Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nghĩa trang của tình hữu nghị

Thanh Hải - 18:58, 27/07/2022

Nắng cuối hạ vẫn gay gắt. Thế mà dòng người từ mọi miền đổ về nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Việt-Lào lại không ngớt. Lạc vào đoàn người ấy, rồi lặng lòng trước những hàng bia trắng, mà dưới đó là những người lính trẻ và chuyên gia tình nguyện Việt Nam đã từng chiến đấu, hi sinh trên đất bạn Lào.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương tại các phần mộ trong Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Việt – Lào
Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương tại các phần mộ trong Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Việt – Lào

Tình Việt – Lào anh em

Sau khi nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mời Hoàng thân Xuphanuvông, lúc đó đang ở Vinh ra Hà Nội và tiếp Hoàng thân vào ngày 4/9/1945. Cuộc gặp gỡ ấy đã có tác động mạnh mẽ, mang tính quyết định đối với Hoàng thân trong việc chọn lựa con đường làm cách mạng.

Thế rồi, dấu mốc quan trọng đánh dấu mối quan hệ thắm thiết, keo sơn giữa hai dân tộc, hai đất nước Việt – Lào là ngày 30/10/1945. Ngày này, Chính phủ Lào Ít-xa-la và Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa chính thức ký kết bản “Hiệp định hợp tác tương trợ Việt - Lào” và quyết định thành lập “Liên quân Lào - Việt” nhằm bảo vệ nền độc lập ở mỗi nước mà hai dân tộc vừa giành được. Hiệp định và quyết định trên là cơ sở pháp lý đầu tiên thể hiện mối quan hệ liên minh chiến đấu giữa hai dân tộc với tư cách hai nhà nước độc lập.

Giữa những ngày tháng cam go khi Thực dân Pháp tái chiếm Đông Dương, Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương quyết định thành lập Ban Cán sự hải ngoại của Đảng vào ngày 16/5/1948, với nhiệm vụ giúp nhân dân Lào xây dựng phong trào cách mạng, đẩy mạnh kháng chiến ở phía Tây.

Một góc Nghĩa trang liệt sĩ
Một góc Nghĩa trang liệt sĩ

Ngay sau lễ xuất quân ngày 19/8/1948, Đội liên quân Việt – Lào gồm 240 người, trong đó có 44 người Lào và 196 người Việt Nam đã tiến thẳng đến Bến Giằng (miền Tây tỉnh Quảng Nam), qua biên giới Việt – Lào, rồi vào vùng Hạ Lào - Đông Bắc Campuchia. Nhưng, tên gọi “quân tình nguyện” được bắt đầu từ ngày 30/10/1949, khi Bộ Chính trị Trung ương Đảng ra Quyết định chỉ rõ “Các lực lượng quân sự Việt Nam chiến đấu và công tác giúp Lào tổ chức thành hệ thống riêng và lấy danh nghĩa là Quân tình nguyện”.

Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam làm nhiệm vụ quốc tế ở Lào, đã luôn kề vai, sát cánh và cùng với bạn, vừa chiến đấu chống địch càn quét, lấn chiếm; vừa tiến hành xây dựng và củng cố các đoàn thể, chính quyền kháng chiến, xây dựng và bảo vệ vùng giải phóng, tăng cường lực lượng vũ trang, phát triển chiến tranh du kích trên khắp các khu vực Thượng, Trung và Hạ Lào.

Thực tiễn đã cho thấy, các chiến sĩ Việt Nam đã coi đất nước Lào, như quê hương thứ hai của mình và thực hiện đúng như lời Bác Hồ đã dạy: “Phải biết yêu thương sông núi, cỏ cây, nhân dân Lào như yêu thương chính cỏ cây, sông núi, nhân dân Tổ quốc Việt Nam”... Có lẽ vì thế mà quân tình nguyện Việt Nam đi đến đâu, cũng nhận được tình cảm yêu mến của Nhân dân các bộ tộc Lào.

Hàng ngàn quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam, đã anh dũng ngã xuống trên đất nước Triệu Voi. Nói về những người lính Việt sát cánh cùng quân dân Lào trong các cuộc chiến, Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng khẳng định: “Mồ hôi, xương máu của chiến sĩ và chuyên gia Việt Nam hòa quyện cùng xương máu, mồ hôi của chiến sĩ và Nhân dân Lào góp phần vun đắp, bảo vệ, phát triển tình hữu nghị đoàn kết liên minh chiến đấu đặc biệt Việt Nam – Lào. Đó là một quy luật, một nhân tố hết sức quan trọng bảo đảm thắng lợi cách mạng hai nước, một mẫu mực về mối quan hệ quốc tế trong sáng, một di sản vô cùng quý giá của hai dân tộc”.

Những ngọn nến tri ân tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Việt - Lào
Những ngọn nến tri ân tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Việt - Lào

Nghĩa trang của tình hữu nghị

Tri ân và ghi nhớ các Anh hùng liệt sĩ quân tình nguyện Việt Nam, đã kề vai sát cánh với quân giải phóng Pa-thét chiến đấu bảo vệ 2 đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã cho xây dựng một nghĩa trang đặc biệt mang tên cả 2 dân tộc. Đó là Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Việt – Lào tại huyện Anh Sơn (Nghệ An). Đó cũng là nghĩa trang lớn nhất, quy tập các mộ liệt sĩ của quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam, từng tham gia chiến đấu và hy sinh tại Lào. Điều rất đặc biệt, đây là nghĩa trang duy nhất của Việt Nam mang tên hai quốc gia, hai dân tộc.

Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Việt - Lào có diện tích gần 7ha, bắt đầu xây dựng từ năm 1976. Đến năm 1982, Đảng và Nhà nước ta đã quyết định đưa toàn bộ hài cốt liệt sĩ hy sinh ở nước bạn Lào về nước, quy tập tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Việt - Lào. Tại nghĩa trang, được phân chia thành 2 khu: A và B. Trong đó, khu A gồm 9 lô với tổng số 5.381 ngôi mộ. Khu B gồm có 13 lô với tổng số 5.219 ngôi mộ và một lô với 11 ngôi mộ tử sĩ.

Hàng năm, đội quy tập hài cốt liệt sĩ thuộc Quân khu IV, đã tổ chức hàng chục đội quy tập trên khắp những ngả đường Trường Sơn, vùng thượng Lào, Sa-va-na-khẹt, Xiêng Khoảng, Khăm Muộn... để kiếm tìm những người con đất Việt hi sinh trên nước bạn Lào năm xưa.

Tính từ khi xây dựng cho đến nay, nghĩa trang đã tiếp nhận và chăm sóc gần 11.000 hài cốt các liệt sĩ hi sinh trên chiến trường nước bạn Lào về đây an nghỉ.

Nhiều phần mộ tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Việt – Lào vẫn chưa rõ tên, quê quán
Nhiều phần mộ tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Việt – Lào vẫn chưa rõ tên, quê quán

Thăm viếng nghĩa trang, nhiều người đã lặng lòng trước hàng ngàn phần mộ chưa rõ tên và quê cũng như có tên mà chưa rõ quê. Cả nghĩa trang, đã có hơn 7.400 ngôi mộ như thế. Các anh là ai? Quê quán từ đâu tới? 

Cựu binh Nguyễn Đức Truyền quê ở huyện Yên Thành (Nghệ An) xúc động: “Mỗi lần đến nghĩa trang viếng đồng đội, tôi lại thêm nghẹn ngào. Chiến tranh quá khốc liệt, mất mát quá lớn lao. Nhiều đồng đội về yên nghỉ tại đây nhưng chưa rõ thông tin, đang là day dứt chưa nguôi với những người lính một thời chung trận mạc như chúng tôi”.

Chiều muộn,lặng lẽ rời nghĩa trang tôi chợt nhớ đến nhận xét mà Tổng Bí thư, Chủ tịch Ban Chấp hành trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào Cayxỏn Phômvihản từng nói: “Trong mọi sự thành công của cách mạng Lào, đều có sự đóng góp trực tiếp của cách mạng Việt Nam. Trên mỗi chiến trường của Tổ quốc thân yêu của chúng tôi, đều có xương máu của các chiến sĩ quốc tế Việt Nam hòa lẫn với xương máu của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân các bộ tộc Lào chúng tôi”.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Du lịch nội địa - Bao giờ mới chuyên nghiệp?

Du lịch nội địa - Bao giờ mới chuyên nghiệp?

Lạm thu phí tham quan di tích, danh lam thắng cảnh; khâu tổ chức phân luồng kém dẫn đến tình trạng nhốn nháo, lộn xộn, tắc nghẽn trên đường lên tham quan di tích; cáp treo quá tải nhưng nhà ga vẫn tiếp tục bán vé để mặc du khách xếp hàng đợi cả vài tiếng đồng hồ… Đây là thực trạng đã và đang diễn ra nhiều năm nay tại không ít điểm tham quan di tích, danh lam thắng cảnh ở Việt Nam khiến du khách không khỏi bức xúc, thất vọng.
Tin nổi bật trang chủ
Đắk Lắk: Xử lý nhóm đối tượng chế tạo, mua bán vũ khí trái phép qua mạng xã hội

Đắk Lắk: Xử lý nhóm đối tượng chế tạo, mua bán vũ khí trái phép qua mạng xã hội

Pháp luật - Lê Hường - 2 giờ trước
Ngày 15/5, Công an Tp. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị vừa phát hiện xử lý nhóm đối tượng chế tạo, mua bán súng và các vũ khí, công cụ hỗ trợ trái phép qua mạng xã hội.
Trung ương Hội LHPN Việt Nam tổ chức hội thảo về thực hiện Nghị quyết số 06 tại Bắc Sơn

Trung ương Hội LHPN Việt Nam tổ chức hội thảo về thực hiện Nghị quyết số 06 tại Bắc Sơn

