Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nghi thức rước y trang của người Chăm và người Raglay trong Lễ hội Katê: Biểu hiện tình đoàn kết keo sơn giữa hai dân tộc

Thành Nhân - 17:29, 01/11/2020

Nghi thức đón rước y trang được xem là phần “hồn” của Lễ hội Katê của đồng bào Chăm theo đạo Bà-la-môn ở tỉnh Ninh Thuận. Thế nhưng, có một điều lạ là hàng trăm năm qua, bộ y trang lại do đồng bào dân tộc Raglay, xã Phước Hà, huyện Thuận Nam (Ninh Thuận) cất giữ cẩn thận, để mỗi khi mùa Katê về, Lễ rước y trang lại được tái hiện một cách trang trọng và đầy đủ nhất.

Lễ rước y trang được trong Lễ hội Katê
Lễ rước y trang được trong Lễ hội Katê

Gìn giữ di sản trao truyền...

Trong thành ngữ của người Chăm có câu “Chăm sa-ai Raglay adei”, nghĩa là người Chăm là chị cả, còn người Raglay là con gái út. Và con gái út là người có quyền thừa kế tài sản của cha mẹ để lại, đồng thời, thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, thờ phụng cha mẹ khi về già. Chính vì thế, từ xa xưa, người Raglay được giao vai trò đảm trách việc bảo quản y trang của vua chúa và các đồ cúng lễ trên đền tháp để thờ phụng ông bà, tổ tiên và thần linh.

Được biết hiện nay, người Raglay có hai tộc họ đang giữ y trang, đó là Chamalé và Pa Tâu A Xá và một tộc họ giữ những đồ vật bằng đồng như ly, chén... để phục vụ việc rước y trang cũng như cúng đầu năm của làng, đó là tộc họ A Né.

Bà Tâu Xá Thị Nhân ở thôn Giá, xã Phước Hà, người thuộc một trong hai tộc họ đang giữ y trang, chia sẻ: “Tộc họ tôi đã giữ y trang được 3 đời nay. Theo tục lệ, đồ y trang sẽ truyền lại cho con gái trong tộc. Bởi đồng bào Raglay theo chế độ mẫu hệ, mọi tài sản của tổ tiên sẽ được để lại cho người con gái trong gia đình cất giữ”.

Còn ông Chamaléa Ơi, người cúng lễ y trang cho hay: Người Raglay không ai biết họ đã gìn giữ y trang từ khi nào. Chỉ biết rằng, nó được trao truyền cho người con gái trong tộc họ từ nhiều đời nay. “Trước giờ, rước y trang được đưa từ thôn Giá về làng Chăm ở thôn Hữu Đức, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước. Việc cúng y trang sẽ được tiến hành tại hai nhà tộc họ đang giữ y trang, nhưng chỉ có y trang của tộc họ Pa Tâu A Xá được đem đi. Vì người Raglay cho rằng, nếu như y trang của tộc họ kia mất đi hoặc bị rách, thì còn có y trang khác thay thế”, ông Ơi cho biết thêm.

Xưa kia, để rước y trang từ Phước Hà đến Lễ hội Katê ở làng Hữu Đức, bà con phải đi bộ sau lưng tháp Pô Rômê. Tuy nhiên, hiện nay đường đi đã được Nhà nước đầu tư nâng cấp bê tông nên việc rước y trang của đồng bào Raglay được tiến hành đi trước mặt tháp Pô Rômê. Đồng bào Raglay quan niệm, dù hướng rước y trang có sự thay đổi, nhưng khi đoàn rước y trang đi ngang qua tháp, sẽ phải dừng lại để thực hiện nghi thức cúng trầu cau, rượu, trứng... Việc này có ý nghĩa xin đường đi qua tháp để đồng bào Raglay rước y trang xuống cho đồng bào Chăm mừng Lễ hội Katê ở đền Pô Inư Nưgar.

Lễ hội của kết nối tình đoàn kết dân tộc

Về làng Chăm Hữu Đức những ngày diễn ra Lễ hội Katê, chứng kiến sự chuẩn bị công phu của người dân cho lễ cúng rước y trang, mới hiểu được đó là cái “hồn” của lễ hội. 

Ông Hán Đậu, Cả sư đền thờ Pô Inư Nưgar cho biết, tầm quan trọng của y trang trong Lễ hội Katê: Vào năm 2013, người đại diện đi thưa chuyện thông tin ngày diễn ra Lễ hội Katê đã gây ra sự xích mích, hiểu lầm đối với các tộc họ đồng bào Raglay đang giữ y trang ở xã Phước Hà. Vì vậy, nghi thức đón rước y trang của đồng bào Chăm đã không được tái hiện trong Lễ hội Katê năm đó, khiến cho Lễ hội mất đi phần hồn. Hơn thế nữa, đồng bào Chăm Hữu Đức đón Katê buồn, vì không có y trang. Sự việc xảy ra buộc Ban phong tục đền thờ Pô Inư Nưgar đã thay đổi người đi thưa chuyện. Những năm sau, y trang đã trở lại với làng Chăm Hữu Đức trong Lễ hội Katê. Từ đó, mối đoàn kết giữa đồng bào Chăm và đồng bào Raglay ngày càng khăng khít hơn.

