Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Lễ Giáng sinh ở các nước trên thế giới được tổ chức thế nào?

Nguyệt Anh (T/h) - 18:39, 29/11/2021

Lễ Giáng sinh có những cách tổ chức khác nhau tùy từng quốc gia trên thế giới. Dưới đây là cách tổ chức lễ Giáng sinh của một số nước trên thế giới.

Cây thông Noel- biểu tượng của Giáng sinh được trang trí rực rỡ ánh đèn
Cây thông Noel- biểu tượng của Giáng sinh được trang trí rực rỡ ánh đèn- Ảnh TL

Các nước ở châu Âu

Lễ Giáng Sinh, còn được gọi là lễ Thiên Chúa giáng sinh, Noel hay Christmas là một ngày lễ kỷ niệm Chúa Giê-su sinh ra đời. Ngày lễ được cử hành chính thức vào ngày 25/12 nhưng lễ mừng thường được tổ chức từ tối ngày 24/12, bởi theo lịch Do Thái, thời điểm tính bắt đầu một ngày là lúc hoàng hôn chứ không phải nửa đêm.

Ở hầu hết các quốc gia châu Âu, ngày lễ Giáng Sinh vào hai ngày 25 và 26/12. Đây cũng là ngày nghỉ lễ chính thức. Đối với người châu Âu, theo truyền thống Giáng sinh trước hết là một dịp đoàn tụ gia đình, để mỗi người nói lên tình yêu và bày tỏ sự quan tâm tới những người thân trong gia đình, họ hàng và với bạn bè, hàng xóm, khi những người con đi làm xa về thăm lại gia đình.

Sau buổi thánh lễ vào chiều ngày 24/12, thường được nối tiếp là một bữa ăn tối chung trong gia đình và trao quà vào lúc nửa đêm. Từ buổi chiều, ngoài đường gần như không còn người qua lại. Sáng ngày 25/12, các gia đình sẽ cùng đi nhà thờ dự thánh lễ.

Nước Đức

Tại Đức, cả ngày 25 và 26 tháng 12 là những ngày nghỉ lễ hợp pháp và thường được gọi là Ngày Giáng sinh lần thứ nhất và thứ hai. Các gia đình trong cả nước trang trí vòng hoa Advent (Adventskranz) với bốn ngọn nến, một trong số đó được thắp sáng vào mỗi bốn ngày chủ nhật trước Giáng sinh.

Không khí Lễ Giáng sinh tại Đức
Không khí Lễ Giáng sinh tại Đức - Ảnh TL

Vào ngày 24 tháng 12, các doanh nghiệp đóng cửa để chuẩn bị cho Giáng sinh. Các gia đình trang trí cây cối, hát thánh ca, đọc câu chuyện về sự ra đời của Chúa Kitô và mở quà vào tối Giáng sinh (24/12). Nhiều gia đình cũng tham dự lễ tại các nhà thờ vào đêm Giáng sinh.

Lễ kỷ niệm tiếp tục vào Ngày Giáng sinh. Trong ngày này, thành viên trong các ​​gia đình và bạn bè đến thăm nhau để thưởng thức bữa ăn tối. Các món ăn Giáng sinh phổ biến là: ngỗng nướng, vịt hoặc thỏ với khoai tây, bánh bao khoai tây hoặc Spätzle, cải bắp đỏ... Đến ngày 26, gia đình và bạn bè sẽ xem phim trên truyền hình.

Hà Lan

Cũng như các quốc gia Tây Âu khác, tại Hà Lan không khí lễ hội bắt đầu từ mùa Vọng, đặc biệt là từ đêm 6/12, đêm Thánh Nicolas.

Món quà của Thánh Nicolas tặng cho ba chị em nghèo khổ qua chiếc ống khói và phong tục treo tất ở ống khói có thể được bắt nguồn từ câu chuyện này.

Theo truyền thuyết, mỗi năm vị Thánh bổn mạng ở Amsterdam đi thuyền tới thành phố với người cộng sự của mình là Black Peter ăn mặc như một người Moor. Họ được đón chào nồng nhiệt. Mọi người trao đổi quà với nhau và họ náo nức chuẩn bị cho mùa Giáng sinh.

Không khí Giáng sinh tại Hà Lan
Không khí Giáng sinh tại Hà Lan- Ảnh TL

Ngày 25 tháng 12 được xem là một kỳ nghỉ ở Hà Lan, nhưng vì hầu hết việc tặng quà được thực hiện trong lễ hội Sinterklaas Avond nên trong ngày này sẽ không có phần tặng quà. Ngày Giáng sinh thường là ngày lễ tại các nhà thờ, các buổi hòa nhạc, biểu diễn độc tấu và trưng bày các tài liệu tôn giáo.

