Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Người Co lưu giữ nghệ thuật đấu chiêng

Tấn Vịnh - 08:27, 09/04/2023

Thời xưa, một nhóm người Co di cư từ huyện Trà Bồng (tỉnh Quảng Ngãi) sang huyện Trà My (tỉnh Quảng Nam) sinh sống và chọn nơi đây là “quê hương thứ hai”. Bên này bên kia cách nhau bởi ngọn núi Răng Cưa huyền thoại. Là người đồng tộc cận cư với nhau nên bà con ở hai địa phương, thường qua lại thăm hỏi, hỗ trợ và gắn bó nhau trong cuộc sống sản xuất và sinh hoạt văn hóa, lễ hội cộng đồng.

Các nghệ nhân dân tộc Co huyện Trà Bồng thi tài đấu chiêng đôi trong Lễ hội văn hóa dân tộc Co tại huyện Bắc Trà My
Các nghệ nhân dân tộc Co huyện Trà Bồng thi tài đấu chiêng đôi trong Lễ hội văn hóa dân tộc Co tại huyện Bắc Trà My

Dân tộc Co có số dân khoảng dưới 30.000 người, phân bố chủ yếu ở 2 huyện Trà Bồng, Tây Trà (tỉnh Quảng Ngãi), với khoảng trên 24.500 người. Trên địa bàn tỉnh Quảng Nam chỉ có khoảng trên 4.500 đồng bào Co cư trú tại huyện Bắc Trà My và số ít ở Tam Trà, huyện Núi Thành.

Trong di sản văn hóa tộc người, bà con người Co còn bảo lưu nhiều loại hình nghệ thuật diễn xướng dân gian độc đáo. Tuy nhiên, tại vùng đồng bào Co ở Bắc Trà My, một số loại hình nghệ thuật như diễn xướng, trang trí hoa văn, điêu khắc gỗ... đã bị thất truyền. Và chính các nghệ nhân ở Trà Bồng (Quảng Ngãi) đã truyền dạy cho những người đồng tộc ở xã Trà Kót, huyện Bắc Trà My để một số loại hình nghệ thuật được sống lại trong cộng đồng.

Người Co hầu như ai cũng biết nhạc và múa. Thế giới của âm thanh dường như hiện diện ở nhiều nơi trong cộng đồng Co. Nhạc, múa, trò diễn của người Co có khi là sinh hoạt thường ngày, có khi gắn với mục đích như xua đuổi chim thú, bảo vệ mùa màng, có khi lại gắn với nghi lễ thiêng liêng. 

Trong nghệ thuật biểu diễn cồng chiêng, người Co đã sáng tạo ra cách diễn tấu đặc sắc, mang đậm dấu ấn tộc người. Mỗi dịp lễ hội thì tiết mục đấu chiêng luôn được đồng bào chờ đợi, người chơi luôn hào hứng, thể hiện tài năng của mình.

Những nghệ nhân trẻ dân tộc Co xã Trà Kót, huyện Bắc Trà My ( Quảng Nam) diễn tấu bài chiêng được các nghệ nhân huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi) truyền dạy
Những nghệ nhân trẻ dân tộc Co xã Trà Kót, huyện Bắc Trà My ( Quảng Nam) diễn tấu bài chiêng được các nghệ nhân huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi) truyền dạy

Người Co xem đấu chiêng như một nghệ thuật đặc sắc, chỉ dành cho thanh niên, trai tráng có đủ sức vóc và có tài diễn tấu. Bởi vì lối đánh chiêng như đấu võ, thể hiện sức mạnh, sự dẻo dai, nhanh trí của người tham gia thi đấu. Nhạc cụ dành cho tiết mục đấu chiêng gồm 2 chiêng (chếch) và 1 chiếc trống (a-gơl). Tham gia đấu chiêng chỉ gồm 3 người: Một người dùng chiêng vợ, một người dùng chiêng chồng để đấu với nhau. Người thứ ba tham gia đánh trống, đóng vai trò như trọng tài giữ nhịp, kích thích cho hai bên thi đấu.

