Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Mù Là - Nơi gặp gỡ của tình người

PV - 11:26, 06/03/2019

Vào những ngày 13-14 tháng Giêng hàng năm, tại huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn, “mọi con đường đều hướng lên Mù Là”. Nơi đây, giữa Lễ hội Mù Là bạt ngàn hoa tam giác mạch là những cô gái Mông váy xòe hoa nảy nhịp, những chàng trai Mông cánh tay chắc săn cắp khèn theo bước, những pao, những yến được dịp rời tay mà tỏ bày thương nhớ....

Chúng tôi tìm đến ông Hoàng Kim Hồng, nguyên Bí thư Huyện ủy Pác Nặm-tại thôn Tổng Nẻng, phường Huyền Tụng, TP. Bắc Kạn. Ngôi nhà khang trang của ông ẩn mình trong một hẻm nhỏ, lặng lẽ như chủ nhân của nó.

Trước đó, tôi tình cờ gặp ông tại Công ty Cổ phần In Bắc Kạn khi ông mang tập bản thảo “Sự tích Mù Là” đến đặt vấn đề in. Ông bảo, bà con đồng bào Mông và nhiều cán bộ rất muốn biết về sự tích Mù Là, gặp ông lần nào cũng hỏi chuyện, tuy nhiên, ông không thể ngồi kể cho từng người được. Do đó ông quyết định đem những gì ông đã sưu tầm ghi chép được từ các cụ cao niên xâu chuỗi và viết lại thành một câu chuyện đem in thành những quyển nhỏ như quyển lịch cầm tay để Hội Xuân Mù Là năm nay sẽ phát cho đồng bào Mông tại đó. Ông cũng là người đã dành cả tuổi thanh xuân để tìm hiểu và khởi xướng việc khôi phục, phát triển Lễ hội Mù Là thành một Hội Xuân lớn của huyện, của tỉnh như hiện nay.

Một góc hội Xuân Mù Là - Ảnh Văn Lạ Một góc hội Xuân Mù Là - Ảnh Văn Lạ

Rót chén rượu mời khách, ông Hồng bắt đầu câu chuyện của mình bằng những hồi tưởng liền mạch từ những năm 70 của thế kỷ trước. Ông bảo, ngày ông mới khoảng 9-10 tuổi, khi gia đình ông còn ở Trà Lĩnh (tỉnh Cao Bằng), ông chỉ nghe nói đến địa danh Mù Là thuộc huyện Chợ Rã (tỉnh Bắc Thái cũ). Năm 1980, gia đình ông chuyển về huyện Chợ Rã. Năm 1982, khi lên công tác tại các xã phía Bắc của huyện Chợ Rã, ông đã có điều kiện để tìm hiểu kỹ hơn về phát nguyên tên gọi của địa danh này. Đặc biệt là được mắt thấy, tai nghe, được trực tiếp leo lên tận đỉnh Mù Là để cảm nhận sự trong lành, mát mẻ của khí hậu nơi đây.

Ông còn nhớ rất rõ lần đầu tiên có mặt trên đỉnh Mù Là, khi đó ông đang công tác trong ngành Công an, ông cùng người bạn đồng niên là Hoàng Văn Linh (dân tộc Mông, công tác tại Trại giam Vè ở xã Mỹ Phương) lần theo những lối mòn nhỏ bốn bề cỏ cây um tùm, rậm rạp từ Nặm Nhì vượt núi qua Nà Pùng của bản người Nùng mà tìm đến. Khi lên tới nơi đúng vào ngày mồng 5 Tết, cũng là thời điểm bà con đang vui xuân. Giữa những triền non bạt ngàn hoa cỏ, trong lãng đãng sương mờ là những chàng trai, cô gái Mông ném pao, đánh yến, đốt lửa múa khèn và hát dân ca tình tứ mê đắm. Được trực tiếp tham dự Lễ hội Mù Là mới cảm nhận được cái chất văn hóa sâu sắc của dân tộc mình và cũng được trải nghiệm một Mù Là nên thơ.

Mù Là trải rộng từ khu vực phía Tây xã Cổ Linh của tỉnh Bắc Kạn sang phía Đông xã Hồng Thái của tỉnh Tuyên Quang, do đó, ngày hội là dịp để đồng bào Mông ở hai vùng gặp gỡ, chia sẻ về cuộc sống, mùa màng và tỏ bày tình cảm, quấn quýt yêu thương, nhớ nhung qua những yến, những pao, qua tiếng sáo, tiếng khèn và những câu hát dân ca Mông ngọt ngào tình tứ. Ấn tượng đó đã thôi thúc ông tìm hiểu về vùng địa danh đặc biệt này. Mỗi khi rảnh rỗi, ông lại tìm đến những cụ cao niên ở các vùng lân cận hỏi chuyện rồi tỉ mẩn ghi chép kỹ lưỡng. Những tư liệu có được ấy ông gìn giữ như một thứ bảo vật bất ly thân.