Ngày này là thời gian để họp mặt gia đình và các bữa ăn ngon, bao gồm bữa sáng và bữa ăn tối đặc biệt. Mọi người cùng nhau trò chuyện, ăn uống hay đến dự lễ tại những thánh đường ấm áp.

Hungary

Không khí Giáng sinh tại Hunggary- Ảnh TL
Không khí Giáng sinh tại Hunggary- Ảnh TL

Theo truyền thống, các gia đình Hungary vẫn ăn chay cho đến hết ngày 24/12. Bữa chay tối 24/12 của cả gia đình được chuẩn bị chu đáo với các món táo, hạnh nhân, mật ong và tỏi, các loại ngũ cốc, kèm xúp đậu nấu với bơ. Sau này khi tục lệ ăn chay được nới lỏng, các gia đình có thể thêm món súp cá hoặc bắp cải nhồi thịt.

Cũng theo phong tục, bà chủ nhà không được rời bàn tiệc trong suốt bữa ăn. Trong khi mọi người đứng ăn, rơm được đặt dưới bàn để tưởng nhớ sự tích Chúa Giêsu ra đời trong máng cỏ.

Nga

Đối với những người theo Chính thống giáo Nga, nhiều nước Đông Âu và ở đất thánh Jerusalem, Giáng sinh rơi vào ngày 7/1 bởi họ dùng lịch Julius chứ không dùng lịch Gregorius có từ thế kỷ XVI.

Ông già Tuyết trong ngày Giáng sinh ở Nga mặc áo màu xanh và có một người cháu đi theo trợ giúp là Công chúa Tuyết. Công chúa là người trao quà cho trẻ em. Với nhiều người Nga quan niệm,   Giáng sinh chính là dịp để nghỉ ngơi.

Người Nga thường nhảy múa trong đêm giáng sinh. Ảnh: Barynya
Người Nga thường nhảy múa trong đêm giáng sinh. Ảnh: Barynya

Giáng sinh ở Nga cũng là lễ kỉ niệm ngày sinh của chúa Giêsu. Trong ngày 7 tháng 1, ngày đầu tiên kỳ lễ, các bà vợ sẽ ở nhà dọn dẹp nhà cửa, cũng như chuẩn bị một bàn ăn cho đêm Giáng sinh với 12 món, trong đó nhất định không thể thiếu các món Pagach (chiếc bánh mì cỡ lớn) và Kutya (món tráng miệng làm từ ngũ cốc, nho khô, mật ong và hạt anh túc), món cháo đặc nấu từ lúa mì và nho khô hoặc đại mạch.

Trong Đêm Giáng sinh, người Nga có truyền thống đổi áo và đeo mặt nạ để không ai có thể nhận ra mình. Sau đó mọi người sẽ tổ chức các trò chơi và điệu nhảy truyền thống trong nhà hoặc trên đường phố. Người Nga còn có một phong tục khác đó là sẽ đi từ nhà này sang nhà khác, hát các bài đặc biệt ca ngợi gia chủ, chúc gia chủ mọi sự tốt lành và gia chủ sẽ mời khách những món ăn ngon hoặc cho tiền.

Nhật Bản

Không khí Giáng sinh tại Nhật Bản
Không khí Giáng sinh tại Nhật Bản- Ảnh TL

Nhật Bản không có ngày nghỉ lễ Giáng Sinh chính thức. Giáng Sinh ở Nhật Bản không mang nhiều màu sắc tôn giáo. Từ đầu tháng 12, phố xá đã bắt đầu treo đèn trang trí. Các trung tâm lớn ở Tokyo như ga Tokyo, Ikebukuro, Shinjuku, Shibuya, Roppongi… đều treo đèn gọi là illumination rất đẹp. Đặc biệt nổi tiếng có lẽ là hành lang đèn có tên "Tokyo Millenario" do đạo diễn mỹ thuật người Ý tên là Valerio Festi thiết kế chạy dài 800 m tại Marunouchi gần ga Tokyo.

Gần đến ngày Giáng Sinh tại các quảng trường đều có đặt cây thông. Các siêu thị bán nhiều mặt hàng cho lễ Giáng Sinh như giày ủng đỏ đựng đầy bánh kẹo bên trong, các vòng lá thông gắn băng lụa đỏ và chuông mạ vàng, có cả bánh ngọt mùa Giáng Sinh của châu Âu như panettone có xuất xứ từ Italia.

