Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Gương sáng

Người có uy tín giữ bình yên trên vùng đất biên cương Mường Ải

Nguyễn Thanh - CTV - 06:05, 16/11/2022

Không chỉ “đến tận nhà, ra tận rẫy” vận động Nhân dân tự giác giao nộp các loại vũ khí, vật liệu nổ tàng trữ, sử dụng trái phép, những Người có uy tín ở xã Mường Ải, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) còn tuyên truyền để mỗi người dân hiểu rõ vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc bảo vệ đường biên, cột mốc. Qua đó, phát huy được vai trò của quần chúng Nhân dân trong công tác bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới, xây dựng nền biên phòng toàn dân vững mạnh.


Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Mường Ải cùng người dân tại địa phương tuần tra, bảo vệ đường biên, cột mốc
Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Mường Ải cùng người dân tại địa phương tuần tra, bảo vệ đường biên, cột mốc

Cùng Bộ đội vận động Nhân dân giao nộp vũ khí

Đồng bào các DTTS ở xã Mường Ải, huyện Kỳ Sơn vẫn còn tập quán dùng súng để săn bắn thú rừng, bảo vệ mùa màng, nhưng cùng với đó, nhiều hệ lụy đã phát sinh trong quá trình tàng trữ, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ trong Nhân dân. Có nhiều vụ sử dụng súng tự chế đi săn thú rừng, đã bắn nhầm người gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc một số người dân sử dụng vũ khí, vật liệu nổ để giải quyết mâu thuẫn cá nhân dẫn đến thương vong...

Trước tình hình đó, để giữ yên bản làng, giúp người dân yên tâm lao động sản xuất, Người có uy tín Hoa Phò Ngành – dân tộc Khơ Mú, trú tại bản Xốp Lau, xã Mường Ải, đã vào cuộc tuyên truyền, vận động để bà con hiểu được tác hại của việc tàng trữ, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ trái phép. Ông Hoa Phò Ngành nói: Thú dữ trong rừng cũng sắp hết, việc bảo vệ mùa màng, nương rẫy đã có Bộ đội Biên phòng (BĐBP), cán bộ xã lo, cho nên dân bản ta cũng không cần cất giữ vũ khí nữa, dân bản ta hãy tự giác giao nộp cho cán bộ đi thôi. Nghe theo lời nói phải, sự phân tích có lý, có tình của ông Hoa Phò Ngành, ngay sau đó, người dân có vũ khí đã tự giác giao nộp cho tổ công tác.

Tính từ đầu năm 2022 đến nay, các địa phương và các lực lượng, nhất là đội ngũ già làng, trưởng bản, Người có uy tín đã phối hợp Đồn Biên phòng Mường Ải tiến hành 12 đợt tuyên truyền, vận động qua các buổi họp dân; tổ chức 21 đợt/46 lượt cán bộ, chiến sĩ đến tận các chòi, rẫy, trang trại biệt lập để tuyên truyền, vận động; tiến hành tuyên truyền lưu động qua hệ thống loa di động được 5 đợt/31 lượt cán bộ, chiến sĩ tham gia.

Nhờ kết hợp chặt chẽ các biện pháp, tranh thủ sự ủng hộ của các già làng, Người có uy tín nên đồng bào đã tự giác giao nộp cho đơn vị được tổng cộng 40 khẩu súng tự chế. Qua tuyên truyền, vận động của những Người có uy tín, đã có 450 hộ dân ký cam kết: “Sẽ không tàng trữ, sử dụng các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, đặc biệt là sử dụng súng tự chế để săn bắn động vật. Nếu cơ quan chức năng phát hiện, bắt giữ, gia đình chúng tôi xin chịu mọi hình thức xử lý trước pháp luật”.

Những nỗ lực ấy của Người có uy tín, chính quyền địa phương, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Mường Ải đã góp phần ngăn chặn nguy cơ gây mất an ninh trật tự, đảm bảo an toàn khu vực biên giới, gìn giữ sự bình yên ở các bản làng.

Một góc bản làng xã Mường Ải
Một góc bản làng xã Mường Ải

Tham gia bảo vệ đường biên, cột mốc

Chúng tôi có dịp tham gia một chuyến tuần tra đường biên, cột mốc định kỳ do Đồn Biên phòng Mường Ải, BĐBP Nghệ An tổ chức. Lực lượng tuần tra, ngoài cán bộ, chiến sĩ đơn vị còn có thành viên của tổ tự quản đường biên, cột mốc tại địa phương. Tuổi đã cao, nhưng từ ngày tham gia tổ tự quản đường biên, cột mốc, đảm nhận bảo vệ cột mốc biên giới số 415, già làng Xồng Vả Xô thường xuyên tham gia tuần tra cùng các cán bộ, chiến sĩ Biên phòng. Ngoài ra, già làng Xồng Vả Xô luôn nhắc nhở con cháu trong bản phải chăm lo bảo vệ biên giới, nếu phát hiện các hành vi vi phạm, nhanh chóng báo với lực lượng Biên phòng để xử lý kịp thời.

Già làng Xồng Vả Xô chia sẻ: Ngày xưa, cột mốc biên giới không được đẹp như thế này, bây giờ được Nhà nước xây dựng đẹp và bề thế hơn. Già cảm thấy tự hào vì được cùng lực lượng BĐBP tham gia bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới của Tổ quốc. Ngày nào sức lực còn, già vẫn cố gắng tham gia đi tuần cùng các con cháu trong bản và BĐBP để bảo vệ nguyên vẹn đường biên, cột mốc.

Đồn Biên phòng Mường Ải quản lý địa bàn 2 xã Mường Ải và Mường Típ, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) với gần 52km đường biên giới, địa hình hiểm trở, bà con hai bên biên giới thường làm nương rẫy ngay sát đường biên. Thời gian qua, đơn vị đã phối hợp với chính quyền địa phương phát huy tốt vai trò của quần chúng Nhân dân trong bảo vệ biên giới; bà con tự nguyện tham gia vào các tổ tự quản đường biên, cột mốc, tự quản an ninh, trật tự thôn, bản. Từ năm 2006 đến nay, đơn vị đã thành lập và duy trì hoạt động 9 tổ tự quản đường biên, cột mốc và tổ tự quản an ninh, trật tự thôn, bản với gần 60 người tham gia.

Cán bộ Đồn Biên phòng Mường Típ và người dân bản Ải Khe, xã Mường Ải
Cán bộ Đồn Biên phòng Mường Típ luôn gần gũi để làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân

Trung tá Vừ Bá Rê, Chính trị viên Đồn Biên phòng Mường Ải cho biết: Phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới được thực hiện có hiệu quả. Đơn vị đã tổ chức thành lập các tổ tự quản đường biên, cột mốc, tự quản an ninh trật tự thôn, bản. Thông qua đó, ý thức về chấp hành quy chế biên giới, các quy định của nhân dân, nhất là địa bàn các bản giáp biên giới đã đi vào hoạt động có nền nếp. Người dân đã chủ động cung cấp thông tin về các hành vi như khai thác lâm sản trái phép, xuất nhập cảnh trái phép qua biên giới... Đó là cơ sở để đồn Biên phòng làm công tác đấu tranh ngăn ngừa, răn đe các đối tượng. Trong thành công ấy, vai trò của đội ngũ già làng, trưởng bản, Người có uy tín là rất lớn và không thể phủ nhận.

Cùng với cung cấp các thông tin có giá trị đến lực lượng chức năng, thành viên các tổ tự quản đường biên, cột mốc cũng đã tích cực tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến người dân, góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của bà con trong bảo vệ đường biên, cột mốc biên giới. Hoạt động hiệu quả của các tổ tự quản đã góp phần giải quyết các vấn đề nổi cộm trong cuộc sống như nạn trộm cắp, mâu thuẫn giữa các dòng họ trong cộng đồng dân cư..., không để xảy ra mất an ninh, trật tự trên địa bàn.


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Gần 26 năm gắn bó với học sinh các DTTS ở xứ Nghệ, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Kiều Hoa, Hiệu trưởng Trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An đã dìu dắt biết bao thế hệ học trò miền núi vượt khó vươn lên, chinh phục ước mơ, tự tin bay ra “biển lớn”. Đồng thời, cô đóng góp quan trọng đưa trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An trở thành một địa chỉ giáo dục uy tín, chất lượng, không chỉ của tỉnh Nghệ An mà của cả hệ thống các trường Dân tộc nội trú trong toàn quốc.
Tin nổi bật trang chủ
Công tác dân tộc năm 2024: Tăng tốc để hoàn thành Chương trình công tác toàn khóa

Công tác dân tộc năm 2024: Tăng tốc để hoàn thành Chương trình công tác toàn khóa

Năm 2024 là năm “nước rút” để hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, tạo bứt phá để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Trong lĩnh vực công tác dân tộc, với quyết tâm cao nhất, Ủy ban Dân tộc đã và đang nỗ lực vượt khó khăn, quyết liệt tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả nhiệm vụ được giao trong năm then chốt này, từ đó hoàn thành chương trình công tác toàn khóa.
Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”

Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”

Du lịch - Tào Đạt - 3 giờ trước
“Theo dấu chân Người” là chủ đề của chuỗi các hoạt động tháng 5/2024, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội). Trong đó, có nhiều hoạt động ý nghĩa được tổ chức như “Bài ca dâng Bác”, “Tây Nguyên với Bác Hồ - Bác Hồ với Tây Nguyên”, tái hiện lễ mừng chiến thắng của dân tộc Gia Rai, tỉnh Gia Lai…
Thực hiện tốt công tác bán trú, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh vùng DTTS

Thực hiện tốt công tác bán trú, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh vùng DTTS

Media - Ngọc Chí - 3 giờ trước
Những năm qua, Ngành GD&ĐT tỉnh Kon Tum đã quan tâm thực hiện tốt công tác bán trú cho học sinh vùng đồng bào DTTS. Nhờ đó, học sinh có điều kiện thuận lợi để đến trường học tập, nuôi dưỡng ước mơ cho tương lai. Đặc biệt, chất lượng học sinh DTTS trên địa bàn tỉnh ngày càng được nâng cao.
Ngày hội văn hóa các dân tộc Gia Lai - Sức sống cội nguồn

Ngày hội văn hóa các dân tộc Gia Lai - Sức sống cội nguồn

Media - Ngọc Thu - 3 giờ trước
Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ III vừa diễn ra tại Quảng trường Đại Đoàn Kết, Tp. Pleiku với nhiều hoạt động đặc sắc. Đây là sự kiện thường niên do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức nhằm giới thiệu, quảng bá các giá trị đặc sắc của văn hóa các dân tộc, tạo cơ hội để người dân thắt chặt tinh thần đoàn kết, phát huy giá trị văn hóa trong đời sống.
Ảo vọng xuất ngoại và sự thật trắng tay, ly tán của một gia đình ở Cư Jút

Ảo vọng xuất ngoại và sự thật trắng tay, ly tán của một gia đình ở Cư Jút

Xã hội - Minh Nhật (t/h) - 4 giờ trước
Không chỉ trắng tay, nhiều gia đình trên địa bàn vùng đồng bào DTTS ở một số tỉnh Tây nguyên, trong đó có các hộ ở huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông còn bị ly tán vì tin theo lời xúi giục, lừa phỉnh, bán hết đất đai, nhà cửa, đi theo ảo vọng việc nhẹ lương cao ở nước ngoài.
Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 4 giờ trước
Thời gian qua, huyện miền núi Đông Giang (Quảng Nam) đã triển khai nhiều mô hình sinh kế mới như nuôi hưu lấy nhung, chuỗi liên kết sản xuất chè, chuỗi sản xuất về chăn nuôi heo, bò… Những mô hình này không chỉ cải thiện sinh kế cho người dân, mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế -xã hội của địa phương.
Tin trong ngày - 2/5/2023

Tin trong ngày - 2/5/2023

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 2/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đề phòng mưa lớn gây lũ quét, sạt lở đất và nắng nóng. Khuyến khích người dân mặc đúng trang phục dân tộc . Cơn sốt tìm xác ve sầu lan rộng. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hậu Giang: Công ty CP Thương mại đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu có tân Tổng Giám đốc

Hậu Giang: Công ty CP Thương mại đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu có tân Tổng Giám đốc

Chuyên đề - Song Vy - 4 giờ trước
Công ty CP Thương mại đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu (NSH Petro) có trụ sở chính đặt tại ấp Phú Thạnh, thị trấn Mái Dầm, H.Châu Thành, Hậu Giang vừa công bố nghị quyết Hội đồng quản trị (HĐQT) liên quan nhân sự cấp cao thuộc NSH Petro.
Quảng Ngãi: Những “lời ru buồn” đã thưa dần nơi non cao

Quảng Ngãi: Những “lời ru buồn” đã thưa dần nơi non cao

Xã hội - T. Nhân- H. Trường - 4 giờ trước
Trước đây, Quảng Ngãi là một trong những địa phương có số lượng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) rất lớn. Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của các ngành chức năng, đến nay tình trạng TH&HNCHT đã chấm dứt, những “lời ru buồn” trên non cao đã thưa dần.
Khuyến khích người dân mặc đúng trang phục dân tộc vào ngày hội Háng Pò năm 2024

Khuyến khích người dân mặc đúng trang phục dân tộc vào ngày hội Háng Pò năm 2024

Xã hội - Thúy Hồng - 4 giờ trước
UBND huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn vừa có văn bản đề nghị các cơ quan, đơn vị và toàn bộ Nhân dân trên địa bàn huyện về việc mặc trang phục truyền thống các DTTS trên địa bàn huyện vào dịp Ngày hội Háng Pò năm 2024.
Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Hà Giang đón gần 150 ngàn du khách

Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Hà Giang đón gần 150 ngàn du khách

Du lịch - Vũ Mừng - 4 giờ trước
Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, đã có 142.800 lượt khách đến Hà Giang, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2023, công suất buồng phòng đạt 75 - 80%. Tổng doanh thu từ du lịch ước đạt 354,1 tỷ đồng.
Bắt 2 đối tượng tổ chức cho người khác nhập cảnh trái phép

Bắt 2 đối tượng tổ chức cho người khác nhập cảnh trái phép

Pháp luật - Vũ Mừng - 4 giờ trước
Cơ quan An ninh Điều tra Công an tỉnh Hà Giang vừa ra quyết định khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam phục vụ điều tra đối với 2 đối tượng có hành vi tổ chức cho người khác nhập cảnh trái phép.