Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

“Làng phòng thủ, nhà pháo đài” nơi biên cương xứ Lạng

Tuấn Trình - 07:49, 08/02/2022

Nằm ẩn mình giữa núi rừng xã Xuất Lễ, huyện Cao Lộc (Lạng Sơn) làng đá Thạch Khuyên hiện lên với những nếp nhà trình tường bằng đất, lợp ngói âm dương cũ kỹ, lối kiến trúc tiêu biểu cho nhà ở truyền thống của dân tộc Tày, Nùng Lạng Sơn. Có lẽ hiếm thấy nơi nào lại có một ngôi làng có vẻ đẹp hoang sơ, mộc mạc yên bình đến thế.

Nét độc đáo ở làng đá Thạch Khuyên. Ảnh: Duy Chiến
Nét độc đáo ở làng đá Thạch Khuyên. Ảnh: Duy Chiến

Chúng tôi đến làng đá Thạch Khuyên, những tia nắng đã kịp xuyên qua màn sương sớm soi rọi vào các bức tường được xếp từ những viên đá nhẵn thín đủ kích cỡ, hình thù. Hòn nọ chồng lên hòn kia một cách trật tự, có hàng có lối, bao quanh từng ngôi nhà, mảnh vườn, ô ruộng, lát trên đường đi… Nhiều viên đá cũ mốc thếch, rêu phủ xếp cao như thành, trên đó là những bụi xương rồng càng làm cho làng đá bí ẩn, nguyên sơ…thu hút chúng tôi ngay từ cái nhìn đầu tiên khi đến ngôi làng này.

Tôi cùng anh bạn đồng nghiệp rảo bộ men theo lũy đá bao quanh làng. Tường đá có móng rộng khoảng 3m, chiều cao 5m. Bên trên mặt tường, người dân có thể đi bộ được. Cái độc đáo ở đây là đá mồ côi nằm chồng lên nhau thành hàng thành lối quây lấy từng ngôi nhà, mảnh vườn, ô ruộng. Đá lát rải làm đường, đá làm tường rào, đá kè bờ ao, đá chèn bờ ruộng. Đá ôm nhà, ôm người, ôm cây, ôm cỏ ở nơi đây... Xung quanh nhà và cạnh các lối đi đều được kê tường rào đá chắc chắn tạo cảnh quan đẹp, độc đáo.

Theo quan sát của chúng tôi, kết cấu của những bức tường đá ở Thạch Khuyên cũng rất độc đáo. Những người xây dựng, chỉ dùng những viên đá mồ côi xếp chồng lên nhau, không sử dụng bất cứ vật liệu kết dính nào. Có những viên đá lớn, to như cái thúng, như con bò, cũng có những viên đá nhỏ chỉ bằng cái mũ trẻ con. Tổng thể chiều dài của vòng tròn tường đá khoảng hơn 1km. Hiện nay không ít bờ đá không còn nguyên vẹn. Thế nhưng, những hàng rào đá, bờ kè đá còn sót lại ở Thạch Khuyên vẫn đủ để người ta ngỡ ngàng.

Đang mải ngắm những viên đá cuội được xếp khéo léo trên bức tường, chúng tôi gặp ông Tàng Văn Hảo, Trưởng thôn Thạch Khuyên. Ông Tàng Văn Hảo vui vẻ nói, nghe có khách đến thăm làng nên ra đây đón khách. Cùng bắt nhịp với sự thích thú, tò mò của khách về những bức tường đá, ông Hảo nói, nhiều thập kỷ qua, làng đá Thạch Khuyên được biết đến như là “pháo đài vùng biên ải”.

Ông được nghe ba mình kể lại, từ xưa người dân trong làng này rất đoàn kết, chịu khó làm ăn nên làng có rất nhiều đồng ruộng tốt, nhà nào thóc, ngô, trâu, bò, lợn gà… cũng nhiều; xóm làng rất bình yên, no ấm.

Nhưng cũng vì có của ăn, của để nên nhiều nhóm phỉ ở bên kia biên giới thường xuyên tập kích vào làng để cướp bóc. Năm 1850, một người cai quản làng tên là Vi Linh Xương đã quyết định xây một lũy đá bao quanh làng, nhằm bảo vệ dân làng trước sự tấn công của bọn phỉ và chống chọi lốc xoáy. Sau 4 năm thi công ròng rã, với sự tham gia của hàng trăm lượt dân công, đến năm 1854, công trình lũy đá bảo vệ làng Thạch Khuyên đã hoàn thành.

Những cụ cao niên ở làng đá Thạch Khuyên nói rằng, trải qua thời gian và chiến tranh tàn phá, những ngôi nhà trình tường và các công trình bằng đá đã tồn tại, chở che các thế hệ người dân Thạch Khuyên.

