Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Mùa nhãn chín

Thạch Bích Ngọc - 14:58, 24/08/2021

Năm nay, dịch Covid-19 bùng phát, đầu tháng 8, mẹ gọi điện báo mùa nhãn chín đã tới. Dịp này, nhiều địa phương thực hiện giãn cách xã hội để phòng chống dịch, nên mẹ sẽ không gửi nhãn cho tôi như mọi năm. Nghe mẹ nhắc đến vườn nhãn, bao ký ức tuổi thơ tôi lại ùa về.

Đặc sản nhãn lồng Hưng Yên
Đặc sản nhãn lồng Hưng Yên

Mặc dù đang sinh sống tại TP. Hồ Chí Minh từ nhiều năm nay, thế nhưng năm nào cũng vậy, khi mùa nhãn bắt đầu chín là mẹ lại gửi vào cho tôi vài thùng đầy những chùm nhãn tươi rói, ngọt ngào. Những chùm nhãn này được cha hái từ chính những cây nhãn trồng trong vườn nhà. Xa quê bao năm, công việc và cuộc sống mưu sinh vất vả nơi đất khách quê người khiến tôi đôi lúc lãng quên nhiều thứ. Thế nhưng mỗi độ mùa nhãn chín là tôi lại nôn nao nỗi nhớ quê, nhớ vườn nhãn thân thương với rất nhiều kỷ niệm thời thơ ấu…

Tôi sinh ra tại một làng quê thuộc xã Hàm Tử, huyện Khoái Châu - một vùng trồng nhãn có diện tích lớn nhất của tỉnh Hưng Yên. Từ xa xưa, nhãn lồng Hưng Yên đã được trồng ở đây và được xem là loại trái cây ngon ngọt nổi tiếng. Nếu như huyện Thanh Hà (Hải Dương), Lục Ngạn (Bắc Giang)… có sản vật vải thiều nổi danh, thì với vùng quê của tôi “Nhãn lồng Hưng Yên” cũng là loại quả được Tổ chức kỷ lục Việt Nam xếp hạng 13 trong số 50 loại trái cây ngon nổi tiếng nhất đất nước. Nhãn lồng Hưng Yên ngoài sự khác biệt về hình thức, đó là trái rất to, chùm sai trĩu trịt quả, cho năng suất vượt trội, thì cùi của trái dày cùng vị ngọt thanh của nó cũng làm nên hương vị riêng mà các giống nhãn trồng ở nơi khác không thể có được.

Vì là “vùng nhãn” nên hầu như gia đình nào ở trong làng, ngoài xã cũng trồng nhãn. Nhà ít thì dăm bảy cây, nhà có đất vườn rộng thì trồng vài ba chục cây. Khoảng hơn chục năm trở lại đây, nhìn thấy giá trị kinh tế của cây nhãn hơn hẳn so với nhiều loại cây trồng khác, nhiều hộ nông dân đã vực đất ruộng lúa lên cao để trồng nhãn. Theo đó, những hàng cây nhãn không chỉ phủ bóng nơi vườn quê mà nó còn xuất hiện dày đặc nơi ruộng đồng, bờ bãi ven sông.

Gia đình tôi cũng không ngoại lệ khi mảnh vườn rộng gần ngàn mét vuông từ thời ông nội tôi đã được trồng trên đó 20 cây nhãn. Rồi ông bà nội tôi trở thành người thiên cổ, cha mẹ tôi “tiếp quản” những cây nhãn ông bà để lại và coi đó là thứ tài sản quý giá. Đều đặn mỗi năm, những cây nhãn ấy luôn cho trái, bán ra tiền để nuôi sống các thành viên trong gia đình. Cũng từ đồng tiền tích cóp được từ bán nhãn, bố mẹ tôi dùng để kiến thiết, sửa sang nhà cửa, mua sắm các vật dụng sinh hoạt hàng ngày… Ngay cả 4 anh chị em chúng tôi ăn học nên người cũng nhờ những cây nhãn trong vườn.

