Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nét đẹp trong phong tục, tập quán văn hóa của người Mông

Nguyệt Anh (T/h) - 18:12, 22/04/2022

Dân tộc Mông sống chủ yếu ở vùng núi cao. Đồng bào Mông trên cả nước nói chung, Yên Bái nói riêng có lối sống giản dị, mộc mạc nhưng bảo lưu được nhiều phong tục, tập quán văn hóa truyền thống độc đáo.

Mù Cang Chải là nơi tập trung đông đồng bào dân tộc Mông cư trú
Mù Cang Chải là nơi tập trung đông đồng bào dân tộc Mông cư trú

Với khoảng trên 110 nghìn nhân khẩu, dân tộc Mông ở Yên Bái đứng thứ tư về số dân trong tỉnh gồm 4 nhóm chính là: Mông Hoa (Mông Lềnh), Mông Đen (Mông Đu), Mông Trắng (Mông Đơ) và Mông Si (Mông Đỏ). Trong đó, người Mông Hoa và Mông Si chiếm đa số, họ sống trên các triền núi cao, tập trung tại các huyện vùng cao Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn... Tiếng nói của người Mông thuộc nhóm ngôn ngữ Mông - Dao (dòng ngôn ngữ Nam Á).

Phong tục, tập quán và tín ngưỡng dân gian phong phú

Người Mông ở Yên Bái có tín ngưỡng dân gian vô cùng phong phú và đặc sắc, ngoài thờ cúng tổ tiên, trong phạm vi ngôi nhà đồng bào Mông còn thờ cả một hệ thống các thần bảo hộ như: thần tài (xử cang), thần cột nhà “Bùa đăngz”, thần cửa “Bùa trùngz”, thần bếp…

Người dân xã Nà Hẩu (huyện Văn Yên) lên núi thực hiện Lễ cúng rừng.
Người dân xã Nà Hẩu (huyện Văn Yên) lên núi thực hiện Lễ cúng rừng.

Tiến sỹ Hoàng Tiến Long, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Yên Bái cho biết, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Mông đặc biệt quan trọng. Đồng bào không có bàn thờ tổ tiên riêng mà mỗi khi có lễ cúng tổ tiên, người Mông lập một bàn thờ cúng tổ tiên tại chính giữa ngôi nhà trước bàn thờ thần tài “xử cang”, sau lễ cúng bàn thờ tổ tiên được bỏ đi.

Một vòng đời của người Mông, từ khi sinh ra đến khi nhắm mắt về với tổ tiên đều trải qua rất nhiều nghi lễ độc đáo: lễ đặt tên, lễ lại tên đệm, lễ cưới, tang ma... Trong đó, lễ tang và lễ đặt tên con là những nghi lễ có ý nghĩa quan trọng. Lễ đặt tên khá đơn giản, đứa trẻ sau khi sinh ra được 3 ngày sẽ được gia đình và dòng họ tổ chức lễ gọi hồn và đặt tên. Lễ tang với nhiều nghi lễ khá phức tạp thể hiện đạo lý, sự tri ân giữa người sống với người đã khuất.

Do đặc điểm cư trú biệt lập, người Mông ít có quan hệ với dân tộc khác. Người Mông ở Yên Bái được tổ chức điều hành theo dòng họ khép kín, có quy định, ký hiệu riêng, mang tính quy ước cộng đồng thừa nhận và phải tuân thủ nghiêm ngặt. Dòng họ người Mông là nơi duy trì và lưu truyền phong tục, tập quán. Người Mông ở Yên Bái có nhiều họ, mỗi họ có nhiều dòng, mỗi dòng có nhiều chi khác nhau. Các gia đình cùng một dòng họ thường ở những cụm gần nhau.

Bản Lìm Mông ở chân đèo Khau Phạ (Mù Cang Chải, Yên Bái)
Bản Lìm Mông ở chân đèo Khau Phạ (Mù Cang Chải, Yên Bái)

Theo nghệ nhân dân gian Vàng A Vừ, thôn Pang Càng, xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn (Yên Bái), dòng họ người Mông có phạm vi cố kết rất rộng, bao gồm tất cả những người cùng họ, không phân biệt cư trú ở đâu. Người Mông ở Yên Bái có thể nhận người cùng họ ở các tỉnh khác làm anh em. Người cùng họ khi đã nhận nhau được xem như anh em ruột thịt và không được phép kết hôn với nhau.

