Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nghịch lý thiếu-thừa đất sản xuất

PV - 13:39, 11/07/2018

Để phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi, từ năm 2002, chính sách cấp đất sản xuất cho đồng bào thiếu đất đã được triển khai. Dù đã qua gần 16 năm thực hiện chính sách, nhưng hiện vẫn còn hàng trăm nghìn hộ đồng bào DTTS thiếu đất sản xuất. Nguyên nhân do đâu và giải pháp nào để tháo gỡ, là những nội dung cần được làm rõ để làm cơ sở xây dựng chính sách phù hợp cho giai đoạn sau năm 2020.

Bài 1: Vòng xoáy “có rồi không”!

Được cấp đất sản xuất nhưng đất quá xấu, không thể canh tác; có đất nhưng vì thiếu tiền chi phí cho sinh hoạt và sản xuất nên đem chuyển nhượng, cầm cố…, đây là những nguyên nhân khiến cho không ít hộ đồng bào DTTS luôn luẩn quẩn trong đói nghèo.

Đất có, khó canh tác

Từ năm 2003, các tỉnh khu vực Tây Nguyên bắt đầu thực hiện chính sách cấp đất sản xuất cho hộ đồng bào DTTS nghèo thiếu đất theo Quyết định 132/2002/QĐ-TTg ngày 08/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, do đất được giao quá xấu, lại xa nơi ở nên nhiều diện tích đất sản xuất được cấp từ đó đến nay vẫn bị bỏ hoang, hoặc canh tác cầm chừng.

đất sản xuất Không điện, không đường, thiếu nước sạch sinh hoạt khiến cho khu đất hơn 3ha ấp cho 13 hộ dân tộc ấp 5, xã Khánh Tiến, huyện U Minh (Cà Mau) không phát huy hiệu quả. (Ảnh tư liệu)

Để tìm hiểu vấn đề, Lê Hường, phóng viên thường trú Báo Dân tộc và Phát triển tại khu vực Tây Nguyên đã tìm về buôn Ea Kmăt, xã Hòa Đông (Krông Păk, Đăk Lăk). Năm 2003, thực hiện Quyết định 132/2002/QĐ-TTg, gần 30 hộ dân của buôn Ea Kmăt đã được cấp đất sản xuất ở buôn Ea Nông B, xã Vụ Bổn, huyện Krông Păk. Nhưng canh tác được vài tháng, hầu hết các hộ được cấp đất đã trở về buôn Ea Kmăt vì đất ở Ea Nông B quá xấu, không thể canh tác được; tính đến tháng 7/2018 chỉ còn 7 hộ bám trụ lại Ea Nông B.

Năm 2003, gia đình anh Y Son Êban được cấp 4 sào rẫy và 3 sào ruộng ở buôn Ea Nông B. Anh trồng đậu và lúa nhưng năng suất rất kém do thiếu nước, đất lại cằn cỗi. Khi về thôn để sản xuất, vợ chồng anh Y Son Êban đều phải mang theo đồ ăn và nước uống vì nước ở Ea Nông B bị nhiễm phèn.

Cũng vì thế mà từ khi được cấp đất đến nay, thu nhập của gia đình Y Son Êban đều dựa vào 2 sào rưỡi trồng cà phê và tiêu tại buôn Ea Kmăt. Ngoài làm rẫy, vợ chồng anh còn đi làm thuê mới có thể đủ trang trải cuộc sống.

Còn ông Y Thúc, năm nay đã 70 tuổi, gia đình đông con nên vẫn cố bám trụ lại buôn Ea Nông B để sản xuất. Được cấp 5 sào rẫy thì ông phải bỏ hoang 2 sào vì đất toàn sỏi đá; 3 sào còn lại ông trồng sắn, mỗi năm thu được khoảng 3 tạ, trừ hết chi phí thì chỉ lãi được 2 triệu đồng. Không trông chờ được vào đất rẫy, mọi người trong gia đình ông đi làm cỏ thuê, bốc vác hay hái cà phê với tiền công 130 nghìn đồng/ngày để trang trải cuộc sống.

