Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Làm thuê trên mảnh đất của mình

PV - 18:14, 20/03/2018

Đất đai là tư liệu sản xuất chính của phần lớn đồng bào DTTS. Thế nhưng, hàng nghìn hộ dân đã cho người khác thuê đất của mình, rồi lại đi làm thuê, khiến cuộc sống luôn trong tình trạng bấp bênh, nghèo đói bủa vây.

Cho thuê đất để rồi phải làm thuê trên đất của mình đang là tình trạng đáng báo động ở Gia Lai. (Ảnh tư liệu) Cho thuê đất để rồi phải làm thuê trên đất của mình đang là tình trạng đáng báo động ở Gia Lai.(Ảnh tư liệu)

 

Cho thuê đất tràn lan

Đang có đất sản xuất ổn định, nhưng vì thiếu tiền sinh hoạt hằng ngày nên nhiều hộ DTTS đã cho người khác thuê đất của mình. Đáng chú ý, không ít diện tích đất canh tác được giao theo diện cấp đất cho hộ DTTS không có đất sản xuất cũng bị cho thuê, hoặc chuyển nhượng trái quy định.

Gia Lai là một tỉnh có tình trạng cho thuê đất sản xuất đáng báo động. Theo kết quả khảo sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai, tính đến cuối 2017, toàn tỉnh có trên 2.000 hộ đồng bào DTTS cho thuê gần 1.900ha đất sản xuất.

Chư Đăng Ya là một trong những xã có nhiều hộ DTTS cho thuê đất của huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai. Theo thống kê, hiện toàn xã có 80 hộ DTTS thuộc diện nghèo cho thuê đất, với diện tích gần 26,5ha.

Cũng theo báo cáo, xã Chư Đang Ya có 29 hộ đã chuyển nhượng quyền sử dụng đất, với diện tích gần 35ha. Tuy nhiên, đây mới chỉ là thống kê hộ nghèo, còn số liệu thực tế lớn hơn nhiều.

Tính chung cả huyện Chư Pah hiện có gần 800 hộ đồng bào DTTS cho thuê và sang nhượng đất sản xuất trái phép. Trong đó có trên 400 hộ đồng bào DTTS đã chuyển nhượng trên 207ha đất và 392 hộ đồng bào DTTS cho thuê đất với diện tích trên 240ha, chu kỳ cho thuê từ 3 đến 35 năm, trung bình số tiền thuê từ 5 triệu đồng đến 15 triệu đồng/ha/năm.

Còn tại huyện Đăk Đoa, số lượng hộ DTTS cho thuê đất sản xuất cũng không ít. Theo báo cáo của UBND huyện, tính từ tháng 7/2014 đến 30/9/2017, toàn huyện có 412 hộ DTTS cho thuê đất sản xuất, với diện tích gần 264ha. Ngoài ra, cơ quan chức năng của huyện cũng đã thống kê được có khoảng 510 hộ, với diện tích hơn 255ha.

Nhiều hệ lụy

Việc hộ nghèo DTTS có đất sản xuất nhưng lại cho người khác thuê đã để lại rất nhiều hệ lụy. Nhãn tiền nhất là việc giải quyết đất sản xuất ở vùng đồng bào DTTS của chính quyền cơ sở gần như không có hồi kết. Tại xã Chư Đăng Ya (huyện Chư Pah), trong số 80 hộ cho thuê đất thì có khoảng 5 hộ không còn đất để sản xuất, nên họ rơi vào hoàn cảnh rất khó khăn.

Ở huyện Đăk Đoa của tỉnh Gia Lai, theo thống kê, toàn huyện hiện còn 478 hộ DTTS thiếu đất sản xuất, với gần 255ha. Bà con cho người khác thuê đất, vì thiếu đất sản xuất nên cuối cùng lại làm thuê trên đất của mình; cái nghèo, cái đói vì thế cứ mãi đeo bám.

Có thể dẫn ra trường hợp vợ chồng anh Y Yơi (sinh năm 1968), ở làng Gri, xã Chư Đăng Ya, huyện Chư Păh (Gia Lai) làm ví dụ. Năm 2006, anh Y Yơi đã đem 2ha đất của mình cho một người dân cùng huyện thuê 15 năm, chỉ với giá 30 triệu đồng. Từ đó tới nay, gia đình anh chỉ còn 3 sào đất lúa và 5 sào đất vườn để canh tác. Có 5 đứa con, vợ chồng anh phải chật vật lo cái ăn, cái mặc.

Chẳng còn cách nào khác, anh phải nhận làm thuê cho chính người mà anh đã cho thuê đất. Cái nghèo cứ thế đeo bám; cứ đến mùa giáp hạt, gia đình anh lại nằm trong diện được cấp gạo cứu đói; cả 5 đứa con thì đứa học cao nhất cũng chỉ đến lớp 7 rồi nghỉ.

