Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Lửa hồng ở làng cổ

Tiêu Dao - Đinh Dũng - 15:11, 18/06/2021

Trong ngôi làng bên dòng Đắk Bla huyền thoại ấy, người già người trẻ sống yên bình bên dòng sông và họ giữ lại những ngọn lửa hồng cho làng cổ mấy mươi đời qua.

Làng cổ Kon K’Tu bên bờ Đắk Bla - nơi còn lưu giữ nhiều ngôi nhà cổ truyền thống của dân tộc Ba Na
Làng Kon K’Tu bên bờ Đắk Bla - nơi còn lưu giữ nhiều ngôi nhà cổ truyền thống của dân tộc Ba Na

Lửa hồng làng cổ

Cách trung tâm TP. Kon Tum chừng 8km, làng Kon K’tu thuộc xã Đắk Rơ Wa, TP. Kon Tum (Kon Tum) là một ngôi làng cổ của đồng bào Ba Na. Đó là ngôi làng còn giữ lại hầu như nguyên vẹn nhất những ngôi nhà cổ trên miền cao nguyên này.

Theo những người già kể lại, trước năm 1920, làng rất đông dân, nhưng rồi qua một trận dịch đậu mùa, người bệnh chết quá nhiều, nên những người còn khỏe cũng sợ hãi bỏ làng ra đi. Cơn đại dịch lắng xuống, những người sống sót tìm về làng cũ, nhưng chỉ còn lại mấy gia đình nhỏ vẫn bám trụ. Thời gian trôi qua, nơi đây dần trở thành làng đông đúc với trên 100 hộ dân và khoảng 600 khẩu như hiện nay.

Với người làng Kon K’tu, thì đây là nơi đầu tiên họ được nuôi lớn, nơi tâm hồn họ thấm đẫm trong văn hóa dân tộc mình. Những người già vẫn thủy chung với làng cũ, có lẽ vì trong sâu xa, họ tìm thấy ở đó những gì thiết thân nhất, gần gụi nhất.

Già làng A Xép của làng Kon K’tu cùng cháu bên “nhà rông cha”
Già làng A Xép của làng Kon K’tu cùng cháu bên “nhà rông cha”

Già làng A Xép giải nghĩa rằng, Kon K’tu trong tiếng Ba Na có nghĩa là làng cũ, ngôi làng có từ thời cổ xưa. Kon K’tu chứa đựng niềm tự hào của cộng đồng các DTTS ở Tây Nguyên. Vì theo quan niệm của họ, dù ở giữa sông dữ và núi hiểm, nhưng ở đâu có người Tây Nguyên lập làng, thì ở đó chắc chắn có địa thế phong thủy tốt, đất đai canh tác màu mỡ, không bị khô hạn.

Qua những biến động của thời gian, lịch sử, nhiều làng ở khu vực Tây Nguyên đã đánh mất dần đi nét văn hóa truyền thống đặc sắc, mất đi kiến trúc làng cổ truyền, thì Kon K’tu vẫn ít nhiều giữ được kiến trúc “làng tròn” với mô hình các nhà xây dựng xung quanh nhà Rông. Đây là kiến trúc cổ của các làng DTTS trên địa bàn tỉnh Kon Tum mà rất ít làng còn giữ lại, với nguyên liệu hoàn toàn lấy từ rừng: Cột gỗ, sàn gỗ, vách gỗ, mái lợp tranh săng. Tuyệt nhiên không tìm thấy một thứ gì bằng kim loại, dù chỉ là một chiếc đinh. Kon K’tu có lẽ là ngôi làng cổ đẹp nhất Tây Nguyên cho đến hiện tại.

Quần tụ quanh nhà rông là 20 ngôi nhà sàn truyền thống của người Ba Na không kém phần bề thế, nguyên liệu cũng hoàn toàn lấy từ rừng. Từng ngôi nhà đều thể hiện sự công phu, tỉ mẩn, khéo léo của những người đã tạo ra chúng. Những ngôi nhà tranh lá ấy lặng lẽ đứng cạnh nhau như một đám nấm mọc giữa rừng, quây lấy nhà rông như đàn gà con quây quanh mẹ.

Già làng A Xép bên hiên nhà Rông
Già làng A Xép bên hiên nhà rông

Nhà sàn của đồng bào Ba Na có hình chữ nhật, với chiều dài trung bình khoảng 10m. Mỗi căn nhà gồm 12 cây cột được chia đều mỗi bên 6 cây để tạo nên sự vững chãi, cân bằng cho ngôi nhà. Người làng thường dựng cột nhà sàn bằng gỗ cà chít, có nhà làm bằng gỗ hương, gỗ trắc… tạo nên sự bền và chắc cho ngôi nhà. Trong những ngôi nhà dài, có 3 đến 4 đời người Ba Na sinh sống với nhau. Đó là sự gắn kết cộng đồng dân tộc và là niềm tự hào của người Ba Na.

Nơi đây vẫn thường được lựa chọn để diễn ra các lễ hội truyền thống như: Mừng lúa mới, Đâm trâu, Tết Ét đong... hằng năm. Bên cạnh đó, là các trang phục truyền thống, các món ăn dân tộc đặc sắc như cơm lam, thịt gà nướng muối ớt, cá thác lát nấu chua, măng rừng xào… và tất nhiên không thể thiếu ghè rượu cần bằng nếp than cay cay ngọt lịm. Tất cả mang dư âm, hương vị của người Ba Na, phong phú mà cũng rất riêng biệt.

Người mẫu của làng

Kon K’tu bây giờ được coi là Làng Văn hóa cổ nhất Tây Nguyên. Trong ngôi làng ấy, già làng A Xép bỗng trở thành “người mẫu xịn” của làng, để những nghệ sĩ tha hồ “sáng tác” giữa không gian những ngôi nhà sàn và nhà rông truyền thống. Già A Xép cười rung chòm râu bạc, khi bỗng dưng được mang danh “người mẫu” của làng.

Già làng A Xép được các nhiếp ảnh gia coi là "người mẫu" của làng Kon K'tu
Già làng A Xép được các nhiếp ảnh gia coi là "người mẫu" của làng Kon K'tu

Suốt gần 20 năm qua, chẳng hiểu vì đâu người nơi khác đến làng nhiều thế. Người ta thấy già với chòm râu bạc, đôi mắt tinh anh, dáng người tráng kiện trong bộ áo chui đầu, cổ xẻ, hở ngực, cộc tay, đóng khố hình chữ T. vác chiếc rìu lên rẫy. Hình ảnh ấy như đại diện cho văn hóa Tây Nguyên, khiến nhiều người thích thú. Và rồi họ chụp ảnh già, một người, hai người, nhiều người, rồi nhiều đoàn đến. Già A Xép làm “người mẫu bất đắc dĩ”, phục vụ cho những nhiếp ảnh gia và những người yêu thích bộ môn chụp ảnh. Cái dáng ngồi, dáng đứng, cách nheo mắt, nụ cười trong chòm râu bạc của già với tẩu thuốc hiện lên những tấm hình của nhiều người, được đưa đi khắp mọi nơi, cả xứ Bắc lẫn trong Nam, ra cả nước ngoài nữa. Đằng sau nó còn ẩn chứa một vẻ đẹp nghệ thuật mộc mạc, dân dã, đậm chất Tây Nguyên.

Nhiều người bảo già A Xép là người nổi tiếng nhất làng. Già chỉ cười bảo: “Chỉ mong cái áo, cái khố này lên hình đẹp, chỉ mong nhà rông này lên hình đẹp, để nhiều người biết tới làng mình hơn, nhiều người yêu văn hóa truyền thống Ba Na hơn, để truyền thống Ba Na mình còn giữ được mãi”. Già A Xép nói rồi đặt tay lên ngực trái, nơi có trái tim của mình. Già bảo đã vui tự trong tim này.

