Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Lễ "Ét đông" của nhóm Giơ Lâng (Ba Na) trở thành Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

PV - 11:00, 01/06/2021

Ngày 31-5, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công bố quyết định công nhận 10 di sản văn hóa phi vật thể vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, trong đó có lễ "Ét đông" (Tết ăn con dúi) của nhóm Giơ Lâng (Ba Na).

Già làng chuẩn bị làm lễ “Ét đông” tại nhà Rông. Ảnh: CTV
Già làng chuẩn bị làm lễ “Ét đông” tại nhà Rông. Ảnh: CTV

Nhóm Giơ Lâng là một nhánh của người Ba Na sống tập trung chủ yếu ở xã Tân Lập và xã Đăk T’Re, huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum. Lễ Et Đông (Tết ăn con dúi) là một trong những lễ hội đặc sắc của họ.

Đối với người Giơ Lâng, con dúi là con vật được nhóm người Giơ Lâng Ba Na tôn kính và thờ Thần Dúi, xem Dúi là con vật thiêng, biểu tượng của sự cần cù, siêng năng và ấm no.

Lễ "Ét đông" thường được tổ chức vào 2 ngày đầu tháng Mười dương lịch hàng năm, khi cây lúa bắt đầu trổ bông, ngậm hạt. Lễ hội để cầu mong một năm thu hoạch mùa màng thuận lợi, người dân trong buôn được ấm no, hạnh phúc, cũng là dịp để tổ tiên, ông, bà về thăm con cháu. Lễ hội cũng là dịp gắn kết tình cảm của cả cộng đồng làng.

Sau khi ngày lễ “Ét đông” được già làng ấn định, mỗi gia đình khi đi rừng hay lên nương rẫy đều chú ý tìm cho được ít nhất là một con dúi, mang về làm sạch ruột, ướp muối, luộc chín rồi treo lên giàn bếp để dành. Đồng thời họ cũng chuẩn bị một ghè rượu thật ngon. Đây là hai lễ vật bắt buộc, không thể thiếu để dâng lên Yàng trong ngày lễ.

Mặc dù lễ “Ét đông” chỉ diễn ra có hai ngày hai đêm nhưng mọi gia đình đều khẩn trương chuẩn bị công phu từ nhiều ngày trước đó. Một số trai trẻ được già làng phân công vào rừng chặt le về làm cây nêu trước nhà Rông và dựng ở cổng làng để đón chào khách.

Con dúi sau khi luộc chín, được cắm vào một que tre nhọn, từ đầu đến đuôi được trang trí bằng những hạt cườm đủ màu sắc và bằng những vật liệu cách điệu, tượng trưng cho nền sản xuất nông nghiệp, nương rẫy. Trên đầu que được cột một ngọn đèn làm từ sáp ong. Trên cây que còn có biểu tượng của cây cung để xua đuổi những điều không may mắn, một ít bông gòn để cầu mong sự phồn thịnh cho gia chủ.

Điểm đặc biệt của những cây nêu trong ngày lễ “Ét đông” là biểu tượng của bông lúa được những nghệ nhân thể hiện hết sức sinh động. Họ dùng dao nạo lớp vỏ của cây le tạo thành những sợi dài tượng trưng cho sự sinh sôi, nảy nở của cây lúa, loại thức ăn nuôi sống con người từ bao đời nay. Bên cạnh đó, họ cũng chuẩn bị một cây cỏ tranh bỏ vào ống tre, một ít lá chuối tươi và một ghè rượu ngon nhất, đựng trong chiếc ghè quý nhất.

Trước khi được tổ chức tại nhà Rông, từ tinh mơ, các gia đình tự tổ chức cúng Tết “Ét đông” tại gia đình của mình.

Thực hiện nghi thức đốt lửa cầu mong mùa màng bội thu ở vị trí trung tâm nhà Rông. Ảnh: CTV
Thực hiện nghi thức đốt lửa cầu mong mùa màng bội thu ở vị trí trung tâm nhà Rông. Ảnh: CTV

Khi bắt đầu mặt trời mọc, già làng ra nhà rông đánh một hồi trống báo hiệu cho dân làng biết đã đến giờ hành lễ.

Già làng là người đến sớm nhất, ché rượu của già làng được đặt ở chính giữa nhà rông. Sau đó các hộ trong làng cứ theo thứ tự đã quy định, buộc xen kẽ phần lễ của mình vào những cây cột được bố trí thành một hàng dài chính giữa nhà rông.

Sau khi mọi người đã tề tựu đông đủ, già làng lại đánh lên một hồi trống dài báo hiệu lễ hội bắt đầu.

“Ét đông” là một trong những lễ hội quan trong đối với người Giơ Lâng Ba Na ở Tây Nguyên. Theo quan niệm của người dân nơi đây, chỉ sau khi tổ chức lễ “Ét Đông”, người Ba Na Jơ Lưng mới được phép triển khai những việc lớn của gia đình, như làm nhà mới, sửa nhà cũ, cưới hỏi, mua trâu, bò…

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bảo tồn nghệ thuật hát Aday của đồng bào Khmer

Bảo tồn nghệ thuật hát Aday của đồng bào Khmer

Hát Aday- Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia của đồng bào dân tộc Khmer vùng Nam Bộ nói chung, tỉnh Hậu Giang nói riêng là loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian đặc sắc, có từ lâu đời. Nhằm bảo tồn, phát huy nghệ thuật trình diễn hát Aday, tỉnh Hậu Giang đã và đang ưu tiên nguồn kinh phí để các địa phương, nghệ nhân thực hiện những hoạt động thiết thực đối với loại hình nghệ thuật này.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ lĩnh của bản Ngà

Thủ lĩnh của bản Ngà

Gương sáng giữa cộng đồng - Tào Đạt - 23:07, 08/05/2024
Gánh trọn ba vai Bí thư Chi bộ, Trưởng bản, Người có uy tín, ông Vàng Văn Suồn ở bản Ngà, xã Mường Than, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu được người dân ngợi khen là tấm gương đi đầu trong thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, phát triển kinh tế, được bà con tin tưởng làm theo…
Thủ tướng chỉ rõ 3 mục tiêu, 6 nhiệm vụ trọng tâm để ngành ngân hàng tiên phong chuyển đổi số, phát triển lên tầm cao mới

Thủ tướng chỉ rõ 3 mục tiêu, 6 nhiệm vụ trọng tâm để ngành ngân hàng tiên phong chuyển đổi số, phát triển lên tầm cao mới

Thời sự - PV - 13:10, 08/05/2024
Sáng 8/5, dự Ngày Chuyển đổi số ngành ngân hàng năm 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ 3 mục tiêu và 6 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới để ngành ngân hàng phát huy vai trò tiên phong trong chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển lên tầm cao mới, trong đó có việc sớm trình Chính phủ ban hành Nghị định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng.
Quảng Bình: Giải cứu thành công 7 thuyền viên trên tàu gặp nạn trên biển

Quảng Bình: Giải cứu thành công 7 thuyền viên trên tàu gặp nạn trên biển

Tin tức - khánh Ngân - 10:51, 08/05/2024
Tàu cá QB 92198 TS đang đáng bắt hải sản ở vùng biển Đông Nam, cách cửa biển Nhật Lệ khoảng 80 hải lý thì bốc cháy dữ đội. Rất may, các thuyền viên trên tàu gặp nạn đã được giải cứu thành công.
Giữ nghề đan lát truyền thống của đồng bào Tày ở Ba Chẽ

Giữ nghề đan lát truyền thống của đồng bào Tày ở Ba Chẽ

Sắc màu 54 - Trí Phương - 10:26, 08/05/2024
Từ bao đời nay, việc đan lát từ cây tre, cây cọ tạo ra những vật dụng để phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt, lao động hằng ngày đã trở thành nghề thủ công truyền thống của đồng bào dân tộc Tày ở huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh). Những chiếc quạt cọ, nón mê, đôi lồng... được tạo nên từ đôi bàn tay khéo léo của bà con người Tày nơi đây.
Hiệu quả trong chuyển đổi cây trồng ở vùng đồng bào DTTS

