Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nghề nghiệp - Việc làm

Nghề chạm khắc gỗ ở Chợ Mới

Phương Nghi - 10:05, 19/10/2020

Đi dọc tuyến đường Tỉnh lộ 942 từ thị trấn Mỹ Luông đến Chợ Thủ đều nghe tiếng máy bào, cưa, đục, vang lên chan chát… Đó là âm thanh đặc trưng của làng nghề mộc và chạm khắc gỗ Chợ Mới, thuộc huyện Chợ Mới (An Giang).

Anh Phạm Văn Phú ở ấp Long Thuận 2, xã Long Điền A là một thợ mộc tài hoa
Anh Phạm Văn Phú ở ấp Long Thuận 2, xã Long Điền A là một thợ mộc tài hoa

Làng nghề mộc và chạm khắc gỗ Chợ Mới được công nhận làng nghề truyền thống từ năm 2006. Hiện nay, làng nghề mộc và chạm khắc gỗ Chợ Mới có hơn 1.500 hộ với gần 3.500 lao động và trên 200 cơ sở sản xuất lớn, nhỏ. Sản phẩm đầu ra ổn định và có hướng phát triển mạnh nhất là nghề chạm, tiện gỗ, trang trí nội thất và đồ gia dụng theo yêu cầu của khách hàng.

Để đáp ứng nhu cầu lựa chọn đa dạng của khách hàng, nhiều cơ sở không ngừng thay đổi máy móc, thiết bị, xây dựng mở rộng nơi trưng bày sản phẩm, mẫu mã chất lượng không ngừng cải tiến, nâng cao. Đầu ra tốt, lao động có việc làm quanh năm và thu nhập bình quân từ 5 - 6 triệu đồng/người/tháng. Nhờ đó, sức sống của làng nghề mộc ở Chợ Mới luôn phát triển bền vững, làm thay đổi căn bản diện mạo, đời sống Nhân dân trong tiến trình xây dựng nông thôn mới.

Trưởng ban làng nghề mộc và chạm khắc gỗ Chợ Mới, ông Trần Minh Đoàn cho biết: “Làng mộc và chạm khắc gỗ Chợ Mới có từ rất lâu, sản phẩm đa dạng: Tủ, bàn, ghế, giường, trang trí nội ngoại thất, với nhiều kiểu dáng, mẫu mã, chất liệu gỗ khác nhau. Sản phẩm trang trí nội thất của các cơ sở do nghệ nhân tự vẽ, chạm khắc khéo léo, tỉ mỉ trong từng động tác đụt, đẽo, gọt… Nhờ đó, làng nghề luôn thu hút khách hàng trong và ngoài tỉnh đến thăm quan, mua sắm”.

Tại làng nghề mộc Chợ Thủ, anh Phạm Văn Phú ở ấp Long Thuận 2, xã Long Điền A, có thâm niên hơn 20 năm trong nghề cho biết, đa số những người làm nghề mộc ở đây đều là cha truyền con nối. Nghề mộc khá vất vả, ai yêu nghề mới bám trụ. Trước đây, nghề này chủ yếu làm bằng thủ công nên công việc rất khó khăn. Nhưng hiện nay, có máy móc hỗ trợ, công việc cũng nhẹ đi đáng kể, chỉ những chi tiết nhỏ, cần sự tỉ mỉ mới sử dụng bằng tay. Vì vậy rút ngắn thời gian thực hiện, giá thành từ đó cũng rẻ hơn nhiều so với làm bằng thủ công.

Còn ông Đinh Văn Dũng ở ấp Thị 2, thị trấn Mỹ Luông chia sẻ: “Hiện tại, thu nhập của tôi khoảng 400.000 đồng/ngày, cao gấp đôi so với ngày thường. Biết là cực khổ nhưng ai cũng hào hứng bởi đây là mùa làm ăn mạnh nhất trong năm”.

Ông Ngô Hoàng Hiếu, Chủ tịch huyện Chợ Mới cho biết: Nghề mộc cũng là một trong những ngành mũi nhọn phát triển kinh tế của huyện Chợ Mới, mỗi năm doanh thu làng nghề mộc khoảng hơn 150 tỷ đồng. Vì vậy, thời gian tới, địa phương sẽ tiếp tục củng cố, phát huy và hình thành các tổ hợp tác sản xuất để giới thiệu, cung ứng ra thị trường. Đồng thời, quy hoạch phát triển làng nghề gắn với các điểm, tuyến du lịch… xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật nhằm phổ biến công nghệ mới để sản phẩm được nâng cao về năng suất, chất lượng. Đồng thời tạo ra sản phẩm mới đủ sức cạnh tranh, phát triển thương hiệu sản phẩm làng nghề của địa phương, góp phần tăng thu nhập cho người dân.    

                    

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Nậm Xây hôm nay đã khác…

Nậm Xây hôm nay đã khác…

Xã Nậm Xây, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai từng là thủ phủ “vàng tặc”. Vào thời điểm đó, giàu đâu không thấy, chỉ thấy bao nỗi ám ảnh tệ nạn và đau thương, bản làng thì tan hoang, nhiều gia đình tan nát. Rất may, chính quyền vào cuộc, tuyên truyền, vận động Nhân dân; kiên quyết đấu tranh với các loại tội phạm, trả lại sự bình yên và phát triển nên Nậm Xây hôm nay đã khác…
Tin nổi bật trang chủ
Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng của chính nghĩa và khát vọng hòa bình

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng của chính nghĩa và khát vọng hòa bình

Chiến dịch Điện Biên Phủ là đỉnh cao của cuộc tiến công chiến lược đông xuân (1953 - 1954) của quân và dân ta. Trải qua "56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt, máu trộn bùn non" (thơ Tố Hữu), quân và dân ta đã đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên phủ, giành thắng lợi hoàn toàn. Chiến thắng này đã trở thành tiếng sấm rền vang làm rung chuyển thế giới, xé toạc đám mây đen của chủ nghĩa thực dân - đế quốc, mang đến nguồn cổ vũ to lớn cho các dân tộc bị áp bức đứng lên giành độc lập.
Để Tà Cạ phát triển bền vững…

Để Tà Cạ phát triển bền vững…

Phóng sự - An Yên - 11 phút trước
Đến Tà Cạ (Kỳ Sơn, Nghệ An) hôm nay, thật khó để hình dung đâu từng là thảm họa thiên tai dịp cuối năm 2022. Ngược dòng Huồi Giảng – tâm lũ dữ năm nào, đồng bào Mông, Thái, Khơ mú ở các bản Hòa Sơn, Sơn Hà, Bình Sơn 1 đã kịp kiến thiết lại những đổ vỡ, ngổn ngang. Tà Cạ đang hồi sinh và phát triển từng ngày bằng những nỗ lực của chính người dân, của cấp ủy chính quyền và sự chung tay của cả cộng đồng.
“Dưới lá cờ Quyết thắng” - Bản anh hùng ca của quân và dân ta về Chiến dịch Điện Biên Phủ

“Dưới lá cờ Quyết thắng” - Bản anh hùng ca của quân và dân ta về Chiến dịch Điện Biên Phủ

Tin tức - Tào Đạt - 13 phút trước
Chương trình cầu truyền hình “Dưới lá cờ Quyết thắng” là sự kiện đặc biệt, là lời tri ân sâu sắc đối với thế hệ cha ông đã hy sinh xương máu vì độc lập tự do của Tổ quốc.
Những người trẻ giữ gìn văn hóa dân tộc theo cách của mình

Những người trẻ giữ gìn văn hóa dân tộc theo cách của mình

Sắc màu 54 - Tiêu Dao - 14 phút trước
Dù mới ở tuổi đôi mươi, nhưng những người trẻ này đã có tình yêu đặc biệt với văn hóa dân tộc mình. Họ tận dụng mạng xã hội để quảng bá văn hóa dân tộc, giữ gìn nét đẹp của dân tộc và từ đó giúp nhiều người khác hiểu và trân quý văn hóa của đồng bào DTTS trong “vườn hoa 54 dân tộc anh em”.
Hơn 3.000 diễn viên tham gia Festival múa sạp

Hơn 3.000 diễn viên tham gia Festival múa sạp "Rực rỡ sắc màu Tây Bắc"

Sắc màu 54 - Minh Nhật (t/h) - 1 giờ trước
Nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng Kỷ niệm 79 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Yên Bái (7/5/1945 - 7/5/2024), 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), tối 5/5, tại Quảng trường 19/8 trung tâm Km5, thành phố Yên Bái đã diễn ra Festival múa sạp “Rực rỡ sắc màu Tây Bắc” năm 2024.
Thảo dược quý của đồng bào Cơ Tu

Thảo dược quý của đồng bào Cơ Tu

Kinh tế - Minh Thu - 1 giờ trước
Ra zéh, tên gọi của một loại chè dây mọc hoang trong rừng, được người Cơ Tu ở xã Ba, xã Tư, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam đưa về bản làng, biến thành một cây dược liệu mang lại thu nhập cao, giúp đồng bào thoát nghèo.
Lễ hội Gầu Tào

Lễ hội Gầu Tào

Lễ hội Gầu Tào là một trong những sinh hoạt văn hóa cổ truyền, được lưu giữ, bảo tồn và phát huy trong đời sống tinh thần của đồng bào Mông vùng Tây Bắc. Hiện nay, ở nhiều địa phương như Yên Bái, Lào Cai, Điện Biên, Lao Châu, Sơn La... đồng bào Mông đã duy trì việc tổ chức Lễ hội Gầu Tào vào dịp đầu Xuân mới và trở thành điểm nhấn du lịch với du khách trong và ngoài nước.
Bình Định: Thành lập 4 Câu lạc bộ “Thanh niên nói không với tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống”

Bình Định: Thành lập 4 Câu lạc bộ “Thanh niên nói không với tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống”

Công tác Dân tộc - Lê Phương - 1 giờ trước
Nhằm đẩy mạnh tuyên truyền xoá bỏ nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi, thời gian qua, Ban Dân tộc tỉnh Bình Định đã thành lập 4 câu lạc bộ (CLB) “Thanh niên nói không với tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống” tại các trường dân tộc bán trú và nội trú trên địa bàn tỉnh.
Sầu riêng chết hàng loạt, người dân Bình Phước lo lắng

Sầu riêng chết hàng loạt, người dân Bình Phước lo lắng

Kinh tế - Minh Nhật (t/h) - 1 giờ trước
Khoảng 2 tháng qua, nhiều hộ nông dân tại huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước lo lắng, đứng ngồi không yên, khi vườn sầu riêng đang xanh tốt bỗng dưng chết hàng loạt không rõ nguyên nhân. Tính đến nay, đã có khoảng 200 ha sầu riêng ở địa phương bị chết.
Quảng Ninh: 2 người thương vong do bị sét đánh vào thuyền nan

Quảng Ninh: 2 người thương vong do bị sét đánh vào thuyền nan

Trang địa phương - Mỹ Dung - 1 giờ trước
Ngày 6/5, đại diện UBND phường Hà An, thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra mưa dông, xuất hiện sấm sét đánh trúng thuyền nan đang đánh bắt thủy sản, làm 2 người thương vong.
Sóc Trăng: Huyện Thạnh Trị tổ chức điểm cấp huyện, Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV, năm 2024

Sóc Trăng: Huyện Thạnh Trị tổ chức điểm cấp huyện, Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV, năm 2024

Công tác Dân tộc - Như Tâm - 1 giờ trước
Ngày 6/5, huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng long trọng tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV, năm 2024. Tham dự Đại hội có bà Hồ Thị Cẩm Đào - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Dương Sà Kha - Trưởng Ban Dân vận, Chủ tịch Ủy Ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Phó Ban Chỉ đạo Đại hội cấp tỉnh; bà Huỳnh Thị Diễm Ngọc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức Đại hội cấp tỉnh; ông Lý Rotha - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh, Phó Trưởng Ban Thường trực, Ban Tổ chức Đại hội, cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành trong tỉnh và đại diện lãnh đạo các huyện, thị, thành phố; các vị chức sắc, các tôn giáo của huyện. Đặc biệt là sự có mặt của 100 đại biểu chính thức, đại diện cho đồng bào các DTTS trên địa bàn huyện Thạnh Trị.
Triển lãm ảnh Online

Triển lãm ảnh Online "Phụ nữ với Điện Biên"

Tin tức - Thanh Nguyên - 1 giờ trước
Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam giới thiệu Triển lãm ảnh Online "Phụ nữ với Điện Biên".