Nhà rông truyền thoogns của làng Kon K’tu cao tới tới 22m
Nhà rông truyền thống của làng Kon K’tu cao tới tới 22m

Bây giờ, khi cuộc sống đổi thay nhiều hơn, làng cổ Kon K’tu vẫn nằm men theo dãy núi phía bờ sông Đắk Bla, ở đó thấp thoáng những ngôi nhà sàn truyền thống, những nếp nhà nhỏ đơn sơ và bình dị, xen lẫn một vài khu làm dịch vụ Homestay đúng nghĩa - cùng ăn, cùng sinh hoạt với gia chủ. Một ngôi nhà rông làm nơi sinh hoạt cộng đồng - nơi những đứa trẻ chơi nhảy dây vô tư dưới nắng. Hiện nay, dân làng thường xuyên đón các du khách đến thăm và chứng kiến sinh hoạt của người dân trong làng. Cũng có nhiều người xin ở lại, được ngủ tại nhà rông để tìm hiểu văn hóa của người Ba Na. Những năm gần đây, được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, làng đã có nhiều công trình giao thông, thủy lợi, hệ thống trường học, các dự án vay vốn xóa đói giảm nghèo... Nhưng làng vẫn giữ được vẻ đẹp của bao đời.

Lửa hồng ở làng cổ 5
Cuộc sống thường nhật của dân làng Kon K'tu hôm nay.
Cuộc sống thường nhật của dân làng Kon K'tu hôm nay.

Già A Xép ngồi bên nhà rông, tay tỉ mẩn lau vết bụi trên một thân gỗ. Già bảo đây là cái cột chính của nhà rông. Rồi già trầm tư nhìn ra khoảng không phía trước với mái nhà rông vững chãi, lừng lững giữa trời xanh thẫm. Trong trí nhớ của già lại hiện về cái khung cảnh đêm xoang rừng rực lửa. Tiếng chiêng, tiếng cồng rộn rã cả các làng bên. Điệu xoang vui thâu đêm suốt sáng. Trai gái Ba Na ngả nghiêng say men rượu cần. Đó là linh hồn của làng, linh hồn của người Ba Na nghìn đời qua và vẫn còn tiếp diễn đến hôm nay và mai sau.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tự hào nguồn cội

Tự hào nguồn cội

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là loại hình Di sản tập quán xã hội, tín ngưỡng và lễ hội được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã lắng đọng trong tâm thức mỗi người dân niềm tự hào về nguồn cội con rồng cháu tiên, xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử, lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền Tổ quốc, trở thành bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt Nam.
Tin nổi bật trang chủ
Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Giáo dục - Hờ Bá Hùa - 1 giờ trước
Gần 26 năm gắn bó với học sinh các DTTS ở xứ Nghệ, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Kiều Hoa, Hiệu trưởng Trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An đã dìu dắt biết bao thế hệ học trò miền núi vượt khó vươn lên, chinh phục ước mơ, tự tin bay ra “biển lớn”. Đồng thời, cô đóng góp quan trọng đưa trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An trở thành một địa chỉ giáo dục uy tín, chất lượng, không chỉ của tỉnh Nghệ An mà của cả hệ thống các trường Dân tộc nội trú trong toàn quốc.
Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Sự kiện - Bình luận - Vũ Thanh - 1 giờ trước
Với người Việt Nam, Vua Hùng là vị Vua Thủy tổ dựng nước, là tổ tiên của dân tộc. Thờ cúng Hùng Vương là một tín ngưỡng thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” ăn sâu vào tâm thức mỗi người con dân Việt xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử. Trong các dịp lễ hội, các thế hệ con Lạc cháu Hồng trên quê hương Đất Tổ luôn có những lễ vật dâng cúng Vua Hùng, thể hiện lòng thành kính, hiếu nghĩa, thảo thơm đối với các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp xúc cử tri tại An Giang

