Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Ngọn lửa ấm và nhịp chiêng thiêng

PV - 16:14, 05/02/2019

Đêm ấy, tôi ngủ lại buôn làng Châu Mạ. Nằm giữa sàn nứa trong ngôi nhà dài của vợ chồng già làng K’Noi-Ka Lý, tôi hiu hiu giấc trong âm hưởng đại ngàn. Bên ngoài vách nứa là tiếng gió vờn qua những trảng cỏ tranh, là tiếng thú đi hoang khắc khoải gọi bầy.

Giữa khuya, khuya lắm rồi, tôi bất chợt tỉnh giấc. Mở mắt nhìn về giữa sàn, bếp lửa khơi lên từ đầu hôm vẫn âm ỉ cháy. Bà Ka Lý ngồi đó trầm ngâm như pho tượng. Những tàn lửa tí tách lóe sáng soi lên ánh mắt người đàn bà Châu Mạ, mông lung và thẳm sâu. Cách dăm lát nứa sàn, già K’Noi cũng tựa vách im lìm. Giữa vòm ngực trần vạm vỡ của ông là chiếc chiêng đồng lên nước bóng loáng. Già K’Noi mân mê chiếc chiêng trong tay. Tôi nằm im không dám trở người, sợ làm hỏng mất khoảng khắc phiêu du của đôi vợ chồng người già giữa rừng già. Chiếc chiêng đồng, ngọn lửa và sống động những xúc cảm trong tâm tưởng của họ. Bà Ka Lý vẫn lặng lẽ ngắm ngọn lửa. Già K’Noi vung nhẹ bàn tay, vỗ lên mặt chiêng. Tiếng đồng trong không gian khuya thập thùng dịu tai. Già cố ý không vỗ mạnh tay sợ làm tôi thức giấc…

Bao lâu rồi, tôi mãi không quên hình ảnh đầy gợi cảm và bí ẩn trong đêm rừng Lộc Bắc. Đêm có tiếng chiêng dịu dàng quấn quyện cùng ngọn lửa ấm trong ngôi nhà dài. Đêm có hai người già, người chồng tám lăm mùa rẫy và người vợ cũng đã gần tám mươi. Để rồi, thêm mỗi đêm rừng Tây Nguyên huyền ảo, tôi lại gặp những con người miền thượng và những bếp lửa âm vang tiếng chiêng. Ở xứ sở này, lửa và chiêng, hai thực thể khác nhau nhưng không thể thiếu nhau. Ngọn lửa nuôi tiếng chiêng. Chiêng cũng chỉ có thể hồn nhiên tự tình, chuyển tải thông điệp thiêng liêng bên lửa…

* * *

Lửa của rừng là ngọn lửa thiêng. Trong quan niệm cổ sơ của người Tây Nguyên, vũ trụ bao gồm ba tầng: tầng trời, tầng người sống và tầng người chết. Cao nhất trên cùng chính là tầng trời, nơi cư ngụ của các vị thần. Đứng đầu trong các thần là Yàng N’Du, vị thần khai sáng và quyền năng tối thượng. Bên dưới thần N’Du là các vị thần khác ngự trị bao đời nay trong đời sống tâm linh của đồng bào: thần Mặt Trời, thần Nước, thần Núi, thần Đất, thần Lúa… và thần Lửa. Trong tín ngưỡng dân gian của nhiều dân tộc, lửa đã thắp sáng tâm linh của họ. Họ hướng về ngọn lửa như hướng về một thế giới huyền bí. Trong những đêm trường gió hú, ngọn lửa hiện hữu xua tan tăm tối, và góp thêm vào những tầng giá trị văn hóa của cư dân giữa không gian núi rừng.

Baodantoc_e_de

Từng chứng kiến lễ cúng gọi thần Lửa mới cảm nhận được giá trị thiêng liêng của lửa trong đời sống tâm linh của đồng bào. Đêm hành lễ bắt đầu với sự tụ họp của dân làng ở nơi trang trọng nhất. Ba hồi tù và cất lên xao động cả góc rừng. Một vòm sáng bừng như từ cổ tích. Già làng đứng giữa vùng ánh sáng duy nhất ấy với dáng vẻ uy nghi. Dân buôn hướng dồn mắt về phía già, về không gian thiêng và lắng nghe tiếng cầu khấn chuyển tải tâm nguyện của cộng đồng: “Ơ… Yàng…! Hỡi thần Lửa linh thiêng…! Khắp bốn phương Ngài đang ở đâu? Đang trú ngụ ở những cánh rừng phía Đông hay thung lũng phía Tây. Dù Ngài có ở xa cách năm ngọn đồi, bảy con suối. Chúng con đang làm lễ cúng Ngài. Tre nứa chúng con để sẵn. Đá thiêng chúng con để sẵn. Củi rơm chúng con để sẵn. Chờ Ngài cho lửa. Ngọn lửa sẽ giúp xua đi màn đêm tăm tối. Đem ánh sáng và may mắn về cho buôn làng. Hỡi thần Lửa linh thiêng!…”. Sau lời khấn, chính tay già làng giết gà, trâu, heo hoặc dê hiến tế, dùng máu con vật hiến sinh bôi lên những ngọn đuốc đã được chuẩn bị sẵn và cọ hai thanh tre vào nhau để phát ra ngọn lửa. Lửa từ tay người già truyền cho một chàng trai trẻ khỏe mạnh và giỏi giang nhất. Lửa sáng lên, thắp sáng mọi ngõ ngách tối tăm. Ngọn lửa được chia về từng bếp nhà sàn. Thần Lửa đã chứng kiến, tiếp nhận lời khẩn cầu và cho phép đêm hội bắt đầu…

Sau lễ cúng gọi thần Lửa bao giờ cũng là lễ cúng gọi thần Chiêng. Già làng lại cất lời khấn: “Ơ… Yàng…! Hỡi thần Chiêng linh thiêng! Đang ngự trong các chiêng to, chiêng nhỏ, chiêng mẹ, chiêng con. Có cái ăn cái để, biết nói, biết nghe, biết làm theo điều phải là nhờ ơn thần… Xin đa tạ và mời thần về dự. Hôm nay buôn làng mở hội mừng được mùa. Sẽ có heo, có dê, có trâu tế lễ, có rượu cần ngon để cúng. Xin mời gọi thần về. Buôn làng sẽ rất vui. Xin thần cho hạ giàn chiêng xuống và đánh lên vang dội núi rừng…”. Kết thúc lời khấn, già làng dùng máu con vật hiến tế bôi lên mỗi mặt chiêng và quay về hướng cây nêu tuyên bố lời khấn thần Chiêng đã được ứng nghiệm. Giàn chiêng được hạ xuống. Tiếng chiêng đồng loạt ngân lên, hòa điệu, lúc trầm hùng, lúc bay bổng phiêu linh…

Với đồng bào Tây Nguyên, cồng chiêng không chỉ là một nhạc cụ đặc sắc và độc đáo mà còn là một linh vật. Đồng bào tin rằng, trong mỗi mặt chiêng đều có sự ngự vì của thần linh, chiêng càng cổ xưa thì sức mạnh của thần linh càng lớn. Âm thanh cồng chiêng được xem là ngôn ngữ diệu kỳ để con người giao cảm với các vị thần của họ. Thần Chiêng có thể bảo hộ, trợ giúp con người được ấm no, hạnh phúc nhưng cũng có thể giận giữ, trừng phạt nếu ai đó xúc phạm đến sự thiêng liêng. Chiêng hiện hữu trong mọi ngóc ngách đời sống của người Tây Nguyên, trong mỗi giai đoạn của cuộc đời. Chiêng đến với người lúc hạnh phúc, sướng vui. Lúc khổ đau, bất hạnh chiêng cũng đến để vỗ về, chia sẻ. Chiêng rung nhịp vui khi làng buôn được mùa bội thu, dựng nhà mới, đón khách quý, mừng trẻ chào đời. Chiêng não nề khóc đưa linh người già tạ thế. Chiêng than thở khi làng buôn gặp chuyện không vui. Trong dân ca Tây Nguyên có khúc hát rất hay: “Tiếng chiêng nhỏ, chiêng to, cồng con, cồng mẹ hòa vào nhau. Như mưa như gió. Lúc nghe nhẹ như nước chảy. Lúc nghe êm dịu như gió chiều. Lúc nghe ầm ầm như thác đổ, như sấm rền tháng Tám. Đánh to, tiếng chiêng luồn vào rừng sâu, bò lên núi cao. Đánh chậm, tiếng chiêng trườn trên đồng cỏ. Thú rừng quên ăn, quên uống, ngẩng đầu nghe tiếng chiêng…”.

