Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Người Chăm nhớ biển

PV - 10:21, 23/01/2019

Những ngôi làng nép mình hiền hòa giữa rừng dừa bên triền cát trắng. Những con người mặt hướng về phía núi mà hồn như còn neo đậu khơi xa. Miền văn hóa Chăm, sau mỗi lần trải nghiệm là cảm giác cứ khôn nguôi nỗi u hoài miên viễn. Phải chăng bởi những câu chuyện “trà dư tửu hậu” với những người bạn ở xứ cát trắng; nỗi ám ảnh từ trường ca Akayet và cảm thức theo những trang cổ sử ít ỏi về các triều đại Chămpa trong quá khứ. Về miền Chăm - Ninh Thuận mùa lễ Ramưwan, chỉ muốn được ghi vài tản mạn rời…

Đồng bào Chăm chuẩn bị cúng tổ tiên trong Lễ hội Katê. Đồng bào Chăm chuẩn bị cúng tổ tiên trong Lễ hội Katê.

Ấn tượng trong tôi mỗi lần về miền Ninh Thuận là hình ảnh những đoàn phụ nữ Chăm áo dài trắng khăn đội đầu màu đỏ, bước chân trần nối theo nhau lượn trên triền sóng cát. Họ cứ đi như thế, đi như từ cổ tích, đi như từ cổ tháp bước ra. Bước chân dù đang trải qua cuộc gian khó mưu sinh, dù đội trên đầu là gốm Bàu Trúc, thổ cẩm Mỹ Nghiệp hay thuốc chữa bệnh cổ truyền Xuân Hải, thì bước chân họ vẫn nhẹ tênh an nhiên. Không hiểu sao, những cặp mắt đẹp u huyền của người phụ nữ Chăm luôn ẩn dưới bóng khăn choàng vẫn đau đáu nhìn về hướng đại dương. Có nỗi nhớ nào, nỗi ám ảnh nào từ phía khơi xa?…

Từ rất lâu rồi, tôi tự hỏi: Tại sao người Chăm thường chọn lập cư gần biển mà họ không hề làm nghề biển, không đóng thuyền, đánh cá, không giao thông hàng hải? Có người nghĩ rằng, người Chăm mang tâm lý sợ biển. Hóa ra không phải vậy, dân tộc Chăm từng lưu giữ một nền hải sử đồ sộ từ hàng trăm năm trước. Cho đến mốc, khi vua Minh Mạng dẹp xong cuộc khởi nghĩa của Lê Văn Khôi năm 1834, ông vua thứ hai này của triều Nguyễn đã xuống chiếu cấm người Chăm làm nghề biển mà chỉ được làm nghề nông thuần túy. Từ lệnh cấm năm 1834, người Chăm đã rời xa với biển hoàn toàn và cũng từ đó đành để đứt mất truyền thống viễn dương. Thế nhưng, có một điều ngạc nhiên thú vị, theo lời kể của một thi sĩ người Chăm tôi quen, nếu bà hàng xóm người Kinh nhà anh mỗi khi có chuyện buồn thường than “trời đất ơi”, thì bà mẹ Chăm của chàng nhà thơ lại than là “trời biển ơi” (lingik tathik lơy)! Văn hóa biển, với người Chăm, có lẽ bởi không còn hiện hữu nên đành phải đắng cay tự ngấm về dòng tâm thức của mỗi cư dân. Người Chăm có một nỗi hoài nhớ biển khơi…

Theo cổ sử, đầu thế kỷ V, vua Chămpa là Gangaraja, chỉ tại vị vài ba năm đã nhường ngôi cho cháu của mình để tìm đường sang Ấn Độ tu tập. Đây là vị vua duy nhất của Đông Nam Á thuộc Ấn Độ giáo đã vượt biển Đông sang bờ sông Hằng. Suốt mười bảy thế kỷ tồn tại, người Chăm đã từng làm chủ đại dương. Thời vương quốc còn mang tên Lâm Ấp, trước năm 749, người Chăm đã có những cuộc giao lưu với người Nhật Bản. Sau những chuyến lang bạt kỳ hồ, người Chăm đã biết thâu thái từ nền kiến trúc của các nước láng giềng như Thái Lan, Khmer, Java…để sáng tạo nên nền kiến trúc kỳ vĩ của mình với rất nhiều phong cách. Câu chuyện vua Chế Mân vượt biển lấy công chúa Malaysia là Tapasi làm vợ hay chuyện Po Rome (1627-1651) qua Kelantan để lại mấy thế hệ hậu duệ bên ấy cũng ghi dấu đóng thuyền to vượt qua biển lớn của người Chăm xưa. Trường ca Chăm kể về Po Tang Akauk sinh ra, sống và chết với biển, là một mảnh huyền sử lấp lánh văn hóa biển: “Người có nhà để ngủ/Người cất chỗ trú giữa đại dương/Người có nhà để ở/Người lập nơi ngụ giữa đại dương…”