Chính sách dân tộc - Minh Anh - 2 giờ trước
Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam vừa tổ chức Hội thảo Đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII và Đánh giá 10 năm thực hiện Nghị quyết số 06/NQ-BCH, ngày 19/02/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Hội LHPN Việt Nam, khóa XI về "Tăng cường công tác vận động phụ nữ DTTS, phụ nữ có đạo trong tình hình hiện nay”; Triển khai nghị quyết Đại hội Đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII, kết quả đóng góp trong việc phát triển kinh tế, xã hội của địa phương; thực hiện Dự án 8 thực hiện bình đẳng giới trong Chương trình MTQG DTTS và miền núi năm 2024 trên địa bàn xã Nhất Hòa, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn.
Bình Gia (Lạng Sơn): Ra mắt Câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian dân tộc Tày, Nùng

Bình Gia (Lạng Sơn): Ra mắt Câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian dân tộc Tày, Nùng

Tin tức - Thúy Hồng - 2 giờ trước
Ban Tổ chức xây dựng mô hình Câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian thuộc Chương trình MTQG 1719 năm 2024 tỉnh Lạng Sơn vừa tổ chức chương trình báo cáo kết quả xây dựng mô hình và Lễ ra mắt Câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian dân tộc Tày, Nùng các thôn thuộc xã Hưng Đạo, huyện Bình Gia.
Tin trong ngày - 15/5/2024

Tin trong ngày - 15/5/2024

Media - BDT - 20:00, 15/05/2024
Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 15/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Triển lãm ảnh với chủ đề “Cuộc sống đời thường của Bác Hồ”. Tăng diện tích trồng dược liệu quý tại vùng đồng bào DTTS và miền núi. Người cha nuôi của 200 trẻ em khó khăn. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Cây thông chữa bệnh gì?

Cây thông chữa bệnh gì?

Vườn thuốc quanh ta - Như Ý - 19:03, 15/05/2024
Cây thông còn có tên gọi khác là thông, thông nhựa, thông hai lá... Trong Đông y, tất cả các bộ phận của cây thông đều có thể được dùng làm thuốc chữa bệnh cho con người. Sau đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ cây thông mời các bạn tham khảo.
Tin trong ngày - 15/5/2024

Tin trong ngày - 15/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 15/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Triển lãm ảnh với chủ đề “Cuộc sống đời thường của Bác Hồ”. Tăng diện tích trồng dược liệu quý tại vùng đồng bào DTTS và miền núi. Người cha nuôi của 200 trẻ em khó khăn. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
“Tỉnh Bắc Kạn đã cụ thể hóa các Nghị quyết của Chính phủ thành kế hoạch, chương trình phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương”

“Tỉnh Bắc Kạn đã cụ thể hóa các Nghị quyết của Chính phủ thành kế hoạch, chương trình phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương”

Tin tức - Thanh Huyền - 19:01, 15/05/2024
Đó là phát biểu của đồng chí Hầu A Lềnh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, thành viên Chính phủ, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 tại buổi làm việc với UBND tỉnh Bắc Kạn về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng, xuất nhập khẩu, nhà ở xã hội, thị trường bất động sản, kỷ luật kỷ cương hành chính, thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, ngày 15/5 tại tỉnh Bắc Kạn.
Thoái hóa khớp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Thoái hóa khớp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Media - BDT - 16:00, 15/05/2024
Thoái hóa khớp là quá trình lão hóa của khớp theo độ tuổi, tình trạng sụn khớp - bộ phận có chức năng bảo vệ và giảm ma sát trong khớp bắt đầu bị bào mòn, phá vỡ cấu trúc. Vì thoái hóa khớp là quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể, nên khó tránh khỏi. Tuy nhiên chúng ta có thể làm chậm quá trình thoái hóa đó.
Đắk Lắk: Quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản Mo Mường

Đắk Lắk: Quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản Mo Mường

Sắc màu 54 - Hoàng Thùy - 11:56, 15/05/2024
UBND tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Quyết định số 1466/QĐ-UBND ngày 13/5/2024 về việc giao thực hiện quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Mo Mường.
Vụ hàng trăm công nhân ở Vĩnh Phúc bị ngộ độc: Đình chỉ bếp ăn, điều tra nguyên nhân

Vụ hàng trăm công nhân ở Vĩnh Phúc bị ngộ độc: Đình chỉ bếp ăn, điều tra nguyên nhân

Pháp luật - Minh Nhật - 11:53, 15/05/2024
Ngoài việc đình chỉ bếp ăn gây ngộ độc cho hàng trăm công nhân ở Vĩnh Phúc, Bộ Y tế đề nghị tổ chức điều tra xác định rõ nguyên nhân vụ việc theo quy định, truy xuất nguồn gốc thực phẩm, lấy mẫu thực phẩm, bệnh phẩm để xét nghiệm tìm nguyên nhân.
Những loại nước uống giải khát giúp hạ nhiệt trong mùa hè oi ả

Những loại nước uống giải khát giúp hạ nhiệt trong mùa hè oi ả

Sức khỏe - Hoàng Minh - 11:51, 15/05/2024
Mỗi dịp hè về, thời tiết nóng nực khiến chúng ta dễ gặp phải những vấn đề về sức khỏe. Trong đông y, một số loại nước uống có tác dụng thanh nhiệt, giải thử, sinh tân dịch giúp chúng ta giải quyết được tình trạng này.