Chuyện kể rằng, gia đình nọ có hai anh em, người anh có một người con trai đến tuổi lấy vợ, người em có cô con gái đang độ gả chồng. Anh trai bắt cô em gái phải gả con gái cho con trai mình. Do lấy nhau không xuất phát từ tình yêu, người chồng không thích vợ mình nên thường xuyên đánh đập, hắt hủi và ghét bỏ. Không có lối thoát, người vợ trẻ bất hạnh đã phải tìm đến cây lá ngón trên đỉnh Mù Là để kết thúc cuộc đời. Câu chuyện là sự nhắc nhớ về hôn nhân và việc ứng xử trong gia đình của người Mông và mang tính giáo dục rất cao. Mù Là theo chiết tự tiếng Mông có nghĩa là nơi mát mẻ, ông Hồng cho biết.

Hội Xuân Mù Là là điểm hẹn của đồng bào các dân tộc khi mùa xuân về. Hội Xuân Mù Là là điểm hẹn của đồng bào các dân tộc khi mùa xuân về.

Năm 2010, ông về làm Bí thư Huyện ủy huyện Pác Nặm, ông kể, những lần lên bản, bà con đều tỏ bày mong muốn với ông về việc tổ chức một lễ hội quy mô, bài bản và ôn lại sự tích địa danh Mù Là. Lần nào lên, bà con cũng nhắc. Đến năm 2013, ông quyết định phải khôi phục lễ hội này. Sau nhiều lần Ban Chấp hành, Ban Thường vụ huyện họp bàn, đến ngày 3/2/2014, Lễ hội Mù Là chính thức được tổ chức. Vào ngày chính hội, đồng bào Mông, Tày, Nùng, Dao khắp nơi ùn ùn kéo về. Ai cũng vui mừng, xuýt xoa: Hội Mù Là đông vui chưa từng có từ trước đến nay.

Đến năm 2016, huyện Pác Nặm chính thức đầu từ cơ sở vật chất, chương trình lễ hội được xây dựng một cách bài bản hơn. Hội Mù Là đã trở thành ngày hội chung của các dân tộc anh em tỉnh Bắc Kạn và Tuyên Quang cũng như du khách thập phương. Những triền cỏ may đã được phủ lên bằng hoa tam giác mạch, bằng cúc bướm, sao nhái và cải vàng. “Mù Là không chỉ trở thành nơi gặp gỡ của đất trời, của tình người mà còn góp phần phát triển kinh tế, văn hóa tại địa phương”, ông Hoàng Kim Hồng không dấu nổi niềm vui khi nhắc đến lễ hội này.

Tuy nhiên ông bảo, đa phần người ta đến Mù Là để vui Xuân chứ chưa mấy ai thực biết về sự tích của địa danh này. Với việc in ấn để giới thiệu về Mù Là của ông hiện nay, ông hy vọng đảng bộ, chính quyền địa phương cùng các sở, ban, ngành liên quan chung tay góp sức để quảng bá tốt hơn nữa về Hội Xuân Mù Là và câu chuyện mang tính giáo dục đã làm nên địa danh độc đáo này.n

HOÀNG CHIẾN THẮNG

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tự hào nguồn cội

Tự hào nguồn cội

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là loại hình Di sản tập quán xã hội, tín ngưỡng và lễ hội được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã lắng đọng trong tâm thức mỗi người dân niềm tự hào về nguồn cội con rồng cháu tiên, xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử, lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền Tổ quốc, trở thành bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt Nam.
Tự hào nguồn cội

