Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nâng niu vốn cổ

PV - 16:31, 18/04/2018

Với ông Vi Văn Phúc, việc sưu tầm và lưu giữ các hiện vật của đồng bào Thái không chỉ là niềm đam mê mà còn là ý thức bảo tồn, gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Thái.

Những ngôi nhà sàn lợp bằng ngói sa mu của đồng bào Thái nằm san sát tạo nên nét thơ mộng giữa đại ngàn. Ảnh: MH Những ngôi nhà sàn lợp bằng ngói sa mu của đồng bào Thái nằm san sát tạo nên nét thơ mộng giữa đại ngàn. Ảnh: MH

 

Ông Vi Văn Phúc sinh ra và lớn lên ở xứ Mường Quạ, xã Môn Sơn, huyện Con Cuông (Nghệ An) nơi được xem là cái nôi của đồng bào dân tộc Thái Nghệ An. Từ nhỏ cho đến lúc trưởng thành, ông được cha dạy rèn từng con dao, đan từng cái gùi đi nương đi rẫy; được mẹ dệt cho những chiếc áo thổ cẩm. Nhưng dần dần, những dụng cụ lao động trong gia đình như khung cửi, la kéo sợi, guồng nước làm ruộng, nỏ,… dần vắng bóng, không chỉ trong nhà của ông mà cả ở những gia đình khác cùng bản, cùng xã cũng mai một dần.

Ông Phúc chia sẻ, người Thái có nhiều dụng cụ lao động rất độc đáo, như pạt (guồng nước làm ruộng), phờm (dụng cụ xe sợi), lúng (dụng cụ xúc cá, tôm), cà ben (thay cho cái rương)… Nhưng theo thời gian, những dụng cụ này dần biến mất trong sinh hoạt và sản xuất của cộng đồng cư dân Mường Qụa.

Ông Vi Văn Phúc giới thiệu về những hiện vật người Thái mà gia đình đang lưu giữ. Ông Vi Văn Phúc giới thiệu về những hiện vật người Thái mà gia đình đang lưu giữ.

 

Trăn trở với những thay đổi từng ngày làm mất đi giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc, khi còn công tác, trong nhiều chuyến đi cơ sở, tiếp xúc với già làng, trưởng bản, ông Phúc suy nghĩ phải lưu giữ lại những nét đặc trưng của đồng bào dân tộc Thái. Ông đã cất công sưu tầm những hiện vật độc đáo gắn liền với đời sống sản xuất, văn hóa của đồng bào Thái ở khắp các vùng miền. Rồi về hưu, hễ nghe tin nơi nào có dụng cụ, cổ vật liên quan đến người Thái, ông tìm đến mua bằng được. Ông đã đi khắp các bản làng người Thái trong tỉnh, rồi ra Hòa Bình, lên Cao Bằng để sưu tầm những hiện vật biểu trưng của người Thái.

Sau hơn 40 năm miệt mài sưu tầm, đến nay ông Vi Văn Phúc đã đưa về cho bản làng người Thái ở xã Môn Sơn hơn 800 hiện vật văn hóa vật thể của dân tộc Thái. Có những hiện vật qúy hiếm như các nén bạc, có những nén bạc có niên hiệu từ thời vua Gia Long, ông xem đó là những “kỷ vật”.

Để hiện vật có sức sống, lan tỏa giá trị, ông đã biến ngôi nhà sàn đúng “chất” Thái thành một bảo tàng trưng bày các hiện vật. Ngôi nhà sàn trưng bày hơn 800 hiện vật các loại, được chia thành các nhóm khác nhau như: Nhóm liên quan đến ẩm thực; nhóm dệt vải thêu thùa; nhóm công cụ sản xuất; nhóm săn bắt; nhóm nhạc cụ; nhóm văn hóa tâm linh... Những hiện vật này được xem như những sứ giả đã, đang và sẽ mang những thông điệp về cội nguồn lịch sử, văn hóa giáo dục cho thế hệ con cháu mai sau.

