Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Người khơi dậy tinh thần học tập cho học sinh DTTS ở vùng cao Tủa Chùa

Văn Hoa - 04:29, 05/12/2023

Bằng tình nghề, tình thương yêu con trẻ, cô giáo Lò Thị Thầm (1992), dân tộc Thái, giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Trung học Cơ Sở (PTDTBT THCS) Sín Chải (huyện Tủa Chùa, Điện Biên) đã nỗ lực khắc phục mọi khó khăn, bám lớp, bám trường gieo con chữ và khơi dậy tinh thần học tập cho học sinh. Cô là một trong 68 giáo viên tiêu biểu toàn quốc được Bộ Giáo dục và Đào tạo tuyên dương tại Chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô năm 2022".

Cô Lò Thị Thầm (ôm hoa ở giữa) cùng các đồng nghiệp của mình
Cô Lò Thị Thầm (ôm hoa ở giữa) cùng các đồng nghiệp của mình

Cô giáo thương yêu con trẻ

Sau khi tốt nghiệp khoa Sử - Địa, Trường Đại học Tây Bắc, cô Thầm được tuyển dụng, phân công giảng dạy bộ môn Địa lí tại Trường PTDTBT THCS Sín Chải. Đây là ngôi trường mà 100% học sinh là con em đồng bào dân tộc Mông, điều kiện nhà trường còn rất khó khăn.

Cô Thầm chia sẻ, nhiều em học sinh phải đi bộ đến trường 20-30 cây số. Điều kiện sống cũng như phương tiện học tập của học sinh còn nhiều thiếu thốn do gia đình các em phần đa là hộ nghèo. Cảm thương với những hoàn cảnh khó khăn của học sinh và được sự động viên của gia đình, bằng tình yêu thương con trẻ, cô Thầm đã quyết định khắc phục mọi khó khăn trước mắt để gắn bó với ngôi trường.

Nói về quyết tâm gắn bó với nghề của mình, Cô Thầm bộc bạch, nếu không có lòng quyết tâm, những khó khăn này sẽ là trở ngại lớn đối với tôi và nhiều giáo viên khác. Cô kể: “Những năm công tác tại trường PTDTBT THCS Sín Chải, bản thân tôi, Ban giám hiệu và giáo viên trong nhà trường không thể nhớ nổi hết những khó khăn, vất vả.

Nhờ có cô Lò Thị Thầm, nhiều học sinh DTTS đã tích cực học tập và đạt kết quả cao
Nhờ có cô Lò Thị Thầm, nhiều học sinh DTTS đã tích cực học tập và đạt kết quả cao

Ở một số thôn bản vẫn chưa có điện, có nơi thì điện thoại không có sóng không thể gọi cho phụ huynh để trao đổi những vấn đề liên quan đến các em. Có những lần xuống các thôn bản để tuyên truyền, vận động các em không bỏ học giữa chừng, xe bị hỏng giữa đường phải gửi xe ở nhà dân hay phải lên tận nương để tìm gặp động viên các em đến trường;Một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc học tập của con em mình, phó mặc hoàn toàn cho giáo viên, cho nhà trường…

Nhưng bằng tình yêu nghề, cô Thầm và các thầy cô trong trường đã cố gắng động viên nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ. Với học sinh của mình, cô động viên “vì là xã khó khăn và xa nhất huyện, các em học sinh hãy cố gắng học thật tốt, cần cù, chịu khó, “lấy cần cù bù thông minh” để mang vinh quanh về cho Sín Chải.

Khơi dậy tinh thần học tập của học sinh

Là một giáo viên trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm giảng dạy, bản thân cô Lò Thị Thầm luôn nỗ lực trau dồi kiến thức, chịu khó nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo để đưa ra phương pháp giảng dạy dễ hiểu nhất giúp học sinh dể hiểu, dễ học, nắm chắc bài vở. Cô hướng dẫn học sinh sử dụng bản đồ tư duy để học tập môn Địa lí; hướng dẫn sử dụng Átlat Địa lí Việt Nam để học tập, nhằm giúp các em yêu thích môn Địa lí hơn, cảm thấy học môn Địa lí nhẹ nhàng, không nhàm chán, giúp các em nhớ lâu hơn, tránh được tình trạng học trước quên sau…

Bằng những lời chia sẻ động viên chân thành của cô Lò Thị Thầm, nhiều học sinh đã phấn khích trong học tập, đạt được kết quả cao trong các kì thi học sinh giỏi. Như em Sùng A Trường, nhớ lời cô dặn, đúng 14h Trường ngồi học bài, ôn bài, giải đề. Khi hỏi buổi tối em có học không, Trường trả lời, em học đến 24h đêm đấy ạ. Nhờ những nỗ lực đó, Sùng A Trường đã đạt giải Nhì học sinh giỏi cấp tỉnh môn Địa lí năm học 2021-2022.

Một tiết học của cô và trò
Một tiết học của cô và trò

Ngoài Sùng A Trường, năm học 2020 - 2021, cô Thầm còn bồi dưỡng giúp 1 học sinh đạt giải Ba cuộc thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Địa lí. Với muôn vàn những khó khăn, thiếu thốn về điều kiện dạy và học của một ngôi trường xa và khó khăn nhất huyện, những thành tích cô trò Lò Thị Thầm đáng trân trọng. 

Ở trọ để nhường chỗ ở cho học sinh

Nhà cách trường gần 100km, cô Thầm có rất ít thời gian dành cho gia đình. 6 năm qua, cô giáo Thầm thường một mình đi xe máy đến trường.Khi được hỏi, cô xúc động kể, con nhỏ được 12 tháng, cô đã phải cai sửa nhờ ông bà chăm sóc hộ, đợi đến cuối tuần về thăm con một lần. Ngày trước còn khỏe thì tuần nào cũng về, nhưng mấy năm gần đây, thì có khi hai, ba tuần mới về một lần vì muốn dành thời gian cuối tuần ôn bài cho học sinh. Chồng cô Thầm thì làm tự do ở Hà Nội, cô tính cả năm hai vợ chồng ở với nhau chưa được 1 tháng. 

Cô kể, lúc mới vào trường công tác, có vài chỗ đường rất xấu, không biết bao nhiêu lần ngã xe.Những năm gần đây, Nhà nước đầu tư nên đường xá cũng đã được xây dựng, nâng cấp, đi lại cũng đỡ hơn. Tuy nhiên, những tuyến đường đi lại trong xã vẫn tương đối vất vả vì nhiều đoạn đường làm lâu rồi, giờ cũng xuống cấp.

Niềm vui của cô Lò Thị Thầm với những bó hoa tươi thắm mà học sinh dành tặng
Niềm vui của cô Lò Thị Thầm với những bó hoa tươi thắm mà học sinh dành tặng

Để thuận tiện cho việc đảm bảo sức khỏe cho công tác giảng dạy, cô đã phải ở trọ. Cô tâm sự, nhiều thầy cô giáo cũng ở lại trường, các thầy thì 3-4 người một phòng, nhưng cả trường có 3 cô giáo, hai cô còn lại thì về nhà, còn lại mỗi một mình ở một phòng sẽ rất phí. Trong khi học sinh rất đông thiếu chỗ ở, do đó cô đi thuê trọ ở ngoài, hơn 600 nghìn 1 tháng (chưa tính điện nước) để nhường phòng đó cho hoc sinh.

Khi được hỏi về những thành tích đã đạt được, cô Thầm kể qua loa, 2 giấy khen của Đoàn xã Sín Chải; 1 giấy khen của Chủ tịch UBND xã Sín Chải; 4 giấy khen của Chủ tịch UBND huyện Tủa Chùa; 2 năm được Chủ tịch UBND huyện Tủa Chùa tặng Danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở. Năm 2022, cô là một trong 68 giáo viên tiêu biểu toàn quốc được Bộ Giáo dục và Đào tạo tuyên dương tại Chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô năm 2022".

Nhưng đối với cô Thầm, món quà ý nghĩa nhất, thành tích cô vui nhất là học sinh đạt được kết quả cao; được phụ huynh và học sinh yêu mến.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Ngày 27/12, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh năm 2023. Dự hội nghị có: Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy ban Dân tộc) Lưu Xuân Thủy; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Tuấn Sinh; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa Phạm Thị Thanh Thủy; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đầu Thanh Tùng; lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh, một số sở, ngành, đơn vị của tỉnh, UBND 11 huyện miền núi và 6 huyện, thị xã giáp ranh có xã, thôn, bản miền núi cùng 150 đại biểu điển hình tiên tiến đại diện cho trên 701.000 người DTTS toàn tỉnh.
Tin nổi bật trang chủ
Ký ức hào hùng về

Ký ức hào hùng về "những ngày không quên"

Phóng sự - Tào Đạt - CTV - 7 giờ trước
70 năm trôi qua nhưng những ký ức về “một thời hoa lửa” vẫn vẹn nguyên trong tâm trí các cựu thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Đây chính là niềm tự hào, để giáo dục thế hệ trẻ tiếp tục cống hiến.
Quảng Nam: Hỗ trợ 5 xã vùng cao huyện Tây Giang trồng 18ha cây dược liệu

Quảng Nam: Hỗ trợ 5 xã vùng cao huyện Tây Giang trồng 18ha cây dược liệu

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 7 giờ trước
Thực hiện Nghị quyết số 09 của HĐND tỉnh Quảng Nam về cơ chế khuyến khích bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh và cây dược liệu khác trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 – 2025, huyện Tây Giang đã hỗ trợ cho 5 xã vùng cao trồng được 18 ha dược liệu các loại.
Bình Định: Kiến nghị hỗ trợ kinh phí để bảo tồn và phát huy giá trị di tích

Bình Định: Kiến nghị hỗ trợ kinh phí để bảo tồn và phát huy giá trị di tích

Xã hội - T.Nhân - 7 giờ trước
UBND tỉnh Bình Định vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính về kết quả kiểm tra tổng thể việc quản lý tiền công đức, tài trợ tại các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Bình Định. Đồng thời kiến nghị, hỗ trợ kinh phí để thực hiện bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh.
65 năm đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại

65 năm đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại

Thời sự - Minh Thu - 7 giờ trước
Cách đây 65 năm, thực hiện Nghị quyết 15 của BCH Trung ương Đảng về cách mạng miền Nam, ngày 19/5/1959, Thường trực Tổng quân ủy chính thức giao nhiệm vụ cho đoàn công tác quân sự đặc biệt (Đoàn 559) do Thượng tá Võ Bẩm làm trưởng đoàn có nhiệm vụ mở đường Trường Sơn chi viện cho chiến trường Miền Nam.

"Chữa bệnh" cho chiêng

Sắc màu 54 - Ngọc Thu - 7 giờ trước
Với sứ mệnh lưu giữ “hồn cốt” của cồng chiêng Tây Nguyên, những nghệ nhân tại các buôn làng Gia Lai đang miệt mài chỉnh sửa những tiếng chiêng lạc nhịp, để tiếng chiêng, tiếng cồng cổ mãi ngân vang “chín suối, mười đồi”. Họ như những bác sỹ không quản ngại ngày đêm lặn lội trên khắp các buôn làng để "chữa bệnh" cho chiêng.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Giai đoạn 2023 - 2025, cả nước có 50 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.243 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp. Dự kiến sau sắp xếp, sáp nhập, cả nước sẽ giảm 14 đơn vị hành chính cấp huyện và 619 xã. Ngoài việc sắp xếp bộ máy, cán bộ, trụ sở... việc chọn tên đặt cho đơn vị hành chính mới cũng là vấn đề quan trọng không kém. Câu chuyện đặt tên mới hay giữ tên cũ được dư luận rất quan tâm. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về chủ đề: Tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc.
Vietcombank đồng hành cùng sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Vietcombank đồng hành cùng sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Kinh tế - Khánh Sơn - 7 giờ trước
Ngày 8/5/2024, sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024 với chủ đề “Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số” do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) chủ trì, Thời báo Ngân hàng, Vụ Thanh toán và các đơn vị liên quan phối hợp tổ chức chính thức được khai mạc.
Thừa Thiên Huế: Tổ chức lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi cho cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng

Thừa Thiên Huế: Tổ chức lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi cho cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng

Tin tức - Tào Đạt - Võ Tiến - 8 giờ trước
Ngày 11/5, tại huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện A Lưới tổ chức khai giảng lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi năm 2024.
Bình Liêu (Quảng Ninh): Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024

Bình Liêu (Quảng Ninh): Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 8 giờ trước
Ngày 11/5 (tức ngày 4/4 Âm lịch), tại xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) đã diễn ra Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024. Ngày hội thu hút đông đảo người dân và khách du lịch tham gia hưởng ứng.
Quảng Trị: Triệt phá thành công đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy

Quảng Trị: Triệt phá thành công đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy

Pháp luật - Khánh Ngân - 8 giờ trước
Ngày 11/5, Đại tá Lê Văn Phương, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Quảng Trị cho biết, các lực lượng chức năng vừa triệt phá đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy ngoài biên giới vào nội địa.
Khai thác cát phải thuận thiên, không để người dân bị ảnh hưởng

Khai thác cát phải thuận thiên, không để người dân bị ảnh hưởng

Tin tức - PV - 16:15, 11/05/2024
Sáng 11/5, sau khi khảo sát tình hình khai thác cát sông phục vụ san lấp các tuyến cao tốc trọng điểm trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà gặp gỡ người dân tại khu vực khai thác cát sông ở 3 xã Tích Thiện, Thiện Mỹ, Lục Sĩ Thành và thị trấn Trà Ôn (huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long).