Một góc “lũy đá” mốc thếch, rêu phủ... ở Thạch Khuyên
Một góc “lũy đá” mốc thếch, rêu phủ... ở Thạch Khuyên

“Làng của chúng tôi có tên là Thạch Khuyên từ đó. Thạch có nghĩa là đá, khuyên có nghĩa là vòng tròn, bức tường đá vòng tròn quanh làng, bảo vệ tính mạng và tài sản của dân làng”, ông Tàng Văn Hảo cho biết.

Thôn Thạch Khuyên hiện nay có 115 hộ dân với 532 nhân khẩu, dân cư chủ yếu là đồng bào dân tộc Nùng, chiếm 60% số dân của cả thôn. Toàn thôn hiện còn 18 ngôi nhà trình tường bằng đất, lối kiến trúc tiêu biểu cho nhà ở truyền thống của dân tộc Tày, Nùng Lạng Sơn cùng nét văn hóa dân gian độc đáo.

Ông Lương Văn Bạc, công chức văn hóa xã Xuất Lễ cho biết: Để góp phần gìn giữ lâu dài vẻ đẹp của làng đá, hằng năm, chính quyền xã cũng đã tuyên truyền đến người dân về việc gìn giữ vệ sinh môi trường, vận động các gia đình xếp những viên đá mới thay thế viên cũ hỏng. Bên cạnh đó, các ngôi nhà trình tường cổ cùng các công trình bằng đá là sở hữu của các gia đình. Để đảm bảo điều kiện cư trú, các gia đình cũng đã sửa chữa, cải tạo nhiều, do đó, công tác vận động giữ nguyên gốc những nếp nhà, con ngõ cũng hết sức khó khăn”.

Được biết, thời gian qua UBND huyện Cao Lộc đã tổ chức nhiều cuộc khảo sát để xem xét, nghiên cứu xây dựng kế hoạch khai thác nguồn tài nguyên văn hóa quý giá tại làng đá Thạch Khuyên để phát triển du lịch. Bên cạnh đó, huyện cũng đã giới thiệu kết nối làng đá Thạch Khuyên với các điểm du lịch khác trong huyện, giai đoạn 2020 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Trong đó, kế hoạch đã hình thành ý tưởng về bảo tồn và phát huy “Làng phòng thủ, nhà pháo đài – Làng đá Thạch Khuyên”.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Và rừng sẽ thêm xanh...

Và rừng sẽ thêm xanh...

Đổ dốc Bù Sen, những cánh rừng bát ngát của xã Diên Lãm (Quỳ Châu, Nghệ An) đã ở phía xa xa. Núi với rừng, cứ thế tiếp diễn, xanh ngắt, tưởng như mênh mông đến vô cùng. Hỏi ra mới hay, đó là những cánh rừng được cộng đồng người Thái ở bản Hốc đang ngày đêm gìn giữ bằng hương ước nghiêm ngặt.
Tin nổi bật trang chủ
Người đàn ông tài hoa và những sản phẩm tre Việt có

Người đàn ông tài hoa và những sản phẩm tre Việt có "hồn"

Nghề nghiệp - Việc làm - T.Nhân-H.Trường - 24 giây trước
Từ những thân tre, gốc tre xù xì thô ráp qua bàn tay tài hoa của anh Võ Tấn Tân (TP.Hội An, Quảng Nam) đã trở thành sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo và có hồn. Những tác phẩm của anh Tân không chỉ thu hút khách hàng trong nước, mà du khách nước ngoài cũng rất thích thú khi trải nghiệm tại xưởng sản xuất của anh. Nhờ đó, hình ảnh cây tre Việt lan toả đến với bạn bè quốc tế và mang lại cho anh Tân khoảng thu nhập không nhỏ.
Du lịch sinh thái qua những mùa hoa

Du lịch sinh thái qua những mùa hoa

Du lịch bốn phương - Phương Ly - 6 phút trước
Nằm ở vùng Tây Bắc của Tổ quốc, Lai Châu được thiên nhiên ban tặng nhiều cảnh quan đẹp với núi non hùng vĩ, những cánh rừng già nguyên sinh cùng khí hậu trong lành, mát mẻ. Đây là những điều kiện thuận lợi để tỉnh khai thác tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch sinh thái, checkin mạo hiểm. Trong đó, du lịch sinh thái qua những mùa hoa đang được người dân và du khách thích thú với câu cửa miệng “đi chữa lành”.
Và rừng sẽ thêm xanh...

Và rừng sẽ thêm xanh...

Phóng sự - Thanh Nguyễn - 11 phút trước
Đổ dốc Bù Sen, những cánh rừng bát ngát của xã Diên Lãm (Quỳ Châu, Nghệ An) đã ở phía xa xa. Núi với rừng, cứ thế tiếp diễn, xanh ngắt, tưởng như mênh mông đến vô cùng. Hỏi ra mới hay, đó là những cánh rừng được cộng đồng người Thái ở bản Hốc đang ngày đêm gìn giữ bằng hương ước nghiêm ngặt.
Chàng trai mang

Chàng trai mang "shopping 0 đồng" đến với đồng bào DTTS Điện Biên

Xã hội - Minh Nhật (T/h) - 1 giờ trước
Với quần áo cũ được cộng đồng mạng khắp cả nước gửi về, anh Nguyễn Quốc Việt (34 tuổi) đã mang '"hopping 0 đồng" đến với bà con miền núi Điện Biên suốt 7 năm qua.
Giải pháp chấm dứt tình trạng sạt lở vùng đồng bào DTTS Kỳ Sơn

Giải pháp chấm dứt tình trạng sạt lở vùng đồng bào DTTS Kỳ Sơn

Xã hội - An Yên - 1 giờ trước
Kỳ Sơn là huyện biên giới của tỉnh Nghệ An – đây là địa bàn hễ mưa xuống là có sạt lở. Tính sơ sơ mỗi năm, thiên tai đã làm thiệt hại của huyện hàng trăm tỷ đồng. Dẫu vậy thì những giải pháp phòng chống sạt lở của các cấp chính quyền địa phương lại gần như là “bất khả kháng”, nên sự hỗ trợ nguồn lực đầu tư lớn từ Nhà nước, từ nhiều nguồn lực và từ phía người dân để từng bước, tiến tới chấm dứt tình trạng sạt lở ở Kỳ Sơn luôn đặc biệt quan trọng.
Kiên Giang: Quyết liệt giải quyết những vấn đề trọng tâm cùng cả nước gỡ “thẻ vàng” của EC

Kiên Giang: Quyết liệt giải quyết những vấn đề trọng tâm cùng cả nước gỡ “thẻ vàng” của EC

Kinh tế - Như Tâm - 1 giờ trước
Tỉnh Kiên Giang đang tập trung thực hiện các giải pháp cấp bách để giải quyết 4 vấn đề trọng tâm trong chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (gọi tắt là chống khai thác IUU). Nỗ lực này không chỉ góp phần cùng cả nước gỡ cảnh báo “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC) mà còn là giải pháp để Kiên Giang cấu trúc lại nghề cá minh bạch, trách nhiệm và bền vững.
Lào Cai: Hơn 5 nghìn hộ dân sẽ được hỗ trợ cải tạo, xây dựng nhà mới năm 2024

Lào Cai: Hơn 5 nghìn hộ dân sẽ được hỗ trợ cải tạo, xây dựng nhà mới năm 2024

Chính sách dân tộc - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Năm 2024, tỉnh Lào Cai phấn đấu hỗ trợ cho hơn 5.600 hộ dân làm nhà mới, cải tạo và nâng cấp nhà ở.
VinFast thần tốc làm VF 8 mui trần tham gia Lễ diễu binh kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ như thế nào?

VinFast thần tốc làm VF 8 mui trần tham gia Lễ diễu binh kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ như thế nào?

Khoa học - Công nghệ - PV - 1 giờ trước
Hình ảnh những chiếc VF 8 mui trần đi giữa rừng cờ đỏ sao vàng là khoảnh khắc ấn tượng và đầy tự hào trong Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Thừa Thiên Huế: Khởi tố người mẹ giao xe cho con khi chưa đủ điều kiện điều khiển tham gia giao thông gây tai nạn

Thừa Thiên Huế: Khởi tố người mẹ giao xe cho con khi chưa đủ điều kiện điều khiển tham gia giao thông gây tai nạn

Pháp luật - Khánh Ngân - 1 giờ trước
Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an Tp. Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với bà Hoàng Thị Lan, về hành vi giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển tham gia giao thông, gây tai nạn làm 1 người chết.
Những ngôi nhà độc lạ ở Việt Nam

Những ngôi nhà độc lạ ở Việt Nam

Du lịch - Ngọc Ánh (T/h) - 1 giờ trước
Từ những ý tưởng sáng tạo độc đáo, lạ lùng đầy táo bạo, những “kiến trúc sư” cũng chính là chủ nhân những “công trình nghệ thuật” độc nhất vô nhị này này đã tạo ra những ngôi nhà độc lạ, ấn tượng, thu hút nhiều du khách tới tham quan, chiêm ngưỡng.