Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Lan toả, phát huy giá trị văn hoá truyền thống của đồng bào Khmer

Trương Vui - Ngọc Chí - 10:40, 10/11/2023

Những giá trị văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc và mang nhiều ý nghĩa nhân văn sâu sắc của dân tộc là niềm tự hào mà bao thế hệ người Khmer nỗ lực giữ gìn và phát triển.

Đồng bào Khmer đến chùa thực hành các nghi lễ trong dịp lễ Sen Dolta (Ảnh: TL)
Đồng bào Khmer đến chùa thực hành các nghi lễ trong dịp lễ Sen Dolta (Ảnh: TL)

Lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống qua lễ hội

Để gìn giữ bản sắc văn hóa của dân tộc mình, những năm qua, đồng bào Khmer luôn chú trọng thực hiện nhiều hoạt động nhằm bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống.

Một trong số đó là tổ chức lễ Sen Dolta (lễ cúng ông bà), bắt nguồn từ tín ngưỡng xa xưa của người dân tại phum sóc Khmer, cho đến nay vẫn được đồng bào Khmer gìn giữ, xem là một nét văn hóa độc đáo, một lễ hội truyền thống in đậm bản sắc văn hóa của dân tộc.

Lễ Sen Dolta được tổ chức nhằm bày tỏ lòng biết ơn đối với ông bà, cha mẹ, tưởng nhớ công ơn và lên chùa hồi hướng cho linh hồn các bậc sinh thành, những người trong thân tộc đã quá cố, thể hiện truyền thống “Cây có cội, nước có nguồn”.

Đây còn là dịp để con cháu đền ơn, đáp nghĩa, nhắc nhở mọi người về lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, tri ân những bậc tổ tiên đã khai phá đất đai, phù hộ cho phum, sóc được bình an, thịnh vượng. Đồng thời cũng là cơ hội để mọi người gặp gỡ, sinh hoạt văn hóa tôn giáo, thắt chặt hơn tình đoàn kết trong cộng đồng.

Theo truyền thống, lễ Sen Dolta thường được tổ chức với 4 nghi thức chính: lễ đặt cơm vắt (Bos Bai Ben), lễ cúng ông bà (Sen Dolta), lễ rước ông bà (Phchum Ben) và lễ đưa tiễn ông bà (chun Đôn Ta). Ngày nay cuộc sống đã có nhiều đổi thay, để phù hợp với cuộc sống hiện đại, lễ Sen Dolta có sự thay đổi ít nhiều, nhưng những nét truyền thống, bản sắc vốn có của nghi lễ vẫn được gìn giữ, chú trọng.

Đồng bào Khmer làm lễ cầu siêu tại chùa trong dịp Lễ Sene Dolta (Ảnh: Như Tâm)
Đồng bào Khmer làm lễ cầu siêu tại chùa trong dịp Lễ Sene Dolta (Ảnh: Như Tâm)

Theo đó, năm nay, lễ Sen Dolta được diễn ra trong 3 ngày từ 29/8-1/9 âm lịch (ngày 13-15/10), với nhiều hoạt động mang đậm văn hóa dân tộc Khmer. Đây là sự kiện thường niên, có ý nghĩa sâu sắc nhằm tôn vinh bản sắc văn hóa của đồng bào Khmer, tăng cường đoàn kết toàn dân, góp phần giới thiệu, quảng bá, lan tỏa các giá trị văn hóa truyền thống đồng bào Khmer tới bạn bè trong nước và quốc tế.

Cùng với lễ Sen Dolta, đồng bào Khmer cũng có nhiều loại hình sinh hoạt văn hóa truyền thống đặc sắc, những phong tục, lễ hội đa dạng như: lễ hội Ok Om Bok (Cúng trăng), Tết Chôi Chnăm Thmây (Nguyên Đán), Lễ hội đua ghe ngo; nghệ thuật âm nhạc, múa như Răm vông, Lăm leo, Saravan, múa truyền thống Khmer…; nghệ thuật sân khấu Rô băm, Dù kê; hệ thống ngôn ngữ, chữ viết, các nghi lễ truyền thống, kho tàng văn học dân gian phong phú cùng bộ trang phục dân tộc độc đáo…được bảo tồn và kế thừa qua nhiều thế hệ.

Ngoài ra, gắn với đời sống sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật và kiến trúc chùa tháp được coi là di sản đặc sắc của văn hóa đồng bào Khmer. Trong đó có hệ thống kiến trúc chùa Phật giáo Nam Tông, với lịch sử hình thành lâu đời, mang nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa và kiến trúc. Đây vừa là nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng, vừa là nơi lưu giữ, trao truyền những giá trị truyền thống đặc trưng của đồng bào Khmer.

Dân tộc Khmer có nền văn hóa phát triển đa dạng gắn liền với những tín ngưỡng mang sắc thái riêng biệt
Dân tộc Khmer có nền văn hóa phát triển đa dạng gắn liền với những tín ngưỡng mang sắc thái riêng biệt

Chú trọng bảo tồn văn hóa dân tộc

Trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, văn hóa truyền thống đồng bào Khmer đã khẳng định được vị trí quan trọng trong đời sống xã hội, là kho tàng vô giá trong di sản văn hoá của quốc gia, dân tộc.

Cũng chính vì thế, công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống đồng bào Khmer, từ các loại hình nghệ thuật, tới văn hóa tín ngưỡng, văn hóa lễ hội…, luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm, các địa phương nỗ lực triển khai thực hiện. Đặc biệt là đồng bào Khmer cũng luôn mang trong mình ý thức, trách nhiệm trong bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Những năm qua, nhờ triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, chính sách của Đảng và Nhà nước, nhất là trong giai đoạn hiện nay, việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, đã góp thêm những nguồn lực quan trọng thúc đẩy quá trình gìn giữ bản sắc và phát huy văn hóa cộng đồng dân tộc Khmer.

Lễ hội đua ghe Ngo của đồng bào Khmer
Lễ hội đua ghe Ngo của đồng bào Khmer

Theo đó, hàng năm, Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào Khmer đều được tổ chức với nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể thao, tạo ra một không gian văn hóa ý nghĩa để các nghệ nhân, diễn viên, vận động viên được gặp gỡ, giao lưu; các lễ hội truyền thống cũng được chú trọng triển khai, tổ chức, góp phần nâng cao ý thức trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer, đồng thời tôn vinh, lan tỏa những giá trị văn hóa của đồng bào.

Cùng với đó, tận dụng lợi thế văn hóa độc đáo, trong quá trình bảo tồn các giá trị truyền thống, đồng bào Khmer còn khai thác, tạo ra các sản phẩm văn hóa bền vững phục vụ du lịch. Từ đó vừa góp phần quảng bá, giới thiệu đến công chúng về nét đặc trưng trong đời sống, sinh hoạt, văn hóa, tín ngưỡng của đồng bào Khmer, vừa là một cách làm hiệu quả để lan tỏa tình yêu văn hóa dân tộc, đặc biệt là với thế hệ trẻ người Khmer.

Ngoài ra, nhiều địa phương vùng Đồng bằng Sông Cửu Long đã tiến hành bảo tồn, trùng tu các ngôi chùa Khmer, phê duyệt nhiều đề án bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật truyền thống dân tộc Khmer trên địa bàn. Đồng thời lập hồ sơ khoa học về các loại hình nghệ thuật truyền thống dân tộc Khmer tiêu biểu, đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia, tiếp nối nhiều giá trị văn hóa đặc sắc đã được công nhận như: Hát Aday; Tri thức và kỹ thuật viết chữ trên lá buông; Lễ hội đua ghe ngo; Lễ hội Ok Om Bok; nghệ thuật sân khấu Rô băm; Nghệ thuật sân khấu Dù kê…

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, sự giao thoa, du nhập văn hóa diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc Khmer đang ngày càng được chú trọng, từng bước đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng cao của các tầng lớp nhân dân. Từ đó góp phần gìn giữ những giá trị văn hóa độc đáo, tạo nên sự phong phú, đa dạng trong đời sống tinh thần của đồng bào các DTTS trong tiến trình hội nhập và phát triển.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Ngày 27/12, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh năm 2023. Dự hội nghị có: Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy ban Dân tộc) Lưu Xuân Thủy; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Tuấn Sinh; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa Phạm Thị Thanh Thủy; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đầu Thanh Tùng; lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh, một số sở, ngành, đơn vị của tỉnh, UBND 11 huyện miền núi và 6 huyện, thị xã giáp ranh có xã, thôn, bản miền núi cùng 150 đại biểu điển hình tiên tiến đại diện cho trên 701.000 người DTTS toàn tỉnh.
Khám phá Tour du lịch đêm mới lạ tại Vườn quốc gia Cúc Phương

Khám phá Tour du lịch đêm mới lạ tại Vườn quốc gia Cúc Phương

Du lịch - Minh Nhật - 4 giờ trước
Tin vui cho những ai yêu thích thiên nhiên và khám phá, Vườn Quốc Gia Cúc Phương chính thức mở "Tour tham quan bằng xe điện xem đom đóm và động vật hoang dã ban đêm". Đây là cơ hội để du khách hòa mình vào thiên nhiên hoang sơ, tận hưởng bầu không khí trong lành và trải nghiệm những điều kỳ thú mà màn đêm Cúc Phương mang lại.
Hà Tĩnh: Giải cứu thành công 2 nạn nhân bị dụ dỗ ra nước ngoài với chiêu bài “việc nhẹ, lương cao”

Hà Tĩnh: Giải cứu thành công 2 nạn nhân bị dụ dỗ ra nước ngoài với chiêu bài “việc nhẹ, lương cao”

Xã hội - Thế Mạnh - Thanh Nguyên - 4 giờ trước
Ngày 9/5, tại Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo (Hà Tĩnh), BĐBP Hà Tĩnh phối hợp với Tổ chức Trẻ em Rồng Xanh tại Hà Nội giải cứu thành công 2 nạn nhân là công dân Việt Nam bị lừa bán ra nước ngoài, với chiêu bài “việc nhẹ, lương cao” và đưa các nạn nhân về đến Việt Nam an toàn.
Lào Cai: Siết chặt dịch vụ cho người nước ngoài thuê xe máy ở Sa Pa

Lào Cai: Siết chặt dịch vụ cho người nước ngoài thuê xe máy ở Sa Pa

Du lịch - Minh Nhật (t/h) - 4 giờ trước
Hình ảnh những du khách nước ngoài thuê xe máy trải nghiệm du lịch Sa Pa không còn xa lạ, nhưng vẫn còn những người đi xe không đúng quy định Việt Nam, dẫn tới nguy cơ mất an toàn giao thông.
Nhiều ảnh đẹp Việt Nam chụp từ trên cao lọt Top 100 giải thưởng nhiếp ảnh quốc tế 35Awards

Nhiều ảnh đẹp Việt Nam chụp từ trên cao lọt Top 100 giải thưởng nhiếp ảnh quốc tế 35Awards

Sắc màu 54 - Thanh Thuận - 4 giờ trước
Vượt qua hơn 124.000 người tham gia từ 174 quốc gia, với hơn 470.000 bức ảnh được gửi dự thi, một số tác giả Việt Nam đã xuất sắc lọt Top 100 giải thưởng nhiếp ảnh quốc tế 35Awards hạng mục Aerial Photography (ảnh chụp từ trên cao).
Hà Giang: Cây đa trăm tuổi ở Km 0 bật gốc, nhiều người dân và du khách tiếc nuối

Hà Giang: Cây đa trăm tuổi ở Km 0 bật gốc, nhiều người dân và du khách tiếc nuối

Tin tức - Vũ Mừng - 4 giờ trước
Sáng 9/5, cây đa hơn 100 năm tuổi, cao hơn 20 mét nằm trên tuyến Quốc lộ 2 (cạnh Km 0 Hà Giang) qua địa bàn thành phố Hà Giang bất ngờ bật gốc, ngã ra đường, khiến người dân và khách du lịch tiếc nuối.
Tin trong ngày - 8/5/2024

Tin trong ngày - 8/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 8/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Hơn 10 triệu người Việt Nam mang gen bệnh tan máu bẩm sinh. Gần 8.000 hộ gia đình ở miền núi Quảng Nam sẽ được tái định cư vào cuối năm 2025. R'Cơm Bus đam mê giữ gìn văn hóa dân tộc. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lộc Ninh (Bình Phước): Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV, năm 2024

Lộc Ninh (Bình Phước): Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV, năm 2024

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 4 giờ trước
Sáng 9/5, huyện Lộc Ninh long trọng tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV, năm 2024. Đây là huyện được chọn tổ chức đại hội điểm của tỉnh Bình Phước.
Chư Pưh (Gia Lai): Bồi dưỡng kiến thức, cung cấp thông tin cho lực lượng cốt cán

Chư Pưh (Gia Lai): Bồi dưỡng kiến thức, cung cấp thông tin cho lực lượng cốt cán

Chính sách dân tộc - Ngọc Thu - 4 giờ trước
Trong 2 ngày (9 - 10/5), UBND huyện Chư Pưh, Phòng Dân tộc huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) tổ chức hội nghị tập huấn, phổ biến, cung cấp thông tin cho lực lượng cốt cán. Tham gia lớp tập huấn, có 150 học viên là già làng, trưởng thôn, Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS.
Bình Định: Phấn đấu mỗi năm giảm 2% - 3% số cặp tảo hôn

Bình Định: Phấn đấu mỗi năm giảm 2% - 3% số cặp tảo hôn

Công tác Dân tộc - T.Nhân - 4 giờ trước
Nhằm chuyển đổi nhận thức, hành vi trong hôn nhân của người dân, góp phần giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi, tỉnh Bình Định đang đẩy mạnh triển khai Kế hoạch thực hiện Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 9: Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024.
HLV Mai Đức Chung trở lại dẫn dắt Đội tuyển nữ Việt Nam

HLV Mai Đức Chung trở lại dẫn dắt Đội tuyển nữ Việt Nam

Thể thao - Hoàng Minh - 4 giờ trước
Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) vừa công bố bản hợp đồng dẫn dắt Đội tuyển Bóng đá nữ Việt Nam kéo dài 2 năm với Huấn luyện viên (HLV) Mai Đức Chung.
Bình Định: Người dân miền núi mong muốn được cấp quyền sử dụng đất nương rẫy

Bình Định: Người dân miền núi mong muốn được cấp quyền sử dụng đất nương rẫy

Công tác Dân tộc - T.Nhân - 4 giờ trước
Ông Lê Kim Toàn - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định, đã có buổi tiếp xúc cử tri tại xã Vĩnh Sơn, huyện miền núi Vĩnh Thạnh trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.