Cùng với văn hóa phi vật thể, người Mông ở Yên Bái còn có các loại hình văn hóa vật thể cũng rất độc đáo như: ẩm thực; kiến trúc nhà ở; nghề truyền thống... Nhà nghiên cứu dân gian Nguyễn Mạnh Hùng, Chi hội trưởng Chi hội Văn học dân gian tỉnh Yên Bái cho biết, người Mông ở Yên Bái có nghề rèn rất nổi tiếng với kỹ thuật cao như rèn dao, cuốc, tự đúc lưỡi cày và đồ trang sức của phụ nữ, đúc nhạc ngựa, chuông bò... Đồng bào còn làm các đồ dùng sinh hoạt trong gia đình bằng gỗ, đan lát bằng tre, mây rất đẹp và tinh tế.

Truyền nghề dệt vải thổ cẩm là phong tục bắt buộc của người phụ nữ Mông trưởng thành đối với người trẻ (Ảnh TTXVN)
Truyền nghề dệt vải thổ cẩm là phong tục bắt buộc của người phụ nữ Mông trưởng thành đối với người trẻ (Ảnh TTXVN)

Nghề dệt thổ cẩm là một trong những nét văn hóa lâu đời, đặc sắc nhất của người Mông ở Yên Bái. Thứ vải dệt từ sợi cây lanh, được làm hoàn toàn thủ công với nhiều công đoạn cầu kỳ. Theo quan niệm của người Mông, trang phục chính thống của cả nam và nữ phải làm từ loại vải này, nhất là trang phục cho người đã khất. Vì thế, phụ nữ Mông từ khi còn nhỏ đã được bà hoặc mẹ dạy cho cách dệt vải.

Người Mông ở Yên Bái còn có một phong tục mang nhiều ý nghĩa đó là xuống chợ phiên, nhất là những phiên chợ tết rực rỡ sắc màu thổ cẩm vào dịp cuối năm. Đồng bào Mông thường tổ chức ăn tết sớm hơn Tết Nguyên đán 1 tháng, đồng bào đi từ các bản xa thường xuống chợ từ rất sớm. Xuống chợ với họ không chỉ là để bán đi những sản vật của núi rừng và mua về các nhu yếu phẩm cho sinh hoạt gia đình mà còn là dịp đi chơi chợ để gặp gỡ, hẹn hò, giao lưu, trổ tài múa khèn với nhau... Đi chợ phiên từ lâu đã trở thành nét đẹp văn hóa của người Mông nơi vùng cao Yên Bái.

Lễ hội gắn với nghệ thuật dân gian

Có thể nói, cuộc sống của người Mông ở Yên Bái gắn liền với dân ca, dân vũ, nhạc cụ và các lễ hội mang tính cộng đồng được tổ chức hằng năm. Lễ hội trong năm của đồng bào Mông phải kể tới: Lễ hội Tầu sừ được tổ chức vào dịp Tết truyền thống của người Mông; lễ Nào xông của cộng đồng bản, diễn ra vào ngày Thìn tháng Giêng hàng năm; lễ Tết rừng tổ chức vào ngày 28 tháng Giêng hàng năm, Lễ cúng cơm mới và lễ hội Gầu tào được tổ chức vào dịp đón năm mới.

Thi giã bánh dày trong lễ hội xuân của người Mông. (Ảnh tư liệu)
Thi giã bánh dày trong lễ hội xuân của người Mông. (Ảnh tư liệu)

Ông Lý Kim Khoa, Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh Yên Bái cho biết, Gầu tào là lễ hội quan trọng nhất đối với người Mông ở Yên Bái, với mục đích để gia chủ cầu con và gắn với cộng đồng là cầu cho mùa màng tươi tốt, người yên vật thịnh. Lễ hội Gầu tào còn là dịp diễn xướng của vũ điệu khèn Mông, cùng các điệu lý mời rượu, những câu hát dân ca xốn xang và mời gọi. Linh thiêng không kém là Lễ cúng cơm mới, người Mông tổ chức nghi lễ này nhằm cảm ơn tổ tiên, trời đất cho mưa thuận gió hòa, tránh được dịch bệnh, có được vụ mùa bội thu, cả năm no đủ, mọi người khỏe mạnh.

Vào mùa Xuân, nhất là các dịp Tết người Mông hay trong các lễ cưới truyền thống, đồng bào đều hát dân ca và múa khèn. Nhiều làn điệu dân ca hát ru, hát đối, hát đố, hát giải, dân vũ... phản ánh cuộc sống lao động, chinh phục tự nhiên và mong ước mơ về cuộc sống hạnh phúc, no đủ. Đặc sắc nhất là loại hát kể chuyện lịch sử dân tộc gọi là hát “Thản chù”; hát “Gầu phềnh” - trai gái hát trong khi chơi Pa Pao, hát qua sợi chỉ nối với hai ống nứa bịt da ếch cho riêng hai người.

