Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Làng kiểu mẫu dưới đỉnh núi U Sầu: “Làng nghiện rượu” đổi đời (Bài 1)

Minh Ngọc - Phạm Nữ - 07:39, 30/09/2022

Dưới đỉnh núi Kà Rá U Sầu có một ngôi làng nhỏ, tuy ở vùng sâu, vùng xa, nhưng lại có nhiều hộ gia đình tiêu biểu cấp huyện, cấp tỉnh, là những tấm gương sáng trong phong trào xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, tiên phong, sáng tạo trong phát triển kinh tế.

Một góc xã Sơn Long, huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi
Một góc xã Sơn Long, huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi

Dưới đỉnh núi U Sầu

Chẳng biết ai đã đặt tên cho ngọn núi ấy, cái tên tưởng chừng rất buồn bên con suối Nước Tang. Đứng từ ngang triền núi, ngôi làng hiện ra trong chùng chình sương sớm, con đường bê tông phẳng lỳ ngoằn nghèo nối từ cung đường Đông Trường Sơn vào tới Ra Manh như dải lụa vắt vẻo trên núi đồi trùng điệp.

Thôn Ra Manh (xã Sơn Long, huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi) với 2 xóm là Ra Manh và Ra Mun có 100 hộ đồng bào Ca Dong (một nhánh của dân tộc Xơ Đăng) sinh sống lâu đời bằng lúa rẫy, cá suối, ốc đá, rau rừng... một bên tựa vào núi cao, một bên là hồ nước trong xanh. Cảnh đẹp như vậy, nhưng lại được đặt bên ngọn núi với cái tên khá lạ là núi Kà Rá U Sầu. Nhưng tất cả cũng đều có nguyên do, ấy là do rượu. Xã Sơn Long, huyện Sơn Tây nhiều năm trước từng được xem là một trong những "điểm nóng" về tệ nghiện rượu. Từng có nhiều vụ gây rối, thậm chí là cả án mạng đã xảy ra tại địa phương này do ảnh hưởng của rượu. Như trường hợp người con Đinh Văn Triệu đã xông vào đánh cha ruột sau khi uống rượu cùng nhau, rồi sau đó người cha tử vong, cùng với đó là nhiều vụ việc đánh nhau gây mất an ninh trật tự địa phương.

Theo ông Đỗ Thanh Vượt, Chủ tịch UBND xã Sơn Long chia sẻ, đã từng có một thời gian dài người dân nơi đây thường xuyên uống rượu. Có những người đàn ông ngày nào cũng uống, bất kể sáng hay tối. Khi cơn thèm rượu nổi lên, họ vào rừng chặt củi, mỗi bó bán được khoảng 30 ngàn đồng và lại đổ hết vào rượu. Người dân nơi này đã quá quen với hình ảnh những người đàn ông loạng choạng với bọc rượu bên mình, rồi ngã nhào xuống vệ đường ngủ bất chấp mưa nắng hay gió lạnh.

Đồng bào Ca Dong mừng lễ hội (ảnh minh hoạ)
Đồng bào Ca Dong mừng lễ hội (ảnh minh hoạ)

Đổi đời nhờ vươn lên làm kinh tế

Nhưng rồi, tất cả đã đi vào dĩ vãng, khi chính quyền địa phương phối hợp cùng các cơ quan chức năng không ngừng tuyên truyền vận động, đồng thời xây dựng những mô hình kinh tế để người dân học theo và làm theo, phát triển kinh tế gia đình. 

Trưởng thôn, bí thư chi bộ Đinh Quang Trú mang nụ cười hào sảng của đất trời đông Trường Sơn với nước gia rám nắng, sự nhiệt huyết của tuổi trẻ và niềm hy vọng phát triển cho cộng đồng người Ca Dong nơi đây. Anh Trú kể, Sau khi tốt nghiệp cấp 3, anh làm việc bán chuyên trách tại địa phương rồi được bầu làm Bí thư Chi bộ, trưởng thôn Ra Manh. Sinh sống trên mảnh đất xa xôi, đường giao thông thường xuyên ách tắc trong mùa mưa bão, đời sống của gia đình anh và người dân trong thôn còn gặp vô vàn khó khăn, anh luôn trăn trở làm sao để nâng cao thu nhập cho gia đình và cho cả người trong làng. 