Vùng trồng nhãn lồng ngoài bãi ở Hưng Yên
Vùng trồng nhãn lồng ngoài bãi ở Hưng Yên

Vườn nhãn của gia đình đã đi qua quãng đời tuổi thơ tôi với rất nhiều kỷ niệm khó quên. Nào là những lần tôi cùng cha đào đất khơi gốc nhãn để bón phân chuồng, hay bắc thang cắt gội những cành nhãn già, cành khô cho cây ra nhiều lộc mới ở mùa sau. Rồi những dịp nắng hạn dài ngày, năm nào tôi cũng cùng mẹ gánh nước ở dưới ao lên tưới cho những gốc nhãn để chúng đủ độ ẩm nuôi cây, nuôi hoa, trái. Thế nhưng, đáng mong đợi hơn cả là khi vào mùa nhãn chín, mấy anh chị em chúng tôi tha hồ ăn nhãn.

Mùa nhãn chín thường trùng với khoảng thời gian nghỉ hè. Mấy anh chị em chúng tôi không phải tới trường nên có thể phụ giúp cha mẹ, ông bà thu hái nhãn để bán. Mỗi người một công việc. Cha tôi, anh cả tôi có sức khỏe thì đảm nhận phần việc trèo lên cây để bẻ nhãn. Còn ông bà, mẹ và mấy anh chị em chúng tôi ở dưới gốc đón những thúng nhãn từ trên cây cao truyền xuống. Sau đó phân loại, bó, buộc từng túm một với trọng lượng khoảng vài kg.

Những năm tôi còn bé, các gia đình trồng nhãn ở quê tôi đều phải tự bẻ nhãn rồi mang ra chợ bán. Thế nhưng, những năm sau này, người trồng nhãn quê tôi nhàn hạ hơn, khi thương lái tới tận vườn mua. Họ tự trèo lên cây bẻ nhãn xuống, sau đó mới cân tính tiền. Cũng có những gia đình bán cả vườn nhãn cho thương lái theo kiểu bán “vo”, nghĩa là ước lượng sản lượng của số cây nhãn rồi nhân ra tiền… Thực ra chuyện bán nhãn theo kiểu “vo” như vậy người nông dân thường chịu thiệt, nhưng vì gia đình neo người, sợ chim, dơi ăn hết nên họ phải bán theo hình thức này.

Thu hoạch nhãn lồng
Thu hoạch nhãn lồng (Ảnh minh họa)

Thời gian trôi qua thật nhanh, mới ngày nào đó, tôi cũng như lũ bạn trong xóm vẫn thường ngày nô đùa vui chơi dưới tán những cây nhãn trong vườn, vậy mà giờ đây ai cũng đã trưởng thành.

Năm nay, dịch Covid-19 bùng phát, đầu tháng 8, mẹ gọi điện báo mùa nhãn chín đã tới. Dịp này, nhiều địa phương thực hiện giãn cách xã hội để phòng chống dịch, nên mẹ sẽ không gửi nhãn cho tôi như mọi năm. Nghe mẹ nhắc đến vườn nhãn, bao ký ức tuổi thơ tôi lại ùa về. Tôi thèm cái cảm giác được hòa mình dưới những tán cây nhãn trong vườn sai quả để thỏa thích thưởng thức những trái nhãn to tròn, ngọt ngào đến khó quên…

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Âm vọng đại ngàn của người Chu Ru luôn vang lên rộn rã…

Âm vọng đại ngàn của người Chu Ru luôn vang lên rộn rã…

Đã có những năm tháng, âm nhạc dân gian và những vũ điệu Tamya Arya, Dăm Dar của người Chu Ru vắng bóng trong các buôn làng. Nhưng hôm nay đã khác, mỗi khi buôn làng mở hội hay đón khách quý, âm vọng đại ngàn của người Chu Ru lại vang lên rộn rã...
Âm vọng đại ngàn của người Chu Ru luôn vang lên rộn rã…

Âm vọng đại ngàn của người Chu Ru luôn vang lên rộn rã…

Sắc màu 54 - Thảo Linh - 3 phút trước
Đã có những năm tháng, âm nhạc dân gian và những vũ điệu Tamya Arya, Dăm Dar của người Chu Ru vắng bóng trong các buôn làng. Nhưng hôm nay đã khác, mỗi khi buôn làng mở hội hay đón khách quý, âm vọng đại ngàn của người Chu Ru lại vang lên rộn rã...
Sóc Trăng: Người có uy tín là lực lượng nòng cốt trong các phong trào ở cơ sở

Sóc Trăng: Người có uy tín là lực lượng nòng cốt trong các phong trào ở cơ sở

Người có uy tín - Phương Nghi - 17 phút trước
Những năm gần đây, Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Sóc Trăng đã phát huy tốt vai trò nòng cốt trong các phong trào an sinh ở cơ sở. Vai trò của Người có uy tín được phát huy đã góp phần quan trọng giúp đồng bào DTTS thay đổi nếp nghĩ, cách làm, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Phân công đồng chí Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội

Phân công đồng chí Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội

Thời sự - PV - 18:30, 02/05/2024
Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.
Người có uy tín giữ vai trò quan trọng trong xây dựng nông thôn mới ở Lào Cai

Người có uy tín giữ vai trò quan trọng trong xây dựng nông thôn mới ở Lào Cai

Người có uy tín - Trọng Bảo - 17:59, 02/05/2024
Toàn tỉnh Lào Cai hiện có 1.119 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Thời gian qua, đội ngũ Người có uy tín đã phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu đi đầu trong mọi phong trào, qua đó góp phần thúc đẩy phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS của tỉnh Lào Cai.
Cúm A và những điều cần biết

Cúm A và những điều cần biết

Sức khỏe - Như Ý - 17:35, 02/05/2024
Thời tiết giao mùa cũng là lúc gia tăng tỷ lệ mắc các bệnh cúm mùa đặc biệt là cúm A. Cúm A có biểu hiện giống với các loại cúm thông thường nhưng có biến chứng nguy hiểm hơn nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách. Do đó, chúng ta cần trang bị kiến thức về căn bệnh này để phòng và trị bệnh một cách tốt nhất cho bản thân và gia đình.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Những cuốn sách được viết trên lá cây có tuổi đời hàng trăm năm

Những cuốn sách được viết trên lá cây có tuổi đời hàng trăm năm

Sắc màu 54 - Lữ Phú - 17:30, 02/05/2024
Trên địa bàn huyện biên giới Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An có một số cuốn sách cổ viết bằng chữ Thái hệ Lai Pao trên lá cây khá độc đáo. Tuy nhiên, những cuốn sách cổ này còn rất ít và số người biết đọc chữ Thái cũng không còn nhiều. Vì vậy, việc bảo tồn và phát huy tiếng nói, chữ viết của đồng bào dân tộc Thái là điều hết sức cần thiết.
Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Thời sự - PV - 17:25, 02/05/2024
Chiều ngày 2/5, Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV đã diễn ra tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội để xem xét công tác nhân sự.
Quan tâm đến đội ngũ Người có uy tín bằng những việc làm thiết thực

Quan tâm đến đội ngũ Người có uy tín bằng những việc làm thiết thực

Người có uy tín - Nhóm PV (T/h) - 15:35, 02/05/2024
Xác định vai trò quan trọng của đội ngũ Người có uy tín tại cơ sở, bên cạnh thực hiện đầy đủ các chính sách cho Người có uy tín theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, nhiều địa phương còn có những cách làm sáng tạo để kịp thời động viên, chăm lo cho đội ngũ Người có uy tín. Từ đó, tạo điều kiện tốt nhất để họ góp sức xây dựng bản làng...
Nghề cói Kim Sơn trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề cói Kim Sơn trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Sắc màu 54 - T.Hợp - 14:15, 02/05/2024
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 1150/QĐ-BVHTTDL đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nghề thủ công truyền thống – nghề cói Kim Sơn, thuộc huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
Triển khai Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045: Khẩn trương nhưng cẩn trọng vì mục tiêu lớn

Triển khai Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045: Khẩn trương nhưng cẩn trọng vì mục tiêu lớn

Công tác Dân tộc - Khánh Thư - 11:20, 02/05/2024
Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được ban hành tại Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 28/1/2022 đặt mục tiêu đến năm 2045, các xã, thôn vùng đồng bào DTTS và miền núi có đủ cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của người dân, cơ bản không còn hộ nghèo... Để hướng tới mục tiêu này, Ủy ban Dân tộc (UBDT) và các bộ, ngành, địa phương đã và đang triển khai các nhiệm vụ trong Chiến lược, trên tinh thần khẩn trương nhưng cẩn trọng.