Tự hào nguồn cội

Sắc màu 54 - PV - 11 giờ trước
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là loại hình Di sản tập quán xã hội, tín ngưỡng và lễ hội được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã lắng đọng trong tâm thức mỗi người dân niềm tự hào về nguồn cội con rồng cháu tiên, xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử, lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền Tổ quốc, trở thành bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt Nam.
Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Giáo dục - Hờ Bá Hùa - 11 giờ trước
Gần 26 năm gắn bó với học sinh các DTTS ở xứ Nghệ, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Kiều Hoa, Hiệu trưởng Trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An đã dìu dắt biết bao thế hệ học trò miền núi vượt khó vươn lên, chinh phục ước mơ, tự tin bay ra “biển lớn”. Đồng thời, cô đóng góp quan trọng đưa trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An trở thành một địa chỉ giáo dục uy tín, chất lượng, không chỉ của tỉnh Nghệ An mà của cả hệ thống các trường Dân tộc nội trú trong toàn quốc.
Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Sự kiện - Bình luận - Vũ Thanh - 11 giờ trước
Với người Việt Nam, Vua Hùng là vị Vua Thủy tổ dựng nước, là tổ tiên của dân tộc. Thờ cúng Hùng Vương là một tín ngưỡng thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” ăn sâu vào tâm thức mỗi người con dân Việt xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử. Trong các dịp lễ hội, các thế hệ con Lạc cháu Hồng trên quê hương Đất Tổ luôn có những lễ vật dâng cúng Vua Hùng, thể hiện lòng thành kính, hiếu nghĩa, thảo thơm đối với các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp xúc cử tri tại An Giang

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp xúc cử tri tại An Giang

Thời sự - PV - 21:15, 27/04/2024
Ngày 27/4, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang đã tiếp xúc cử tri tại huyện Thoại Sơn và thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Kỳ nghỉ lễ, cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng, thời tiết chưa từng có trong 10 năm qua

Kỳ nghỉ lễ, cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng, thời tiết chưa từng có trong 10 năm qua

Môi trường sống - Minh Nhật - 17:13, 27/04/2024
Trong kỳ nghỉ lễ 5 ngày tới đây, nắng nóng gay gắt diễn ra trên khắp cả nước ta, có những nơi nắng nóng đặc biệt gay gắt. đây là lần đầu tiên trong 10 năm qua mà cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng trong kỳ nghỉ lễ như vậy.
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
U23 châu Á: Uzbekistan khiến Saudi Arabia trở thành cựu vương

U23 châu Á: Uzbekistan khiến Saudi Arabia trở thành cựu vương

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 17:07, 27/04/2024
Trong trận tứ kết giải U23 châu Á, đương kim vô địch Saudi Arabia đã thất bại trước Uzbekistan với tỉ số 2-0, qua đó chính thức mất đi cơ hội bảo vệ chức vô địch của mình.
Vụ cháy rừng tại Hà Giang: Hai cán bộ kiểm lâm tử nạn

Vụ cháy rừng tại Hà Giang: Hai cán bộ kiểm lâm tử nạn

Tin tức - Vũ Mừng - 16:55, 27/04/2024
Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang xác nhận thông tin về việc 2 cán bộ kiểm lâm đã tử nạn khi làm nhiệm vụ.
U23 châu Á: Penalty tai hại khiến U23 Việt Nam dừng chân tại tứ kết lần thứ 2 liên tiếp

U23 châu Á: Penalty tai hại khiến U23 Việt Nam dừng chân tại tứ kết lần thứ 2 liên tiếp

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 16:45, 27/04/2024
Trong trận Tứ kết giải U23 châu Á, U23 Việt Nam đã để thua đáng tiếc trước U23 Iraq với tỉ số tối thiểu 1-0 và bị loại khỏi giải đấu năm nay.
Đắk Lắk: Mưa đá gây thiệt hại hàng trăm héc ta lúa chín

Đắk Lắk: Mưa đá gây thiệt hại hàng trăm héc ta lúa chín

Trang địa phương - Hoàng Thùy - 16:25, 27/04/2024
Ngày 27/4, lãnh đạo UBND xã Ea Kly (huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk) cho biết: Trận mưa đá chiều 26/4 làm thiệt hại 260ha diện tích lúa đang chín, chuẩn bị thu hoạch, trong đó 190ha lúa bị thiệt hại 100%. Ngoài ra, còn các cây trồng khác trên địa bàn xã Ea Kly cũng bị ảnh hưởng, chưa xác định được diện tích.
Vụ lật thuyền ở Quảng Yên (Quảng Ninh): Đã tìm thấy nạn nhân cuối cùng

Vụ lật thuyền ở Quảng Yên (Quảng Ninh): Đã tìm thấy nạn nhân cuối cùng

Trang địa phương - Mỹ Dung - 11:00, 27/04/2024
Sau gần 3 ngày đêm nỗ lực tìm kiếm, đến 8 giờ 3 phút ngày 27/4, lực lượng chức năng đã tìm thấy nạn nhân cuối cùng trong vụ lật thuyền trên sông Chanh (thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh).