Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Mở hướng đi cho múa dân tộc

PV - 16:00, 16/03/2021

Trong bối cảnh xã hội đương đại với sự giao lưu, tiếp biến về văn hóa, múa dân tộc cũng được giao lưu và phát triển phù hợp với thẩm mỹ đương đại. Tuy nhiên, chính sự tiếp biến mà múa dân tộc đang dần mất đi hồn cốt, bản sắc văn hóa truyền thống.

Tác phẩm Nấm báo mưa.
Tác phẩm Nấm báo mưa.

Nguy cơ biến tướng

Trong năm qua, không thể phủ nhận thông qua các kỳ thi, liên hoan, hội diễn, múa dân tộc đã có sự xuất hiện nhiều hơn, song so với các loại hình múa khác thì tần suất xuất hiện của loại hình múa này vẫn còn quá ít. Một cuộc thi lớn cũng chỉ có vài ba tiết mục múa mang đúng chuẩn hồn cốt dân tộc, khiến cho khán giả chưa đã “cơn thèm”.

Bên cạnh đó, một số biên đạo lạm dụng quá nhiều các phương tiện kỹ thuật để hỗ trợ hiệu ứng, còn chất liệu ngôn ngữ lại bị hạn chế. Một số khác lại sử dụng ngôn ngữ múa một cách pha trộn. Lẽ ra chỉ học hỏi về thủ pháp thôi thì một số biên đạo lại cẩu thả “copy” cả ngôn ngữ một cách vụng về.

Rồi đôi khi trong các sự kiện, múa nói chung và múa dân tộc nói riêng lại chỉ là thành phần phụ họa cho chương trình với các động tác bê đỡ, hoặc múa với hát không ăn nhập gì với nhau. Như vậy có thể nói, múa dân tộc vẫn chưa có được vị trí xứng đáng cho mình.

Bên cạnh đó, điều khiến khán giả yêu múa dân tộc cảm thấy “bức bối” nhất đó là khi biên đạo nhầm lẫn múa của dân tộc này với dân tộc khác, âm nhạc hay trang phục của dân tộc này với dân tộc khác rồi “chắp vá” một cách tùy tiện, đôi khi ngượng ngập khiến cho chương trình chỉ hoành tráng ở màu sắc bề ngoài.

Nếu những trường hợp này xảy ra thường xuyên mà không được các nhà nghiên cứu, các nhà chuyên gia về nghệ thuật múa phát hiện, chấn chỉnh kịp thời, dần dà sẽ khiến múa dân tộc bị biến tướng và mất dần nét đặc trưng của dân tộc đó.

Lỗ hổng lớn hơn, đáng đau xót hơn nữa là những bộ quần áo dân tộc “bỗng dưng” bị “thiếu vải”, các điệu múa dân tộc bỗng bị lai căng, phảng phất nét nhảy của sexy dance, hiphop, breakdance… Múa chỉ để khoe cơ thể, khoe trang phục, không có kỹ thuật; rồi múa đông người thì chỉ thấy đi ra, đi vào hoặc mạnh ai nấy múa… Nếu như múa của dân tộc Thái có nét mềm mại, đằm thắm; múa Khơ Me mang nét vui nhộn, hài hước; múa dân tộc Kinh duyên dáng, tinh tế; múa dân tộc Chăm mềm mại, sâu lắng; múa của các dân tộc vùng Tây Nguyên sôi động, khỏe khoắn, hoang dã…thì do không hiểu biết nên một số biên đạo “vô tình” khiến múa của các dân tộc bị “mix” lại với nhau, trộn lẫn, rồi biến tướng, không mang được nét đặc trưng, đôi khi cứ có nét hao hao nhau khiến khán giả khó phân biệt.

Tiết mục Đi cày trên nương.
Tiết mục Đi cày trên nương.

Chắt chiu từ nguồn cội

Xã hội ngày càng phát triển, các sân chơi nghệ thuật ngày càng nở rộ với nhiều loại hình mới lạ, đây là cơ hội không nhỏ cho nghệ thuật múa thể hiện mình. Nhìn ở bề nổi, có vẻ như nghệ thuật múa đang thăng hoa, phát triển rầm rộ, thế nhưng các tác phẩm độc lập hoặc đỉnh cao như thơ múa, kịch múa…lại khá khiêm tốn.

Khách quan mà nói, một vài năm gần đây, trong các kỳ liên hoan, hội diễn đã có nhiều biên đạo trẻ khai thác đề tài múa dân tộc. Đây là tín hiệu đáng mừng, cho thấy sự quan tâm của thế hệ trẻ tới các giá trị truyền thống của dân tộc. Chỉ mong sao các đơn vị chức năng, các đơn vị đào tạo chuyên nghiệp có sự đồng hành với các biên đạo để họ có hướng đi đúng và không có những “nhầm lẫn”, những sự cẩu thả đến đáng tiếc.

Tác phẩm múa dân tộc dù tiếp thu thủ pháp từ múa đương đại để mang hơi thở mới, sức sống mới, tạo sự gần gũi với khán giả, song vẫn phải giữ được tính dân tộc trong đó. Tính dân tộc ở đây không phải chỉ là hình thức dân tộc (trang phục, âm nhạc, đạo cụ…), mà phải có nội dung dân tộc (bản sắc, khí phách, tâm hồn dân tộc).

Nội dung dân tộc ấy được thể hiện qua phong tục, tập quán, qua ngôn ngữ nghệ thuật… đủ để khán giả nhận biết dân tộc này với dân tộc khác. Suy cho cùng bản chất của một tác phẩm múa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc bao giờ cũng gồm ba yếu tố cơ bản: Nội dung tư tưởng, hình thức nghệ thuật của tác phẩm và tính cội nguồn truyền thống. Ba yếu tố này tác động tới nhau sẽ tạo ra những sáng tạo mới mang một bộ mặt, tâm hồn dân tộc trong thời đại mới.

Dẫu thế nào múa dân tộc vẫn là “món ăn tinh thần” không thể thiếu đối với khán giả yêu múa. Ngay trong các chương trình đối ngoại, các show biểu diễn nghệ thuật phục vụ du khách quốc tế thì các loại hình nghệ thuật dân tộc vẫn gây được sự tò mò, thích thú với khán giả hơn cả. Họ muốn tìm hiểu về cội nguồn, bản sắc văn hóa của quốc gia mà họ có cơ hội đặt chân tới, đó là nhu cầu chính đáng. Chúng ta làm nghệ thuật là để phục vụ khán giả, vậy thì phải xuất phát từ chính nhu cầu hưởng thụ thẩm mỹ của khán giả.

Cần lắm những đợt bồi dưỡng kiến thức, tập huấn nghiệp vụ chuyên môn, những trại sáng tác, những đợt thâm nhập thực tế… cho các biên đạo, các nghệ sĩ, đặc biệt là tạo điều kiện cho nghệ sĩ vùng đồng bào dân tộc thiểu số, các nghệ sĩ địa phương, vùng miền trên cả nước có cơ hội tham gia trải nghiệm, nghiên cứu, sưu tầm và bảo tồn để hiểu sâu hơn về văn hóa, lịch sử các dân tộc.

Một khi ở đâu đó vẫn chưa coi văn học, nghệ thuật là cốt lõi, là lĩnh vực tinh tế của văn hóa, góp phần tạo nên nền tảng tinh thần của nhân dân, cội nguồn sức mạnh của dân tộc, thì ở đó vẫn còn những trở ngại, hạn chế cho quá trình phát triển của văn học, nghệ thuật, trong đó có nghệ thuật múa.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Hồn dân tộc nhìn từ cổ vật: Tạo “sân chơi ” cho người trẻ (Bài 2)

Hồn dân tộc nhìn từ cổ vật: Tạo “sân chơi ” cho người trẻ (Bài 2)

Thú chơi đồ cổ không chỉ góp phần lưu giữ những giá trị văn hóa của dân tộc mà còn góp phần giáo dục thế hệ trẻ về những truyền thống tốt đẹp, những tinh hoa mà cha ông để lại. Chính vì vậy, việc tạo ra những sân chơi cho các nhà sưu tầm cổ vật và tạo hành lang pháp lý rõ ràng cho hoạt động mua bán cổ vật sẽ giúp những người trẻ trở thành "cánh tay nối dài"của ngành di sản văn hóa nước nhà.
Tin nổi bật trang chủ
Vì sự phát triển vùng DTTS và miền núi

Vì sự phát triển vùng DTTS và miền núi

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) là một chương trình lớn, lần đầu tiên được triển khai. Trong quá trình thực hiện, với sự đồng hành của Ủy ban Dân tộc và các Bộ, ngành Trung ương, các địa phương đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để bảo đảm hoàn thành các mục tiêu đề ra, vì sự phát triển của vùng đồng bào DTTS và miền núi. Báo Dân tộc và Phát triển đã ghi nhận những chia sẻ của lãnh đạo một số địa phương xung quanh vấn đề này.
Tân HLV trưởng Đội tuyển Quốc gia và Đội tuyển U23 Việt Nam là ai?

Tân HLV trưởng Đội tuyển Quốc gia và Đội tuyển U23 Việt Nam là ai?

Thể thao - Minh Thu - 19:13, 03/05/2024
Ngày 3/5, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) và ông Kim Sang-sik (Quốc tịch Hàn Quốc) đã đạt được sự đồng thuận và thống nhất đối với các nội dung liên quan đến vị trí Huấn luyện viên (HLV) trưởng Đội tuyển Nam và Đội tuyển U23 Quốc gia Việt Nam. Theo đó, hai bên thống nhất bản hợp đồng có thời hạn 2 năm (từ 1/5/2024 - 31/3/2026).
Bộ Y tế làm việc với Đồng Nai sau vụ gần 500 người nghi ngộ độc bánh mì