Bằng nguồn vốn hỗ trợ của các ngân hàng và các quỹ hoạt động, anh đã mạnh dạn đầu tư phát triển mô hình chăn nuôi tổng hợp. Từ 1 con trâu hiện gia đình anh đang sở hữu đàn trâu, bò lên đến 9 con, chăn nuôi thêm 100 con gà, vịt; trồng, chăm sóc 5 sào keo, 1.500 cây cau và 5 sào lúa nước. Gia đình anh đã xây dựng được ngôi nhà xây kết hợp nhà sàn khang trang hơn 300 triệu đồng, mua sắm đầy đủ các vật dụng trong gia đình. Và gia đình anh là gia đình duy nhất đại diện cho huyện Sơn Tây tham dự Hội nghị tuyên dương Gia đình văn hóa tiêu biểu xuất sắc tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2017 – 2021 được tổ chức vào ngày 30/6/2022 vừa qua.

Đồng bào dân tộc Ca Dong nơi đây luôn đoàn kết một lòng, quyết tâm vươn lên thoát nghèo, xây dựng cuộc sống mới. Ông Đỗ Thanh Vượt, Chủ tịch UBND xã tự hào khoe như thế khi chỉ về phía Ra Manh. Trong những năm gần đây, từ phong trào thi đua phát triển kinh tế, trên địa bàn xã Sơn Long xuất hiện nhiều gương điển hình về mô hình trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao

Từ Ra Manh, những mô hình kinh tế hộ gia đình đã được phát triển mạnh ở các thôn làng khác, điển hình như chị Đinh Thị Hồng (sinh năm 1990, Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ Thôn Mang Hin, xã Sơn Long). Năm 2012, chị Hồng bàn với chồng phát triển kinh tế từ trồng trọt và chăn nuôi như trồng mỳ (sắn), trồng keo, trồng chuối kết hợp nuôi bò, gà, vịt, heo (lợn) ky… đồng thời trồng các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao hơn như sầu riêng, ổi, bưởi da xanh, sâm đương quy… kết hợp chăn nuôi. Với sự nỗ lực không biết mệt mỏi, vợ chồng chị hiện có 5 ha keo, chuối đồng nai với hơn 2000 gốc (5 ha), 500 cây bưởi da xanh, 50 cây sầu riêng, 0,5 ha trồng sâm đương quy cùng đàn heo, bò, n gà, vịt sinh sản, phát triển tốt, được bán ra thị trường cho thu nhập gần 100 triệu đồng/năm.

Chị Hồng đang chăm sóc vườn keo sắp đến kỳ thu hoạch
Chị Hồng đang chăm sóc vườn keo sắp đến kỳ thu hoạch

Hay như trường hợp chị Đinh Thị Bé - một trong những gương điển hình vượt lên hoàn cảnh khó khăn, chịu khó tìm tòi, học hỏi để làm giàu chính đáng và tạo công ăn việc làm cho nhiều chị em khác tại địa phương. Xuất thân từ gia đình thuần nông, cuộc sống của gia đình chị Bé trước đây gặp không ít khó khăn, vất vả. Năm 2013, sau khi đã tìm hiểu, tích lũy được một số kinh nghiệm trong chăn nuôi gia trại, vợ chồng chị mạnh dạn vay vốn đầu tư xây dựng chuồng trại chăn nuôi kết hợp làm kinh tế vườn. Đến nay, gia đình chị sở hữu đàn heo ky trên 40 con, đàn gà 30 con, đàn vịt 20 con. Ngoài ra chị còn trồng cây keo và một số loại cây ăn quả, cho thu nhập hàng năm trên 80 triệu đồng.

Sự nỗ lực trong phát triển kinh tế của những người Ca Dong, có ý chí vươn lên thoát nghèo và làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình như gia đình anh Trú, chị Hồng, chị Bé cùng nhiều người khác đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của Ra Manh, cũng như xã Sơn Long nói riêng và huyện Sơn Tây nói chung. Hiện nay, mô hình phát triển kinh tế của gia đình anh Trú, chị Hồng, chị Bé cùng nhiều người khác khác là một trong những địa chỉ tin cậy để chính quyền địa phương tuyên truyền, khuyến khích các hộ dân học tập và noi theo để phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững.

