Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Lễ hội đón tiếng sấm của dân tộc Ơ Đu

Nguyệt Anh (T/h) - 19:37, 30/07/2021

Các dân tộc ở Việt Nam chủ yếu là cư dân nông nghiệp, trong quá trình mưu sinh đã hình thành nhiều lễ hội dân gian liên quan đến nông nghiệp như lễ hội cầu mưa, lễ cúng thổ địa, lễ cúng cơm mới, lễ cầu nước, tục cầu máng nước, cầu thần nước, cầu thần đập nước… Dưới đây là Lễ hội đón tiếng sấm của đồng bào Ơ Đu ở huyện Tương Dương (Nghệ An) được tái hiện tại Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam..

Đồng bào Ơ Đu sắp xếp lễ vật để chuẩn bị cho nghi thức cúng
Đồng bào Ơ Đu sắp xếp lễ vật để chuẩn bị cho nghi thức cúng

Theo tiếng Ơ Đu, Lễ đón tiếng sấm có nghĩa là “Chăm phtrong” gắn với tục thờ thần sấm. Người Ở Đu quan niệm, sấm như là một vị thần tối cao, biểu tượng cho sự linh thiêng. Vì vậy hàng năm, khi xuất hiện tiếng sấm đầu tiên thì đồng bào Ơ Đu lại tổ chức lễ hội để bắt đầu cho một năm mới. Đây là ngày tết lớn nhất trong năm của người Ơ Đu, được đồng bào tổ chức rất quy mô. Thời gian tổ chức lễ hội đón tiếng sấm thường diễn ra khoảng tháng 3 dương lịch, với nhiều hoạt động lễ và hội.

Nghi lễ đón tiếng sấm được đồng bào Ơ Đu tổ chức với ba phần chính, đó Lễ đón tiếng sấm tại nhà ông mo, lễ đón tiếng sấm tại các gia đình và là lễ đón tiếng sấm chung cho cả cộng đồng.

Đồng bào Ơ Đu chuẩn bị các lễ vật trong Lễ hội đón tiếng sấm
Đồng bào Ơ Đu chuẩn bị các lễ vật trong Lễ hội đón tiếng sấm

Để chuẩn bị cho buổi lễ, thầy mo thức dậy từ sáng sớm chuẩn trang phục và các vật dụng cần thiết. Thầy mo mặc bộ trang phục bằng vải thô màu đen, chuẩn bị dụng cụ hành lễ là một chiếc chiêng đồng và hai chiếc bàn mây để làm vía.

Nghi lễ tại nhà thầy mo thường diễn ra vào buổi chập tối với tập tục cúng tổ tiên trong nhà, cúng thần linh ngoài trời, làm vía, buộc chỉ cổ tay cho con cháu trong gia đình. Ngoài các nghi lễ trên, thầy mo còn thực hiện một số nghi lễ khác như: lễ phong sắc truyền nghề cho thầy mo; lễ đặt tên cho những người mới được sinh ra, lễ đổi tên cho người trưởng thành,…

Tại các gia đình, nghi lễ đón tiếng sấm cũng được thực hiện tương tự như tại gia đình của thầy mo. Tuy nhiên không tổ chức lễ truyền sắc mà chỉ có lễ cúng tổ tiên trong nhà,lễ đón thần sấm và các thần linh ngoài trời. Kết thúc là nghi lễ làm vía buộc chỉ cổ tay với mong muốn các vị thần linh, tổ tiên phù hộ cho con cháu trong gia đình có một năm mới khỏe mạnh, không ốm đau bệnh tật, có sức khỏe để làm ruộng, đánh cá, săn bắn,…

Nghi lễ đón tiếng sấm đầu năm của cộng đồng là nghi lễ quan trọng và quy mô nhất, thể hiện sự cố kết cộng đồng chặt chẽ của đồng bào dân tộc Ơ Đu. Ngày xưa, người Ơ Đu thường chọn một bãi đất trống đủ lớn ở trong bản hoặc bên bờ suối để tổ chức buổi lễ. Hiện nay, đồng bào Ơ Đu tổ chức nghi lễ của bản tại nhà văn hóa cộng đồng.

Lễ hội đón tiếng sấm của dân tộc Ơ Đu 2

Sáng sớm, trước khi nghi lễ cộng đồng diễn ra, thầy mo và các chức sắc, đại diện các gia đình trong bản lên núi nơi có ngôi đền thiêng thờ các vị tổ tiên của người Ơ Đu trú ngụ để làm lễ mời tổ tiên. Các lễ vật cúng tổ tiên khá đơn giản, chủ yếu là do gia đình góp lại, thành một mâm lễ đặt tại đền cho thầy mo làm lễ.

Lễ vật dâng cúng thần sấm và tổ tiên
Lễ vật dâng cúng thần sấm và tổ tiên

Sau khi làm lễ tại đền, đồng bào trở về sân cộng đồng tiến hành các nghi lễ tâm linh để tạ ơn thần sấm. Thông thường trong lễ hội sẽ có 5 mâm mây lớn, gọi là bàn vía để bày lễ vật. 2 mâm chính dành cho thần sấm và tổ tiên đặt ở giữa, các mâm lễ khác đặt xung quanh.

