Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Gương sáng

Người góp công đưa Diềm Bày thành điểm sáng

Phạm Việt Thắng - 10:37, 24/11/2020

Nếu như 15 năm trước, bản Diềm Bày, xã Châu Quang, huyện Quỳ Hợp (Nghệ An), được biết đến bởi sự nghèo nàn và lạc hậu … thì nay, Diềm Bày đã trở thành điểm sáng về phát triển kinh tể-xã hội, xây dựng NTM, đẩy lùi hủ tục lạc hậu... Để có được kết quả này, ông Quán Vy Chung, Người có uy tín của bản đã có sự đóng góp không nhỏ...

Ông Quán Vy Chung bên hàng cây bằng lăng vừa mới được trồng trên con đường dẫn vào bản
Ông Quán Vy Chung bên hàng cây bằng lăng vừa mới được trồng

Rời quân ngũ, ông Quán Vy Chung được bà con bầu làm Trưởng bản. Mang trọng trách với bản làng, ông Chung không thôi trăn trở, làm sao để quê hương thoát nghèo, làm sao để các hủ tục lạc hậu không còn đeo bám bà con.

Nhìn những cánh đồng bỏ hoang vụ đông, trong lúc cái đói, cái nghèo cứ thường trực trong mỗi nhà, ông Chung bỏ công đi tìm hiểu cách thức tăng canh. Ngô vụ đông là mô hình được cho là phù hợp với thổ nhưỡng ở Diềm Bày. Nhưng làm sao để bà con dám bỏ công, bỏ của để thực hiện? 

Để trả lời câu hỏi này, ông vận động một số hộ khá giả cùng với gia đình mình thực hiện trước. Những nương ngô xanh mướt của vụ đầu tiên là minh chứng cho hành động đúng đắn và tấm lòng vì bà con của ông. Vụ ngô đông sau đó, cả bản Diềm Bày không còn một đám đất trống.

“Mình nói thì phải làm, làm có hiệu quả bà con mới tin theo”, ông Chung khẳng định.

Một trong những nguyên nhân nữa dẫn đến đói nghèo mà ông Chung đã nhận ra từ lâu là các hủ tục lạc hậu trong ma chay, cưới xin. Những trâu, bò, lợn, gà… được mổ thịt để ăn uống linh đình hết ngày này qua ngày khác thế này thì làm sao mà tiến bộ được. 

Bằng cách nào? Người trưởng bản ấy đã “xoáy” vào lớp trẻ. Ông nói, thanh niên dễ tiếp thu cái mới, phải từ thanh niên, từ tuổi trẻ để xoá đi những thứ lạc hậu, cổ hủ. Ông liên tục tham dự các buổi sinh hoạt Chi đoàn Thanh niên, bàn với các cháu về tổ chức đám cưới theo nếp sống mới, không bày vẽ cỗ bàn linh đình, mà tổ chức đám cưới tại nhà văn hoá.

Ông kể: Các cháu thì hưởng ứng, nhưng khó nhất là bố mẹ, dòng họ, ai cũng muốn đám cưới thật to, thật oai, thật nhiều khách… Thế là các tổ chức, đoàn thể của bản cùng vào cuộc. Từ vận động, tuyên truyền đến cả rỉ tai to, nhỏ… đều được ông và các “cộng sự” vận dụng triệt để. 

“Thành công đầu tiên là đám cưới cháu Sầm Văn Huế. Lễ thành hôn diễn ra ở nhà văn hoá bản, thật giản dị nhưng cũng rất ấm cúng. Ở nhà cũng thế, hai họ chỉ làm vài mâm cơm gọn nhẹ, không mổ trâu, mổ bò linh đình. Sau đám cưới, những trâu, bò, lợn… mà cha mẹ chuẩn bị để đãi khách được tặng cho vợ chồng trẻ để làm vốn lập nghiệp. Nhờ thế mà các cháu đỡ khó khăn, có điều kiện và động lực để vươn lên”, ông Chung rạng ngời nét mặt.

“Khó nhất là việc huỷ bỏ các hủ tục trong ma chay, cưới hỏi của đồng bào, thế mà anh Chung đã làm được. Làm được việc đó thì không có gì là khó với anh ấy cả. Anh Chung là người ít nói, nhưng đã nói là làm bằng được, miệng nói tay làm, không quản khó khăn, gian khổ. Anh xứng đáng với suy tôn của bà con là Người có uy tín của bản”.

Ông Sầm Văn Thuỷ - Trưởng Ban công tác mặt trận xã Châu Quang


Xong đám cưới, ông Chung lại bắt tay vào vận động bà con bỏ đi những hủ tục trong đám ma. Người chết thay vì để những 7 ngày thì nên an táng trong vòng 36 tiếng đồng hồ. Các lễ cúng tế mất thì giờ, linh đình, tốn kém cũng phải rút gọn lại, đặc biệt là việc ăn uống trong đám tang phải ở mức tiết kiệm nhất. 

Vừa vận động bà con, ông Chung vừa có sáng kiến “làm việc” với các thầy mo, nói với họ về ích lợi kinh tế, về vệ sinh môi trường và nhất là đối với sức khoẻ của cộng đồng, trong đó có sức khoẻ của các thầy mo… Khi cả “hai mũi giáp công” đã “thủng”, bà con lần lươt hưởng ứng.

Ông Chung hào hứng: “Đám tang cụ Lê Văn Chước là đám tang đầu tiên bỏ các hủ tục. Chưa đầy 36 tiếng đồng hồ sau khi qua đời, cụ đã được dân làng an táng với nghi thức trang trọng, ấm áp tình làm nghĩa xóm. Lễ vật cúng tế chủ yếu là hoa quả, không làm gà, làm lợn cúng mả như trước đây nữa, nhất là chấm dứt việc ăn uống tốn kém”.

Giọng ông Chung hơi chùng xuống khi nói về “công cuộc” giải phóng mặt bằng để mở rộng con đường liên xã, đi qua bản Diềm Bày. Ông tâm sự, tấc đất, tấc vàng mà, có ai muốn mất đất đâu. Trước khi to nhỏ với bà con về lợi ích của việc mở đường, tôi đã phá dỡ tường rào nhà mình để làm gương. Dần dần vài ba nhà khác cũng làm theo, rồi thành phong trào của cả bản. 

“Anh thấy đấy, đường vào bản chúng tôi chẳng khác gì ở phố, thẳng tắp, rộng rãi”, ông Chung hãnh diện lắm.

Xong đường, ông lại kêu gọi bà con gióp công, góp của để trồng cây xanh, làm đường cờ. Giai đoạn một, bản Diềm Bày đã trồng được gần 100 cây bằng lăng hai bên đường vào bản. Rồi ông lên mạng, viết thư kêu gọi con em của bản đi xa giúp sức để làm đường cờ trong bản. 172 cột cờ đã dựng xong, phấp phới trong gió thu lồng lộng.

Bên gốc bằng lăng non xanh, ông Chung nhỏ nhẹ: “Muốn bà con tin theo thì nói phải đi đôi với làm, thậm chí phải làm trước, nói sau và phải biết hi sinh lợi ích cá nhân vì việc chung”.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Gần 26 năm gắn bó với học sinh các DTTS ở xứ Nghệ, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Kiều Hoa, Hiệu trưởng Trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An đã dìu dắt biết bao thế hệ học trò miền núi vượt khó vươn lên, chinh phục ước mơ, tự tin bay ra “biển lớn”. Đồng thời, cô đóng góp quan trọng đưa trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An trở thành một địa chỉ giáo dục uy tín, chất lượng, không chỉ của tỉnh Nghệ An mà của cả hệ thống các trường Dân tộc nội trú trong toàn quốc.
Tin nổi bật trang chủ
Phiên chợ tiền tỷ của người Xơ Đăng

Phiên chợ tiền tỷ của người Xơ Đăng

Từ ngàn xưa, cây sâm Ngọc Linh được đồng bào Xơ Đăng, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam rất trân quý, gọi là cây “thuốc giấu”, và xem đó là món quà do Giàng (Trời) ban để bồi bổ sức khoẻ cũng như chữa bệnh. Ngày nay đã thành thông lệ, mỗi tháng một lần, những phiên chợ sâm Ngọc Linh “độc nhất vô nhị” đã thu hút các đại gia từ mọi miền đất nước đổ về tìm mua sâm. Đây cũng là dịp để những “tỷ phú xứ núi” gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm trồng cây “thuốc giấu”.
Những ông lang, bà mế xứ Tuyên đưa dược liệu ra khỏi núi rừng

Những ông lang, bà mế xứ Tuyên đưa dược liệu ra khỏi núi rừng

Kinh tế - Giang Lam - 16:34, 01/05/2024
Với sự năng động, sáng tạo của mình, những năm gần đây, nhiều ông lang, bà mế ở Tuyên Quang đã tận dụng mạng xã hội để quảng bá nhiều bài thuốc dân gian, gia truyền quý. Hành trình đưa dược liệu xuống phố của họ cũng nhiều điều thú vị.
Lũng Cà - Bảng lảng miền mây trắng

Lũng Cà - Bảng lảng miền mây trắng

Công tác Dân tộc - Thiên An - 16:32, 01/05/2024
Đã hơn 10 năm rồi, nay chúng tôi mới có dịp trở lại Lũng Cà, một bản thuộc xã Thượng Nung, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Lũng Cà ngày ấy, không điện lưới, thiếu nước sạch, lương thực và thiếu cả con chữ... Hôm nay, Lũng Cà đã khác xưa…
Đồng Nai: Nổ lò hơi làm nhiều người thương vong

Đồng Nai: Nổ lò hơi làm nhiều người thương vong

Tin tức - L.Minh - 15:02, 01/05/2024
Sáng 1/5, tại Công ty Gỗ Bình Minh trên địa bàn xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu (tỉnh Đồng Nai) đã xảy ra vụ tai nạn lao động nghiêm trọng khiến nhiều người thương vong. Theo thông tin ban đầu, đây là vụ tai nạn do nổ lò hơi.
Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Thanh Hóa đón lượt khách kỷ lục

Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Thanh Hóa đón lượt khách kỷ lục

Sắc màu 54 - Quỳnh Trâm - 12:31, 01/05/2024
Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, du lịch Thanh Hóa đạt doanh thu khoảng 3,8 nghìn tỷ đồng.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Media - BDT - 12:29, 01/05/2024
Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao

Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao

Media - BDT - 12:12, 01/05/2024
Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao là nghi lễ mang đậm tính nhân văn và luôn hướng con người nhớ về nguồn cội của dân tộc mình. Nghi lễ còn là sợi dây liên kết cộng đồng, dòng họ, làng bản ngày càng đoàn kết, bền chặt cùng nhau xây dựng quê hương.
“Đào, phở và piano” sẽ công chiếu miễn phí trong tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Hà Nội

“Đào, phở và piano” sẽ công chiếu miễn phí trong tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Hà Nội

Tin tức - Thanh Thuận - 11:44, 01/05/2024
Với mong muốn tuyên truyền đến cán bộ, chiến sĩ trong toàn quân và nhân dân về ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ, Điện ảnh Quân đội nhân dân sẽ tổ chức Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954-07/05/2024) từ ngày 3-6/5 tại Rạp chiếu phim Điện ảnh Quân đội nhân dân, số 17 phố Lý Nam Đế, Hà Nội.
Đại học Luật Hà Nội dành 1.310 chỉ tiêu xét tuyển sớm trình độ đại học năm 2024

Đại học Luật Hà Nội dành 1.310 chỉ tiêu xét tuyển sớm trình độ đại học năm 2024

Giáo dục - Khánh Sơn - 11:37, 01/05/2024
Trường Đại học Luật Hà Nội vừa ban hành thông báo xét tuyển trình độ đại học hình thức đào tạo chính quy năm 2024 (Khóa 49) theo các phương thức xét tuyển sớm.
Tái hiện những thời khắc lịch sử của chiến dịch Điện Biên Phủ qua triển lãm “Đường lên Điện Biên”

Tái hiện những thời khắc lịch sử của chiến dịch Điện Biên Phủ qua triển lãm “Đường lên Điện Biên”

Thời sự - Thanh Nguyên - 11:33, 01/05/2024
Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm đặc biệt với chủ đề “Đường lên Điện Biên”. Những thời khắc lịch sử của dân tộc tại chiến trường Điện Biên Phủ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp được tái hiện qua 70 tác phẩm trưng bày tại triển lãm mang đến cho người xem những ấn tượng sâu sắc.
Ra mắt 17 ấn phẩm sách đặc biệt về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Ra mắt 17 ấn phẩm sách đặc biệt về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Tin tức - Thanh Nguyên - 09:21, 01/05/2024
Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu tới bạn đọc 17 ấn phẩm sách đặc biệt, đưa bạn đọc đến với bức tranh toàn cảnh về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.