Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nâng cao trách nhiệm giải trình của cơ quan, tổ chức, cá nhân tại Quốc hội

PV - 10:35, 19/03/2024

Hoạt động giải trình tại phiên họp Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội ngày càng có nhiều đổi mới, nâng cao trách nhiệm giải trình của các bộ, ngành và nâng cao tính công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, giúp làm rõ những vấn đề bất cập, bức xúc, những vấn đề "nóng"...

Hội nghị triển khai Nghị quyết số 969/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hướng dẫn việc tổ chức hoạt động giải trình tại phiên họp Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội
Hội nghị triển khai Nghị quyết số 969/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hướng dẫn việc tổ chức hoạt động giải trình tại phiên họp Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội

Ngày 19/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị triển khai Nghị quyết số 969/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hướng dẫn việc tổ chức hoạt động giải trình tại phiên họp Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội.

Tham dự Hội nghị có Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn; Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang.

Nâng cao trách nhiệm giải trình của các bộ, ngành

Tại Hội nghị, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương nêu rõ, Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước ta đã quy định về hoạt động giám sát của Quốc hội, trong đó có hoạt động giải trình tại phiên họp Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội. 

Theo Điều 37 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015, hoạt động giải trình là một trong 6 hình thức giám sát của các cơ quan của Quốc hội. Nội dung cơ bản tổ chức phiên giải trình đã quy định tại Điều 82 Luật Tổ chức Quốc hội và Điều 43 của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.

Hoạt động giải trình tại phiên họp Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội có ý nghĩa quan trọng để nâng cao trách nhiệm giải trình của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quản lý nhà nước, quản trị xã hội, nhằm làm rõ những vấn đề, vụ việc cụ thể có tính thời sự, bức xúc, nổi lên trong thực tiễn đời sống xã hội, từ đó tăng cường trách nhiệm giải quyết của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan, thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật. 

Qua đó, để đánh giá đúng hiệu quả cơ chế phân công, phối hợp, kiểm soát quyền lực của các cơ quan nhà nước.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương cho biết, kể từ khi Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân được ban hành, hoạt động giải trình tại phiên họp Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội ngày càng được quan tâm triển khai thực hiện.

Tính từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV đến nay, các cơ quan của Quốc hội đã thực hiện được 33 phiên giải trình và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Trong đó có một số Ủy ban đã tổ chức được nhiều phiên giải trình, như Ủy ban Pháp luật: 7 phiên, Ủy ban Xã hội: 5 phiên; Ủy ban Tư pháp, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục: mỗi Ủy ban tổ chức được 3 phiên.

Việc tổ chức các phiên giải trình ngày càng có nhiều đổi mới, nâng cao trách nhiệm giải trình của các bộ, ngành, cũng như trong việc tổ chức thi hành Hiến pháp, pháp luật và nâng cao tính công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, giúp làm rõ những vấn đề bất cập, bức xúc, những vấn đề "nóng", được cử tri và xã hội quan tâm, tạo chuyển biến tích cực trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của các đối tượng chịu sự giám sát trên các lĩnh vực, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật, quản lý nhà nước, bảo vệ lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật.

Hoàn thiện pháp lý, nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội

Bên cạnh những kết quả đạt được, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho biết hoạt động giải trình của các cơ quan của Quốc hội còn một số tồn tại, vướng mắc nhất định do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân các quy định của luật mới chỉ mang tính nguyên tắc, chưa quy định cụ thể; nhiều nội dung cần thiết còn thiếu, gây khó khăn cho việc triển khai hoạt động giải trình. 

Chưa có quy định về trình tự, thủ tục thống nhất trong việc tổ chức triển khai nên chưa tạo được tính chủ động cho các chủ thể yêu cầu giải trình, người được yêu cầu giải trình và cá nhân, tổ chức có liên quan trong việc tổ chức hoạt động giải trình. 

Bên cạnh đó, việc thiếu thông tin mang tính phản biện, thiếu sự tham dự của chuyên gia hoặc đối tượng chịu tác động của chính sách nên phần nào ảnh hưởng đến hiệu quả, hiệu lực của hoạt động giải trình. Các phiên giải trình chưa tạo ra sự tác động lớn đến việc thay đổi, điều chỉnh chính sách, cách thức điều hành, quản lý, tổ chức thi hành pháp luật. 

Việc theo dõi, đôn đốc, đánh giá kết quả thực hiện các kết luận giải trình cũng chưa được quan tâm đúng mức.

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng xác định: "Đổi mới và đẩy mạnh công tác giám sát là khâu trọng tâm, then chốt để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Quốc hội. Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới đã xác định nhiệm vụ: Tiếp tục nghiên cứu để xác định rõ hơn phạm vi, đối tượng, phương pháp, hình thức giám sát tối cao của Quốc hội phù hợp thực tiễn; nâng cao chất lượng hoạt động chất vấn, giải trình, giám sát văn bản quy phạm pháp luật, chú trọng việc theo dõi, xem xét, đôn đốc việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát. Kết luận số 843/KL/ĐĐQH ngày 3/8/2022 của Đảng đoàn Quốc hội về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội nêu rõ: "Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động giải trình ở Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và nghiên cứu, xây dựng và ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể về hoạt động giải trình, bảo đảm đồng bộ, thống nhất".

Để kịp thời khắc phục những khó khăn, vướng mắc nêu trên, thực hiện chủ trương, quan điểm trên của Đảng, tại Kế hoạch số 370/KH-UBTVQH15, ngày 14/11/2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã giao Tổng Thư ký Quốc hội chủ trì, phối hợp với Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội nghiên cứu, xây dựng và trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Phiên họp thứ 28 (ngày 13/12/2023) ban hành Nghị quyết hướng dẫn về việc tổ chức hoạt động giải trình tại phiên họp Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội (Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 25/1/2024).

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương nhấn mạnh, Nghị quyết được ban hành có ý nghĩa quan trọng trong quá trình từng bước hoàn thiện cơ sở pháp lý, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội; là văn bản hướng dẫn, là cẩm nang trong hoạt động giải trình tại phiên họp của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội. 

Nghị quyết gồm 20 điều, chia thành 4 chương, với nội dung hướng dẫn bao quát, toàn diện, đầy đủ các vấn đề, các bước trong việc tổ chức hoạt động giải trình tại phiên họp Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội.

Để việc triển khai Nghị quyết đồng bộ, thống nhất, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quyết định tổ chức Hội nghị để quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết với mục đích tạo sự thống nhất về nhận thức, hành động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong tổ chức hoạt động giải trình, của đối tượng được yêu cầu giải trình và của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giải trình của các cơ quan của Quốc hội trong thời gian tới.

Tại Hội nghị, các đại biểu nghe Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường trình bày một số nội dung chính của Nghị quyết số 969/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hướng dẫn việc tổ chức hoạt động giải trình tại phiên họp Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội.

Nghe trình bày các tham luận của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, các cơ quan hữu quan và thảo luận về các nội dung, giải pháp cụ thể nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động giải trình tại phiên họp Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội trong thời gian tới và về kế hoạch tổ chức hoạt động giải trình, phục vụ hoạt động giải trình trong năm 2024; đề xuất một số nội dung sửa đổi Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Nhận diện nguyên nhân tai biến thiên nhiên trên sông Kôn và sông Hà Thanh

Nhận diện nguyên nhân tai biến thiên nhiên trên sông Kôn và sông Hà Thanh

Sông Kôn và sông Hà Thanh là 02 con sông lớn của tỉnh Bình Định; lưu vực của 02 con sông là vùng tập trung các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội và chính trị của tỉnh. Ngoài các yếu tố tự nhiên, khách quan (địa hình, thảm phủ, mưa lũ lớn, diện tích rừng phòng hộ bị suy giảm...), thì các hoạt động trên lưu vực với mục đích phát triển kinh tế cũng đã tạo ra sức cản lớn cho việc thoát lũ. Vì thế, tình trạng sạt lở, lũ ở vùng núi, ngập lụt ở đồng bằng, ven biển thường xuyên xảy ra, đe dọa cuộc sống của người dân, trong đó có người dân vùng dân tộc thiểu số (DTTS), miền núi và sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Hiệp Đức (Quảng Nam): Bàn giao 7 ngôi nhà cho các hộ đồng bào DTTS

Hiệp Đức (Quảng Nam): Bàn giao 7 ngôi nhà cho các hộ đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 15 phút trước
UBND huyện Hiệp Đức (Quảng Nam) vừa bàn giao 7 ngôi nhà được xây dựng từ sự hỗ trợ của Nhà nước đã giúp đồng bào DTTS ở xã Phước Trà an cư lạc nghiệp.
4 kiểm lâm được đề nghị tặng, truy tặng Huân chương Dũng cảm

4 kiểm lâm được đề nghị tặng, truy tặng Huân chương Dũng cảm

Xã hội - Vũ Mừng - 19 phút trước
4 kiểm lâm ở Hà Giang được đề nghị tặng, truy tặng Huân chương Dũng cảm vì có thành tích xuất sắc, trong đó 2 người dũng cảm hy sinh khi chữa cháy rừng.
Trăn trở về một miền di sản: Đích đến cuối cùng của di sản (Bài 3 )

Trăn trở về một miền di sản: Đích đến cuối cùng của di sản (Bài 3 )

Phóng sự - Thanh Hải - 1 giờ trước
Phải thừa nhận rằng, việc bảo vệ di sản là điều vô cùng khó khăn, bởi không chỉ thiếu kinh phí mà con người và công nghệ cũng đang là hai vấn đề rất đau đầu. Nhưng, câu chuyện di sản sống lại, trở thành nguồn tư liệu, tài nguyên… phục vụ cuộc sống của con người, chính là đích đến cuối cùng của quá trình phục dựng, bảo vệ di sản.
Bác sĩ người Chứt và hành trình xóa bỏ hủ tục ở xã vùng biên Dân Hóa

Bác sĩ người Chứt và hành trình xóa bỏ hủ tục ở xã vùng biên Dân Hóa

Gương sáng - Minh Nhật (t/h) - 1 giờ trước
Chứng kiến cảnh nhiều người dân chữa bệnh bằng cách nhờ thầy cúng trừ tà ma...mà không khỏi, tình trạng bệnh ngày càng nặng thêm, thậm chí đã có những cái chết thương tâm... càng hun đúc thêm ý chí phải học trong chàng thanh niên Cao Xuân Tiêm. Ước mong mang kiến thức y khoa về cứu chữa cho bà con dân bản đã được vun đắp, trở thành hiện thực đối với bác sĩ người dân tộc Chứt nơi vùng biên Quảng Bình.
Xuất khẩu nông sản trên đà tăng mạnh

Xuất khẩu nông sản trên đà tăng mạnh

Kinh tế - Minh Thu - 2 giờ trước
Trong hai tháng 4 và 5, bên cạnh những mặt hàng được ưa chuộng như sầu riêng, cà phê, gạo, thời gian gần đây, nông sản xuất khẩu Việt Nam đang có thêm nhiều sản phẩm mới, mang lại nhiều tín hiệu tích cực.
Tin trong ngày - 20/5/2024

Tin trong ngày - 20/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 20/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Khai mạc Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV. Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Trường Sơn - Chân trần chí thép”. Bí thư Chi bộ người Mông năng động, làm kinh tế giỏi. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Có đường nhưng... vẫn chưa hết khổ

Có đường nhưng... vẫn chưa hết khổ

Tiếng nói từ cơ sở - Mỹ Dung - 2 giờ trước
Theo phản ánh của người dân, trong những trận mưa lớn vào đầu năm 2024, nước từ đường Đại Dực đi xã Đại Thành cũ theo cống thoát nước, chảy xuống đường dân sinh ra đến đường trục chính của xã Đại Dực, huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) làm trôi bùn đất xuống ruộng và Trung tâm Văn hóa xã, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt của người dân địa phương.
Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn - Gia Lai: Chung tay bảo vệ đôi mắt sáng cho học sinh vùng cao

Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn - Gia Lai: Chung tay bảo vệ đôi mắt sáng cho học sinh vùng cao

Sức khỏe - Ngọc Thu - 2 giờ trước
Thực hiện Chương trình “Chung tay bảo vệ đôi mắt sáng cho học sinh Gia Lai”, Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn - Gia Lai đã tổ chức khám tầm soát và kiểm soát cận thị học đường miễn phí cho gần 1.000 học sinh tại các trường học trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Bình chọn 50 tác phẩm văn học, nghệ thuật biểu diễn với chủ đề “Những bản hùng ca đất nước”

Bình chọn 50 tác phẩm văn học, nghệ thuật biểu diễn với chủ đề “Những bản hùng ca đất nước”

Tin tức - Thanh Nguyên - 2 giờ trước
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát động bình chọn 50 tác phẩm văn học, nghệ thuật biểu diễn Việt Nam tiêu biểu, xuất sắc sau ngày đất nước thống nhất với chủ đề “Những bản hùng ca đất nước”.
Thanh Hóa: Xử phạt doanh nghiệp phá 2,61 ha rừng tự nhiên

Thanh Hóa: Xử phạt doanh nghiệp phá 2,61 ha rừng tự nhiên

Pháp luật - Quỳnh Trâm - 2 giờ trước
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Cổ phần Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin (Công ty AIT), về hành vi phá 2,61 ha rừng trái pháp luật với số tiền 325 triệu đồng.
Đắk Lắk: 2 ngày 4 trẻ tử vong do đuối nước

Đắk Lắk: 2 ngày 4 trẻ tử vong do đuối nước

Xã hội - Hoàng Thùy - 2 giờ trước
Thời gian vừa qua, các địa phương trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk liên tục tổ chức tuyên truyền phòng chống đuối nước đến các thôn, buôn và người dân trên địa bàn, song tai nạn đuối nước vẫn liên tiếp xảy ra.