Việc cho thuê đất không chỉ làm cho cuộc sống của bà con luẩn quẩn trong nghèo đói mà còn làm phát sinh những mâu thuẫn pháp lý rất phức tạp. Hợp đồng thuê đất thường chỉ là những giao dịch miệng, “sang” hơn nữa là mảnh giấy viết tay nên khi xảy ra tranh chấp, phần thua thiệt cuối cùng vẫn là người cho thuê đất.

Như trường hợp của ông Siu An, ở làng Kó, xã Chư Đăng Ya, huyện Chư Păh (Gia Lai). Năm 2002, ông cho một người dân cùng huyện thuê 5ha, thời hạn 10 năm. Theo thỏa thuận trong mảnh giấy viết tay giữa hai bên thì đến năm 2012, bên thuê phải trả lại đất cho ông. Nhưng Siu An lại quên mất; đến khi nhớ lại, đi làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì diện tích đất ông cho thuê đã bị người thuê đất làm giấy tờ đứng tên người đó. Rất may sau đó, nhờ sự can thiệp của ngành chức năng huyện Chư Pah, đất đã được trả về cho Siu An.

Thực tế, việc cho thuê đất để rồi không có đất sản xuất là một trong những nguyên nhân chính khiến các địa phương vùng đồng bào DTTS ở Gai Lai rất gian nan trong thực hiện giảm nghèo. Nguyên nhân được xác định là do sự thiếu hụt kinh tế đã khiến nhiều hộ DTTS “nhắm mắt làm liều” đem tư liệu sản xuất của mình cho người khác thuê canh tác.

Chính việc quản lý đất đai lỏng lẻo, nếu không muốn nói là “quan liêu” đã khiến cho tình trạng này diễn ra trên diện rộng, kéo dài trong nhiều năm liền.

KHÁNH THƯ

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Thời gian qua, huyện miền núi Đông Giang (Quảng Nam) đã triển khai nhiều mô hình sinh kế mới như nuôi hưu lấy nhung, chuỗi liên kết sản xuất chè, chuỗi sản xuất về chăn nuôi heo, bò… Những mô hình này không chỉ cải thiện sinh kế cho người dân, mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế -xã hội của địa phương.
Tin nổi bật trang chủ
Những “nhịp cầu” nối ý Đảng

Những “nhịp cầu” nối ý Đảng

Người có uy tín - Nhóm PV - 1 giờ trước
Đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS là “hạt nhân” trong các phong trào ở cơ sở, là nhịp “cầu nối” ý Đảng với lòng Dân. Vai trò của Người có uy tín càng được phát huy hơn khi tiếng nói của họ được chuyển tải kịp thời đến các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp. Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày truyền thống cơ quan công tác dân tộc, Báo Dân tộc và Phát triển đã ghi nhận một số tâm tư, nguyện vọng của Người có uy tín trong đồng bào DTTS, đóng góp tâm huyết để góp phần thực hiện tốt hơn nữa chính sách dân tộc trong thời gian tới.
Thượng Nông, ngày trở về

Thượng Nông, ngày trở về

Xã hội - Lê Na - 1 giờ trước
Tôi là người mắc nợ nhiều lắm, Nà Hang (Tuyên Quang). Dù chỉ một đôi lần đến rồi đi, mà sao kỷ niệm cứ theo tôi, dằng dặc tháng năm trường. Trở lại Thượng Nông lần này, với tôi là tìm về ân nghĩa, nhớ về một thời tuổi trẻ.
Tây Nguyên hút khách du lịch nhờ các điểm đến thiên nhiên

Tây Nguyên hút khách du lịch nhờ các điểm đến thiên nhiên

Du lịch - Minh Nhật - 1 giờ trước
Du lịch Tây Nguyên luôn là điểm đến hấp dẫn đối với những đôi chân mê khám phá. Vùng đất đỏ Bazan, vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng, sông suối, văn hóa cồng chiêng, những vườn cà phê trĩu quả và ngắm nhìn những chú voi Bản Đôn hiền lành… Đây cũng chính là lý do mà trong dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5 vừa qua, đã thu hút gần 300.000 lượt khách đến 4 tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum.
Triệt phá ổ nhóm tàng trữ ma túy, trộm cắp xe máy bán ra nước ngoài

Triệt phá ổ nhóm tàng trữ ma túy, trộm cắp xe máy bán ra nước ngoài

Pháp luật - Minh Nhật - 1 giờ trước
Tàng trữ ma túy, "găm" theo kìm cộng lực, tay công, vam phá khóa đi trộm cắp xe máy tại địa bàn phường Cổ Nhuế 1 (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội), Phùng Văn Thi và Đinh Tiến Trung đã bị tổ công tác Công an quận Bắc Từ Liêm tuần tra, bắt giữ. Từ đó làm rõ đường dây chuyên trộm cắp xe máy, đưa lên Sơn La tiêu thụ rồi bán sang Lào.
Nhà máy sản xuất gỗ ván gỗ công nghiệp Vĩnh Phát

Nhà máy sản xuất gỗ ván gỗ công nghiệp Vĩnh Phát

Kinh tế - PV - 1 giờ trước
Văn phòng: 123 Phù Đổng, TP.Pleiku, Gia LaiNhà máy : 1147 Trường Chinh, TP.Pleiku, Gia LaiHotline/Zalo: 0935.964.888Website: www.vinhphatgroup.com.vn
Tin trong ngày - 2/5/2023

Tin trong ngày - 2/5/2023

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 2/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đề phòng mưa lớn gây lũ quét, sạt lở đất và nắng nóng. Khuyến khích người dân mặc đúng trang phục dân tộc . Cơn sốt tìm xác ve sầu lan rộng. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bạch đàn

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bạch đàn

Bạn của nhà nông - Như Ý - 1 giờ trước
Cây bạch đàn là loại cây rất phổ biến ở nước ta vì có khả năng thích nghi với thổ nhưỡng ở nhiều nơi. Ngoài ra, loại cây này còn có rất nhiều công dụng. Nó có thể được sử dụng trong xây dựng, công nghiệp, y học và nhiều lĩnh vực khác mang lại lợi ích kinh tế cao. Việc đảm bảo kỹ thuật và chăm sóc cây bạch đàn là vô cùng thiết yếu giúp tạo ra những sản phẩm tốt và giá trị cho cuộc sống.
Công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ cây canh châu

Công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ cây canh châu

Vườn thuốc quanh ta - Như Ý - 1 giờ trước
Cây canh châu còn có tên gọi khác là trân châu, kim châu, chanh châu, xích như và sơn minh trà… có vị chua hơi ngọt, kèm theo vị đắng, tính mát. Canh châu là dược liệu được sử dụng để điều trị đậu mùa, kiết lỵ, ban sởi, chữa ghẻ lở...rất hiệu quả. Sau đây là một số bài thuốc chữa bệnh tuyệt vời từ cây canh châu mời các bạn tham khảo.
Kon Tum: Bảo tồn và phát huy giá trị kho tàng văn hóa dân gian

Kon Tum: Bảo tồn và phát huy giá trị kho tàng văn hóa dân gian

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Kon Tum vùng đa dạng và phong phú về bản sắc văn hóa, với 43 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó, có 7 DTTS tại chỗ gồm: Ba Na, Xơ Đăng, Gié Triêng, Gia Rai, Brâu, Rơ Măm, Hrê. Cộng đồng các DTTS tại chỗ trên địa bàn đang sở hữu một kho tàng văn hóa dân gian vô cùng phong phú, sinh động…
Tân HLV trưởng Đội tuyển Quốc gia và Đội tuyển U23 Việt Nam là ai?

Tân HLV trưởng Đội tuyển Quốc gia và Đội tuyển U23 Việt Nam là ai?

Thể thao - Minh Thu - 19:13, 03/05/2024
Ngày 3/5, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) và ông Kim Sang-sik (Quốc tịch Hàn Quốc) đã đạt được sự đồng thuận và thống nhất đối với các nội dung liên quan đến vị trí Huấn luyện viên (HLV) trưởng Đội tuyển Nam và Đội tuyển U23 Quốc gia Việt Nam. Theo đó, hai bên thống nhất bản hợp đồng có thời hạn 2 năm (từ 1/5/2024 - 31/3/2026).
Bộ Y tế làm việc với Đồng Nai sau vụ gần 500 người nghi ngộ độc bánh mì

Bộ Y tế làm việc với Đồng Nai sau vụ gần 500 người nghi ngộ độc bánh mì

Thời sự - Minh Thu - 19:11, 03/05/2024
Ngày 3/5, Đoàn công tác của Bộ Y tế do ông Nguyễn Hùng Long, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm dẫn đầu đã làm việc với Sở Y tế Đồng Nai nhằm nắm tình hình, hỗ trợ tỉnh xử lý vụ ngộ độc sau ăn bánh mì của tiệm bánh Cô Băng (do bà Nguyễn Thị Khánh Băng làm chủ) tại địa chỉ khu phố 2, phường Xuân Bình, TP. Long Khánh, tỉnh Đồng Nai.