Sau những giờ làm việc mệt nhọc, bà con lại rủ nhau ra cọn nước để tắm mát. Ảnh: MH Sau những giờ làm việc mệt nhọc, bà con lại rủ nhau ra cọn nước để tắm mát. Ảnh: MH

 

Chị Vi Thị Mơ, người dân xã Môn Sơn cho biết: Gia đình chị là người Thái nhưng hiện nay các vật dụng sinh hoạt trong gia đình chủ yếu là của người Kinh. Muốn cho con cái biết được truyền thống của người Thái, chị thường xuyên đem con đến nhà ông Phúc để xem và hướng dẫn cho con biết giá trị của những hiện vật, qua đó giáo dục, nhắc nhở các con nhớ về nguồn cội cố gắng phát huy những truyền thống mà cha ông để lại.

Chị Mơ cũng chia sẻ: “Nhà ông Phúc ví như bảo tàng của người Thái, đến đây sẽ hiểu được hết lịch sử văn hóa của người Thái qua các thời kỳ, từ đó ý thức được giá trị văn hóa bao đời nay của người Thái trên mảnh đất Con Cuông”.

Theo ông Hồ Mậu Thanh, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao Nghệ An, trong giai đoạn hiện nay, khi mà bản sắc văn hóa của các dân tộc đang có nguy cơ mai một thì việc làm của ông Vi Văn Phúc có ý nghĩa rất lớn. Không chỉ có ý nghĩa bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của người Thái mà còn có giá trị giáo dục cho các thế hệ mai sau. Ngành Văn hóa đánh giá cao về sự cống hiến của ông Phúc và hy vọng việc làm của ông sẽ có sức lan tỏa trong cộng đồng người Thái ở Nghệ An nói riêng mà của cả nước nói chung.

MINH THỨ

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trang chủ
Một lần được “tình tự” tại chợ Khâu Vai

Một lần được “tình tự” tại chợ Khâu Vai

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 2 giờ trước
Khâu Vai không chỉ đẹp bỡi phong cảnh núi non hoang sơ, trùng điệp, kết với màu xanh óng ánh của lớp lớp những nương ngô ẩn hiện trong nền mây thấp, mà còn đẹp bởi ở đây có phiên chợ phong lưu.
Cây của Yàng và câu chuyện giữ rừng

Cây của Yàng và câu chuyện giữ rừng

Xã hội - Minh Nhật (t/h) - 2 giờ trước
Cách TP.Kon Tum khoảng 60 km về hướng bắc, làng Đăk Chờ (xã Ngọc Tụ, huyện Đăk Tô, Kon Tum) nằm lọt thỏm giữa bốn bề núi rừng hùng vĩ. Sâu trong khu rừng tại huyện Đăk Tô (Kon Tum) có một cây Sao cát hàng trăm năm tuổi đang được lực lượng chức năng luân phiên bảo vệ. Và câu chuyện giữ rừng của họ cũng đầy cam go, nguy hiểm.
SHB giành cú đúp giải thưởng tại Digital CX Awards 2024

SHB giành cú đúp giải thưởng tại Digital CX Awards 2024

Kinh tế - Vũ Mừng - 2 giờ trước
SHB giành cú đúp giải thưởng “Trải nghiệm trên nền tảng số nổi bật nhất – hạng mục Nền tảng quản lý dòng tiền” và “Áp dụng công nghệ tốt nhất cho trải nghiệm số” tại Lễ trao giải Digital CX Awards 2024.
Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng của chính nghĩa và khát vọng hòa bình

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng của chính nghĩa và khát vọng hòa bình

Sự kiện - Bình luận - Tào Đạt - 2 giờ trước
Chiến dịch Điện Biên Phủ là đỉnh cao của cuộc tiến công chiến lược đông xuân (1953 - 1954) của quân và dân ta. Trải qua "56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt, máu trộn bùn non" (thơ Tố Hữu), quân và dân ta đã đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên phủ, giành thắng lợi hoàn toàn. Chiến thắng này đã trở thành tiếng sấm rền vang làm rung chuyển thế giới, xé toạc đám mây đen của chủ nghĩa thực dân - đế quốc, mang đến nguồn cổ vũ to lớn cho các dân tộc bị áp bức đứng lên giành độc lập.
Cao Bằng: Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Ngày hội văn hóa dân tộc Lô Lô

Cao Bằng: Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Ngày hội văn hóa dân tộc Lô Lô

Sắc màu 54 - Minh Anh - 2 giờ trước
Ngày 4/5, UBND huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng tổ chức Ngày hội văn hóa dân tộc Lô Lô lần thứ 2 năm 2024, tại xã Đức Hạnh.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 18): “Báo động tình trạng tự ý dùng thuốc, dược liệu không rõ nguồn gốc để trị bệnh”

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 18): “Báo động tình trạng tự ý dùng thuốc, dược liệu không rõ nguồn gốc để trị bệnh”

Việt Nam có nguồn dược liệu dồi dào, nhiều bài thuốc gia truyền, nhiều người lựa chọn sử dụng thuốc Nam vì quan niệm những loại thuốc này lành tính. Tuy nhiên, thói quen tự dùng thuốc, dược liệu của người dân đã dẫn đến hậu quả tổn hại nghiêm trọng tới sức khỏe, tính mạng. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về “Báo động tình trạng tự ý dùng thuốc, dược liệu không rõ nguồn gốc để trị bệnh”.
Bình Thuận: Truyền dạy nghề đan lát truyền thống cho người DTTS

Bình Thuận: Truyền dạy nghề đan lát truyền thống cho người DTTS

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 2 giờ trước
Triển khai Dự án 6 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, Bảo tàng tỉnh Bình Thuận tổ chức lớp truyền dạy nghề đan lát cho 20 học viên là hội viên phụ nữ, nông dân dân tộc Cơ Ho trên địa bàn xã tại Đông Tiến, huyện Hàm Thuận Bắc.
Phiên họp toàn thể lần thứ 9 của Hội đồng Dân tộc, đã thẩm tra và cho ý kiến nhiều nội dung liên quan đến vùng DTTS

Phiên họp toàn thể lần thứ 9 của Hội đồng Dân tộc, đã thẩm tra và cho ý kiến nhiều nội dung liên quan đến vùng DTTS

Tin tức - Như Tâm - 2 giờ trước
Ngày 4/5, tại Tp. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Hội đồng Dân tộc (HĐDT) của Quốc hội tiếp tục phiên họp toàn thể lần thứ 9 với nhiều nội dung như: thẩm tra Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn, Thẩm tra Luật Phòng chống mua bán người (sửa đổi); Thẩm tra Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi); Thẩm tra Luật Địa chất và khoáng sản; cho ý kiến Kế hoạch, đề cương giám sát chuyên đề của HĐDT về: “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác cán bộ đối với đội ngũ cán bộ DTTS, giai đoạn 2016 - 2023”; đồng thời, cung cấp thông tin về việc lập Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND. Thông tin về Nghị quyết 969 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hướng dẫn việc tổ chức hoạt động giải trình tại phiên họp của HĐDT, Ủy ban của Quốc hội.
Chương trình MTQG 1719 ở Kỳ Sơn (Nghệ An): Thành công bắt đầu từ sự đồng lòng

Chương trình MTQG 1719 ở Kỳ Sơn (Nghệ An): Thành công bắt đầu từ sự đồng lòng

Công tác Dân tộc - An Yên - 3 giờ trước
Diện mạo hạ tầng cơ sở ngày một khang trang, đời sống dân sinh đang tiếp tục chuyển biến tích cực..., chính là kết quả từ sự đồng lòng, chung sức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) trong thực hiện hiệu quả các dự án, nội dung của Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 ( Chương trình MTQG 1719).
Đồi A1 rực đỏ sắc phượng trong những ngày tháng 5 lịch sử

Đồi A1 rực đỏ sắc phượng trong những ngày tháng 5 lịch sử

Sắc màu 54 - Tào Đạt - 3 giờ trước
Trong không khí kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), những ngày này, hoa phượng trên đỉnh đồi A1 bung nở đỏ rực như lửa, để chào đón những người chiến sĩ năm xưa và du khách đến thăm quan, chụp ảnh.
Tuổi trẻ Điện Biên dâng hương và thắp nến tri ân các Anh hùng Liệt sĩ

Tuổi trẻ Điện Biên dâng hương và thắp nến tri ân các Anh hùng Liệt sĩ

Tin tức - Tào Đạt - 3 giờ trước
Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), tối 4/5, Ban thường vụ Tỉnh đoàn Điện Biên tổ chức Lễ dâng hương và thắp nến tri ân các Anh hùng Liệt sĩ tại các Nghĩa trang Liệt sĩ: A1, Him Lam, Độc Lập và Tông Khao.