Tương tự buôn Ea Nông B, ở một số địa phương khác của Tây Nguyên cũng xảy ra tình trạng đất được cấp nhưng không thể canh tác. Như ở xã Tân Sơn (TP. Pleiku, Gia Lai), năm 2005, 103 hộ được cấp đất sản xuất theo Quyết định 132/2002/QĐ-TTg và Quyết định 134/204/QĐ-TTg nhưng cũng bỏ hoang từ đó đến nay vì đất quá xấu, thiếu nguồn nước, xa nơi ở của người dân. Tương tự, 190 hộ dân ở làng Mơ Nú, xã Chư Á (TP. Pleiku, Gia Lai) cũng được cấp đất sản xuất, nhưng trên thực tế không được hưởng lợi do đất không canh tác được…

Bán đất được cấp theo chính sách

Không chỉ riêng khu vực Tây Nguyên mà ở Đồng bằng sông Cửu Long, nhiều diện tích đất sản xuất được cấp theo Quyết định 74/2008/QĐ-TTg và Quyết định 29/2013/QĐ-TTg của Chính phủ về hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS cũng chưa phát huy tác dụng. Được cấp đất nhưng nhiều hộ buộc phải bỏ hoang, đi làm thuê kiếm sống vì đất canh tác xấu, điều kiện sinh hoạt lại thiếu thốn.

Như ở ấp 5, xã Khánh Tiến (U Minh, Cà Mau), một khu đất rộng 3,2ha được bố trí để ổn định nơi ở, chỗ sản xuất cho 13 hộ đồng bào DTTS. Nhưng do thiếu điện, thiếu đường, thiếu nước sinh hoạt nên chỉ có 7/13 hộ còn bám trụ.

Hay ở ấp Kinh Hãng B, xã Khánh Hưng (Trần Văn Thời, Cà Mau), một khu đất hơn 8ha được mua từ nguồn Quyết định 74/2008/QĐ-TTg, nhằm cấp đất sản xuất lúa 2 vụ cho 24 hộ đồng bào DTTS. Nhưng hiện nay, chỉ còn 3 hộ trực tiếp sản xuất, số còn lại đã cho thuê lại hoặc bỏ hoang…

Cùng với bất cập nêu trên, thời gian qua, ở một số địa phương đã xảy ra tình trạng đồng bào DTTS đem chuyển nhượng, cầm cố đất sản xuất được cấp theo diện chính sách. Hệ lụy là người dân từ chỗ có đất, cuộc sống ổn định cuối cùng phải làm thuê, làm mướn, thu nhập bấp bênh.

Năm 2005, gia đình bà Thị Ốt, dân tộc X’tiêng, ở ấp 7, thôn Thuận Tân, xã Thuận Lợi (Đồng Phú, Bình Phước) được cấp 8 sào đất (1.000m2) theo Chương trình 134. Thiếu tiền chi tiêu, gia đình bà đã “cắm” sổ đỏ để vay 6 triệu đồng; sau đó chồng bị bệnh nên lại phải vay nặng lãi, buộc phải bán 800m2 để trả nợ, chỉ giữ lại 200m2 để ở.

Cũng như gia đình bà Ốt, nhiều hộ đồng bào DTTS ở Bình Phước đã cầm cố hoặc chuyển nhượng đất được cấp theo diện chính sách. Theo kết quả rà soát của các huyện, thị xã mà Ban Dân tộc tỉnh Bình Phước thống kê được (chưa đầy đủ), tính đến năm 2017, toàn tỉnh có 371 hộ cầm cố, thế chấp đất ở, đất sản xuất. Trong đó có 52 hộ cầm cố, thế chấp đất được cấp theo diện chính cầm cố, thế chấp đất có nguồn gốc Nhà nước cấp hỗ trợ theo các chính sách.

Về số hộ sang nhượng đất ở, đất sản xuất là 270 hộ, với diện tích 148,04ha. Trong đó, có 136 hộ sang nhượng đất có nguồn gốc Nhà nước cấp hỗ trợ theo các chính sách.

Trên đây mới chỉ là những con số mà chúng tôi tìm hiểu được, còn trên thực tế, chắc chắn sẽ không chỉ có bấy nhiêu hộ. Việc cần làm của các địa phương lúc này là tiến hành kiểm kê, đánh giá lại toàn bộ thực trạng sử dụng đất được cấp theo diện chính sách để có phương án phù hợp. Bởi hiện nay, với việc quỹ đất không còn, trong khi việc thu hồi đất từ các nông, lâm trường để giao đất sản xuất cho đồng bào DTTS nghèo thiếu đất sản xuất đang trong tình trạng làm đâu cũng vướng.

Báo Dân tộc và Phát triển sẽ phản ánh vấn đề này trong số báo tiếp theo.

Nhiều hộ đồng bào DTTS ở Bình Phước đã cầm cố hoặc chuyển nhượng đất được cấp theo diện chính sách. Theo kết quả rà soát của các huyện, thị xã mà Ban Dân tộc tỉnh Bình Phước thống kê được (chưa đầy đủ), tính đến năm 2017, toàn tỉnh có 371 hộ cầm cố, thế chấp đất ở, đất sản xuất. Trong đó, có 52 hộ cầm cố, thế chấp đất được cấp theo diện chính cầm cố, thế chấp đất có nguồn gốc Nhà nước cấp hỗ trợ theo các chính sách.

SỸ HÀO VÀ PV THƯỜNG TRÚ

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Dấu ấn thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia ở Lào Cai

Dấu ấn thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia ở Lào Cai

Lào Cai là tỉnh vùng cao với trên 60% dân số là đồng bào DTTS; thời gian qua nguồn lực đầu tư từ các chương trình, dự án chính sách dân tộc của Nhà nước, đặc biệt là các dự án Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) đang phát huy hiệu quả, góp phần thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội vùng sâu, vùng xa, vùng ĐBKK.
Tin nổi bật trang chủ
Người dân được thụ hưởng nhiều tiện ích từ chuyển đổi số lĩnh vực BHXH, BHYT

Người dân được thụ hưởng nhiều tiện ích từ chuyển đổi số lĩnh vực BHXH, BHYT

Sức khỏe - Hồng Phúc - 2 phút trước
Thời gian qua, trên cơ sở nền tảng, hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT) sẵn có, BHXH Việt Nam đã triển khai mạnh mẽ công tác chuyển đổi số theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ và trở thành một trong những Bộ, ngành đi đầu về xây dựng Chính phủ số. Các kết quả đạt được đã và đang phục vụ hiệu quả cho các hoạt động công tác của Ngành và đem lại rất nhiều lợi ích cho người tham gia, thụ hưởng chính sách.
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà gặp mặt đại biểu Người có uy tín tỉnh tỉnh Điện Biên

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà gặp mặt đại biểu Người có uy tín tỉnh tỉnh Điện Biên

Thời sự - Thúy Hồng - 3 phút trước
Chiều 20/5, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Nông Thị Hà đã thân mật tiếp đón, gặp mặt 49 đại biểu Người có uy tín (NCUT) tiêu biểu trong đồng bào DTTS tỉnh Điện Biên. Tham dự buổi gặp mặt có đại diện lãnh đạo các vụ, đơn vị thuộc UBDT.
Mở phiên tòa xét xử cựu Bí thư tỉnh ủy Lào Cai Nguyễn Văn Vịnh

Mở phiên tòa xét xử cựu Bí thư tỉnh ủy Lào Cai Nguyễn Văn Vịnh

Thời sự - Trọng Bảo - 18:49, 20/05/2024
Sáng 20/5, Tòa án Nhân dân tỉnh Lào Cai đã mở phiên tòa xét xử vụ án "Rửa tiền", 'Vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên và tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" liên quan đến cựu Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai Nguyễn Văn Vịnh và những người liên quan.
Thừa Thiên Huế: Tập trung phát triển 210ha trồng cây dược liệu ở A Lưới

Thừa Thiên Huế: Tập trung phát triển 210ha trồng cây dược liệu ở A Lưới

Tin tức - Minh Thu - 18:08, 20/05/2024
Đó là thông tin được Ban Dân tộc Thừa Thiên Huế đưa ra tại Hội nghị sơ kết 3 năm triển khai Dự án đầu tư, hỗ trợ vùng trồng dược liệu quý thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) do Bộ Y tế tổ chức tại Thừa Thiên Huế mới đây.
Tập đoàn VNPT và Trung ương Đoàn ký kết kế hoạch triển khai Thỏa thuận hợp tác năm 2024

Tập đoàn VNPT và Trung ương Đoàn ký kết kế hoạch triển khai Thỏa thuận hợp tác năm 2024

Khoa học - Công nghệ - Khánh Sơn - 15:13, 20/05/2024
Tiếp nối những kết quả hợp tác đã đạt được trong năm 2023 và để cụ thể hóa các nội dung đã ký kết giữa hai bên, mới đây, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Tập đoàn VNPT đã tổ chức Hội nghị ký kết kế hoạch triển khai Thỏa thuận hợp tác năm 2024.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 20): Vấn nạn mất trộm cổ vật: "Mất bò" vẫn chưa lo "làm chuồng"!

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 20): Vấn nạn mất trộm cổ vật: "Mất bò" vẫn chưa lo "làm chuồng"!

Vài năm trở lại đây, tình trạng trộm cắp cổ vật, đồ thờ tự tại các điểm di tích diễn ra với mật độ ngày càng tăng, số lượng cổ vật bị mất ngày càng nhiều. Điều này một lần nữa làm dấy lên những lo ngại về công tác bảo quản, bảo vệ di sản. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, khi vấn nạn “chảy máu”, buôn bán trái phép cổ vật ngày càng gia tăng, thì những cổ vật quý càng tiềm ẩn nguy cơ bị kẻ gian lấy trộm. Chuyên mục Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về Vấn nạn mất trộm cổ vật: "Mất bò" vẫn chưa lo "làm chuồng"
Giải quyết 99,7% kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Giải quyết 99,7% kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Thời sự - Hoàng Quý - 12:31, 20/05/2024
Trong phiên khai mạc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã nghe Trưởng Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội Dương Thanh Bình trình bày Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.
Ra mắt mô hình văn hóa cồng chiêng phục vụ du lịch ở Đà Lạt

Ra mắt mô hình văn hóa cồng chiêng phục vụ du lịch ở Đà Lạt

Sắc màu 54 - Minh Nhật - 12:27, 20/05/2024
Câu lạc bộ văn hóa cồng chiêng của người Cơ Ho - một dân tộc sinh sống lâu đời nhất ở Tp. Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) vừa được hình thành và ra mắt tại xã Tà Nung, hứa hẹn có nhiều hoạt động hấp dẫn thu hút du khách.
Ngoại hạng Anh: Siêu phẩm của Hojlund giúp Man United đánh bại Brighton

Ngoại hạng Anh: Siêu phẩm của Hojlund giúp Man United đánh bại Brighton

Thể thao - Hoàng Minh - 12:22, 20/05/2024
Vòng 38 Ngoại hạng Anh, Man United hành quân đến làm khách tại sân của Brighton. Dù đã nỗ lực rất nhiều, nhưng đội chủ nhà không thể giành chiến thắng trong trận chia tay giải đấu cao nhất xứ sương mù.
Hơn 1.500 lượt ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Hơn 1.500 lượt ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Thời sự - Hoàng Quý - 12:17, 20/05/2024
Trong phiên khai mạc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã nghe Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến trình bày Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Thời sự - Hoàng Quý - 10:52, 20/05/2024
Sáng 20/5, thực hiện quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.