Y trang phải có mặt trong nghi lễ, đây là quy định của tổ tiên từ xưa để lại cho con cháu đồng bào Raglay. Tại đây, các tộc họ sẽ đem y trang ra phơi, kiểm tra y trang có bị cũ, hư hỏng và báo lại cho Ban Phong tục đền thờ Pô Inư Nưgar của người Chăm ở Hữu Đức biết, để may hoặc bổ sung y trang trước ngày diễn ra Lễ hội Katê”.

Ông Chamaléa Ơi, người cúng lễ y trang

Y trang không những được tái hiện trong Lễ hội Katê của làng Chăm Hữu Đức mà còn xuất hiện trong nghi thức cúng đầu năm của đồng bào Raglay ở Phước Hà. “Y trang phải có mặt trong nghi lễ, đây là quy định của tổ tiên từ xưa để lại cho con cháu đồng bào Raglay. Tại đây, các tộc họ sẽ đem y trang ra phơi, kiểm tra y trang có bị cũ, hư hỏng và báo lại cho Ban Phong tục đền thờ Pô Inư Nưgar của người Chăm ở Hữu Đức biết, để may hoặc bổ sung y trang trước ngày diễn ra Lễ hội Katê”, ông Chamaléa Ơi, người cúng lễ y trang giải thích.

Điều lo lắng nhất hiện nay của người dân và của chính quyền địa phương là những ngôi nhà cất giữ y trang của các tộc họ đang xuống cấp, nên việc bảo quản y trang gặp khó khăn... 

Ông Tạ Yên Mơn, Phó Chủ tịch UBND xã Phước Hà chia sẻ: Đồng bào Raglay mong muốn được xây dựng một ngôi nhà cố định để cất giữ y trang và những vật dụng cúng y trang. Qua đó, sẽ dễ dàng thực hiện nghi thức cúng đầu năm và phát huy được bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào Raglay.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bảo tồn nghệ thuật hát Aday của đồng bào Khmer

Bảo tồn nghệ thuật hát Aday của đồng bào Khmer

Hát Aday- Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia của đồng bào dân tộc Khmer vùng Nam Bộ nói chung, tỉnh Hậu Giang nói riêng là loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian đặc sắc, có từ lâu đời. Nhằm bảo tồn, phát huy nghệ thuật trình diễn hát Aday, tỉnh Hậu Giang đã và đang ưu tiên nguồn kinh phí để các địa phương, nghệ nhân thực hiện những hoạt động thiết thực đối với loại hình nghệ thuật này.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ lĩnh của bản Ngà

Thủ lĩnh của bản Ngà

Gương sáng giữa cộng đồng - Tào Đạt - 23:07, 08/05/2024
Gánh trọn ba vai Bí thư Chi bộ, Trưởng bản, Người có uy tín, ông Vàng Văn Suồn ở bản Ngà, xã Mường Than, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu được người dân ngợi khen là tấm gương đi đầu trong thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, phát triển kinh tế, được bà con tin tưởng làm theo…
Thủ tướng chỉ rõ 3 mục tiêu, 6 nhiệm vụ trọng tâm để ngành ngân hàng tiên phong chuyển đổi số, phát triển lên tầm cao mới

Thủ tướng chỉ rõ 3 mục tiêu, 6 nhiệm vụ trọng tâm để ngành ngân hàng tiên phong chuyển đổi số, phát triển lên tầm cao mới

Thời sự - PV - 13:10, 08/05/2024
Sáng 8/5, dự Ngày Chuyển đổi số ngành ngân hàng năm 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ 3 mục tiêu và 6 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới để ngành ngân hàng phát huy vai trò tiên phong trong chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển lên tầm cao mới, trong đó có việc sớm trình Chính phủ ban hành Nghị định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng.
Quảng Bình: Giải cứu thành công 7 thuyền viên trên tàu gặp nạn trên biển

Quảng Bình: Giải cứu thành công 7 thuyền viên trên tàu gặp nạn trên biển

Tin tức - khánh Ngân - 10:51, 08/05/2024
Tàu cá QB 92198 TS đang đáng bắt hải sản ở vùng biển Đông Nam, cách cửa biển Nhật Lệ khoảng 80 hải lý thì bốc cháy dữ đội. Rất may, các thuyền viên trên tàu gặp nạn đã được giải cứu thành công.
Giữ nghề đan lát truyền thống của đồng bào Tày ở Ba Chẽ

Giữ nghề đan lát truyền thống của đồng bào Tày ở Ba Chẽ

Sắc màu 54 - Trí Phương - 10:26, 08/05/2024
Từ bao đời nay, việc đan lát từ cây tre, cây cọ tạo ra những vật dụng để phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt, lao động hằng ngày đã trở thành nghề thủ công truyền thống của đồng bào dân tộc Tày ở huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh). Những chiếc quạt cọ, nón mê, đôi lồng... được tạo nên từ đôi bàn tay khéo léo của bà con người Tày nơi đây.
Hiệu quả trong chuyển đổi cây trồng ở vùng đồng bào DTTS

Hiệu quả trong chuyển đổi cây trồng ở vùng đồng bào DTTS

Kinh tế - Hoàng Chính - Vũ Mừng - 10:18, 08/05/2024
Nhiều năm gần đây, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng nông nghiệp từ cây kém hiệu quả sang trồng, canh tác các loại cây có kinh tế cao ở huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đang dần trở thành phong trào thi đua sâu rộng. Qua đó, đã tạo nguồn thu nhập ổn định cho người dân, góp phần phát triển kinh tế vùng đồng bào DTTS trên địa bàn.
Người đàn ông tài hoa và những sản phẩm tre Việt có

Người đàn ông tài hoa và những sản phẩm tre Việt có "hồn"

Nghề nghiệp - Việc làm - T.Nhân-H.Trường - 09:15, 08/05/2024
Từ những thân tre, gốc tre xù xì thô ráp qua bàn tay tài hoa của anh Võ Tấn Tân (TP.Hội An, Quảng Nam) đã trở thành sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo và có hồn. Những tác phẩm của anh Tân không chỉ thu hút khách hàng trong nước, mà du khách nước ngoài cũng rất thích thú khi trải nghiệm tại xưởng sản xuất của anh. Nhờ đó, hình ảnh cây tre Việt lan toả đến với bạn bè quốc tế và mang lại cho anh Tân khoảng thu nhập không nhỏ.
Du lịch sinh thái qua những mùa hoa

Du lịch sinh thái qua những mùa hoa

Du lịch - Phương Ly - 09:09, 08/05/2024
Nằm ở vùng Tây Bắc của Tổ quốc, Lai Châu được thiên nhiên ban tặng nhiều cảnh quan đẹp với núi non hùng vĩ, những cánh rừng già nguyên sinh cùng khí hậu trong lành, mát mẻ. Đây là những điều kiện thuận lợi để tỉnh khai thác tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch sinh thái, checkin mạo hiểm. Trong đó, du lịch sinh thái qua những mùa hoa đang được người dân và du khách thích thú với câu cửa miệng “đi chữa lành”.
Và rừng sẽ thêm xanh...

Và rừng sẽ thêm xanh...

Phóng sự - Thanh Nguyễn - 09:04, 08/05/2024
Đổ dốc Bù Sen, những cánh rừng bát ngát của xã Diên Lãm (Quỳ Châu, Nghệ An) đã ở phía xa xa. Núi với rừng, cứ thế tiếp diễn, xanh ngắt, tưởng như mênh mông đến vô cùng. Hỏi ra mới hay, đó là những cánh rừng được cộng đồng người Thái ở bản Hốc đang ngày đêm gìn giữ bằng hương ước nghiêm ngặt.
Chàng trai mang

Chàng trai mang "shopping 0 đồng" đến với đồng bào DTTS Điện Biên

Xã hội - Minh Nhật (T/h) - 08:55, 08/05/2024
Với quần áo cũ được cộng đồng mạng khắp cả nước gửi về, anh Nguyễn Quốc Việt (34 tuổi) đã mang '"shopping 0 đồng" đến với bà con miền núi Điện Biên suốt 7 năm qua.
Giải pháp chấm dứt tình trạng sạt lở vùng đồng bào DTTS Kỳ Sơn

Giải pháp chấm dứt tình trạng sạt lở vùng đồng bào DTTS Kỳ Sơn

Xã hội - An Yên - 08:48, 08/05/2024
Kỳ Sơn là huyện biên giới của tỉnh Nghệ An – đây là địa bàn hễ mưa xuống là có sạt lở. Tính sơ sơ mỗi năm, thiên tai đã làm thiệt hại của huyện hàng trăm tỷ đồng. Dẫu vậy thì những giải pháp phòng chống sạt lở của các cấp chính quyền địa phương lại gần như là “bất khả kháng”, nên sự hỗ trợ nguồn lực đầu tư lớn từ Nhà nước, từ nhiều nguồn lực và từ phía người dân để từng bước, tiến tới chấm dứt tình trạng sạt lở ở Kỳ Sơn luôn đặc biệt quan trọng.