Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nậm Cắn – mảnh đất tiền tiêu

Công Minh - Nguyễn Thanh - 16:12, 28/12/2023

Nơi ấy, có cửa khẩu Quốc tế thông thương với nước bạn Lào; có 4 bản biên giới với nhiều đường mòn, lối mở… Nhưng, Nậm Cắn - mảnh đất tiền tiêu của xứ Nghệ vẫn luôn đảm bảo an ninh trật tự bằng những đóng góp không mệt mỏi của đội ngũ già làng, trưởng bản. Nhờ đó, những bản làng của đồng bào Mông, Thái, Khơ mú đang đổi thay từng ngày bằng các mô hình sinh kế hiệu quả…

Bản Noọng Dẻ xã Nậm Cắn huyện Kỳ Sơn nhìn từ trên cao - ảnh tư liệu
Bản Noọng Dẻ xã Nậm Cắn huyện Kỳ Sơn nhìn từ trên cao - ảnh tư liệu

No ấm những bản làng

Trên quốc lộ 7 ngược lên cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn (Kỳ Sơn, Nghệ An), hai bên đường là những mái nhà sa mu, pơ mu thâm nâu của đồng bào Mông. Thấp thoáng bên sườn núi còn là những luống cải xanh mướt, là đàn gà cục cục gọi bầy. Nhưng vui nhất là những đàn trâu bò, rồi cả dê… với tiếng lục lạc rộn rã ở mé rừng…

Những hình ảnh no ấm ấy, chúng tôi được Bí thư Đảng ủy xã Nậm Cắn Lang Thanh Lương bồi thêm: xã Nậm Cắn giờ còn xuất hiện nhiều mô hình chăn nuôi rất hiệu quả đấy nhé. Nổi bật là mô hình nuôi trâu bò của ông Vừ Giống Tủa, rồi chăn nuôi dê của ông Moong Phò Ngọc… Hộ nào cũng đến hàng trăm con, ưng lắm.

Không ưng cái bụng sao được khi ở vùng biên thùy Nậm Cắn, đồng bào Mông, Khơ Mú, Thái đã nỗ lực, vượt khó, vươn lên để khai thác tiềm năng, lợi thế vùng đất vào phát triển kinh tế, đẩy đuổi đói nghèo.

Cũng vì mến sự chịu thương, chịu khó ấy, chúng tôi đã băng đường vượt dốc Noọng Dẻ, đến thăm trang trại chăn nuôi dê của ông Moong Phò Ngọc ở bản Khánh Thành. Trang trại nằm sâu dưới tán rừng, phía dưới chân khe Cắn, là một phần diện tích trong số 24ha đất rừng phòng hộ nhà ông Ngọc nhận khoanh nuôi bảo vệ. Thấy bóng dáng ông Ngọc, đàn dê ở đâu cứ thế túa ra, đến hàng trăm con, đòi ăn. Ông Ngọc kể: cũng nhiều bận mất trắng vì rét, vì dịch bệnh rồi đó. Nay, nhà ta mời cán bộ thú y tiêm phòng định kỳ, cho ăn đầy đủ, phòng chống rét mùa đông nên vật nuôi phát triển ổn định.

Trang trại chăn nuôi dê của ông Moong Phò Ngọc ở bản Khánh Thành
Trang trại chăn nuôi dê của ông Moong Phò Ngọc ở bản Khánh Thành

Trong câu chuyện vội vã, chúng tôi được biết thêm, ông Ngọc không chỉ làm trang trại tổng hợp, kết hợp phát triển kinh tế rừng và chăn nuôi, mà còn là người tiên phong trong việc đưa cây ngô lai trồng trên đất Nậm Cắn. Ấy là năm 2008, cây ngô lai bắt đầu có mặt trên vùng đất rẻo cao này với 2ha đầu tiên của ông Ngọc cho sản lượng đạt được từ vụ đầu trên 12 tấn. Sau đấy thì phong trào trồng ngô lai ở xã Nậm Cắn phát triển mạnh và trở thành xã có diện tích ngô nhiều nhất huyện Kỳ Sơn với trên 280ha. Cây ngô lai trở thành cây trồng chủ lực đưa lại nguồn thu rất lớn cho xã Nậm Cắn.

Rồi không chỉ trâu bò, dê… mà cây lạc, vốn quen với vùng miền xuôi cũng đã bén rễ, khẳng định hiệu quả cây trồng trên dãy Trường Sơn. Đã 3 năm cây lạc “nhập cư” vào Nậm Cắn thì cũng là chừng ấy mùa lạc no ấm đến với nhiều bản làng ở xã tiền tiêu này. Chị Moong Thị Soi ở bản Pà Ca, xã Nậm Cắn (Kỳ Sơn) vui vẻ: Từ khi chuyển đổi sang trồng lạc, cùng diện tích đất cho năng suất cao hơn, giá cả cũng cao gấp đôi so với lúa. Nếu thu hoạch đạt năng suất thì năm nay gia đình tôi thu được khoảng hơn 50 triệu đồng.

Từ mấy hộ thử nghiệm ban đầu ở bản Pà Ca- bản làng của người Khơ mú, đến nay, diện tích trồng lạc ở Nậm Cắn cũng ngày càng mở rộng, ước tính khoảng 70ha. Người dân xã Nậm Cắn cho biết, sườn núi nơi đây khá dốc, đất sét pha cát rất thích hợp với cây lạc. Lạc được trồng từ tháng 8, khoảng 3 tháng sau thì cho thu hoạch. Trồng lạc chỉ cần gieo giống rồi làm cỏ, sau đó chờ đến ngày thu hoạch. Sản phẩm được thương lái tìm đến tận bản thể thu mua nên rất phấn khởi.

Những mùa lạc nở hoa trên đỉnh Trường Sơn
Những mùa lạc trên đỉnh Trường Sơn

Trở lại dốc Noọng Dẻ, chúng tôi ghé thăm bản làng người Thái với làng nghề thổ cẩm truyền thống. Nơi đây, đang có khoảng 30 hộ dân tham gia bảo tồn và phát triển nghề dệt truyền thống. Sản phẩm dệt thổ cẩm (váy, áo, khăn piêu, túi, ví, thắt lưng) của chị em phụ nữ ở Noọng Dẻ luôn được khách hàng gần xa ưa chuộng bởi chất lượng tốt, mẫu mã phong phú, tinh tế trong cách trang trí hoa văn và hài hòa trong phối màu... Nghề dệt thổ cẩm nơi đây là nghề phụ, còn với bà con người Thái ở Noọng Dẻ, phát triển kinh tế từ rừng, chăn nuôi… vẫn là nguồn thu nhập chính.

Miên man với những mô hình hay, mang lại hiệu quả ở các bản làng vùng biên Nậm Cắn, chúng tôi càng phấn khởi hơn với những thông tin rất vui từ Bí thư đảng ủy xã Nậm Cắn, Lang Thanh Lương: Cũng nhờ sự năng động, vượt khó mà đời sống người dân biên giới ngày một đổi thay. Thu nhập đang tăng và tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh. Tính đến cuối năm 2023, thu nhập bình quân của người dân Nậm Cắn là 23 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm 5%, từ 49% xuống còn 44%...

Bình yên biên giới

Nậm Cắn xứng đáng với tên gọi là mảnh đất tiền tiêu của huyện biên giới Kỳ Sơn. Không chỉ có cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn thông thương với Lào, những đường mòn lối mở tự phát…; Nậm Cắn có 6 bản nhưng đến 4 bản nằm giáp biên giới, trong 6 bản đấy, thì có đến 4 bản người Mông, 2 bản người Khơ mú và 1 bản người Thái.

Phụ nữ bản Noọng Dẻ miệt mài bên khung cửi
Phụ nữ bản Noọng Dẻ miệt mài bên khung cửi

Còn địa hình ở Nậm Cắn, là một trong những vùng đất hiểm trở của Kỳ Sơn xa xôi. Toàn xã chỉ có khoảng 1% là diện tích đất bằng thoải canh tác được ruộng nước, có nhiều khe, suối và lèn đá. Trình độ dân trí của người dân còn hạn chế; phương thức canh tác còn lạc hậu, chủ yếu làm nương rẫy phụ thuộc vào thiên nhiên, đời sống sinh hoạt của nhân dân gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao...

Khó khăn, thách thức là thế… nhưng Nậm Cắn lại rất bình yên. Nói như Bí thư huyện ủy Kỳ Sơn Vi Hòe là “ba yên”: yên dân, yên địa bàn, yên biên giới. Mà đúng thế thật. Trong số 4 bản giáp biên giới, mỗi bản đã xây dựng được 1 tổ tự quản đường biên, cột mốc có sự tham gia của rất nhiều thành phần tại thôn bản như: phụ nữ, dân quân, thanh niên… và đương nhiên là không thể thiếu vai trò của người có uy tín, già làng, trưởng bản. Định kỳ mỗi tháng 1 lần, tổ tự quản phối hợp cùng cán bộ chiến sĩ đồn biên phòng cửa khẩu Nậm Cắn tuần tra, kiểm soát đảm bảo an ninh trật tự biên giới. Chưa kể, đội ngũ người có uy tín, già làng, trưởng bản đã phát huy rõ vai trò, trách nhiệm trong việc kêu gọi, tuyên truyền, vận động bản làng, con cháu, người thân trong dòng họ gìn giữ an ninh trật tự, an toàn khu vực biên giới.

Cán bộ chiến sĩ đồn biên phòng cửa khẩu Nậm Cắn cùng các lực lượng địa phương tuần tra bảo vệ đường biên, cột mốc
Cán bộ chiến sĩ đồn biên phòng cửa khẩu Nậm Cắn cùng các lực lượng địa phương tuần tra bảo vệ đường biên, cột mốc

Chính trị viên phó Đồn biên phòng cửa khẩu Nậm Cắn Nguyễn Văn Anh tâm sự: đồn quản lý hơn 29km đường biên với 9 cột mốc thuộc 2 xã Nậm Cắn và Tà Cạ. Hàng tháng, chúng tôi đều có kế hoạch phối hợp với bà con dân bản tuần tra kiểm soát, kết hợp tuyên truyền, vận động nhân dân nêu cao cảnh giác, không nghe lời kẻ xâu xúi giục, gìn giữ bình yên khu vực biên giới. Đồng hành cùng bà con biên cương, đồn biên phòng cửa khẩu Nậm Cắn còn cắt cử 55 cán bộ chiến sĩ trực tiếp bám địa bàn giúp các hộ nghèo; xây dựng 3 mô hình giúp dân phát triển kinh tế ở hai xã.

Thực hiện chương trình MTQG 1719, Nậm Cắn đã được đầu tư nhiều hạng mục công trình quan trọng. Đó là đường giao thông liên bản Pa Ca, đường vào khu sản xuất bản Huồi Pốc, đường bê tông nội bản Tiền Tiêu, nhà văn hóa bản Trường Sơn, công trình nước sinh hoạt bản Noọng Dẻ… Sắp tới, những mô hình sinh tế mới từ chương trình MTQG 1719 cũng sẽ được hỗ trợ cho bà con Nậm Cắn như hỗ trợ cây giống và kỹ thuật trồng đào, hỗ trợ giống và kỹ thuật chăn nuôi lợn, trồng cây bo bo…

Những hỗ trợ ấy từ Trung ương sẽ thêm nguồn lực để góp phần làm cho bản làng vùng biên Nậm Cắn ngày càng thêm đổi mới. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bình Định: Phát huy hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phi chính phủ nước ngoài

Bình Định: Phát huy hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phi chính phủ nước ngoài

Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định vừa tổ chức Hội nghị tổng kết công tác vận động, tiếp nhận viện trợ và triển khai thực hiện các dự án, phi dự án phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh năm 2023. Qua đó, ghi nhận nhiều chuyển biến tích cực, góp phần giúp các địa phương từng bước ổn định an sinh xã hội.
Khám phá Tour du lịch đêm mới lạ tại Vườn quốc gia Cúc Phương

Khám phá Tour du lịch đêm mới lạ tại Vườn quốc gia Cúc Phương

Du lịch - Minh Nhật - 2 giờ trước
Tin vui cho những ai yêu thích thiên nhiên và khám phá, Vườn Quốc Gia Cúc Phương chính thức mở "Tour tham quan bằng xe điện xem đom đóm và động vật hoang dã ban đêm". Đây là cơ hội để du khách hòa mình vào thiên nhiên hoang sơ, tận hưởng bầu không khí trong lành và trải nghiệm những điều kỳ thú mà màn đêm Cúc Phương mang lại.
Hà Tĩnh: Giải cứu thành công 2 nạn nhân bị dụ dỗ ra nước ngoài với chiêu bài “việc nhẹ, lương cao”

Hà Tĩnh: Giải cứu thành công 2 nạn nhân bị dụ dỗ ra nước ngoài với chiêu bài “việc nhẹ, lương cao”

Xã hội - Thế Mạnh - Thanh Nguyên - 2 giờ trước
Ngày 9/5, tại Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo (Hà Tĩnh), BĐBP Hà Tĩnh phối hợp với Tổ chức Trẻ em Rồng Xanh tại Hà Nội giải cứu thành công 2 nạn nhân là công dân Việt Nam bị lừa bán ra nước ngoài, với chiêu bài “việc nhẹ, lương cao” và đưa các nạn nhân về đến Việt Nam an toàn.
Lào Cai: Siết chặt dịch vụ cho người nước ngoài thuê xe máy ở Sa Pa

Lào Cai: Siết chặt dịch vụ cho người nước ngoài thuê xe máy ở Sa Pa

Du lịch - Minh Nhật (t/h) - 2 giờ trước
Hình ảnh những du khách nước ngoài thuê xe máy trải nghiệm du lịch Sa Pa không còn xa lạ, nhưng vẫn còn những người đi xe không đúng quy định Việt Nam, dẫn tới nguy cơ mất an toàn giao thông.
Nhiều ảnh đẹp Việt Nam chụp từ trên cao lọt Top 100 giải thưởng nhiếp ảnh quốc tế 35Awards

Nhiều ảnh đẹp Việt Nam chụp từ trên cao lọt Top 100 giải thưởng nhiếp ảnh quốc tế 35Awards

Sắc màu 54 - Thanh Thuận - 2 giờ trước
Vượt qua hơn 124.000 người tham gia từ 174 quốc gia, với hơn 470.000 bức ảnh được gửi dự thi, một số tác giả Việt Nam đã xuất sắc lọt Top 100 giải thưởng nhiếp ảnh quốc tế 35Awards hạng mục Aerial Photography (ảnh chụp từ trên cao).
Hà Giang: Cây đa trăm tuổi ở Km 0 bật gốc, nhiều người dân và du khách tiếc nuối

Hà Giang: Cây đa trăm tuổi ở Km 0 bật gốc, nhiều người dân và du khách tiếc nuối

Tin tức - Vũ Mừng - 2 giờ trước
Sáng 9/5, cây đa hơn 100 năm tuổi, cao hơn 20 mét nằm trên tuyến Quốc lộ 2 (cạnh Km 0 Hà Giang) qua địa bàn thành phố Hà Giang bất ngờ bật gốc, ngã ra đường, khiến người dân và khách du lịch tiếc nuối.
Tin trong ngày - 8/5/2024

Tin trong ngày - 8/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 8/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Hơn 10 triệu người Việt Nam mang gen bệnh tan máu bẩm sinh. Gần 8.000 hộ gia đình ở miền núi Quảng Nam sẽ được tái định cư vào cuối năm 2025. R'Cơm Bus đam mê giữ gìn văn hóa dân tộc. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lộc Ninh (Bình Phước): Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV, năm 2024

Lộc Ninh (Bình Phước): Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV, năm 2024

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 2 giờ trước
Sáng 9/5, huyện Lộc Ninh long trọng tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV, năm 2024. Đây là huyện được chọn tổ chức đại hội điểm của tỉnh Bình Phước.
Chư Pưh (Gia Lai): Bồi dưỡng kiến thức, cung cấp thông tin cho lực lượng cốt cán

Chư Pưh (Gia Lai): Bồi dưỡng kiến thức, cung cấp thông tin cho lực lượng cốt cán

Chính sách dân tộc - Ngọc Thu - 2 giờ trước
Trong 2 ngày (9 - 10/5), UBND huyện Chư Pưh, Phòng Dân tộc huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) tổ chức hội nghị tập huấn, phổ biến, cung cấp thông tin cho lực lượng cốt cán. Tham gia lớp tập huấn, có 150 học viên là già làng, trưởng thôn, Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS.
Bình Định: Phấn đấu mỗi năm giảm 2% - 3% số cặp tảo hôn

Bình Định: Phấn đấu mỗi năm giảm 2% - 3% số cặp tảo hôn

Công tác Dân tộc - T.Nhân - 2 giờ trước
Nhằm chuyển đổi nhận thức, hành vi trong hôn nhân của người dân, góp phần giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi, tỉnh Bình Định đang đẩy mạnh triển khai Kế hoạch thực hiện Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 9: Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024.
HLV Mai Đức Chung trở lại dẫn dắt Đội tuyển nữ Việt Nam

HLV Mai Đức Chung trở lại dẫn dắt Đội tuyển nữ Việt Nam

Thể thao - Hoàng Minh - 2 giờ trước
Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) vừa công bố bản hợp đồng dẫn dắt Đội tuyển Bóng đá nữ Việt Nam kéo dài 2 năm với Huấn luyện viên (HLV) Mai Đức Chung.
Bình Định: Người dân miền núi mong muốn được cấp quyền sử dụng đất nương rẫy

Bình Định: Người dân miền núi mong muốn được cấp quyền sử dụng đất nương rẫy

Công tác Dân tộc - T.Nhân - 2 giờ trước
Ông Lê Kim Toàn - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định, đã có buổi tiếp xúc cử tri tại xã Vĩnh Sơn, huyện miền núi Vĩnh Thạnh trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.