Không chỉ làm kinh tế, nhiều hộ gia đình đã gương mẫu, tích cực tham gia các phong trào xây dựng nông thôn mới, xây dựng mô hình nhà sạch, vườn đẹp, phong trào “5 không 3 sạch”… đồng thời giúp những hộ dân khác trong thôn, xã tích cực giảm nghèo bền vững và vươn lên làm giàu.

Người dân ở thôn Ra Manh tích cực trong những buổi tuyên truyền vận động xây dựng thôn làng kiểu mẫu ở địa phương
Người dân ở thôn Ra Manh tích cực tham gia các buổi tuyên truyền vận động xây dựng thôn làng kiểu mẫu ở địa phương

Người Ca Dong ở chốn này đã thôi không còn say rượu nữa, mà họ đã chuyên tâm làm kinh tế, xây dựng hạnh phúc gia đình và hàng xóm. Theo ông Đỗ Thanh Vượt, ở Ra Manh và cả xã Sơn Long đều có nhiều tấm gương điển hình về cần cù, sáng tạo, ham học hỏi trong lao động sản xuất để vươn lên làm giàu chính đáng. Những thành quả đạt được hôm nay thật đáng trân trọng, góp phần tô thắm thêm hình ảnh vượt khó của đồng bào Ca dong ở vùng sâu vùng xa này. Có thể nói, mô hình phát triển kinh tế gia đình bằng trồng cây ăn quả, cây dược liệu kết hợp với chăn nuôi là một mô hình hiệu quả, phù hợp với điều kiện kinh tế của bà con nông dân ở xã miền núi Sơn Long.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trang chủ
Một lần được “tình tự” tại chợ Khâu Vai

Một lần được “tình tự” tại chợ Khâu Vai

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 2 giờ trước
Khâu Vai không chỉ đẹp bỡi phong cảnh núi non hoang sơ, trùng điệp, kết với màu xanh óng ánh của lớp lớp những nương ngô ẩn hiện trong nền mây thấp, mà còn đẹp bởi ở đây có phiên chợ phong lưu.
Cây của Yàng và câu chuyện giữ rừng

Cây của Yàng và câu chuyện giữ rừng

Xã hội - Minh Nhật (t/h) - 2 giờ trước
Cách TP.Kon Tum khoảng 60 km về hướng bắc, làng Đăk Chờ (xã Ngọc Tụ, huyện Đăk Tô, Kon Tum) nằm lọt thỏm giữa bốn bề núi rừng hùng vĩ. Sâu trong khu rừng tại huyện Đăk Tô (Kon Tum) có một cây Sao cát hàng trăm năm tuổi đang được lực lượng chức năng luân phiên bảo vệ. Và câu chuyện giữ rừng của họ cũng đầy cam go, nguy hiểm.
SHB giành cú đúp giải thưởng tại Digital CX Awards 2024

SHB giành cú đúp giải thưởng tại Digital CX Awards 2024

Kinh tế - Vũ Mừng - 2 giờ trước
SHB giành cú đúp giải thưởng “Trải nghiệm trên nền tảng số nổi bật nhất – hạng mục Nền tảng quản lý dòng tiền” và “Áp dụng công nghệ tốt nhất cho trải nghiệm số” tại Lễ trao giải Digital CX Awards 2024.
Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng của chính nghĩa và khát vọng hòa bình

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng của chính nghĩa và khát vọng hòa bình

Sự kiện - Bình luận - Tào Đạt - 2 giờ trước
Chiến dịch Điện Biên Phủ là đỉnh cao của cuộc tiến công chiến lược đông xuân (1953 - 1954) của quân và dân ta. Trải qua "56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt, máu trộn bùn non" (thơ Tố Hữu), quân và dân ta đã đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên phủ, giành thắng lợi hoàn toàn. Chiến thắng này đã trở thành tiếng sấm rền vang làm rung chuyển thế giới, xé toạc đám mây đen của chủ nghĩa thực dân - đế quốc, mang đến nguồn cổ vũ to lớn cho các dân tộc bị áp bức đứng lên giành độc lập.
Cao Bằng: Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Ngày hội văn hóa dân tộc Lô Lô

Cao Bằng: Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Ngày hội văn hóa dân tộc Lô Lô

Sắc màu 54 - Minh Anh - 2 giờ trước
Ngày 4/5, UBND huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng tổ chức Ngày hội văn hóa dân tộc Lô Lô lần thứ 2 năm 2024, tại xã Đức Hạnh.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 18): “Báo động tình trạng tự ý dùng thuốc, dược liệu không rõ nguồn gốc để trị bệnh”

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 18): “Báo động tình trạng tự ý dùng thuốc, dược liệu không rõ nguồn gốc để trị bệnh”

Việt Nam có nguồn dược liệu dồi dào, nhiều bài thuốc gia truyền, nhiều người lựa chọn sử dụng thuốc Nam vì quan niệm những loại thuốc này lành tính. Tuy nhiên, thói quen tự dùng thuốc, dược liệu của người dân đã dẫn đến hậu quả tổn hại nghiêm trọng tới sức khỏe, tính mạng. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về “Báo động tình trạng tự ý dùng thuốc, dược liệu không rõ nguồn gốc để trị bệnh”.
Bình Thuận: Truyền dạy nghề đan lát truyền thống cho người DTTS

Bình Thuận: Truyền dạy nghề đan lát truyền thống cho người DTTS

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 2 giờ trước
Triển khai Dự án 6 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, Bảo tàng tỉnh Bình Thuận tổ chức lớp truyền dạy nghề đan lát cho 20 học viên là hội viên phụ nữ, nông dân dân tộc Cơ Ho trên địa bàn xã tại Đông Tiến, huyện Hàm Thuận Bắc.
Phiên họp toàn thể lần thứ 9 của Hội đồng Dân tộc, đã thẩm tra và cho ý kiến nhiều nội dung liên quan đến vùng DTTS

Phiên họp toàn thể lần thứ 9 của Hội đồng Dân tộc, đã thẩm tra và cho ý kiến nhiều nội dung liên quan đến vùng DTTS

Tin tức - Như Tâm - 2 giờ trước
Ngày 4/5, tại Tp. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Hội đồng Dân tộc (HĐDT) của Quốc hội tiếp tục phiên họp toàn thể lần thứ 9 với nhiều nội dung như: thẩm tra Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn, Thẩm tra Luật Phòng chống mua bán người (sửa đổi); Thẩm tra Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi); Thẩm tra Luật Địa chất và khoáng sản; cho ý kiến Kế hoạch, đề cương giám sát chuyên đề của HĐDT về: “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác cán bộ đối với đội ngũ cán bộ DTTS, giai đoạn 2016 - 2023”; đồng thời, cung cấp thông tin về việc lập Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND. Thông tin về Nghị quyết 969 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hướng dẫn việc tổ chức hoạt động giải trình tại phiên họp của HĐDT, Ủy ban của Quốc hội.
Chương trình MTQG 1719 ở Kỳ Sơn (Nghệ An): Thành công bắt đầu từ sự đồng lòng

Chương trình MTQG 1719 ở Kỳ Sơn (Nghệ An): Thành công bắt đầu từ sự đồng lòng

Công tác Dân tộc - An Yên - 3 giờ trước
Diện mạo hạ tầng cơ sở ngày một khang trang, đời sống dân sinh đang tiếp tục chuyển biến tích cực..., chính là kết quả từ sự đồng lòng, chung sức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) trong thực hiện hiệu quả các dự án, nội dung của Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 ( Chương trình MTQG 1719).
Đồi A1 rực đỏ sắc phượng trong những ngày tháng 5 lịch sử

Đồi A1 rực đỏ sắc phượng trong những ngày tháng 5 lịch sử

Sắc màu 54 - Tào Đạt - 3 giờ trước
Trong không khí kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), những ngày này, hoa phượng trên đỉnh đồi A1 bung nở đỏ rực như lửa, để chào đón những người chiến sĩ năm xưa và du khách đến thăm quan, chụp ảnh.
Tuổi trẻ Điện Biên dâng hương và thắp nến tri ân các Anh hùng Liệt sĩ

Tuổi trẻ Điện Biên dâng hương và thắp nến tri ân các Anh hùng Liệt sĩ

Tin tức - Tào Đạt - 3 giờ trước
Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), tối 4/5, Ban thường vụ Tỉnh đoàn Điện Biên tổ chức Lễ dâng hương và thắp nến tri ân các Anh hùng Liệt sĩ tại các Nghĩa trang Liệt sĩ: A1, Him Lam, Độc Lập và Tông Khao.