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp xúc cử tri tại An Giang

Thời sự - PV - 21:15, 27/04/2024
Ngày 27/4, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang đã tiếp xúc cử tri tại huyện Thoại Sơn và thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
U23 châu Á: Uzbekistan khiến Saudi Arabia trở thành cựu vương

U23 châu Á: Uzbekistan khiến Saudi Arabia trở thành cựu vương

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 17:07, 27/04/2024
Trong trận tứ kết giải U23 châu Á, đương kim vô địch Saudi Arabia đã thất bại trước Uzbekistan với tỉ số 2-0, qua đó chính thức mất đi cơ hội bảo vệ chức vô địch của mình.
U23 châu Á: Penalty tai hại khiến U23 Việt Nam dừng chân tại tứ kết lần thứ 2 liên tiếp

U23 châu Á: Penalty tai hại khiến U23 Việt Nam dừng chân tại tứ kết lần thứ 2 liên tiếp

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 16:45, 27/04/2024
Trong trận Tứ kết giải U23 châu Á, U23 Việt Nam đã để thua đáng tiếc trước U23 Iraq với tỉ số tối thiểu 1-0 và bị loại khỏi giải đấu năm nay.
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đắk Lắk: Mưa đá gây thiệt hại hàng trăm héc ta lúa chín

Đắk Lắk: Mưa đá gây thiệt hại hàng trăm héc ta lúa chín

Trang địa phương - Hoàng Thùy - 16:25, 27/04/2024
Ngày 27/4, lãnh đạo UBND xã Ea Kly (huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk) cho biết: Trận mưa đá chiều 26/4 làm thiệt hại 260ha diện tích lúa đang chín, chuẩn bị thu hoạch, trong đó 190ha lúa bị thiệt hại 100%. Ngoài ra, còn các cây trồng khác trên địa bàn xã Ea Kly cũng bị ảnh hưởng, chưa xác định được diện tích.
Vụ lật thuyền ở Quảng Yên (Quảng Ninh): Đã tìm thấy nạn nhân cuối cùng

Vụ lật thuyền ở Quảng Yên (Quảng Ninh): Đã tìm thấy nạn nhân cuối cùng

Trang địa phương - Mỹ Dung - 11:00, 27/04/2024
Sau gần 3 ngày đêm nỗ lực tìm kiếm, đến 8 giờ 3 phút ngày 27/4, lực lượng chức năng đã tìm thấy nạn nhân cuối cùng trong vụ lật thuyền trên sông Chanh (thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh).
TP. Hồ Chí Minh bắn pháo hoa tại 5 điểm trong dịp lễ 30/4

TP. Hồ Chí Minh bắn pháo hoa tại 5 điểm trong dịp lễ 30/4

Xã hội - T.Hợp - 09:05, 27/04/2024
UBND TP.Hồ Chí Minh vừa ban hành công văn 2268 về việc tổ chức bắn pháo hoa chào mừng 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024). Theo đó, TP.Hồ Chí Minh bắn pháo hoa tại 5 điểm trong dịp lễ 30/4 thay vì bắn pháo hoa tại 16 điểm như thông tin trước đó.
Tràng An là biểu tượng về cam kết của Việt Nam trong bảo vệ di sản văn hóa tự nhiên

Tràng An là biểu tượng về cam kết của Việt Nam trong bảo vệ di sản văn hóa tự nhiên

Tin tức - PV - 08:05, 27/04/2024
Tối 26/4, tỉnh Ninh Bình tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới (2014 - 2024) với chủ đề "Tràng An - Ngọc đất Việt".
Bình Thuận: Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia

Bình Thuận: Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia

Công tác Dân tộc - T.Nhân - 06:35, 27/04/2024
UBND tỉnh Bình Thuận vừa chỉ đạo các cơ quan, đơn vụ, địa phương trong toàn tỉnh tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG).