xã Thiện Hưng, đã hơn 10 năm nuôi dê nhưng chưa năm nào ông thấy ảm đạm như năm nay. Với nguồn thức ăn dồi dào sẵn có từ 6.000 nọc tiêu trồng bằng trụ cây sống nên những năm trước đàn dê nhà ông luôn duy trì từ 40 đến 50 con. Thế nhưng với giá xuống thấp, ông chỉ dám giữ lại khoảng 20 con với hy vọng một này nào đó giá dê sẽ tăng trở lại.

“Hiện nay dê đực có giá 70.000 đồng/kg, dê cái tơ có giá 40.000 đồng/kg, những con trong giai đoạn thai sản thì bán không ai mua, người nuôi dê gặp rất nhiều khó khăn. So với năm trước thì nguồn thu từ dê chỉ còn bằng 1/3 nên đã ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của gia đình” - ông Tiến buồn bã cho biết.

Còn gia đình ông Lê Hoàng Thành, ở thôn 10, xã Thiện Hưng, cũng đang rầu rĩ vì 2 tháng nay chưa bán được con dê nào, mặc dù gia đình đang rất cần tiền để chi tiêu cho sinh hoạt hằng ngày. Không chỉ gặp khó trước mắt mà thời gian tới ông Thành có thể gặp khó khăn hơn nhiều, do bước vào mùa nắng nguồn thức ăn cho dê khan hiếm, trong khi đàn dê của ông hiện có 50 con. Ông Thành chia sẻ: “Năm nay thịt dê xuống giá trầm trọng, khâu tiêu thụ cũng rất khó khăn, thương lái thu mua giá thấp, gia đình tôi và cả xóm này kêu bán mà không thấy người nào mua”.

Ông Phạm Đình Thoại - Phó chủ tịch Hội Nông dân xã Thiện Hưng cho biết, giá dê xuống thấp trong thời gian qua đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống và tình hình chăn nuôi của bà con trong xã. Không riêng gì con dê, các loại cây nông sản khác cũng đang xuống giá. Hội Nông dân xã đã vận động người dân không tăng đàn, chỉ giữ đàn để chờ lên giá. Dù con dê không phải là vật nuôi chủ lực của địa phương nhưng với giá cả như hiện nay sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến thu nhập của người dân.

Theo Phòng Nông nghiệp huyện Bù Đốp, hiện nay đàn dê trong toàn huyện có 43.618 con, tăng 20% so với năm năm 2016. Trong thời gian qua, số lượng dê tăng mạnh khiến thị trường bão hòa. Hiện nay, không chỉ ở huyện Bù Đốp mà rất nhiều hộ dân trồng tiêu kết hợp nuôi dê nhằm tận dụng phụ phẩm từ trụ tiêu sống tại các huyện Lộc Ninh, Hớn Quản và thị xã Bình Long,… cũng đang lo lắng vì không có đầu ra.

Hệ lụy của việc tăng đàn dê không tương xứng với nguồn thức ăn tự chủ của gia đình khiến nhiều hộ chăn nuôi lâm vào cảnh khó khăn. Bình Phước sắp bước vào mùa khô, các hộ chăn nuôi đang “đua” nhau bán bớt nhằm đảm bảo đủ thức ăn cho dê, dẫn đến số lượng cung vượt cầu. Chính vì vậy đã tạo cơ hội cho thương lái lợi dụng tình hình để ép giá, khiến cho người nuôi dê đang khó khăn càng khó khăn hơn.

THANH LIÊM

Ý kiến độc giả
Tin nổi bật trang chủ
Vang tiếng đàn T’rưng trên thao trường

Vang tiếng đàn T’rưng trên thao trường

Media - Ngọc Thu - 23:15, 08/04/2025
Thời điểm này, các chiến sĩ mới tại Tiểu đoàn bộ binh 50 (Trung đoàn bộ binh 991, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Gia Lai) đang miệt mài huấn luyện trên thao trường, bãi tập với những vũ khí, khí tài, trang bị, kèm theo điều kiện thời tiết khắc nghiệt, gian khổ. Trong hoàn cảnh ấy, tiếng đàn T’rưng vang lên hòa cùng cái nắng, cái gió của mùa khô Tây nguyên như "liều thuốc bổ" động viên, nâng cao ý chí tinh thần của các chiến sĩ quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ.
Linh thiêng hai tiếng đồng bào

Linh thiêng hai tiếng đồng bào

Media - BDT - 23:09, 08/04/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 8/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Linh thiêng hai tiếng đồng bào. Tây Côn Lĩnh hoang sơ, đẹp như trong cổ tích. Hiến đất chung tay xây dựng nông thôn mới.
Bình yên xứ Đạo

Bình yên xứ Đạo

Dân tộc - Tôn giáo - An Yên - 23:00, 08/04/2025
Một cảm nhận khi trở về nhiều giáo xứ, giáo họ ở Nghệ An là sự an yên. Không phải là những hiện hữu trên mỗi nếp nhà khang trang, trên những trục đường rực rỡ cờ hoa và cây xanh… mà đến từ tâm hồn, từ suy nghĩ và hơn hết là từ những hành động, việc làm của chính những giáo dân nơi vùng đất ấy.
Những “đầu tàu” ở bản Dộ - Tà Vờng

Những “đầu tàu” ở bản Dộ - Tà Vờng

Gương sáng - Việt Hòa - 22:56, 08/04/2025
Đến bản Dộ - Tà Vờng hôm nay, hệ thống đường điện đang được đầu tư, các điểm trường học và nhà cửa của đồng bào Chứt ngày một khang trang, sạch đẹp. Những đổi thay đó có đóng góp của những Người có uy tín trong đồng bào Chứt ở bản Dộ - Tà Vờng.
Huyện Krông Ana (Đắk Lắk): Hàng trăm hộ đồng bào DTTS nghèo được cấp bồn chứa nước sinh hoạt phân tán

Huyện Krông Ana (Đắk Lắk): Hàng trăm hộ đồng bào DTTS nghèo được cấp bồn chứa nước sinh hoạt phân tán

Dân tộc - Tôn giáo - Lê Hường - 22:55, 08/04/2025
Trong hai ngày 8 và 9/4, Phòng Dân tộc và Tôn giáo huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk phối hợp UBND thị trấn Buôn Trấp, các xã Day Sap, Ea Bông, Băng Adrênh, Dur Kmăl tổ chức 296 cấp bồn nước Inox cho các hộ đồng bào DTTS nghèo trên địa bàn.
Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam

Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 5/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Hành trang Văn hóa truyền thống. Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam. Chuỗi hạt cườm và bản sắc văn hóa người Co. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Quảng Nam đón hơn 2,2 triệu lượt khách trong 3 tháng đầu năm

Quảng Nam đón hơn 2,2 triệu lượt khách trong 3 tháng đầu năm

Du lịch - T.Nhân - H.Trường - 22:54, 08/04/2025
Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Quảng Nam cho biết, lượt khách tham quan, lưu trú du lịch 3 tháng đầu năm trên địa bàn tỉnh ước đạt 2,23 triệu lượt
Bạc Liêu: Đời sống đồng bào Khmer ngày càng khởi sắc từ Chương trình MTQG 1719

Bạc Liêu: Đời sống đồng bào Khmer ngày càng khởi sắc từ Chương trình MTQG 1719

Dân tộc - Tôn giáo - Thanh Phong - 22:53, 08/04/2025
Những năm qua, từ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước thông qua các chương trình, chính sách dân tộc đời sống kinh tế-xã hội của đồng bào Khmer ở Bạc Liêu ngày càng phát triển toàn diện. Diện mạo ở các vùng có đông đồng bào Khmer sinh sống ngày càng đổi thay, bà con yên tâm lao động, sản xuất, phát triển kinh tế gia đình, xây dựng đời sống văn hóa.
Tổ chức Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2025 vui tươi, lành mạnh, đoàn kết, an toàn và tiết kiệm

Tổ chức Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2025 vui tươi, lành mạnh, đoàn kết, an toàn và tiết kiệm

Dân tộc - Tôn giáo - Thanh Phong - 22:52, 08/04/2025
Để đồng bào dân tộc Khmer đón mừng Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2025 với tinh thần vui tươi, lành mạnh, đoàn kết, an toàn và tiết kiệm, các địa phương khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nơi có đông đồng bào Khmer sinh sống đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực. Tạo điều kiện cho bà con nơi đây đón tết cổ truyền trong không khí vui tươi, lành mạnh và an toàn.
Lạng Sơn: Từ ngày 8/4 triển khai đại trà mô hình dạy học 5 ngày/tuần tại các cơ sở giáo dục THCS và THPT

Lạng Sơn: Từ ngày 8/4 triển khai đại trà mô hình dạy học 5 ngày/tuần tại các cơ sở giáo dục THCS và THPT

Giáo dục - Minh Anh - 22:49, 08/04/2025
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lạng Sơn vừa ban hành Công văn số 1070/SGDĐT-GDTrH ngày 4/4/2025 hướng dẫn triển khai đại trà mô hình dạy học 5 ngày/tuần đối với các cơ sở giáo dục trung học trên địa bàn tỉnh, bắt đầu áp dụng từ ngày 8/4/2025.
Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung: Có an cư mới lạc nghiệp, có nhà ở mới có cơ hội thoát nghèo

Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung: Có an cư mới lạc nghiệp, có nhà ở mới có cơ hội thoát nghèo

Thời sự - Như Tâm – Tào Đạt - 22:46, 08/04/2025
Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung khẳng định, bà con có an cư mới lạc nghiệp, có nhà ở mới có cơ hội thoát nghèo. Đặc biệt, để thoát nghèo bền vững chắc chắn phải có nơi ăn chốn ở tốt. Do đó, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát là một chủ trương rất lớn của Đảng, Nhà nước.