Với tiết mục đấu chiêng đôi, âm sắc nhạc điệu càng thêm độc đáo. Người diễn xướng vừa chơi nhạc cụ giỏi, vừa có sức khỏe tốt để diễn tả những động tác mạnh mẽ giống như võ sĩ. Người diễn thể hiện tinh thần thượng võ, vừa mang dáng dấp của nghệ sĩ, làm cho người xem thán phục, cổ vũ để họ trổ tài diễn xuất hết mình.

Chiêng đối đáp chẳng những được các nghệ nhân dân tộc Co ở Quảng Ngãi, biểu diễn trong các lễ hội truyền thống ở làng, mà còn mang đi trình diễn trong các lễ hội giao lưu văn hóa ở huyện, tỉnh và cao hơn là tầm khu vực và quốc gia. Nhiều nghệ nhân đấu chiêng giỏi cũng được mời đến tham gia, giao lưu với đồng bào mình tại Bắc Trà Mi (tỉnh Quảng Nam).

Điệu múa ka đấu và diễn tấu chiêng đôi trong đêm hội ở xã Trà Kót, huyện Bắc Trà My (Quảng Nam)
Điệu múa ka đấu và diễn tấu chiêng đôi trong đêm hội ở xã Trà Kót, huyện Bắc Trà My (Quảng Nam)

Còn nhớ, vào dịp Lễ hội Văn hóa Thể thao dân tộc Co của huyện Bắc Trà My, tổ chức vào năm 2013 tại xã Trà Kót, tiết mục hấp dẫn nhất là biểu diễn chiêng đối đáp với sự tham gia của các nghệ nhân dân tộc Co đến từ huyện Trà Bồng. Tại lễ hội Văn hóa Thể thao các dân tộc miền núi tỉnh Quảng Nam năm 2014, tổ chức tại huyện Bắc Trà My, tiết mục chiêng đối đáp được trình diễn trong lễ khai mạc, do các nghệ nhân dân tộc Co tại huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi) và nhóm nghệ nhân xã Trà Kót múa ka đáu phù họa, là tiết mục hay nhất, gây ấn tượng nhất đối với du khách.

Chiêng đối đáp là một di sản văn hóa phi vật thể có giá trị nghệ thuật của dân tộc Co. Loại hình nghệ thuật này được đồng bào dân tộc Co ở Quảng Ngãi phát huy tốt, có nhiều nghệ nhân biểu diễn xuất sắc. Trong khi đó, ở Quảng Nam, đấu chiêng đồng bào Co không còn xuất hiện trong sinh hoạt lễ hội.

Gần đây, huyện Bắc Trà My đã mời một số nghệ nhân như Hồ Văn Biên, Hồ Văn Vương ở xã Trà Sơn, huyện Trà Bồng (tỉnh Quảng Ngãi) đến, trực tiếp truyền dạy cho 15 thanh niên dân tộc Co tại hai xã Trà Nú và Trà Kót về nghệ thuật diễn tấu chiêng đôi. Các nghệ nhân đã dạy các bài bản tấu chiêng, qua đó họ đã truyền ngọn lửa đam mê nghệ thuật diễn tấu cồng chiêng cho chính bà con dân tộc của mình.

Điệu múa ka đấu của dân tộc Co huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi) tại Lễ hội phục dựng cây nêu các dân tộc tại huyện Tây Giang (Quảng Nam)
Điệu múa ka đấu của dân tộc Co huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi) tại Lễ hội phục dựng cây nêu các dân tộc tại huyện Tây Giang (Quảng Nam)

Mỗi lần tổ chức lễ hội như Lễ Giã rạ, Lễ Cầu mùa, bà con dân tộc Co hai bên đều mời đại diện gia đình, tộc họ qua dự. Các nghệ nhân am hiểu nghệ thuật múa, tấu chiêng, điêu khắc trao đổi lẫn nhau, cùng hòa mình trong nhịp trống chiêng, điệu dân vũ lôi cuốn, trong men say của hơi ấm cộng đồng.