Một số nhân viên bán hàng hóa trang thành ông già Noel khi phục vụ khách hàng. Các cửa hàng bách hóa lớn mở cửa đến 11h đêm, làm việc cả 31/12 và 1/1. Trai gái thường lấy mùa Giáng Sinh để tỏ tình, tặng quà nhau mang ý nghĩa đặc biệt. Vào đêm Giáng sinh, các gia đình Nhật thường ăn bánh ngọt do họ tự làm hoặc mua ở hiệu.

Việt Nam

Không khí Lễ Giáng sinh ở Việt Nam thời điểm chưa có dịch Covid-19
Không khí Lễ Giáng sinh ở Việt Nam thời điểm chưa có dịch Covid-19- Ảnh TL

 Ở Việt Nam, dù không phải là ngày nghỉ chính thức nhưng Giáng sinh dần dần được coi như một ngày lễ chung, thường được tổ chức vào tối 24 và kéo sang ngày 25/12.

Trong những ngày này, cây thông Noel được trang trí ở nhiều nơi, có thể là cây nhân tạo làm bằng nhựa, hoặc cây thật thường là thông ba lá hoặc thông đuôi ngựa. Trên cây, người ta thường treo các đồ trang trí nhiều loại nhưng thường có những cặp chuông, dây giả tuyết, những chiếc ủng, các gói quà tượng trưng và đèn trang trí giống như các nước phương Tây...

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Người tiên phong trồng chè cành ở Phước Lộc

Người tiên phong trồng chè cành ở Phước Lộc

Gần cả cuộc đời gắn bó với quê hương, bà Ka Hiên, dân tộc Mạ, ở thôn Phước Dũng, xã Phước Lộc, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng đã có nhiều công lao, đóng góp, tạo động lực giúp đồng bào các dân tộc ở địa phương vươn lên xóa cái đói, đuổi cái nghèo.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: 5 cụm từ khóa để Đông Nam Bộ tiếp tục phát huy vai trò “Thành đồng Tổ quốc”

Thủ tướng: 5 cụm từ khóa để Đông Nam Bộ tiếp tục phát huy vai trò “Thành đồng Tổ quốc”

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh 5 cụm “từ khóa” trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp điều phối phát triển vùng Đông Nam Bộ là “tăng tốc, đột phá, tiên phong, liên kết chặt chẽ, thực chất và hiệu quả” để khu vực này tiếp tục phát huy vai trò “Thành đồng Tổ quốc” về phát triển kinh tế-xã hội, với khí thế mới, cách làm mới, tư duy, phương pháp luận mới và cách tổ chức thực hiện mới.
Người tiên phong trồng chè cành ở Phước Lộc

Người tiên phong trồng chè cành ở Phước Lộc

Người có uy tín - Thảo Linh - 26 phút trước
Gần cả cuộc đời gắn bó với quê hương, bà Ka Hiên, dân tộc Mạ, ở thôn Phước Dũng, xã Phước Lộc, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng đã có nhiều công lao, đóng góp, tạo động lực giúp đồng bào các dân tộc ở địa phương vươn lên xóa cái đói, đuổi cái nghèo.
Những “cây cao bóng cả”

Những “cây cao bóng cả”

Người có uy tín - Ngọc Thu - 40 phút trước
Vững chãi như cây Kơ Nia trước mưa gió, già làng, Người có uy tín luôn che chở, dẫn dắt dân làng trên Cao nguyên Gia Lai vượt mọi khó khăn, vững bước theo Đảng, theo Bác Hồ, vì một Tây Nguyên hôm qua anh hùng, hôm nay giàu đẹp.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang khảo sát công tác quản lý, bảo vệ, phòng cháy rừng tại Kon Tum

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang khảo sát công tác quản lý, bảo vệ, phòng cháy rừng tại Kon Tum

Thời sự - PV - 1 giờ trước
Sáng 5/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã đi khảo sát và làm việc với Ban Quản lý Vườn quốc gia Chư Mom Ray, tỉnh Kon Tum về công tác quản lý, bảo vệ và phòng cháy rừng.
Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm Mẹ Việt Nam Anh hùng và cựu chiến binh tại Kon Tum

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm Mẹ Việt Nam Anh hùng và cựu chiến binh tại Kon Tum

Thời sự - PV - 3 giờ trước
Sáng 5/5, tại tỉnh Kon Tum, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn công tác đến thăm, động viên, tặng quà Mẹ Việt Nam Anh hùng Đặng Thị Thu và cựu chiến binh Trần Đình Thị, tại địa bàn phường Duy Tân, thành phố Kon Tum.
Người truyền dạy tri thức dân tộc Dao ở vùng cao Bát Xát

Người truyền dạy tri thức dân tộc Dao ở vùng cao Bát Xát

Chính sách dân tộc - Phạm Chiến - 7 giờ trước
Ông Vàng Duần Phù, sinh năm 1971, dân tộc Dao, được biết đến là người thầy dạy chữ, dạy những đạo lý tốt đẹp cho lớp thanh niên trong cộng đồng dân tộc Dao đỏ ở xã Dền Sáng, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Ông được bầu là Người có uy tín với những đóng góp trong việc gìn giữ và phát huy các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc Dao.
Tin trong ngày - 3/5/2024

Tin trong ngày - 3/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 3/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”. Số người ngộ độc bánh mì tại Đồng Nai tăng lên 469 trường hợp, 5 ca nặng. Nghệ nhân, Người có uy tín Hù Cố Xuân - Niềm tự hào của người Si La. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Điểm du lịch cộng đồng Khuổi Khon và dấu ấn của Người có uy tín

Điểm du lịch cộng đồng Khuổi Khon và dấu ấn của Người có uy tín

Người có uy tín - Thuận Thanh - 8 giờ trước
“Năm nay, bà con trong xóm Khuổi Khon được Nhà nước quan tâm làm đường bê tông vào tận bản, hỗ trợ, hướng dẫn nhiều cây trồng, vật nuôi cho năng suất cao hơn, đời sống không còn khó khăn như trước nữa. Bà con phấn khởi lắm”, ông Chi Viết Hải, dân tộc Lô Lô, Người có uy tín xóm Khuổi Khon, xã Kim Cúc, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng phấn khởi thông tin.
Người có uy tín ở Pu Hao: Góp sức bảo vệ biên giới bình yên

Người có uy tín ở Pu Hao: Góp sức bảo vệ biên giới bình yên

Người có uy tín - Thanh Thuận - 9 giờ trước
Những năm qua, ý thức được tầm quan trọng của công tác bảo vệ biên giới, già làng Giàng Chợ Sộng (tên thường gọi là Sộng Câu), Người có uy tín bản Pu Hao, xã Mường Lạn, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La đã gương mẫu đi đầu, đồng thời, vận động người dân tích cực thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ đường biên, cột mốc, xóa bỏ hủ tục lạc hậu, xây dựng nếp sống văn hóa mới…
Khi Người có uy tín được “trẻ hóa”...

Khi Người có uy tín được “trẻ hóa”...

Người có uy tín - Ngọc Lê - 18:45, 04/05/2024
Trong một thời gian dài, dường như có một sự mặc định ngầm, Người có uy tín phải là những người cao niên, với độ tuổi từ 60 trở lên. Nhưng những năm gần đầy, lực lượng quần chúng đặc biệt này đang dần được trẻ hóa. Cùng với những “cây cao bóng cả” trong đồng bào DTTS, đội ngũ Người có uy tín trẻ đã và đang phát huy được vai trò của mình trong các phong trào ở cơ sở.
Nhiều họat động chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nhiều họat động chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tin tức - Ngọc Ánh - 18:25, 04/05/2024
Chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), tại tỉnh Điện Biên và TP. Hà Nội diễn ra nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm tuyên truyền sâu rộng trong toàn Đảng bộ, các tầng lớp Nhân dân, lực lượng vũ trang và thế hệ trẻ về ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử vĩ đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Xây dựng nông thôn mới ở miền núi Quảng Ninh: Sức bật từ Nghị quyết 06

Xây dựng nông thôn mới ở miền núi Quảng Ninh: Sức bật từ Nghị quyết 06

Công tác Dân tộc - Mỹ Dung - 17:35, 04/05/2024
Cách đây 3 năm, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Nghị quyết 06-NQ/TU, ngày 17/5/2021 về phát triển bền vững kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng – an ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 (Nghị quyết 06). Với nguồn lực được ưu tiên, nhiều cách làm sáng tạo, việc triển khai Nghị quyết 06 đã tạo sức bật cho những địa bàn khó khăn của tỉnh, nhất là trong xây dựng nông thôn mới.