Nam nữ dân tộc Mông hát Gầu phềnh
Nam nữ dân tộc Mông hát Gầu phềnh

Hát Gầu phềnh thường được diễn xướng vào dịp vui Xuân, đón Tết. Đây là hình thức hát giao duyên với lời ca dí dỏm, tình tứ, giàu tính ước lệ và mang âm điệu miên man, say đắm. Đặc biệt, trong đám cưới, người Mông ở vùng núi cao Mù Cang Chải, Trạm Tấu còn có hát đối đáp, hát đố, hát giải. Hát đối đáp trong đám cưới của người Mông luôn thể hiện sự khiêm nhường của cả nhà trai cũng như nhà gái trong cách đối nhân xử thế. Một đám cưới của người Mông thường có tất cả 16 bài hát gồm: hát mở đầu, hát lên đường, hát mời rượu, hát mở cửa, hát giấu chìa khóa, hát giải đố, hát giao lễ vật, hát đối…

Cùng với ca hát, đồng bào Mông ở đây còn có múa khèn rất đặc sắc. Trong hội Gầu tào, múa khèn là nghi lễ mở hội. Ngoài khèn bè, người Mông còn sử dụng đàn môi, khèn lá, kéo nhị, thổi sáo… Cây khèn luôn là vật bất ly thân với người đàn ông dân tộc Mông. Nhờ cây khèn độc đáo này, người Mông không chỉ thổ lộ tâm tình qua âm điệu du dương, trầm bổng mà còn là đạo cụ sinh động, giàu tạo hình trong những động tác điêu nghệ và mạnh mẽ của vũ điệu "Tha kệnh”. Múa khèn thể hiện tinh thần thượng võ, ý chí kiên cường của người đàn ông miền sơn cước.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Giữ nghề đan lát truyền thống của đồng bào Tày ở Ba Chẽ

Giữ nghề đan lát truyền thống của đồng bào Tày ở Ba Chẽ

Từ bao đời nay, việc đan lát từ cây tre, cây cọ tạo ra những vật dụng để phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt, lao động hằng ngày đã trở thành nghề thủ công truyền thống của đồng bào dân tộc Tày ở huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh). Những chiếc quạt cọ, nón mê, đôi lồng... được tạo nên từ đôi bàn tay khéo léo của bà con người Tày nơi đây.
Tin nổi bật trang chủ
Quảng Bình: Giải cứu thành công 7 thuyền viên trên tàu gặp nạn trên biển

Quảng Bình: Giải cứu thành công 7 thuyền viên trên tàu gặp nạn trên biển

Tin tức - khánh Ngân - 6 giờ trước
Tàu cá QB 92198 TS đang đáng bắt hải sản ở vùng biển Đông Nam, cách cửa biển Nhật Lệ khoảng 80 hải lý thì bốc cháy dữ đội. Rất may, các thuyền viên trên tàu gặp nạn đã được giải cứu thành công.
Giữ nghề đan lát truyền thống của đồng bào Tày ở Ba Chẽ

Giữ nghề đan lát truyền thống của đồng bào Tày ở Ba Chẽ

Sắc màu 54 - Trí Phương - 6 giờ trước
Từ bao đời nay, việc đan lát từ cây tre, cây cọ tạo ra những vật dụng để phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt, lao động hằng ngày đã trở thành nghề thủ công truyền thống của đồng bào dân tộc Tày ở huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh). Những chiếc quạt cọ, nón mê, đôi lồng... được tạo nên từ đôi bàn tay khéo léo của bà con người Tày nơi đây.
Phong tục Rúp Ca của đồng bào Gié Triêng

Phong tục Rúp Ca của đồng bào Gié Triêng

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 6 giờ trước
Cứ thành thông lệ, vào dịp đầu năm mới hàng năm, đồng bào Gié Triêng ở xã Đăk Choong, huyện Đăk Glei (Kon Tum) lại cùng nhau đi Rúp Ca (theo tiếng Gié Triêng là bắt cá). Đây là một truyền thống văn hóa có từ lâu đời, thể hiện tính cộng đồng của đồng bào Gié Triêng nơi đây.
Người đàn ông tài hoa và những sản phẩm tre Việt có

Người đàn ông tài hoa và những sản phẩm tre Việt có "hồn"