Đặc biệt, trong lịch sử Chămpa, thương cảng Cù Lao Chàm có vai trò cực kỳ quan trọng trong giao thương đường biển. Nghiên cứu của nhà khảo cổ học Lâm Thị Mỹ Dung cho biết: “Cù Lao Chàm với vị trí thuận lợi của mình đã vươn lên thành thương cảng số một của vương quốc Chămpa. Trên quảng đường dài từ Kra Isthmus (nam Thái Lan, bắc Mã Lai) đến Canton (Quảng Châu, Trung Quốc), chỉ có một trạm dừng chân duy nhất là Chiêm cảng - Cù Lao Chàm, nơi có thể nghỉ ngơi, tích trữ lương thảo, nước ngọt và trao đổi hàng hóa …” Tác giả khác là Nguyễn Đức Hiệp cũng chứng minh: “Cư dân Chăm cổ thường xuyên có mặt ngoài khơi, ngoài đảo xa. Vì thế, họ có sự giao lưu kinh tế, văn hóa với thế giới hải đảo Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương”. Từ rất lâu rồi, các nhà khoa học cũng đã tìm thấy những dấu vết ghi nhận chủ quyền của người Chăm trên các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và chứng tích cũng ghi nhận họ từng sinh sống lâu đời ở đảo Lý Sơn - Cù Lao Ré…

Vũ điệu Chăm. Vũ điệu Chăm.

Nhớ lần trước về thăm làng Bàu Trúc và viếng đền thờ ông Tổ nghề gốm Chăm. Qua nhiều lối đi tắt mọc đầy gai dại, qua nhiều rẫy ngô, cuối cùng trước mặt là cái chòi gỗ nhỏ lợp lá. Bên trong chòi, trên bệ thờ là một bức tượng bằng gốm giản dị. Ngước mắt thành kính về phía điện thờ, Đàng Sinh Khả Ái, cô nghệ nhân làm gốm Bàu Trúc nói nhỏ: “Đền thờ ông Tổ nghề gốm Chăm đấy!” Ôi, hoang phế! Nếu Khả Ái không nói thì không bao giờ tôi có thể hình dung đây là đền thờ ông Po Klong Chanh, người mà theo truyền thuyết, đã cùng vợ của mình là Nailan Mưk dạy dân làm gốm để hôm nay nghề gốm Bàu Trúc được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia…

Lần này thì khác, sau lễ hội Katê năm ngoái, đền thờ Tổ đã được cháu con Bàu Trúc tôn tạo với kinh phí hơn cả tỷ đồng. Điều đó chứng minh rằng nghề gốm nơi đây đang lên. Thấy vui, vì vị Tổ nghề đã được thờ phụng ở nơi trang trọng, nghề gốm Bàu Trúc cũng thực sự phục hưng. Nhào nặn, kết tinh từ tình yêu của đất cát xứ sở, nguồn nước sông Quao và lửa từ củi, rơm đồng bãi, người Bàu Trúc đã tạo nên những sản phẩm gốm có một không hai. Ngắm đồ gốm Bàu Trúc mà liên tưởng đến điều kỳ vĩ. Từ hàng chục thế kỷ trước, bàn tay người thợ Chăm tài hoa đã tạo nên hệ thống di sản kiến trúc sáng chói mà những thành quách, đền tháp, thánh địa, Phật viện còn sót lại hôm nay trên khắp duyên hải miền Trung là những minh chứng. Trong cái nắng như đổ lửa của đất Phan Rang, cổ thành Pangduranga trong quá khứ, tôi đứng ngắm ngọn tháp Pokluang Garai mà mơ màng về một thời xa thẳm. Trong Ấn Độ giáo, tháp Chăm gọi là Sikhara nghĩa là đỉnh núi nhọn, biểu thị của núi Mêru, kiến trúc tiêu biểu được xây dựng theo tín ngưỡng tam vị nhất thể của đạo Bà La Môn. Núi Mêru, theo thần thoại, có nhiều đỉnh cao thấp khác nhau, vị thần tối cao ngự trên đỉnh cao nhất, các vị thần khác tùy theo thứ bậc mà ngự ở những ngọn núi thấp hơn.

Đứng giữa đất trời Bàu Trúc, ngắm đôi bàn tay quen nghề luyện gốm của cô bạn Đàng Sinh Khả Ái dâng cao cung kính trước điện thờ ông Tổ nghề Po Klong Chanh, tôi như thấy hiện thân hình ngọn tháp. Ngọn tháp lại hiện thân một hải đăng nhắc nhở về ký ức văn hóa khơi xa. “Chăm là một dân tộc sẵn máu phiêu lưu”, một thi sĩ Chăm khái quát. Nghe anh nói, dù đang bước chân hướng núi mà tôi lại ngoái về phía biển, tìm một điều gì đó trên sóng bạc xa xôi. Phải chăng là bóng dáng những chiếc thuyền Chăm thấp thoáng ngoài xa, những bóng thuyền đã hoàn toàn lùi về ký ức. Chăm xa biển, xa một nền thương mại vượt đại dương, nhưng tư liệu hải sử cổ xưa vẫn lưu đó đây và ngấm vào huyết quản. Để bây giờ, thói quen phiêu lưu của người Chăm vẫn tồn lưu trong máu. Tôi cảm nhận điều đó từ hình ảnh những người Chăm du mục với đàn cừu khắp thảo nguyên mênh mang; những người Chăm mang túi thuốc cổ truyền, gánh đồ gốm và thổ cẩm lang thang khắp chốn phố, ngõ quê. Người Chăm biết vượt biển đi buôn từ trong cổ sử và ngày nay vẫn thế. Họ ham đi buôn, cốt để làm kế mưu sinh một phần nhưng cái phần khác không kém quan trọng là thỏa chí tiêu dao…

UÔNG THÁI BIỂU

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Khi Người có uy tín được “trẻ hóa”...

Khi Người có uy tín được “trẻ hóa”...

Trong một thời gian dài, dường như có một sự mặc định ngầm, Người có uy tín phải là những người cao niên, với độ tuổi từ 60 trở lên. Nhưng những năm gần đầy, lực lượng quần chúng đặc biệt này đang dần được trẻ hóa. Cùng với những “cây cao bóng cả” trong đồng bào DTTS, đội ngũ Người có uy tín trẻ đã và đang phát huy được vai trò của mình trong các phong trào ở cơ sở.
Tin nổi bật trang chủ
Nhiều họat động chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nhiều họat động chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), tại tỉnh Điện Biên và TP. Hà Nội diễn ra nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm tuyên truyền sâu rộng trong toàn Đảng bộ, các tầng lớp Nhân dân, lực lượng vũ trang và thế hệ trẻ về ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử vĩ đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Xây dựng nông thôn mới ở miền núi Quảng Ninh: Sức bật từ Nghị quyết 06

Xây dựng nông thôn mới ở miền núi Quảng Ninh: Sức bật từ Nghị quyết 06

Công tác Dân tộc - Mỹ Dung - 6 giờ trước
Cách đây 3 năm, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Nghị quyết 06-NQ/TU, ngày 17/5/2021 về phát triển bền vững kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng – an ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 (Nghị quyết 06). Với nguồn lực được ưu tiên, nhiều cách làm sáng tạo, việc triển khai Nghị quyết 06 đã tạo sức bật cho những địa bàn khó khăn của tỉnh, nhất là trong xây dựng nông thôn mới.
Nắng nóng gay gắt: Ăn uống thế nào để giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm?

Nắng nóng gay gắt: Ăn uống thế nào để giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm?

Sức khỏe - Minh Nhật - 8 giờ trước
Thời tiết nắng nóng dễ làm thực phẩm ôi thiu, hư hỏng, do đó người dân cần chú ý từ khâu lựa chọn thực phẩm, bảo quản, đến chế biến thức ăn.
Người có uy tín ở xứ Thanh

Người có uy tín ở xứ Thanh

Người có uy tín - Quỳnh Trâm - 9 giờ trước
Tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, chung tay xây dựng quê hương; tiên phong đi đầu trong các phong trào thi đua để bà con tin tưởng làm theo... là công việc mà những Người có uy tín trong đồng bào DTTS ở Thanh Hóa đã và đang miệt mài thể hiện để xứng đáng với sự tín nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền, sự tin yêu của người dân.
Thủ tướng chỉ đạo 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới

Thủ tướng chỉ đạo 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới

Thời sự - PV - 9 giờ trước
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu, trong tháng 5 và thời gian tới cần tập trung chuẩn bị thật tốt việc phục vụ Hội nghị Trung ương, kỳ họp Quốc hội sắp tới và triển khai 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong chỉ đạo, điều hành.
Quảng Ngãi: Lan tỏa các mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống trong học đường

Quảng Ngãi: Lan tỏa các mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống trong học đường

Giáo dục - T.Nhân-H.Trường - 10 giờ trước
Với mong muốn bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS, các trường học ở miền núi Quảng Ngãi đã mở lớp đào tạo hát múa dân ca, đánh chiêng… trong học đường. Điều này vừa tạo sự thích thú cho học sinh, vừa góp phần gìn giữ văn hoá truyền thống.
Tin trong ngày - 3/5/2024

Tin trong ngày - 3/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 3/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”. Số người ngộ độc bánh mì tại Đồng Nai tăng lên 469 trường hợp, 5 ca nặng. Nghệ nhân, Người có uy tín Hù Cố Xuân - Niềm tự hào của người Si La. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Mãn nhãn màn tranh tài của 64 nài ngựa ở thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái

Mãn nhãn màn tranh tài của 64 nài ngựa ở thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - Thanh Nam - 10 giờ trước
Giải Đua ngựa Shanrila Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái) được diễn ra với sự tham gia thi đấu của 64 nài ngựa, đến từ 5 tỉnh: Điện Biên, Lào Cai, Tuyên Quang, Sơn La, Yên Bái. Đây là sự kiện thể thao Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024).
Gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa gắn với phát triển du lịch nơi rẻo cao Kỳ Sơn

Gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa gắn với phát triển du lịch nơi rẻo cao Kỳ Sơn

Phóng sự - An Yên - 10 giờ trước
Lên Kỳ Sơn – huyện rẻo cao xứ Nghệ, đã không ít du khách từng cảm thấy mình “lạc lối”. Cũng bởi, nơi ấy không chỉ có “cổng trời” Mường Lống bảng lảng sương bay, tháp cổ Yên Hòa huyền bí, đỉnh Puxailaileng trên dãy Trường Sơn…; mà còn là những lễ hội Pu nhạ thầu, chọi bò, hoa mận, chợ phiên… thấp thoáng sau những cánh rừng pơ mu, sa mu tuyệt đẹp. Càng cuốn hút và hấp dẫn hơn khi đó là bản sắc văn hóa độc đáo lâu đời của cộng đồng các DTTS Mông, Thái, Khơ mú nơi đây.
Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024): Tự hào Chiến sỹ Điện Biên

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024): Tự hào Chiến sỹ Điện Biên

Thời sự - Minh Thu - 10 giờ trước
Cách đây vừa tròn 70 năm, bộ đội ta đã nổ những phát súng đầu tiên mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ, tiến công tập đoàn cứ điểm mạnh nhất của thực dân Pháp. Trải qua “Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt, máu trộn bùn non”, bộ đội Việt Nam anh hùng đã vượt lên bao mưa bom, bão đạn và cắm lá cờ Quyết chiến, Quyết thắng trên nóc hầm Đờ Cát.
Báo động nguy cơ ngộ độc từ thực phẩm

Báo động nguy cơ ngộ độc từ thực phẩm

Xã hội - Minh Nhật - 11 giờ trước
Hàng loạt vụ ngộ độc thực phẩm, thậm chí có trường hợp tử vong tại Nha Trang (Khánh Hòa), TP.HCM, Đồng Nai thời gian qua chính là hồi chuông cảnh tỉnh cho tất cả mọi người. Chúng ta không thể coi nhẹ vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, nếu không muốn phải trả giá, thậm chí bằng cả tính mạng.
Kon Tum: Khai mạc Ngày hội văn hóa, thể thao các dân tộc huyện Đăk Glei

Kon Tum: Khai mạc Ngày hội văn hóa, thể thao các dân tộc huyện Đăk Glei

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 12 giờ trước
Hướng tới chào mừng kỷ niệm 50 năm chiến thắng Đăk Pék (16/5/1974 - 16/5/2024), sáng 3/5, UBND huyện Đăk Glei (Kon Tum) tổ chức Khai mạc Ngày hội văn hóa, thể thao các dân tộc năm 2024.