Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nghệ nhân Trần Biểu, lưu giữ điệu hát sắc bùa

PV - 11:13, 23/01/2019

Đã có thời điểm gặp những biến cố trong cuộc đời khiến ông Trần Biểu (83 tuổi, xã Phổ An, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi) tạm xa nghề hát sắc bùa. Nhưng niềm đam mê cùng nỗi lo nguy cơ mai một dần những bài hát sắc bùa, khiến ông Biểu lại tiếp tục gắn bó với loại hình nghệ thuật dân gian này.

Những bài hát, điệu sắc bùa đã in vào trí nhớ của ông Trần Biểu từ lúc nào đến giờ ông cũng không nhớ rõ. Năm lên 15, 16 tuổi, ông đã đi theo đoàn hát sắc bùa trong thôn để xem các cụ biểu diễn khắp các sân khấu nhỏ trong và ngoài xã. Ông Biểu đọc thuộc từng lời, gõ từng nhịp phách, tiếng đàn nhị rồi trở thành thành viên của đoàn hát sắc bùa.

Năm 1962, ông trở thành trưởng đoàn hát sắc bùa của xã Phổ An. Những năm tháng đất nước chiến tranh, ông tạm gác chuyện ca hát, cầm súng lên đường, tham gia du kích địa phương. Mãi đến năm 1975, khi đất nước thống nhất, thì loại hình nghệ thuật hát sắc bùa đã dần mai một. Những người biết hát đã thưa dần..., ông Biểu một mình gây dựng lại nghiệp hát sắc bùa.

Nghệ nhân Trần Biểu dạy hát sắc bùa cho trẻ em trong xóm. Nghệ nhân Trần Biểu dạy hát sắc bùa cho trẻ em trong xóm.

Quãng thời gian từ năm 1977 đến 1997, hát sắc bùa trở nên thịnh hành, nhiều người học hát và xin đi theo đoàn hát sắc bùa. Lúc này có người hát kéo đàn nhị, thổi kèn, trống, phách, có 6-8 người tham gia đội múa. Người dân xã Phổ An sống nhờ nông nghiệp, có thêm nghề thủ công, chài lưới và buôn bán vào Nam ra Bắc. Đi đến đâu cũng mang theo điệu hát sắc bùa. Hát sắc bùa trở thành cuộc sống, tinh thần của người dân nơi đây.

Ông Biểu cho biết, hát sắc bùa là hình thức diễn xướng tổng hợp, kết hợp cả nghệ thuật múa, hát và diễn sân khấu sơ khai, có hình thức cử hành nghi lễ phù hợp với cảm thụ nghệ thuật cư dân nông nghiệp. Hát sắc bùa đòi hỏi ông cái phải nhớ lời, hát giỏi, chỉ dẫn cả đoàn nhạc và múa xướng. Ngày xưa, hát sắc bùa được tổ chức các dịp Tết, lễ, mỗi dịp có một bài hát kể lại náo nhiệt ở thôn làng. Người làm nhà, xây ngõ, cũng có điệu hát mở ngõ, hát được mùa, trừ dịch hại, hát đất nước, nhà nhà hưng thịnh…

Đội hát sắc bùa gồm một đàn nhị, trống, kèn, gõ phách. Dưới sự chỉ huy của ông cái, mỗi người sẽ đánh các loại nhạc cụ và có đội múa gồm 6 người tham gia diễn xướng. Người hát chính được gọi là “cái kể”, còn lại gọi hát phụ hay “con xô”. Hát sắc bùa là những bài thơ được sáng tác từ chất liệu đời sống như ca ngợi đất nước, mừng Đảng mừng Xuân, mừng nông thôn mới hay đơn giản là chuyện vui của gia đình vừa xây được ngôi nhà mới, mừng mùa lúa về. Ví dụ như đoạn xướng “Kể từ Huỳnh Đế ngày mới lập ra/Thuở câu hoàng chém gỗ làm nhà/Rào tứ phía, trước sân chừa ngõ/Thưa thầy, Chươm võ truyền lại cho ta/Khai minh niên tống tà/Là cái đường mở ngõ/…”.

Sau này, khi những thế hệ trước lần lượt qua đời vì tuổi tác, bối cảnh xã hội không thuận lợi cho các loại hình nghệ thuật phát triển, bản thân loại hình hát sắc bùa cũng đối mặt với nguy cơ mai một. Ông Biểu cũng đã già, đôi mắt mờ dần đi. Từ hơn 4 năm nay, đôi mắt đã không còn nhìn thấy gì nữa, nhưng ông Biểu vẫn tích cực đọc các lời bài hát cho cháu con trong nhà ghi chép lại. Ông nói: “Đời sau có thể đọc cuốn ghi chép, in sao lại rồi truyền tay cho người này người kia mượn đọc và học hát theo”.

Được biết, vài năm trước, UBND xã Phổ An cũng đã tiến hành khôi phục hát sắc bùa, thành lập đội hát có sự tham gia của Đoàn xã, Phòng Văn hóa xã, các em học sinh… để hồi sinh lại làn điệu này. Ông Nguyễn Tấn Mỹ, Chủ tịch UBND xã Phổ An, cho biết: “Công tác bảo tồn rất khó khăn, các bài hát, điệu múa chưa có sách vở ghi chép rõ ràng, do vậy chỉ nhờ những cụ trưởng lão dạy lại. Do nguồn kinh phí hạn hẹp nên việc khôi phục bảo tồn còn nhiều điều chưa hoàn thiện”.

Hiện tại, ông Mỹ đang nỗ lực hoàn thiện Đề án bảo tồn hát sắc bùa trên địa bàn xã. Với mong muốn, mở ra sức sống mới cho hát sắc bùa.

NGUYỄN TRANG

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tự hào nguồn cội

Tự hào nguồn cội

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là loại hình Di sản tập quán xã hội, tín ngưỡng và lễ hội được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã lắng đọng trong tâm thức mỗi người dân niềm tự hào về nguồn cội con rồng cháu tiên, xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử, lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền Tổ quốc, trở thành bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt Nam.
Tin nổi bật trang chủ
Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Từ nhiều năm qua, công tác giảm nghèo của Việt Nam được các quốc gia và tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh gia cao; trong đó, kết quả giảm nghèo đa chiều đặc biệt ấn tượng ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Thành quả giảm nghèo ở địa bàn này xuất phát từ hệ thống chính sách đầu tư, hỗ trợ toàn diện, đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực.
EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

Tin tức - PV - 2 giờ trước
Trong thời gian gần đây, Trung tâm Chăm sóc khách hàng Điện lực miền Bắc (Tổng công ty Điện lực miền Bắc - EVNNPC) đã nhận được nhiều phản ánh về việc, khách hàng nhận được cuộc gọi mạo danh là nhân viên điện lực cung cấp thông tin do điện lực tính sai hóa đơn tiền điện trong kỳ thay đổi Lịch ghi chỉ số về những ngày cuối tháng nên liên hệ để hoàn tiền % theo hóa đơn, hoặc trả tiền điện thừa cho khách hàng.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thời sự - BDT - 9 giờ trước
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký ban hành Công điện số 41/CĐ-TTg ngày 27/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng.
Khánh thành thêm 2 dự án huyết mạch, cả nước có hơn 2.000 km cao tốc

Khánh thành thêm 2 dự án huyết mạch, cả nước có hơn 2.000 km cao tốc

Thời sự - PV - 19:10, 28/04/2024
Chiều 28/4, tại tỉnh Ninh Thuận, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và thông xe đưa vào khai thác cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt (đoạn từ Diễn Châu đến Quốc lộ 46B) - hai dự án thuộc tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020, nâng tổng chiều dài đường cao tốc trên cả nước vượt mốc hơn 2.000 km.
Thủ tướng thăm người dân vùng hạn hán ở Ninh Thuận

Thủ tướng thăm người dân vùng hạn hán ở Ninh Thuận

Thời sự - PV - 16:25, 28/04/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến thăm hỏi người dân; kiểm tra Dự án thủy lợi Tân Mỹ và chỉ đạo công tác phòng, chống hạn hán tại tỉnh Ninh Thuận giữa trưa trời nắng hơn 40 độ C.
Những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!

Những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!

Xã hội - Thanh Hải - 14:35, 28/04/2024
Cứ mỗi lần đứng trước những kỷ vật, di vật gắn liền với người lính nơi trận mạc, lòng tôi lại trào dâng bao cảm xúc. Và tôi gọi đó là những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thực hiện các giải pháp đồng bộ đưa Ninh Thuận phát triển nhanh và bền vững

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thực hiện các giải pháp đồng bộ đưa Ninh Thuận phát triển nhanh và bền vững

Thời sự - PV - 11:05, 28/04/2024
Sáng 28/4, tại Tp. Phan Rang - Tháp Chàm, nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng tỉnh Ninh Thuận (16/4/1975 - 16/4/2024) và Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), hướng tới Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận với chủ đề “Ninh Thuận - Miền đất hội tụ những giá trị khác biệt”.
Khởi động Năm du lịch Tuyên Quang 2024

Khởi động Năm du lịch Tuyên Quang 2024

Du lịch - Minh Nhật - 10:00, 28/04/2024
Tối 27/4, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành, Tp. Tuyên Quang, UBND tỉnh Tuyên Quang tổ chức Khai mạc Năm du lịch tỉnh Tuyên Quang 2024. Tham dự Lễ khai mạc có các vị lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang; lãnh đạo Cục Du lịch quốc gia Việt Nam; lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố: Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên Bái, Ninh Bình, Hà Giang, Lạng Sơn cùng đông đảo Nhân dân và du khách thập phương.
Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Du lịch - Trần Mạnh Tuấn - 08:50, 28/04/2024
Sau gần một thế kỷ giải phóng, xây dựng và phát triển, từ mảnh đất được coi là “địa ngục trần gian” của thế kỷ XX, Côn Đảo đã trở thành “thiên đường du lịch” giàu có, là điểm đến linh thiêng của khách thập phương trên toàn thế giới.
Tự hào nguồn cội

Tự hào nguồn cội

Sắc màu 54 - PV - 08:43, 28/04/2024
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là loại hình Di sản tập quán xã hội, tín ngưỡng và lễ hội được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã lắng đọng trong tâm thức mỗi người dân niềm tự hào về nguồn cội con rồng cháu tiên, xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử, lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền Tổ quốc, trở thành bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt Nam.
Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Sự kiện - Bình luận - Vũ Thanh - 08:25, 28/04/2024
Với người Việt Nam, Vua Hùng là vị Vua Thủy tổ dựng nước, là tổ tiên của dân tộc. Thờ cúng Hùng Vương là một tín ngưỡng thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” ăn sâu vào tâm thức mỗi người con dân Việt xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử. Trong các dịp lễ hội, các thế hệ con Lạc cháu Hồng trên quê hương Đất Tổ luôn có những lễ vật dâng cúng Vua Hùng, thể hiện lòng thành kính, hiếu nghĩa, thảo thơm đối với các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.