Bộ Y tế làm việc với Đồng Nai sau vụ gần 500 người nghi ngộ độc bánh mì

Thời sự - Minh Thu - 19:11, 03/05/2024
Ngày 3/5, Đoàn công tác của Bộ Y tế do ông Nguyễn Hùng Long, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm dẫn đầu đã làm việc với Sở Y tế Đồng Nai nhằm nắm tình hình, hỗ trợ tỉnh xử lý vụ ngộ độc sau ăn bánh mì của tiệm bánh Cô Băng (do bà Nguyễn Thị Khánh Băng làm chủ) tại địa chỉ khu phố 2, phường Xuân Bình, TP. Long Khánh, tỉnh Đồng Nai.
Mưa đá gây thiệt hại hơn 1 tỷ đồng tại Sơn La

Mưa đá gây thiệt hại hơn 1 tỷ đồng tại Sơn La

Tin tức - Minh Thu - 19:08, 03/05/2024
Thông tin từ ông Lò Văn Đoàn, Phó Chủ tịch UBND xã Chiềng Chăn, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La ngày 3/5 cho biết, tối và đêm 2/5, trên địa bàn đã xuất hiện giông kèm mưa đá.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an vào cuộc xử lý tình trạng thao túng tổ chức tín dụng

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an vào cuộc xử lý tình trạng thao túng tổ chức tín dụng

Thời sự - Minh Nhật (T/h) - 14:18, 03/05/2024
Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương có các giải pháp ngăn chặn, xử lý tình trạng sở hữu chéo, thao túng tại các tổ chức tín dụng, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng và an ninh tài chính, tiền tệ.
Từ 1/7, chỉ sử dụng duy nhất tài khoản VNeID khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến

Từ 1/7, chỉ sử dụng duy nhất tài khoản VNeID khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến

Tin tức - PV - 13:25, 03/05/2024
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương hoàn tất công tác chuẩn bị để thống nhất sử dụng một tài khoản duy nhất là VNeID trong thực hiện dịch vụ công trực tuyến từ ngày 1/7/2024.
Tin trong ngày - 2/5/2023

Tin trong ngày - 2/5/2023

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 2/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đề phòng mưa lớn gây lũ quét, sạt lở đất và nắng nóng. Khuyến khích người dân mặc đúng trang phục dân tộc . Cơn sốt tìm xác ve sầu lan rộng. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”

Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”

Du lịch - Tào Đạt - 10:31, 03/05/2024
“Theo dấu chân Người” là chủ đề của chuỗi các hoạt động tháng 5/2024, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội). Trong đó, có nhiều hoạt động ý nghĩa được tổ chức như “Bài ca dâng Bác”, “Tây Nguyên với Bác Hồ - Bác Hồ với Tây Nguyên”, tái hiện lễ mừng chiến thắng của dân tộc Gia Rai, tỉnh Gia Lai…
Thực hiện tốt công tác bán trú, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh vùng DTTS

Thực hiện tốt công tác bán trú, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh vùng DTTS

Media - Ngọc Chí - 10:22, 03/05/2024
Những năm qua, Ngành GD&ĐT tỉnh Kon Tum đã quan tâm thực hiện tốt công tác bán trú cho học sinh vùng đồng bào DTTS. Nhờ đó, học sinh có điều kiện thuận lợi để đến trường học tập, nuôi dưỡng ước mơ cho tương lai. Đặc biệt, chất lượng học sinh DTTS trên địa bàn tỉnh ngày càng được nâng cao.
Ngày hội văn hóa các dân tộc Gia Lai - Sức sống cội nguồn

Ngày hội văn hóa các dân tộc Gia Lai - Sức sống cội nguồn

Media - Ngọc Thu - 10:02, 03/05/2024
Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ III vừa diễn ra tại Quảng trường Đại Đoàn Kết, Tp. Pleiku với nhiều hoạt động đặc sắc. Đây là sự kiện thường niên do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức nhằm giới thiệu, quảng bá các giá trị đặc sắc của văn hóa các dân tộc, tạo cơ hội để người dân thắt chặt tinh thần đoàn kết, phát huy giá trị văn hóa trong đời sống.
Ảo vọng xuất ngoại và sự thật trắng tay, ly tán của một gia đình ở Cư Jút

Ảo vọng xuất ngoại và sự thật trắng tay, ly tán của một gia đình ở Cư Jút

Xã hội - Minh Nhật (t/h) - 09:40, 03/05/2024
Không chỉ trắng tay, nhiều gia đình trên địa bàn vùng đồng bào DTTS ở một số tỉnh Tây nguyên, trong đó có các hộ ở huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông còn bị ly tán vì tin theo lời xúi giục, lừa phỉnh, bán hết đất đai, nhà cửa, đi theo ảo vọng việc nhẹ lương cao ở nước ngoài.
Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 09:36, 03/05/2024
Thời gian qua, huyện miền núi Đông Giang (Quảng Nam) đã triển khai nhiều mô hình sinh kế mới như nuôi hưu lấy nhung, chuỗi liên kết sản xuất chè, chuỗi sản xuất về chăn nuôi heo, bò… Những mô hình này không chỉ cải thiện sinh kế cho người dân, mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế -xã hội của địa phương.