Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nạn tảo hôn tăng trong các trường nội trú

PV - 10:24, 25/01/2018

Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Bình Định, nhiều học sinh tự ý bỏ học giữa chừng để lập gia đình. Đáng báo độnglà ở địa bàn hai huyện miền núi Vĩnh Thạnh và Vân Canh. Thế nhưng, chính các đối tượng này lại chưa hiểu hết những hệ lụy mình phải đối mặt.

Từ “điểm nóng” Vĩnh Thạnh

Ở tuổi 16, Đ.T.M (làng K2, xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh) lẽ ra phải được đến trường, vui chơi với bạn bè. Thế nhưng 2 năm trước đây, em đã theo chồng “lên xe hoa” bỏ lại giấc mơ đèn sách. Hiện nay, 2 vợ chồng Đ.T.M có 1 đứa con nhưng lại không có công ăn việc làm ổn định. Hằng ngày chồng đi làm thuê làm mướn, M. ở nhà chăm con.

Không có tiền lo cho con, nên cả nhà cứ bữa no bữa đói, cả hai mẹ con vì thế thường xuyên ốm đau. M. cười buồn: “Thấy bạn bè cùng lứa học lên cao, còn mình thì ở nhà, cuộc sống khó khăn, nghĩ lại thấy tiếc”.

Tương tự, học chưa hết lớp 7, nhưng vì tuổi trẻ bồng bột, Đ.T.Ư (làng Suối Đá, xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạch) bỏ ngang lấy chồng. Giờ ở tuổi 22, Ư. đã có 3 đứa con nheo nhóc.

Tình trạng tảo hôn không chỉ xảy ra với các bé gái mà trẻ em trai vùng DTTS cũng không tránh khỏi cái vòng luẩn quẩn này. Đ.L (làng K4, Vĩnh Sơn) bỏ học từ lớp 8, đến 18 tuổi thì cưới vợ.

Đất đai chẳng có mấy, làm thuê làm mướn thì bữa có bữa không, thu nhập chẳng được bao nhiêu. L. thấy tiếc cho tuổi trẻ bồng bột ham chơi của mình. “Lúc ấy cha mẹ ai cũng cản nhưng mình có nghe đâu, giờ nghĩ lại thì muộn rồi”, L. thở dài.

Kết hôn sớm làm cho đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số thêm phần khó khăn. (Ảnh minh họa) Kết hôn sớm làm cho đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số thêm phần khó khăn. (Ảnh minh họa)

 

Một điều đáng bàn hiện nay trên địa bàn tỉnh Bình Định, tình trạng tảo hôn lại diễn ra khá nhiều ở các trường học. Cô Nguyễn Thị Hợp, Phó Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú huyện Vĩnh Thạnh cho biết: Ở vùng dân tộc và miền núi vấn đề vận động học sinh đến trường vốn đã khó khăn nay phải đối diện với tình trạng học sinh tự ý bỏ học để lập gia đình. Từ năm học 2011-2012 đến 2016-2017, có 33 học sinh bỏ học để lập gia đình.

Không chỉ ở huyện Vĩnh Thạnh, huyện miền núi Vân Canh cũng là điểm nóng của tình trạng tảo hôn. Theo báo cáo của cơ quan chuyên môn, trong 5 năm qua, trên địa bàn huyện Vân Canh có 52 trường hợp tảo hôn, trong đó có 39 trường hợp là nữ giới; chiếm tỷ lệ 75% so với tổng số trường hợp kết hôn sớm.

Còn theo Tổng điều tra do Ủy ban Dân tộc phối hợp với Tổng cục Thống kê tiến hành, đến năm 2015, tỉnh Bình Ðịnh có hơn 6.370 người tảo hôn, 143 người được xác định là hôn nhân cận huyết. Trong đó, huyện Vĩnh Thạnh là địa phương “nóng” nhất với 1.511 người tảo hôn, 47 người có hôn nhân cận huyết. Chỉ riêng năm 2017, huyện Vĩnh Thạnh có đến 29 cặp tảo hôn.

Chưa lường hết hệ lụy

Có thể nói rằng, học sinh với tuổi trẻ bồng bột khi tự ý bỏ học đã không lường hết được hệ lụy mà mình phải đối mặt. Ông Đinh Thao, Người có uy tín ở làng K4, xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh buồn rầu nói: “Ngày trước đàn ông Ba Na chỉ cưới vợ khi đã thạo việc nương rẫy, biết làm ra hạt lúa, củ mì, biết đan cái gùi, làm cái nhà... Đàn bà cưới chồng thì phải biết dệt vải, biết đan cái rổ, biết nấu nướng giặt giũ.

Hiện nay, đất sản xuất ngày càng eo hẹp, người dân cũng không còn sản xuất theo phương thức tự cung tự cấp. Nên các cháu mới 14, 15 tuổi hiện bỏ học không biết làm gì? Kéo theo cuộc sống khó khăn, thiếu thốn.

Việc kết hôn sớm cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, chất lượng dân số. Bác sĩ Nguyễn Thị Lộc, Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Thạnh, phân tích: “Việc kết hôn sớm ảnh hưởng đến thể chất của các em, nhất là các em gái.

Khi chưa đủ tuổi trưởng thành, cơ thể chưa phát triển hết, việc quan hệ tình dục sớm, mang bầu, rồi sinh con, nuôi con khiến sự phát triển đầy đủ về thể chất của người phụ nữ bị chậm lại, thoái hóa.

Nhiều trường hợp để lại di chứng nặng nề, thậm chí có trường hợp tử vong. Bên cạnh đó, việc nuôi con thiếu hiểu biết cũng như ý thức trách nhiệm chưa có khiến đứa trẻ bị suy dinh dưỡng, còi cọc, dễ mắc bệnh”.

Để giảm thiểu và tiến đến xóa bỏ tình trạng trên, theo ông Trần Quốc Lại, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh, UBND tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo và giao các đơn vị liên quan triển khai hiệu quả Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020” trên địa bàn tỉnh.

Qua thực hiện thí điểm tại xã Vĩnh Sơn và Trường PTDTNT huyện Vĩnh Thạnh, bước đầu đã có chuyển biến. Cụ thể, số trường hợp tảo hôn ở xã Vĩnh Sơn giảm 60% so với năm 2016; Trường PTDTNT huyện Vĩnh Thạnh năm học 2017-2018 chỉ còn 2 học sinh tảo hôn.

Từ kết quả thực hiện mô hình này, thời gian tới Ban Dân tộc tỉnh sẽ nhân rộng ra 6 địa phương có đồng bào DTTS sinh sống.

LÊ PHƯƠNG

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Gần 26 năm gắn bó với học sinh các DTTS ở xứ Nghệ, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Kiều Hoa, Hiệu trưởng Trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An đã dìu dắt biết bao thế hệ học trò miền núi vượt khó vươn lên, chinh phục ước mơ, tự tin bay ra “biển lớn”. Đồng thời, cô đóng góp quan trọng đưa trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An trở thành một địa chỉ giáo dục uy tín, chất lượng, không chỉ của tỉnh Nghệ An mà của cả hệ thống các trường Dân tộc nội trú trong toàn quốc.
Tin nổi bật trang chủ
Phiên chợ tiền tỷ của người Xơ Đăng

Phiên chợ tiền tỷ của người Xơ Đăng

Từ ngàn xưa, cây sâm Ngọc Linh được đồng bào Xơ Đăng, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam rất trân quý, gọi là cây “thuốc giấu”, và xem đó là món quà do Giàng (Trời) ban để bồi bổ sức khoẻ cũng như chữa bệnh. Ngày nay đã thành thông lệ, mỗi tháng một lần, những phiên chợ sâm Ngọc Linh “độc nhất vô nhị” đã thu hút các đại gia từ mọi miền đất nước đổ về tìm mua sâm. Đây cũng là dịp để những “tỷ phú xứ núi” gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm trồng cây “thuốc giấu”.
Những ông lang, bà mế xứ Tuyên đưa dược liệu ra khỏi núi rừng

Những ông lang, bà mế xứ Tuyên đưa dược liệu ra khỏi núi rừng

Kinh tế - Giang Lam - 16:34, 01/05/2024
Với sự năng động, sáng tạo của mình, những năm gần đây, nhiều ông lang, bà mế ở Tuyên Quang đã tận dụng mạng xã hội để quảng bá nhiều bài thuốc dân gian, gia truyền quý. Hành trình đưa dược liệu xuống phố của họ cũng nhiều điều thú vị.
Lũng Cà - Bảng lảng miền mây trắng

Lũng Cà - Bảng lảng miền mây trắng

Công tác Dân tộc - Thiên An - 16:32, 01/05/2024
Đã hơn 10 năm rồi, nay chúng tôi mới có dịp trở lại Lũng Cà, một bản thuộc xã Thượng Nung, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Lũng Cà ngày ấy, không điện lưới, thiếu nước sạch, lương thực và thiếu cả con chữ... Hôm nay, Lũng Cà đã khác xưa…
Đồng Nai: Nổ lò hơi làm nhiều người thương vong

Đồng Nai: Nổ lò hơi làm nhiều người thương vong

Tin tức - L.Minh - 15:02, 01/05/2024
Sáng 1/5, tại Công ty Gỗ Bình Minh trên địa bàn xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu (tỉnh Đồng Nai) đã xảy ra vụ tai nạn lao động nghiêm trọng khiến nhiều người thương vong. Theo thông tin ban đầu, đây là vụ tai nạn do nổ lò hơi.
Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Thanh Hóa đón lượt khách kỷ lục

Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Thanh Hóa đón lượt khách kỷ lục

Sắc màu 54 - Quỳnh Trâm - 12:31, 01/05/2024
Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, du lịch Thanh Hóa đạt doanh thu khoảng 3,8 nghìn tỷ đồng.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Media - BDT - 12:29, 01/05/2024
Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao

Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao

Media - BDT - 12:12, 01/05/2024
Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao là nghi lễ mang đậm tính nhân văn và luôn hướng con người nhớ về nguồn cội của dân tộc mình. Nghi lễ còn là sợi dây liên kết cộng đồng, dòng họ, làng bản ngày càng đoàn kết, bền chặt cùng nhau xây dựng quê hương.
“Đào, phở và piano” sẽ công chiếu miễn phí trong tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Hà Nội

“Đào, phở và piano” sẽ công chiếu miễn phí trong tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Hà Nội

Tin tức - Thanh Thuận - 11:44, 01/05/2024
Với mong muốn tuyên truyền đến cán bộ, chiến sĩ trong toàn quân và nhân dân về ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ, Điện ảnh Quân đội nhân dân sẽ tổ chức Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954-07/05/2024) từ ngày 3-6/5 tại Rạp chiếu phim Điện ảnh Quân đội nhân dân, số 17 phố Lý Nam Đế, Hà Nội.
Đại học Luật Hà Nội dành 1.310 chỉ tiêu xét tuyển sớm trình độ đại học năm 2024

Đại học Luật Hà Nội dành 1.310 chỉ tiêu xét tuyển sớm trình độ đại học năm 2024

Giáo dục - Khánh Sơn - 11:37, 01/05/2024
Trường Đại học Luật Hà Nội vừa ban hành thông báo xét tuyển trình độ đại học hình thức đào tạo chính quy năm 2024 (Khóa 49) theo các phương thức xét tuyển sớm.
Tái hiện những thời khắc lịch sử của chiến dịch Điện Biên Phủ qua triển lãm “Đường lên Điện Biên”

Tái hiện những thời khắc lịch sử của chiến dịch Điện Biên Phủ qua triển lãm “Đường lên Điện Biên”

Thời sự - Thanh Nguyên - 11:33, 01/05/2024
Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm đặc biệt với chủ đề “Đường lên Điện Biên”. Những thời khắc lịch sử của dân tộc tại chiến trường Điện Biên Phủ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp được tái hiện qua 70 tác phẩm trưng bày tại triển lãm mang đến cho người xem những ấn tượng sâu sắc.
Ra mắt 17 ấn phẩm sách đặc biệt về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Ra mắt 17 ấn phẩm sách đặc biệt về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Tin tức - Thanh Nguyên - 09:21, 01/05/2024
Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu tới bạn đọc 17 ấn phẩm sách đặc biệt, đưa bạn đọc đến với bức tranh toàn cảnh về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.