Chuẩn bị lễ cúng, các thầy mo và già làng, trưởng bản ngồi quanh hai bàn làm vía chính, những người đến tham dự ngồi thành 3 vòng xung quanh các bàn vía. Khi đồng bào và du khách đã ổn định, nghi lễ cũng bắt đầu.

Đầu tiên, thầy mo chủ trong trang phục áo dài đen, khăn quấn đầu kiểm tra lại lễ vật lần cuối sau đó tiến lại mâm lễ cúng thần sấm thực hiện các nghi thức cúng. Thầy mo báo cáo với thần linh lý do làm lễ dâng lên tạ ơn thần sấm, các vị thần linh, tổ tiên đã ban cho bà con dân bản có một năm ấm no, mùa màng tươi tốt… Bài cúng được đọc đi đọc lại hai lần để các vị thần và tổ tiên được nghe rõ. Kết thúc bài cúng, mỗi người một tay theo mệnh lệnh của thầy mo giơ các mâm vía lên cao với ý nghĩa dâng cúng mâm lễ để mời các thần linh và tổ tiên của đồng bào Ơ Đu hưởng thụ lễ vật.

Thầy mo đọc lời khấn cầu thần sấm
Thầy mo đọc lời khấn cầu thần sấm

Sau lễ cúng thần linh là nghi lễ buộc chỉ cổ tay làm vía cầu sức khỏe cho các thành viên trong bản. Trong nghi lễ này, ngoài các thầy mo thực hiện nghi lễ buộc chỉ cổ tay thì các gia đình cũng tự buộc cho con cháu mình....Theo quan niệm của người Ơ Đu sợi chỉ đó là sợi chỉ thiên để buộc hồn buộc vía ở lại với bản thân không được tháo ra cho đến lễ hội năm sau.

Diễn tấu nhạc cụ nứa trong phần hội
Diễn tấu nhạc cụ nứa trong phần hội

Kết thúc phần lễ bản làng và du khách tổ chức ăn uống xen kẽ đó là hoạt động múa hát vui vẻ. Đồng bào Ơ Đu và du khách hòa mình vào trong tiếng nhạc, tiếng trống và đi quanh theo mâm lễ và dùng ống tre gõ vào đất để tạo ra âm thanh như tiếng sấm. Bà con còn sử dụng các gậy nhọn để gõ vào đất, tượng trưng cho hoạt động chọc lỗ tra hạt với mong muốn một năm mới mùa màng bội thu. Bên cạnh các điệu múa truyền thống của dân tộc Ơ trò chơi của các dân tộc như: đi cà kheo, tọ mạc lẹ, bắn nỏ,….góp phần làm cho lễ hội đón tiếng sấm càng vui tươi rộn ràng và giàu bản sắc.

Phần hội với sự giao lưu văn nghệ của đồng bào Ơ Đu và du khách
Phần hội với sự giao lưu văn nghệ của đồng bào Ơ Đu và du khách

Lễ hội đón tiếng sấm đầu năm của đồng bào dân tộc Ơ Đu, huyện Tương Dương là một trong số ít các lễ hội của đồng bào DTTS ở Nghệ An còn lưu giữ được nhiều yếu tố bản sắc văn hóa, được lưu truyền qua hàng ngàn năm nay. Lễ hội này đã được tỉnh Nghệ An xây dựng hồ sơ đề nghị Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Đổi thay ở Ea Kmút

Đổi thay ở Ea Kmút

Trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo sát sao của Huyện ủy, HĐND - UBND, các cấp, ngành, cùng sự đoàn kết, nỗ lực của toàn thể hệ thống chính trị và Nhân dân trong toàn xã Ea Kmút, tình hình phát triển kinh tế - xã hội, các chỉ tiêu kế hoạch, nhiệm vụ đề ra được hoàn thành, đời sống Nhân dân ngày càng được nâng cao. Xã Ea Kmút (huyện Ea Kar, tỉnh Đăk Lăk) đã đạt 19/19 tiêu chí nông thôn mới và vinh dự đón Bằng công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới.
Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Xã hội - Nguyễn Thanh - 5 giờ trước
Thiếu đối tượng học nghề, nhu cầu học nghề không nhiều, chưa kể hệ thống cơ sở vật chất, số lượng giáo viên dạy nghề không đủ đáp ứng… đang là thực tế. Đây là nguyên nhân tiểu dự án 3, Dự án 5 thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) ở Nghệ An về hỗ trợ đào tạo nghề không thể giải ngân hết nguồn vốn được phân bổ.
Xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết từ hoạt động kết nghĩa

Xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết từ hoạt động kết nghĩa

Kinh tế - Minh Thu - 5 giờ trước
Thời gian qua, các cơ quan, đơn vị kết nghĩa với các thôn, làng đồng bào DTTS ở tỉnh Gia Lai đã phát huy tinh thần trách nhiệm, bám nắm địa bàn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở cơ sở.
Lâm Đồng chuyển hoá thành công 2 thị trấn trọng điểm về an ninh trật tự

Lâm Đồng chuyển hoá thành công 2 thị trấn trọng điểm về an ninh trật tự

Pháp luật - Minh Nhật - 5 giờ trước
Ngày 10/5, Ban chỉ đạo 138 tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Quyết định đưa thị trấn Mađaguôi (huyện Đạ Huoai) và thị trấn Di Linh (huyện Di Linh) ra khỏi danh sách xã, phường, thị trấn trọng điểm phức tạp về trật tự, an toàn xã hội. Đây là 2 địa bàn được lựa chọn để chuyển hóa địa bàn trong năm 2023.
Cao Bằng: Tạo sự đồng thuận, thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Cao Bằng: Tạo sự đồng thuận, thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Chính sách dân tộc - Mạnh Cường - 5 giờ trước
Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), các địa phương trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã và đang tích cực triển khai với nhiều giải pháp đồng bộ. Chương trình đã huy động sự vào cuộc, tạo sự thống nhất, đồng thuận của cả hệ thống chính trị và người dân.
Thúc đẩy bình đẳng giới cho phụ nữ DTTS tỉnh Quảng Bình

Thúc đẩy bình đẳng giới cho phụ nữ DTTS tỉnh Quảng Bình

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 5 giờ trước
Ngày 10/5, Ban Quản lý dự án Pháp ngữ (Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển tỉnh Quảng Bình) và Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Quảng Bình tổ chức hội thảo giới thiệu dự án “Cải thiện khả năng tiếp cận đào tạo nghề nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và trao quyền kinh tế, góp phần thúc đẩy bình đẳng giới cho phụ nữ, nữ học sinh người DTTS Bru Vân Kiều xã Lâm Thủy, Kim Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình”.
Tin trong ngày - 10/5/2024

Tin trong ngày - 10/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 10/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Chương trình nghệ thuật “Làng Sen nuôi chí lớn”. Lào Cai siết chặt dịch vụ cho người nước ngoài thuê xe máy ở Sa Pa. Người gìn giữ và trao truyền nghệ thuật trình diễn múa Trống Đu của dân tộc Mường. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bình Định: Hỗ trợ kinh phí các lò võ, võ đường, câu lạc bộ Võ cổ truyền

Bình Định: Hỗ trợ kinh phí các lò võ, võ đường, câu lạc bộ Võ cổ truyền

Thể thao - PV - 6 giờ trước
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn vừa ký văn bản giao Sở Văn hoá và Thể thao (VH&TT) chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Tài chính, các ngành liên quan thống nhất đề xuất quy định nội dung và mức chi hỗ trợ kinh phí các lò võ, võ đường, câu lạc bộ Võ cổ truyền trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Đắk Lắk: Trao 9 căn nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

Đắk Lắk: Trao 9 căn nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

Xã hội - Lê Hường - 6 giờ trước
Ngày 10/5, Công an thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk phối hợp với UBND thị xã tổ chức Lễ khánh thành và bàn giao nhà ở cho hộ nghèo, khó khăn về nhà ở, gia đình chính sách, đồng bào DTTS trên địa bàn thị xã.
Chương trình nghệ thuật “Làng Sen nuôi chí lớn”

Chương trình nghệ thuật “Làng Sen nuôi chí lớn”

Tin tức - Nguyệt Anh - 20:39, 10/05/2024
Cầu truyền hình "Làng Sen nuôi chí lớn" là chương trình nghệ thuật đặc biệt nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024) đã giúp thế hệ hôm nay và mai sau cảm nhận rõ nét, chân thực hơn về thời thơ ấu, những mảnh đất gắn bó với Bác cũng như sự hình thành nên bậc vĩ nhân, Danh nhân văn hóa thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh vô vàn kính yêu của dân tộc ta.
Vụ bánh mì chảo Cột Điện Quán ở Thái Bình: Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn

Vụ bánh mì chảo Cột Điện Quán ở Thái Bình: Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn

Xã hội - Minh Nhật - 20:30, 10/05/2024
Ban Quản trị chuỗi Bánh mì chảo Cột điện Quán thông báo đã đình chỉ vĩnh viễn hoạt động của cơ sở Cột Điện Quán ở Thái Bình, vì không tuân thủ các nội quy và yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bắt 2 đối tượng vận chuyển 12.000 viên ma túy tổng hợp qua biên giới

Bắt 2 đối tượng vận chuyển 12.000 viên ma túy tổng hợp qua biên giới

Pháp luật - Thế Mạnh - Thanh Nguyên - 20:28, 10/05/2024
Ngày 10/5, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Hà Tĩnh thông tin, đơn vị vừa chủ trì phối hợp với Hải quan Hà Tĩnh phát hiện bắt quả tang 2 đối tượng vận chuyển 12.000 viên ma túy tổng hợp từ Lào về Việt Nam tiêu thụ.