Nghề nghiệp - Việc làm - T.Nhân-H.Trường - 7 giờ trước
Từ những thân tre, gốc tre xù xì thô ráp qua bàn tay tài hoa của anh Võ Tấn Tân (TP.Hội An, Quảng Nam) đã trở thành sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo và có hồn. Những tác phẩm của anh Tân không chỉ thu hút khách hàng trong nước, mà du khách nước ngoài cũng rất thích thú khi trải nghiệm tại xưởng sản xuất của anh. Nhờ đó, hình ảnh cây tre Việt lan toả đến với bạn bè quốc tế và mang lại cho anh Tân khoảng thu nhập không nhỏ.
Du lịch sinh thái qua những mùa hoa

Du lịch sinh thái qua những mùa hoa

Du lịch - Phương Ly - 7 giờ trước
Nằm ở vùng Tây Bắc của Tổ quốc, Lai Châu được thiên nhiên ban tặng nhiều cảnh quan đẹp với núi non hùng vĩ, những cánh rừng già nguyên sinh cùng khí hậu trong lành, mát mẻ. Đây là những điều kiện thuận lợi để tỉnh khai thác tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch sinh thái, checkin mạo hiểm. Trong đó, du lịch sinh thái qua những mùa hoa đang được người dân và du khách thích thú với câu cửa miệng “đi chữa lành”.
Lật tẩy những luận điệu sai trái về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ

Lật tẩy những luận điệu sai trái về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ

Chống diễn biến hòa bình - PV - 7 giờ trước
Những ngày qua, khi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta tổ chức nhiều hoạt động thiết thực kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) thì trên mạng xã hội, các thế lực thù địch, phản động và một số kẻ thiếu thiện chí vẫn tìm cách xuyên tạc bản chất, tính chính nghĩa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp mà đỉnh cao là Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Và rừng sẽ thêm xanh...

Và rừng sẽ thêm xanh...

Phóng sự - Thanh Nguyễn - 7 giờ trước
Đổ dốc Bù Sen, những cánh rừng bát ngát của xã Diên Lãm (Quỳ Châu, Nghệ An) đã ở phía xa xa. Núi với rừng, cứ thế tiếp diễn, xanh ngắt, tưởng như mênh mông đến vô cùng. Hỏi ra mới hay, đó là những cánh rừng được cộng đồng người Thái ở bản Hốc đang ngày đêm gìn giữ bằng hương ước nghiêm ngặt.
Chàng trai mang

Chàng trai mang "shopping 0 đồng" đến với đồng bào DTTS Điện Biên

Xã hội - Minh Nhật (T/h) - 8 giờ trước
Với quần áo cũ được cộng đồng mạng khắp cả nước gửi về, anh Nguyễn Quốc Việt (34 tuổi) đã mang '"shopping 0 đồng" đến với bà con miền núi Điện Biên suốt 7 năm qua.
Giải pháp chấm dứt tình trạng sạt lở vùng đồng bào DTTS Kỳ Sơn

Giải pháp chấm dứt tình trạng sạt lở vùng đồng bào DTTS Kỳ Sơn

Xã hội - An Yên - 8 giờ trước
Kỳ Sơn là huyện biên giới của tỉnh Nghệ An – đây là địa bàn hễ mưa xuống là có sạt lở. Tính sơ sơ mỗi năm, thiên tai đã làm thiệt hại của huyện hàng trăm tỷ đồng. Dẫu vậy thì những giải pháp phòng chống sạt lở của các cấp chính quyền địa phương lại gần như là “bất khả kháng”, nên sự hỗ trợ nguồn lực đầu tư lớn từ Nhà nước, từ nhiều nguồn lực và từ phía người dân để từng bước, tiến tới chấm dứt tình trạng sạt lở ở Kỳ Sơn luôn đặc biệt quan trọng.
Kiên Giang: Quyết liệt giải quyết những vấn đề trọng tâm cùng cả nước gỡ “thẻ vàng” của EC

Kiên Giang: Quyết liệt giải quyết những vấn đề trọng tâm cùng cả nước gỡ “thẻ vàng” của EC

Kinh tế - Như Tâm - 8 giờ trước
Tỉnh Kiên Giang đang tập trung thực hiện các giải pháp cấp bách để giải quyết 4 vấn đề trọng tâm trong chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (gọi tắt là chống khai thác IUU). Nỗ lực này không chỉ góp phần cùng cả nước gỡ cảnh báo “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC) mà còn là giải pháp để Kiên Giang cấu trúc lại nghề cá minh bạch, trách nhiệm và bền vững.