Hiệu quả trong chuyển đổi cây trồng ở vùng đồng bào DTTS

Kinh tế - Hoàng Chính - Vũ Mừng - 10:18, 08/05/2024
Nhiều năm gần đây, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng nông nghiệp từ cây kém hiệu quả sang trồng, canh tác các loại cây có kinh tế cao ở huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đang dần trở thành phong trào thi đua sâu rộng. Qua đó, đã tạo nguồn thu nhập ổn định cho người dân, góp phần phát triển kinh tế vùng đồng bào DTTS trên địa bàn.
Người đàn ông tài hoa và những sản phẩm tre Việt có

Người đàn ông tài hoa và những sản phẩm tre Việt có "hồn"

Nghề nghiệp - Việc làm - T.Nhân-H.Trường - 09:15, 08/05/2024
Từ những thân tre, gốc tre xù xì thô ráp qua bàn tay tài hoa của anh Võ Tấn Tân (TP.Hội An, Quảng Nam) đã trở thành sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo và có hồn. Những tác phẩm của anh Tân không chỉ thu hút khách hàng trong nước, mà du khách nước ngoài cũng rất thích thú khi trải nghiệm tại xưởng sản xuất của anh. Nhờ đó, hình ảnh cây tre Việt lan toả đến với bạn bè quốc tế và mang lại cho anh Tân khoảng thu nhập không nhỏ.
Du lịch sinh thái qua những mùa hoa

Du lịch sinh thái qua những mùa hoa

Du lịch - Phương Ly - 09:09, 08/05/2024
Nằm ở vùng Tây Bắc của Tổ quốc, Lai Châu được thiên nhiên ban tặng nhiều cảnh quan đẹp với núi non hùng vĩ, những cánh rừng già nguyên sinh cùng khí hậu trong lành, mát mẻ. Đây là những điều kiện thuận lợi để tỉnh khai thác tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch sinh thái, checkin mạo hiểm. Trong đó, du lịch sinh thái qua những mùa hoa đang được người dân và du khách thích thú với câu cửa miệng “đi chữa lành”.
Và rừng sẽ thêm xanh...

Và rừng sẽ thêm xanh...

Phóng sự - Thanh Nguyễn - 09:04, 08/05/2024
Đổ dốc Bù Sen, những cánh rừng bát ngát của xã Diên Lãm (Quỳ Châu, Nghệ An) đã ở phía xa xa. Núi với rừng, cứ thế tiếp diễn, xanh ngắt, tưởng như mênh mông đến vô cùng. Hỏi ra mới hay, đó là những cánh rừng được cộng đồng người Thái ở bản Hốc đang ngày đêm gìn giữ bằng hương ước nghiêm ngặt.
Chàng trai mang

Chàng trai mang "shopping 0 đồng" đến với đồng bào DTTS Điện Biên

Xã hội - Minh Nhật (T/h) - 08:55, 08/05/2024
Với quần áo cũ được cộng đồng mạng khắp cả nước gửi về, anh Nguyễn Quốc Việt (34 tuổi) đã mang '"shopping 0 đồng" đến với bà con miền núi Điện Biên suốt 7 năm qua.
Giải pháp chấm dứt tình trạng sạt lở vùng đồng bào DTTS Kỳ Sơn

Giải pháp chấm dứt tình trạng sạt lở vùng đồng bào DTTS Kỳ Sơn

Xã hội - An Yên - 08:48, 08/05/2024
Kỳ Sơn là huyện biên giới của tỉnh Nghệ An – đây là địa bàn hễ mưa xuống là có sạt lở. Tính sơ sơ mỗi năm, thiên tai đã làm thiệt hại của huyện hàng trăm tỷ đồng. Dẫu vậy thì những giải pháp phòng chống sạt lở của các cấp chính quyền địa phương lại gần như là “bất khả kháng”, nên sự hỗ trợ nguồn lực đầu tư lớn từ Nhà nước, từ nhiều nguồn lực và từ phía người dân để từng bước, tiến tới chấm dứt tình trạng sạt lở ở Kỳ Sơn luôn đặc biệt quan trọng.