Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nghịch lý thiếu-thừa đất sản xuất

PV - 10:44, 18/07/2018

Trong khi nhiều hộ đồng bào DTTS thiếu đất canh tác thì hàng nghìn ha đất rừng đã được chính quyền địa phương giao cho các doanh nghiệp để triển khai các dự án trồng rừng kinh tế. Tuy nhiên, có không ít dự án được “vẽ” ra chỉ để “ôm” đất, không triển khai hoặc triển khai không hiệu quả.

Bài 3: “Kẻ ăn không hết, người lần không ra”

Thuê đất rồi bỏ hoang

Toàn tỉnh Nghệ An hiện có hơn 1,236 triệu ha rừng và đất lâm nghiệp, chủ yếu tập trung ở 11 huyện thị phía Tây của tỉnh. Nhận thấy ưu thế về phát triển kinh tế lâm nghiệp tại các địa phương này nên hơn 10 năm nay, UBND tỉnh Nghệ An đã khuyến khích doanh nghiệp triển khai các dự án trồng rừng kinh tế, khai thác và chế biến lâm sản. Hàng trăm nghìn ha đất rừng đã cho doanh nghiệp thuê; tuy nhiên trong đó có không ít dự án “ma” được thiết kế chỉ để “ôm” đất rừng.

đất sản xuất Ở nhiều địa phương miền núi, việc người dân phải tranh thủ canh tác trên đất đã được quy hoạch cho doanh nghiệp không phải là chuyện hiếm. (Ảnh minh họa)

Đầu tiên phải kể đến diện tích đất rừng ở huyện Quế Phong được giao cho Công ty TNHH Thanh Thành Đạt (có địa chỉ tại số 34 đường Nguyễn Sỹ Sách, TP. Vinh) để thực hiện dự án trồng rừng nguyên liệu. Từ năm 2011-2013, Công ty này được UBND tỉnh Nghệ An quy hoạch cho thuê hơn 2.860ha ở 3 xã thuộc huyện Quế Phong (trong đó xã Nậm Giải 768ha, xã Quang Phong 1.238ha và xã Nậm Nhoóng 853ha). Tuy nhiên, đến nay Công ty chỉ mới trồng được khoảng 150ha rừng sản xuất; số diện tích còn lại phía Công ty để hoang, hoặc đang tiến hành xây dựng quy hoạch để triển khai trồng mới.

Cũng liên quan đến việc cho thuê đất rừng ở huyện Quế Phong, năm 2011, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có loạt bài điều tra về “đường vào rừng Cắm Muộn” của Công ty TNHH Innov Green Nghệ An (có trụ sở tại số 47 Lê Hồng Phong, TP. Vinh). Theo đó, tháng 2/2009, Công ty này đã nộp hồ sơ xin thuê đất tại Cắm Muộn để trồng rừng nguyên liệu. Sau quá trình thẩm định chóng vánh, ngày 25/5/2009, UBND tỉnh Nghệ An đã có Quyết định số 180/QĐ-UBND cho Công ty này thuê gần 800ha rừng; thời hạn cho thuê là 50 năm (từ ngày 28/5/2009 đến ngày 25/6/2057); giá thuê đất là 500 đồng/m2

Đến tháng 7/2009, Công ty TNHH Innov Green Nghệ An tiếp tục được cho thuê thêm hơn 669ha đất rừng ở Cắm Muộn. Ngoài ra, trên địa bàn huyện Quế Phong, Công ty TNHH Innov Green Nghệ An còn được thuê 1.894ha tại xã Đồng Văn, 1.355ha tại xã Quang Phong, 1.290ha tại xã Tiền Phong. Nhưng đến nay, vẫn chưa có một báo cáo chính thức nào về kết quả triển khai dự án trồng rừng nguyên liệu của công ty này.

Cũng trên địa bàn tỉnh Nghệ An, Công ty Cổ phần Đầu tư tài chính và bất động sản Việt (có địa chỉ tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) được UBND tỉnh quy hoạch cho thuê 1.804,3ha tại địa bàn 8 xã của huyện Con Cuông để trồng rừng. Diện tích này được giao từ năm 2012, nhưng đến nay Công ty này vẫn chưa triển khai dự án. Lạ lùng là, đầu năm 2016, Công ty này tiếp tục được UBND tỉnh quy hoạch hơn 3.642ha đất lâm nghiệp tại huyện Quế Phong để trồng rừng (!).

Dân thiếu đất sản xuất

Được biết, trong nhiều cuộc tiếp xúc, cử tri các xã có đất cho doanh nghiệp thuê nhưng bỏ hoang đã kiến nghị đại biểu HĐND tỉnh cần đề nghị UBND tỉnh Nghệ An thu hồi để giao lại cho người dân sản xuất. Mới đây nhất, ngày 13/7/2018, tại cuộc họp báo trước Kỳ họp thứ 6, HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2016-2021, vấn đề này tiếp tục được các cơ quan báo chí đặt câu hỏi với đại diện lãnh đạo UBND tỉnh Nghệ An.

Tại buổi họp báo này, ông Lê Xuân Đại, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nghệ An thừa nhận, trước đây, do nhu cầu thu hút đầu tư nên tỉnh đã có sự dễ dãi trong thu hút, dẫn đến có những chủ đầu tư không đủ tiềm lực, nhận đất nhưng trong nhiều năm không triển khai. Để khắc phục vấn đề này, những năm gần đây, tỉnh đã chỉ đạo quyết liệt để rà soát, thu hồi hơn 100 dự án mà các nhà đầu tư không có năng lực để chuyển cho các nhà đầu tư khác.

Thực tế, không chỉ riêng Nghệ An, tình trạng “dễ dãi” cho doanh nghiệp thuê đất rừng rồi bỏ hoang không phải là hiếm ở những địa phương có tiềm năng phát triển kinh tế lâm nghiệp. Như ở Kon Tum, thời gian qua, hàng chục hộ dân ở thôn Kon Kôm, xã Đăk Psi (huyện Đăk Hà) bức xúc về việc thiếu đất sản xuất, trong khi Công ty TNHH một thành viên nguyên liệu giấy miền Nam lại đang bỏ hoang hơn 1.000ha đất.

Hay ở tỉnh Bắc Kạn, năm 2009, UBND tỉnh đã cắt hơn 2.300ha rừng sản xuất và đất lâm nghiệp của Lâm trường Chợ Mới để giao cho Công ty Cổ phần Sahabak nhưng diện tích đất rừng này cũng không được khai thác mà bỏ hoang. Còn ở Quảng Ngãi, theo kết quả giám sát của HĐND tỉnh, giai đoạn 2009-2013, tại hai huyện Ba Tơ và Trà Bồng, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã giao giao hơn 20.300ha rừng và đất rừng cho 7 doanh nghiệp sử dụng nhưng có gần 7.400ha để đất hoang hóa…

Không khó để tìm kiếm dữ liệu về những trường hợp doanh nghiệp được giao đất, cho thuê đất rừng triển khai dự án nhưng bỏ hoang, không sử dụng ở hầu khắp các địa phương có thế mạnh về rừng. Diện tích đất rừng bị bỏ hoang lên đến hàng nghìn, thậm chí hàng trăm nghìn ha. Trong khi đó, rất nhiều hộ đồng bào DTTS, bao đời gắn bó với rừng lại thiếu đất sản xuất.

Ngay tại huyện Quế Phong của tỉnh Nghệ An, chỉ với 3 doanh nghiệp thuê đất dẫn chứng ở trên, diện tích đất rừng cho thuê nhưng bỏ hoang đã lên tới con số hàng nghìn ha. Và, theo thống kê, toàn huyện này hiện còn hơn 3 nghìn hộ-chủ yếu là đồng bào DTTS, thiếu đất sản xuất trầm trọng.

Đây là một nghịch lý, đồng thời cũng là “điểm nghẽn” khi triển khai chính sách cấp đất sản xuất cho đồng bào DTTS thiếu đất sản xuất thời gian qua. Dù đất rừng bỏ hoang là không hề ít, nhưng do đã có… quy hoạch nên hầu hết các địa phương đều “kêu” không còn quỹ đất để bố trí. Bởi vậy, nguồn lực của một số chính sách hỗ trợ cấp đất sản xuất cho đồng bào DTTS bị “đóng băng”, không thể giải ngân. Báo Dân tộc và Phát triển sẽ phản ánh vấn đề này trong số báo tiếp theo.

Thực tế, không chỉ riêng Nghệ An, tình trạng “dễ dãi” cho doanh nghiệp thuê đất rừng rồi bỏ hoang không phải là hiếm ở những địa phương có tiềm năng phát triển kinh tế lâm nghiệp. Như ở Kon Tum, thời gian qua, hàng chục hộ dân ở thôn Kon Kôm, xã Đăk Psi (huyện Đăk Hà) bức xúc về việc thiếu đất sản xuất, trong khi Công ty TNHH một thành viên nguyên liệu giấy miền Nam lại đang bỏ hoang hơn 1.000ha đất.

SỸ HÀO

 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Từ nhiều năm qua, công tác giảm nghèo của Việt Nam được các quốc gia và tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh gia cao; trong đó, kết quả giảm nghèo đa chiều đặc biệt ấn tượng ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Thành quả giảm nghèo ở địa bàn này xuất phát từ hệ thống chính sách đầu tư, hỗ trợ toàn diện, đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực.
Tin nổi bật trang chủ
Ngày vui thống nhất non sông

Ngày vui thống nhất non sông

Sự kiện - Bình luận - PV - 7 giờ trước
Chỉ có thống nhất Việt Nam mới có thể giàu mạnh, chỉ có thống nhất nhân dân mới có cuộc sống Độc lập - Tự do - Hạnh phúc!
Tự hào Mùa Xuân đại thắng!

Tự hào Mùa Xuân đại thắng!

Sự kiện - Bình luận - PV - 7 giờ trước
Gần nửa thế kỷ qua, Ngày Chiến thắng 30/4/1975 đã trở thành biểu tượng lịch sử vĩ đại của dân tộc, là niềm tự hào, là mốc son chói lọi cổ vũ nhân dân ta vượt qua khó khăn, thử thách, đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.
EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

Tin tức - PV - 16:16, 29/04/2024
Trong thời gian gần đây, Trung tâm Chăm sóc khách hàng Điện lực miền Bắc (Tổng công ty Điện lực miền Bắc - EVNNPC) đã nhận được nhiều phản ánh về việc, khách hàng nhận được cuộc gọi mạo danh là nhân viên điện lực cung cấp thông tin do điện lực tính sai hóa đơn tiền điện trong kỳ thay đổi Lịch ghi chỉ số về những ngày cuối tháng nên liên hệ để hoàn tiền % theo hóa đơn, hoặc trả tiền điện thừa cho khách hàng.
Khám phá “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng”

Khám phá “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng”

Sắc màu 54 - Anh Trúc - 16:12, 29/04/2024
Trong hai ngày 30/4 và 1/5, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam giới thiệu không gian văn hóa đậm sắc màu các dân tộc vùng Tây Bắc, Đông Bắc, với điểm nhấn là không gian văn hóa chợ vùng cao với chủ đề “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thời sự - BDT - 09:17, 29/04/2024
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký ban hành Công điện số 41/CĐ-TTg ngày 27/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng.
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Khánh thành thêm 2 dự án huyết mạch, cả nước có hơn 2.000 km cao tốc

Khánh thành thêm 2 dự án huyết mạch, cả nước có hơn 2.000 km cao tốc

Thời sự - PV - 19:10, 28/04/2024
Chiều 28/4, tại tỉnh Ninh Thuận, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và thông xe đưa vào khai thác cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt (đoạn từ Diễn Châu đến Quốc lộ 46B) - hai dự án thuộc tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020, nâng tổng chiều dài đường cao tốc trên cả nước vượt mốc hơn 2.000 km.
Thủ tướng thăm người dân vùng hạn hán ở Ninh Thuận

Thủ tướng thăm người dân vùng hạn hán ở Ninh Thuận

Thời sự - PV - 16:25, 28/04/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến thăm hỏi người dân; kiểm tra Dự án thủy lợi Tân Mỹ và chỉ đạo công tác phòng, chống hạn hán tại tỉnh Ninh Thuận giữa trưa trời nắng hơn 40 độ C.
Những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!

Những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!

Xã hội - Thanh Hải - 14:35, 28/04/2024
Cứ mỗi lần đứng trước những kỷ vật, di vật gắn liền với người lính nơi trận mạc, lòng tôi lại trào dâng bao cảm xúc. Và tôi gọi đó là những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thực hiện các giải pháp đồng bộ đưa Ninh Thuận phát triển nhanh và bền vững

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thực hiện các giải pháp đồng bộ đưa Ninh Thuận phát triển nhanh và bền vững

Thời sự - PV - 11:05, 28/04/2024
Sáng 28/4, tại Tp. Phan Rang - Tháp Chàm, nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng tỉnh Ninh Thuận (16/4/1975 - 16/4/2024) và Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), hướng tới Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận với chủ đề “Ninh Thuận - Miền đất hội tụ những giá trị khác biệt”.
Khởi động Năm du lịch Tuyên Quang 2024

Khởi động Năm du lịch Tuyên Quang 2024

Du lịch - Minh Nhật - 10:00, 28/04/2024
Tối 27/4, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành, Tp. Tuyên Quang, UBND tỉnh Tuyên Quang tổ chức Khai mạc Năm du lịch tỉnh Tuyên Quang 2024. Tham dự Lễ khai mạc có các vị lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang; lãnh đạo Cục Du lịch quốc gia Việt Nam; lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố: Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên Bái, Ninh Bình, Hà Giang, Lạng Sơn cùng đông đảo Nhân dân và du khách thập phương.