Nhờ vậy, nghệ thuật đấu chiêng đôi và một số loại hình diễn xướng dân khác của đồng bào Co cư trú trên địa bàn Quảng Nam, đã được phục hồi, di sản quý báu đã được truyền lại cho thế hệ trẻ. Mỗi lần hội làng, các nghệ nhân trẻ ở Trà Kót tự mình biểu diễn và tiếp tục phổ biến cho những người khác trong làng. 

Trong các sự kiện giao lưu văn hóa, lễ hội quy mô cấp tỉnh, khu vực được tổ chức trong thời gian gần đây, điệu chiêng đối đáp của nghệ nhân dân tộc Co đến từ Bắc Trà My, Trà Bồng cùng cất lên âm điệu, cùng nhau giữ gìn, trao truyền nét tinh hoa trong văn hóa tộc người ở miền núi Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Giữ nghề đan lát truyền thống của đồng bào Tày ở Ba Chẽ

Giữ nghề đan lát truyền thống của đồng bào Tày ở Ba Chẽ

Từ bao đời nay, việc đan lát từ cây tre, cây cọ tạo ra những vật dụng để phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt, lao động hằng ngày đã trở thành nghề thủ công truyền thống của đồng bào dân tộc Tày ở huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh). Những chiếc quạt cọ, nón mê, đôi lồng... được tạo nên từ đôi bàn tay khéo léo của bà con người Tày nơi đây.
Quảng Bình: Giải cứu thành công 7 thuyền viên trên tàu gặp nạn trên biển

Quảng Bình: Giải cứu thành công 7 thuyền viên trên tàu gặp nạn trên biển

Tin tức - khánh Ngân - 4 giờ trước
Tàu cá QB 92198 TS đang đáng bắt hải sản ở vùng biển Đông Nam, cách cửa biển Nhật Lệ khoảng 80 hải lý thì bốc cháy dữ đội. Rất may, các thuyền viên trên tàu gặp nạn đã được giải cứu thành công.
Giữ nghề đan lát truyền thống của đồng bào Tày ở Ba Chẽ

Giữ nghề đan lát truyền thống của đồng bào Tày ở Ba Chẽ

Sắc màu 54 - Trí Phương - 4 giờ trước
Từ bao đời nay, việc đan lát từ cây tre, cây cọ tạo ra những vật dụng để phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt, lao động hằng ngày đã trở thành nghề thủ công truyền thống của đồng bào dân tộc Tày ở huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh). Những chiếc quạt cọ, nón mê, đôi lồng... được tạo nên từ đôi bàn tay khéo léo của bà con người Tày nơi đây.
Hiệu quả trong chuyển đổi cây trồng ở vùng đồng bào DTTS

Hiệu quả trong chuyển đổi cây trồng ở vùng đồng bào DTTS

Kinh tế - Hoàng Chính - Vũ Mừng - 4 giờ trước
Nhiều năm gần đây, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng nông nghiệp từ cây kém hiệu quả sang trồng, canh tác các loại cây có kinh tế cao ở huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đang dần trở thành phong trào thi đua sâu rộng. Qua đó, đã tạo nguồn thu nhập ổn định cho người dân, góp phần phát triển kinh tế vùng đồng bào DTTS trên địa bàn.
Phong tục Rúp Ca của đồng bào Gié Triêng

Phong tục Rúp Ca của đồng bào Gié Triêng

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 4 giờ trước
Cứ thành thông lệ, vào dịp đầu năm mới hàng năm, đồng bào Gié Triêng ở xã Đăk Choong, huyện Đăk Glei (Kon Tum) lại cùng nhau đi Rúp Ca (theo tiếng Gié Triêng là bắt cá). Đây là một truyền thống văn hóa có từ lâu đời, thể hiện tính cộng đồng của đồng bào Gié Triêng nơi đây.
Người đàn ông tài hoa và những sản phẩm tre Việt có

Người đàn ông tài hoa và những sản phẩm tre Việt có "hồn"

Nghề nghiệp - Việc làm - T.Nhân-H.Trường - 5 giờ trước
Từ những thân tre, gốc tre xù xì thô ráp qua bàn tay tài hoa của anh Võ Tấn Tân (TP.Hội An, Quảng Nam) đã trở thành sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo và có hồn. Những tác phẩm của anh Tân không chỉ thu hút khách hàng trong nước, mà du khách nước ngoài cũng rất thích thú khi trải nghiệm tại xưởng sản xuất của anh. Nhờ đó, hình ảnh cây tre Việt lan toả đến với bạn bè quốc tế và mang lại cho anh Tân khoảng thu nhập không nhỏ.
Du lịch sinh thái qua những mùa hoa

Du lịch sinh thái qua những mùa hoa

Du lịch - Phương Ly - 5 giờ trước
Nằm ở vùng Tây Bắc của Tổ quốc, Lai Châu được thiên nhiên ban tặng nhiều cảnh quan đẹp với núi non hùng vĩ, những cánh rừng già nguyên sinh cùng khí hậu trong lành, mát mẻ. Đây là những điều kiện thuận lợi để tỉnh khai thác tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch sinh thái, checkin mạo hiểm. Trong đó, du lịch sinh thái qua những mùa hoa đang được người dân và du khách thích thú với câu cửa miệng “đi chữa lành”.
Lật tẩy những luận điệu sai trái về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ

Lật tẩy những luận điệu sai trái về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ

Chống diễn biến hòa bình - PV - 5 giờ trước
Những ngày qua, khi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta tổ chức nhiều hoạt động thiết thực kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) thì trên mạng xã hội, các thế lực thù địch, phản động và một số kẻ thiếu thiện chí vẫn tìm cách xuyên tạc bản chất, tính chính nghĩa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp mà đỉnh cao là Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Chàng trai mang

Chàng trai mang "shopping 0 đồng" đến với đồng bào DTTS Điện Biên

Xã hội - Minh Nhật (T/h) - 6 giờ trước
Với quần áo cũ được cộng đồng mạng khắp cả nước gửi về, anh Nguyễn Quốc Việt (34 tuổi) đã mang '"shopping 0 đồng" đến với bà con miền núi Điện Biên suốt 7 năm qua.
Giải pháp chấm dứt tình trạng sạt lở vùng đồng bào DTTS Kỳ Sơn

Giải pháp chấm dứt tình trạng sạt lở vùng đồng bào DTTS Kỳ Sơn

Xã hội - An Yên - 6 giờ trước
Kỳ Sơn là huyện biên giới của tỉnh Nghệ An – đây là địa bàn hễ mưa xuống là có sạt lở. Tính sơ sơ mỗi năm, thiên tai đã làm thiệt hại của huyện hàng trăm tỷ đồng. Dẫu vậy thì những giải pháp phòng chống sạt lở của các cấp chính quyền địa phương lại gần như là “bất khả kháng”, nên sự hỗ trợ nguồn lực đầu tư lớn từ Nhà nước, từ nhiều nguồn lực và từ phía người dân để từng bước, tiến tới chấm dứt tình trạng sạt lở ở Kỳ Sơn luôn đặc biệt quan trọng.
Kiên Giang: Quyết liệt giải quyết những vấn đề trọng tâm cùng cả nước gỡ “thẻ vàng” của EC

Kiên Giang: Quyết liệt giải quyết những vấn đề trọng tâm cùng cả nước gỡ “thẻ vàng” của EC

Kinh tế - Như Tâm - 6 giờ trước
Tỉnh Kiên Giang đang tập trung thực hiện các giải pháp cấp bách để giải quyết 4 vấn đề trọng tâm trong chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (gọi tắt là chống khai thác IUU). Nỗ lực này không chỉ góp phần cùng cả nước gỡ cảnh báo “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC) mà còn là giải pháp để Kiên Giang cấu trúc lại nghề cá minh bạch, trách nhiệm và bền vững.