Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Ngọn lửa trong đời sống người dân Tây Nguyên

PV - 10:42, 16/04/2018

Chứng kiến nhiều biến đổi của buôn làng, đi qua 82 mùa rẫy, già làng người Lạch (thuộc nhóm dân tộc Cơ-ho) ở xã Đạ Chais (huyện Lạc Dương, Lâm Đồng) là ông K’Thành đúc rút ra rằng: ngọn lửa có vai trò hết sức quan trọng trong cộng đồng người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, là biểu tượng của sự ấm áp, no đủ và khát vọng vươn lên.

Đồng hành cùng cuộc sống

Theo già làng K’Thành và các già làng khác ở Tây Nguyên khi dựng làng nơi ở mới, khi đi lên khu rẫy mới, hay làm một công trình phụ trợ mới… thì nhất quyết phải tổ chức lễ xin lửa. Lễ xin lửa này diễn ra trang trọng. Một bếp lửa được đốt lên ở trung tâm của buôn làng, sau đó, già làng làm lễ cúng, rồi người xin lửa mới được gắp mấy cục than bỏ vào một cái bếp nhỏ tự tạo mang về nơi đang cần bắt đầu nhen lên sự ấm cúng.

Ngọn lửa luôn đồng hành cùng các sự kiện trọng đại của người DTTS ở Tây Nguyên. Ngọn lửa luôn đồng hành cùng các sự kiện trọng đại của người DTTS ở Tây Nguyên.

 

Già làng K’Tung ở xã Đạ Lây, huyện Đạ Teh (Lâm Đồng), người nắm giữ nhiều câu chuyện xưa lẫn chuyện nay ở xã Đạ Lây, tâm tình. Trước đây, cộng đồng người Mạ hay dời làng lắm nhưng thời gian gần đây, bà con đã định canh, định cư theo chính sách của Nhà nước an tâm sản xuất. Hồi đó, mỗi lần dời làng, ông K’Tung được giao nhiệm vụ chủ đạo trong việc xin lửa. Thường, đống lửa được đốt lên giữa khu làng cũ, dân làng bày biện lễ vật và chuẩn bị sẵn hàng chục cái bếp bằng tôn rồi già làng đọc bài cúng với các thần linh rằng: “

Ơi, Yàng, ơi thần đất, thần sông, thần rừng, thần rẫy… ở nơi ở cũ. Hãy cho lũ làng đi khai phá thêm vùng đất mới, lập làng mới cùng với hơi ấm và sức mạnh từ làng cũ”.

Cúng xong, những cục than đỏ rực từ đống than ở làng cũ sẽ được gắp vào những chiếc bếp mang đến làng mới, làm ấm những căn nhà ở làng mới.

Khi cuộc sống ổn định, không còn cảnh dời làng, thì lễ xin lửa lên các khu rẫy mới là nghi thức quan trọng với cộng đồng người DTTS ở Nam Tây Nguyên. Già làng K’Hinh, Người có uy tín ở buôn Phi Dih Ja A, xã Krông Nô huyện Lăk (Đăk Lăk) khẳng định: Người Cơ-ho mình hay các dân tộc anh em khác cũng thế thôi, luôn coi trọng lửa. Lửa có từ buổi sơ khai hình thành buôn làng kia mà. Nhờ các chính sách của Nhà nước giờ dân làng ấm no dần. Các khu đất hoang được vỡ vạc thành những khu rẫy mới. Trước khi lên rẫy mới canh tác và làm chòi canh rẫy, dân làng trong buôn sẽ chọn ngày đẹp, đốt lửa giữa buôn; rồi già làng khấn xin thần lửa để lũ làng xin sự ấm cúng mang lên khu rẫy mới. Những cục than hồng khi mang lên khu rẫy mới lại được già làng tiếp tục nghi lễ khấn rằng: Hỡi thần đất, thần rừng, thần sông…

ở nơi làm ăn mới này hãy tiếp nhận sự ấm áp của lửa mà lũ làng xin mang đến để giúp lũ làng có những vụ mùa bội thu, có những đêm rền vang tiếng chiêng, tiếng hát trong sự chứng kiến của thần lửa đầy ấm áp.
Ngọn lửa song hành cùng cuộc sống thường nhật. Ngọn lửa song hành cùng cuộc sống thường nhật.

 

Cộng đồng người DTTS ở Nam Tây Nguyên tin rằng, khi xin lửa mang đến những khu rẫy mới là món quà làm cho các vị thần ở khu rẫy mới ấm áp lên, nương rẫy sẽ tốt tươi hơn. Họ cũng tin rằng, món quà là những ánh lửa trang trọng mang đến ra mắt ngày đầu sẽ khởi nguồn cho mọi điều tốt đẹp về sau đối với buôn làng của mình.

Thắp lên những khát vọng

Ngọn lửa còn giúp cộng đồng buôn làng ở Tây Nguyên xích lại gần nhau hơn, cùng nhau vươn lên trong cuộc sống. Là nông dân sản xuất giỏi của buôn Phi Dih Ja A, anh K’Tuấn bộc bạch rằng: Những đêm trời trong, trăng sáng, sau mùa thu hoạch rẫy, cả buôn lại cùng thắp lên ngọn lửa để cùng bàn chuyện làm ăn cho mùa vụ mới. Sau khi bàn chuyện làm ăn, thì bàn đến chuyện giữ gìn các nét đẹp văn hóa, cách luyện các bài chiêng sao cho ngân xa hơn, cuốn hút người nghe hơn. Rồi những ngày nông nhàn, người già lại quây quần cùng trẻ nhỏ bên bếp lửa, ngọn lửa đượm nồng theo câu chuyện kể như làm sống động lại bao mạch nguồn của những lễ hội, những tháng ngày tươi đẹp đã và đang diễn của cộng đồng dân tộc mình. Những đêm “thủ thỉ” ấy cũng là cách truyền nhiệt huyết và khát vọng cho các thế hệ sau.

Người Cơ-ho tin rằng ngọn lửa thiêng đem lại hơi ấm, sức sống và sự ấm no cho buôn làng. Người Cơ-ho tin rằng ngọn lửa thiêng đem lại hơi ấm, sức sống và sự ấm no cho buôn làng.

 

Ngày ngày cần mẫn đi động viên con em trong buôn hãy biết chăm chỉ học hành để còn xây dựng và đổi mới cho tương lai, ông K’Hùng ở buôn K’Ming, xã Gung Ré, huyện Di Linh (Lâm Đồng) tin tưởng rằng; ngọn lửa linh thiêng vĩnh hằng tồn tại trong tâm trí người dân rồi thì ngọn lửa của khát vọng học tập cũng phải được thắp lên trong các thế hệ ở Gung Ré. Cuộc sống càng phát triển, buôn làng càng ấm no, càng cần cái chữ. Mỗi mùa hè hay khi bắt đầu năm học mới, buôn làng lại tấu lên các bài chiêng bên ngọn lửa rực sáng cả một góc buôn. Sau điệu chiêng mừng, ai cũng chăm chú nghe các già làng thông báo thành tích học tập của các cháu từ cấp 1 đến đại học rồi tuyên dương, phát thưởng trước ngọn lửa ấm cúng. Các cháu học sinh cũng hứa trước thần lửa sẽ cố gắng nỗ lực hơn nữa để rồi lại tiếp tục được tuyên dương trong những lần sau. Ngọn lửa như minh chứng cho các lời hứa, tiếp thêm nghị lực tinh thần cho các học sinh vậy.

Sau khi tốt nghiệp đại học sư phạm TP. Hồ Chí Minh, em K’Dũng quay về dạy học ngay tại xã Gung Ré, K’Dũng thổ lộ: “Mình là con của buôn làng nên lại quay về phục vụ buôn làng là niềm hạnh phúc lớn. Bao nhiêu đêm ấm cúng tiếp nhận những lời động viên của những bậc cây cao bóng cả ở buôn trước sự chứng kiến của thần lửa mãi để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm trí”.

ĐÔNG HƯNG

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bảo tồn nghệ thuật hát Aday của đồng bào Khmer

Bảo tồn nghệ thuật hát Aday của đồng bào Khmer

Hát Aday- Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia của đồng bào dân tộc Khmer vùng Nam Bộ nói chung, tỉnh Hậu Giang nói riêng là loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian đặc sắc, có từ lâu đời. Nhằm bảo tồn, phát huy nghệ thuật trình diễn hát Aday, tỉnh Hậu Giang đã và đang ưu tiên nguồn kinh phí để các địa phương, nghệ nhân thực hiện những hoạt động thiết thực đối với loại hình nghệ thuật này.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ lĩnh của bản Ngà

Thủ lĩnh của bản Ngà

Gương sáng giữa cộng đồng - Tào Đạt - 23:07, 08/05/2024
Gánh trọn ba vai Bí thư Chi bộ, Trưởng bản, Người có uy tín, ông Vàng Văn Suồn ở bản Ngà, xã Mường Than, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu được người dân ngợi khen là tấm gương đi đầu trong thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, phát triển kinh tế, được bà con tin tưởng làm theo…
Thủ tướng chỉ rõ 3 mục tiêu, 6 nhiệm vụ trọng tâm để ngành ngân hàng tiên phong chuyển đổi số, phát triển lên tầm cao mới

Thủ tướng chỉ rõ 3 mục tiêu, 6 nhiệm vụ trọng tâm để ngành ngân hàng tiên phong chuyển đổi số, phát triển lên tầm cao mới

Thời sự - PV - 13:10, 08/05/2024
Sáng 8/5, dự Ngày Chuyển đổi số ngành ngân hàng năm 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ 3 mục tiêu và 6 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới để ngành ngân hàng phát huy vai trò tiên phong trong chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển lên tầm cao mới, trong đó có việc sớm trình Chính phủ ban hành Nghị định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng.
Quảng Bình: Giải cứu thành công 7 thuyền viên trên tàu gặp nạn trên biển

Quảng Bình: Giải cứu thành công 7 thuyền viên trên tàu gặp nạn trên biển

Tin tức - khánh Ngân - 10:51, 08/05/2024
Tàu cá QB 92198 TS đang đáng bắt hải sản ở vùng biển Đông Nam, cách cửa biển Nhật Lệ khoảng 80 hải lý thì bốc cháy dữ đội. Rất may, các thuyền viên trên tàu gặp nạn đã được giải cứu thành công.
Giữ nghề đan lát truyền thống của đồng bào Tày ở Ba Chẽ

Giữ nghề đan lát truyền thống của đồng bào Tày ở Ba Chẽ

Sắc màu 54 - Trí Phương - 10:26, 08/05/2024
Từ bao đời nay, việc đan lát từ cây tre, cây cọ tạo ra những vật dụng để phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt, lao động hằng ngày đã trở thành nghề thủ công truyền thống của đồng bào dân tộc Tày ở huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh). Những chiếc quạt cọ, nón mê, đôi lồng... được tạo nên từ đôi bàn tay khéo léo của bà con người Tày nơi đây.
Hiệu quả trong chuyển đổi cây trồng ở vùng đồng bào DTTS

Hiệu quả trong chuyển đổi cây trồng ở vùng đồng bào DTTS

Kinh tế - Hoàng Chính - Vũ Mừng - 10:18, 08/05/2024
Nhiều năm gần đây, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng nông nghiệp từ cây kém hiệu quả sang trồng, canh tác các loại cây có kinh tế cao ở huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đang dần trở thành phong trào thi đua sâu rộng. Qua đó, đã tạo nguồn thu nhập ổn định cho người dân, góp phần phát triển kinh tế vùng đồng bào DTTS trên địa bàn.
Người đàn ông tài hoa và những sản phẩm tre Việt có

Người đàn ông tài hoa và những sản phẩm tre Việt có "hồn"

Nghề nghiệp - Việc làm - T.Nhân-H.Trường - 09:15, 08/05/2024
Từ những thân tre, gốc tre xù xì thô ráp qua bàn tay tài hoa của anh Võ Tấn Tân (TP.Hội An, Quảng Nam) đã trở thành sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo và có hồn. Những tác phẩm của anh Tân không chỉ thu hút khách hàng trong nước, mà du khách nước ngoài cũng rất thích thú khi trải nghiệm tại xưởng sản xuất của anh. Nhờ đó, hình ảnh cây tre Việt lan toả đến với bạn bè quốc tế và mang lại cho anh Tân khoảng thu nhập không nhỏ.
Du lịch sinh thái qua những mùa hoa

Du lịch sinh thái qua những mùa hoa

Du lịch - Phương Ly - 09:09, 08/05/2024
Nằm ở vùng Tây Bắc của Tổ quốc, Lai Châu được thiên nhiên ban tặng nhiều cảnh quan đẹp với núi non hùng vĩ, những cánh rừng già nguyên sinh cùng khí hậu trong lành, mát mẻ. Đây là những điều kiện thuận lợi để tỉnh khai thác tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch sinh thái, checkin mạo hiểm. Trong đó, du lịch sinh thái qua những mùa hoa đang được người dân và du khách thích thú với câu cửa miệng “đi chữa lành”.
Và rừng sẽ thêm xanh...

Và rừng sẽ thêm xanh...

Phóng sự - Thanh Nguyễn - 09:04, 08/05/2024
Đổ dốc Bù Sen, những cánh rừng bát ngát của xã Diên Lãm (Quỳ Châu, Nghệ An) đã ở phía xa xa. Núi với rừng, cứ thế tiếp diễn, xanh ngắt, tưởng như mênh mông đến vô cùng. Hỏi ra mới hay, đó là những cánh rừng được cộng đồng người Thái ở bản Hốc đang ngày đêm gìn giữ bằng hương ước nghiêm ngặt.
Chàng trai mang

Chàng trai mang "shopping 0 đồng" đến với đồng bào DTTS Điện Biên

Xã hội - Minh Nhật (T/h) - 08:55, 08/05/2024
Với quần áo cũ được cộng đồng mạng khắp cả nước gửi về, anh Nguyễn Quốc Việt (34 tuổi) đã mang '"shopping 0 đồng" đến với bà con miền núi Điện Biên suốt 7 năm qua.
Giải pháp chấm dứt tình trạng sạt lở vùng đồng bào DTTS Kỳ Sơn

Giải pháp chấm dứt tình trạng sạt lở vùng đồng bào DTTS Kỳ Sơn

Xã hội - An Yên - 08:48, 08/05/2024
Kỳ Sơn là huyện biên giới của tỉnh Nghệ An – đây là địa bàn hễ mưa xuống là có sạt lở. Tính sơ sơ mỗi năm, thiên tai đã làm thiệt hại của huyện hàng trăm tỷ đồng. Dẫu vậy thì những giải pháp phòng chống sạt lở của các cấp chính quyền địa phương lại gần như là “bất khả kháng”, nên sự hỗ trợ nguồn lực đầu tư lớn từ Nhà nước, từ nhiều nguồn lực và từ phía người dân để từng bước, tiến tới chấm dứt tình trạng sạt lở ở Kỳ Sơn luôn đặc biệt quan trọng.