Trong những đêm rừng, tiếng chiêng luôn rộn rã đồng hành bên ánh sáng ấm áp của ngọn lửa. Thần Lửa và thần Chiêng hòa hợp bên nhau và sẻ chia với đời sống tâm linh đồng bào Tây Nguyên. Lửa sáng đến đâu, âm thanh của chiêng lan tỏa đến đó. Những đêm hội buôn làng, ngọn lửa rực sáng cả một góc núi rừng, giàn chiêng vây quanh bập bùng và vòng người tạo thành vòng xoang xoắn xuýt. Cộng đồng hòa cảm…

* * *

Tôi nhớ về hình ảnh hai người già K’Noi-Ka Lý trong đêm rừng Châu Mạ như nhớ về không gian nối tình chiêng và lửa. Có thể hai người già ấy không hề biết có một vị thần từ trong thần thoại xa xưa đã từng mang lửa đến thắp sáng loài người. Có thể họ cũng chưa hề biết không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã được công nhận là Di sản văn hóa truyền khẩu và phi vật thể nhân loại. Điều họ biết là đêm ấy cũng như mỗi đêm rừng đã qua trong cuộc đời, tiếng chiêng vẫn quấn quyện cùng ngọn lửa, lửa chiêng đồng điệu. Đêm có hai người già lặng lẽ. Họ cứ ngồi như thế, không cất một lời nào, nhưng tôi cảm nhận đang có vùng giao cảm tâm tưởng. Ngọn lửa và tiếng chiêng là nhịp cầu chuyển tải tâm tình của họ. Đó có thể là những dòng ký ức về tháng ngày đã qua. Đó có thể là những tâm sự ẩn chìm chưa hề chia sẻ. Đó có thể là niềm tiếc nuối khi một mai họ rời xa nhau như chiêng rời xa lửa. Ngọn lửa hòa tiếng chiêng gần trọn đời người. Lửa sẽ tắt khi tiễn hồn chiêng, chiêng bặt tiếng khi chiêng mất lửa. Lửa xa chiêng, lửa không còn là ngọn lửa ấm. Chiêng xa lửa, chiêng cũng chỉ còn là những âm thanh vô hồn.

Không giống vợ chồng già K’Noi trọn đời giữa buôn làng, bạn tôi, một người trẻ Tây Nguyên là nhạc sĩ Krazan K’Plin sang Mỹ định cư. Rời buôn làng, anh không mang gì, chỉ mang theo một bộ chiêng Droong có tuổi hai thế kỷ cha ông truyền lại. Qua email, con chữ K’Plin bùi ngùi: “Mình nhớ chiêng quá!” Thì ra, mấy năm rồi, giàn chiêng anh mang từ buôn làng Cơ-ho của mình vẫn im lìm trên vách nhà bê tông ở vùng California không hề lên tiếng. K’Plin chỉ nói ngắn thôi nhưng tôi hiểu tâm sự của người con Cơ-ho tha hương. Chiêng chẳng còn là chiêng, chiêng sẽ trở thành những thanh âm lạc điệu và vô cảm khi đã rời buôn làng, rời cộng đồng, rời cánh rừng xa, rời con suối gần, rời bếp lửa đêm rừng… mãi mãi…

UÔNG THÁI BIỂU

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!

Những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!

Cứ mỗi lần đứng trước những kỷ vật, di vật gắn liền với người lính nơi trận mạc, lòng tôi lại trào dâng bao cảm xúc. Và tôi gọi đó là những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!
Tự hào nguồn cội

Tự hào nguồn cội

Sắc màu 54 - PV - 11 giờ trước
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là loại hình Di sản tập quán xã hội, tín ngưỡng và lễ hội được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã lắng đọng trong tâm thức mỗi người dân niềm tự hào về nguồn cội con rồng cháu tiên, xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử, lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền Tổ quốc, trở thành bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt Nam.
Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Giáo dục - Hờ Bá Hùa - 11 giờ trước
Gần 26 năm gắn bó với học sinh các DTTS ở xứ Nghệ, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Kiều Hoa, Hiệu trưởng Trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An đã dìu dắt biết bao thế hệ học trò miền núi vượt khó vươn lên, chinh phục ước mơ, tự tin bay ra “biển lớn”. Đồng thời, cô đóng góp quan trọng đưa trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An trở thành một địa chỉ giáo dục uy tín, chất lượng, không chỉ của tỉnh Nghệ An mà của cả hệ thống các trường Dân tộc nội trú trong toàn quốc.
Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Sự kiện - Bình luận - Vũ Thanh - 11 giờ trước
Với người Việt Nam, Vua Hùng là vị Vua Thủy tổ dựng nước, là tổ tiên của dân tộc. Thờ cúng Hùng Vương là một tín ngưỡng thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” ăn sâu vào tâm thức mỗi người con dân Việt xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử. Trong các dịp lễ hội, các thế hệ con Lạc cháu Hồng trên quê hương Đất Tổ luôn có những lễ vật dâng cúng Vua Hùng, thể hiện lòng thành kính, hiếu nghĩa, thảo thơm đối với các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp xúc cử tri tại An Giang

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp xúc cử tri tại An Giang

Thời sự - PV - 21:15, 27/04/2024
Ngày 27/4, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang đã tiếp xúc cử tri tại huyện Thoại Sơn và thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Kỳ nghỉ lễ, cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng, thời tiết chưa từng có trong 10 năm qua

Kỳ nghỉ lễ, cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng, thời tiết chưa từng có trong 10 năm qua

Môi trường sống - Minh Nhật - 17:13, 27/04/2024
Trong kỳ nghỉ lễ 5 ngày tới đây, nắng nóng gay gắt diễn ra trên khắp cả nước ta, có những nơi nắng nóng đặc biệt gay gắt. đây là lần đầu tiên trong 10 năm qua mà cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng trong kỳ nghỉ lễ như vậy.
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
U23 châu Á: Uzbekistan khiến Saudi Arabia trở thành cựu vương

U23 châu Á: Uzbekistan khiến Saudi Arabia trở thành cựu vương

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 17:07, 27/04/2024
Trong trận tứ kết giải U23 châu Á, đương kim vô địch Saudi Arabia đã thất bại trước Uzbekistan với tỉ số 2-0, qua đó chính thức mất đi cơ hội bảo vệ chức vô địch của mình.
Vụ cháy rừng tại Hà Giang: Hai cán bộ kiểm lâm tử nạn

Vụ cháy rừng tại Hà Giang: Hai cán bộ kiểm lâm tử nạn

Tin tức - Vũ Mừng - 16:55, 27/04/2024
Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang xác nhận thông tin về việc 2 cán bộ kiểm lâm đã tử nạn khi làm nhiệm vụ.
U23 châu Á: Penalty tai hại khiến U23 Việt Nam dừng chân tại tứ kết lần thứ 2 liên tiếp

U23 châu Á: Penalty tai hại khiến U23 Việt Nam dừng chân tại tứ kết lần thứ 2 liên tiếp

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 16:45, 27/04/2024
Trong trận Tứ kết giải U23 châu Á, U23 Việt Nam đã để thua đáng tiếc trước U23 Iraq với tỉ số tối thiểu 1-0 và bị loại khỏi giải đấu năm nay.
Đắk Lắk: Mưa đá gây thiệt hại hàng trăm héc ta lúa chín

Đắk Lắk: Mưa đá gây thiệt hại hàng trăm héc ta lúa chín

Trang địa phương - Hoàng Thùy - 16:25, 27/04/2024
Ngày 27/4, lãnh đạo UBND xã Ea Kly (huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk) cho biết: Trận mưa đá chiều 26/4 làm thiệt hại 260ha diện tích lúa đang chín, chuẩn bị thu hoạch, trong đó 190ha lúa bị thiệt hại 100%. Ngoài ra, còn các cây trồng khác trên địa bàn xã Ea Kly cũng bị ảnh hưởng, chưa xác định được diện tích.
Vụ lật thuyền ở Quảng Yên (Quảng Ninh): Đã tìm thấy nạn nhân cuối cùng

Vụ lật thuyền ở Quảng Yên (Quảng Ninh): Đã tìm thấy nạn nhân cuối cùng

Trang địa phương - Mỹ Dung - 11:00, 27/04/2024
Sau gần 3 ngày đêm nỗ lực tìm kiếm, đến 8 giờ 3 phút ngày 27/4, lực lượng chức năng đã tìm thấy nạn nhân cuối cùng trong vụ lật thuyền trên sông Chanh (thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh).