Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Lâm Đồng: Triển khai hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Hoàng Quý - 18:30, 22/12/2023

Thời gian qua, Ban Dân tộc tỉnh Lâm Đồng đã tích cực cùng các sở, ngành, địa phương đẩy nhanh tiến độ triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, Giai đoạn I từ 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719). Báo Dân tộc và Phát triển đã phỏng vấn ông Võ Văn Hoàng, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Lâm Đồng về kết quả thực hiện Chương trình MTQG 1719 và những nhiệm vụ trọng tâm thời gian tiếp theo.

Ông Võ Văn Hoàng, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Lâm Đồng
Ông Võ Văn Hoàng, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Lâm Đồng

PV: Thời gian vừa qua, Lâm Đồng đã triển khai rất tích cực, hiệu quả các chính sách dân tộc, xin ông cho biết một số kết quả nổi bật về tình hình phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh?

Ông Võ Văn Hoàng, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Lâm Đồng: Lâm Đồng là tỉnh thuộc Nam Tây Nguyên có dân số hơn 1,3 triệu người với 47 dân tộc cùng sinh sống; trong đó, đồng bào DTTS là hơn 338 nghìn người, chiếm 25,72% dân số toàn tỉnh. Cả tỉnh có 12 đơn vị hành chính cấp huyện, 142 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 78/142 xã, phường, thị trấn là vùng DTTS; có 1.365 thôn, tổ dân phố, trong đó có 478/1.365 thôn, tổ dân phố là vùng DTTS; có 49 thôn đặc biệt khó khăn vùng DTTS.

Năm 2023, thời tiết cơ bản thuận lợi cho sinh trưởng và phát trỉển các loại cây trồng, tiến độ sản xuất nông nghiệp đảm bảo thời vụ; tình hình chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản trên bàn tỉnh phát triến ổn định, đảm bảo an toàn về dịch bệnh; sản xuất công nghiệp tăng trưởng khá; hoạt động du lịch, dịch vụ sôi động, phục hồi nhanh, tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ; giải ngân vốn đầu tư công được quan tâm, chỉ đạo thực hiện quyết liệt, sát sao và đạt kế hoạch đề ra; các lĩnh vực văn hóa, xã hội được duy trì, đảm bảo đáp ứng nhu cầu của các tầng lớp nhân dân; công tác an sinh xã hội được chú trọng; quốc phòng an ninh được giữ vững…

Bên cạnh những kết quả tích cực đạt được, tình hình KT-XH năm 2023 trên địa bàn tỉnh vẫn gặp nhiều khó khăn, thách thức, như: thu ngân sách nhà nước, giải ngân đầu tư công vẫn gặp nhiều khó khăn…Đời sống của một bộ phận người dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS còn nhiều khó khăn; tình hình an ninh, trật tự, tai nạn giao thông trên một số địa bàn vẫn còn tiềm ân rủi ro.

PV: Xin ông cho biết, năm 2023, Ban Dân tộc tỉnh Lâm Đồng đã cùng các ngành, địa phương tập trung vào những nhiệm vụ gì để đảm bảo tiến độ thực hiện Chương trình MTQG 1719?

Ông Võ Văn Hoàng, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Lâm Đồng: Căn cứ Kế hoạch phát triển KT-XH năm 2023 của tỉnh và nguồn vốn bố trí năm 2023 thực hiện Chương trình MTQG 1719 để chủ động phối hợp với các sở, ban ngành, đoàn thể của tỉnh hướng dẫn, đôn đốc kiểm tra việc thực hiện Chương trình MTQG 1719 năm 2023 trên địa bàn tỉnh; tăng cường bám sát cơ sở để nắm bắt tình hình các phát sinh, vướng mắc nhằm chủ động xử lý hoặc tham mưu cho cấp thẩm quyền xử lý, giúp cơ sở phát triển đúng định hướng và ổn định.

Năm 2022, tổng vốn bố trí cho chương trình là hơn 232 tỷ đồng, gồm hơn 126 tỷ đồng vốn đầu tư công, gần 66 tỷ đồng vốn sự nghiệp và 40 tỷ đồng vốn tín dụng từ Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh. Năm 2023 là hơn 370 tỷ đồng, gồm hơn 162 tỷ đồng vốn đầu tư công, hơn 171 tỷ đồng vốn sự nghiệp, 30 tỷ đồng vốn tín dụng và hơn 6 tỷ đồng huy động từ nguồn đối ứng của người dân và ngân sách huyện.

Một trong những trọng tâm của chương trình là hỗ trợ nhà ở, đất sản xuất; quy hoạch, sắp xếp, bố trí ổn định dân cư và xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu. Theo đó, các địa phương đã hỗ trợ nhà ở cho 146 hộ với số tiền gần 6 tỷ đồng. Tỉnh đã bố trí vốn thực hiện 7 dự án sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư và 1 dự án chuẩn bị cho công tác đầu tư; tính đến hết tháng 10 đã giải ngân được gần 20 tỷ đồng.

Về cơ sở hạ tầng thiết yếu, trong năm 2022 và 2023, các địa phương đã triển khai thi công 16 công trình, nhiều công trình đã hoàn thiện và đưa vào sử dụng. Các nội dung của chương trình còn giúp người dân phát triển kinh tế thông qua hỗ trợ phát triển nông, lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng, đào tạo nguồn nhân lực, giải quyết việc làm cho người lao động là đồng bào DTTS…

Qua thời gian triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719, các chỉ tiêu phát triển KT-XH ở vùng DTTS và miền núi của tỉnh Lâm Đồng về hạ tầng, thu nhập, y tế, giáo dục, văn hóa, giảm nghèo... đã có sự thay đổi rõ rệt. Cụ thể: cơ sở hạ tầng khu vực nông thôn được cải thiện, GRDP bình quân đầu người năm 2023 đạt 85,2 triệu đồng/người, tỷ lệ nghèo đa chiều giảm 2,05%; riêng tỷ lệ nghèo đa chiều đồng bào DTTS giảm 5,09%; thu nhập bình quân đầu người vùng đồng bào DTTS đạt 44,94 triệu đồng/người (tăng 20% năm 2022).

Đời sống của đồng bào DTTS ở Lâm Đồng ngày càng được phát triển, bản sắc văn hoá được gìn giữ, phát huy, kết quả đó có vai trò đóng góp của Người có uy tín trong cộng đồng. (Trong ảnh: Đoàn đại biểu Người có uy tín Lâm Đồng đi thăm quan học tập tại Hà Nội)
Đời sống của đồng bào DTTS ở Lâm Đồng ngày càng được phát triển, bản sắc văn hoá được gìn giữ, phát huy, kết quả đó có vai trò đóng góp của Người có uy tín trong cộng đồng. (Trong ảnh: Đoàn đại biểu Người có uy tín Lâm Đồng đi thăm quan học tập tại Hà Nội)

PV: Xin ông cho biết quá trình thực hiện Chương trình MTQG 1719 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng gặp phải những khó khăn gì?

Ông Võ Văn Hoàng, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Lâm Đồng: Một số văn bản hướng dẫn của Trung ương còn chung chung, chưa cụ thể, rõ ràng, chưa thống nhất cần phải sửa đổi, bổ sung gây khó khăn cho địa phương trong quá trình hướng dẫn cũng như triển khai thực hiện chương trình.

Nghị định Nghị định số 38/2023/NĐ-CP ngày 24/6/2023 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 27/2022/NĐ-CP đã ít nhiều tạo thuận lợi cho các địa phương tổ chức triển khai thực hiện Chương trình. Tuy nhiên, việc quy định hồ sơ thanh toán bao gồm “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở” cho đối tượng thụ hưởng chính sách “Hỗ trợ nhà ở” tại Dự án 1 thuộc Chương trình tạo rất nhiều khó khăn, bế tắc (thậm chí không thể triển khai) cho địa phương trong quá trình thực hiện (Vì đối tượng thụ hưởng là hộ DTTS nghèo, đa số mới tách hộ, sống ở vùng sâu, vùng xa, không có điều kiện để chuyển sang đất xây dựng; các hộ sau khi tách hộ đều làm nhà tạm trên đất nông nghiệp hoặc đất chưa có sổ của cha mẹ cho).

Huy động các nguồn lực xã hội thực hiện Chương trình còn nhiều hạn chế. Việc xác định khả năng cân đối, bố trí, huy động các nguồn vốn để thực hiện các Chương trình tại một số địa phương chưa được quan tâm, tỷ lệ lồng ghép các nguồn vốn cùng mục tiêu để thực hiện Chương trình còn thấp.

PV: Thời gian tới, Ban Dân tộc tỉnh Lâm Đồng sẽ tập trung vào những nhiệm vụ trọng tâm nào để đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện Chương trình này, thưa ông?

Ông Võ Văn Hoàng, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Lâm Đồng: Năm 2024, Ban Dân tộc tỉnh sẽ tiếp tục tham mưu cho UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành hướng dẫn về thực hiện Chương trình mục tiêu Chương trình MTQG 1719 trên cơ sở các Thông tư hướng dẫn của các bộ ngành và các văn bản hướng dẫn của các sở, ngành có liên quan…

Đồng thời, chúng tôi sẽ đẩy mạnh thực hiện kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình MTQG 1719 trên địa bàn tỉnh để đánh giá hiệu quả cũng như tác động của Chương trình; đồng thời phát hiện những khó khăn vướng mắc nhằm đề xuất các giải pháp tháo gỡ kịp thời

Triển khai thực hiện các nội dung Ban Dân tộc được giao làm chủ đầu tư thuộc các Dự án, Tiểu dự án thành phần thuộc Chương trình MTQG 1719 hàng năm gồm: đào tạo nâng cao năng lực cán bộ triển khai Chương trình ở các cấp; bồi dưỡng tiếng dân tộc và kiến thức dân tộc; chính sách đối với người có uy tín; chính sách giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống…

Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và các địa phương tham mưu UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành Hướng dẫn chung triển khai thực hiện các Dự án thuộc Chương trình MTQG 1719 theo Quy định về phân cấp quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng…

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Ngày 28/12, tại Tp. Kon Tum (Kon Tum), Ủy Ban Dân tộc tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”. Ông Đào Xuân Quy - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy Ban Dân tộc) và ông Đinh Quốc Tuấn - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum đồng chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có lãnh đạo các sở, ban, ngành của 5 tỉnh Tây Nguyên.
Tin nổi bật trang chủ
Giải pháp chấm dứt tình trạng sạt lở vùng đồng bào DTTS Kỳ Sơn

Giải pháp chấm dứt tình trạng sạt lở vùng đồng bào DTTS Kỳ Sơn

Kỳ Sơn là huyện biên giới của tỉnh Nghệ An – đây là địa bàn hễ mưa xuống là có sạt lở. Tính sơ sơ mỗi năm, thiên tai đã làm thiệt hại của huyện hàng trăm tỷ đồng. Dẫu vậy thì những giải pháp phòng chống sạt lở của các cấp chính quyền địa phương lại gần như là “bất khả kháng”, nên sự hỗ trợ nguồn lực đầu tư lớn từ Nhà nước, từ nhiều nguồn lực và từ phía người dân để từng bước, tiến tới chấm dứt tình trạng sạt lở ở Kỳ Sơn luôn đặc biệt quan trọng.
Khám phá Tour du lịch đêm mới lạ tại Vườn quốc gia Cúc Phương

Khám phá Tour du lịch đêm mới lạ tại Vườn quốc gia Cúc Phương

Du lịch - Minh Nhật - 19:38, 09/05/2024
Tin vui cho những ai yêu thích thiên nhiên và khám phá, Vườn Quốc Gia Cúc Phương chính thức mở "Tour tham quan bằng xe điện xem đom đóm và động vật hoang dã ban đêm". Đây là cơ hội để du khách hòa mình vào thiên nhiên hoang sơ, tận hưởng bầu không khí trong lành và trải nghiệm những điều kỳ thú mà màn đêm Cúc Phương mang lại.
Hà Tĩnh: Giải cứu thành công 2 nạn nhân bị dụ dỗ ra nước ngoài với chiêu bài “việc nhẹ, lương cao”

Hà Tĩnh: Giải cứu thành công 2 nạn nhân bị dụ dỗ ra nước ngoài với chiêu bài “việc nhẹ, lương cao”

Xã hội - Thế Mạnh - Thanh Nguyên - 19:35, 09/05/2024
Ngày 9/5, tại Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo (Hà Tĩnh), BĐBP Hà Tĩnh phối hợp với Tổ chức Trẻ em Rồng Xanh tại Hà Nội giải cứu thành công 2 nạn nhân là công dân Việt Nam bị lừa bán ra nước ngoài, với chiêu bài “việc nhẹ, lương cao” và đưa các nạn nhân về đến Việt Nam an toàn.
Lào Cai: Siết chặt dịch vụ cho người nước ngoài thuê xe máy ở Sa Pa

Lào Cai: Siết chặt dịch vụ cho người nước ngoài thuê xe máy ở Sa Pa

Du lịch - Minh Nhật (t/h) - 19:32, 09/05/2024
Hình ảnh những du khách nước ngoài thuê xe máy trải nghiệm du lịch Sa Pa không còn xa lạ, nhưng vẫn còn những người đi xe không đúng quy định Việt Nam, dẫn tới nguy cơ mất an toàn giao thông.
Nhiều ảnh đẹp Việt Nam chụp từ trên cao lọt Top 100 giải thưởng nhiếp ảnh quốc tế 35Awards

Nhiều ảnh đẹp Việt Nam chụp từ trên cao lọt Top 100 giải thưởng nhiếp ảnh quốc tế 35Awards

Sắc màu 54 - Thanh Thuận - 19:28, 09/05/2024
Vượt qua hơn 124.000 người tham gia từ 174 quốc gia, với hơn 470.000 bức ảnh được gửi dự thi, một số tác giả Việt Nam đã xuất sắc lọt Top 100 giải thưởng nhiếp ảnh quốc tế 35Awards hạng mục Aerial Photography (ảnh chụp từ trên cao).
Lộc Ninh (Bình Phước): Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV, năm 2024

Lộc Ninh (Bình Phước): Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV, năm 2024

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 19:21, 09/05/2024
Sáng 9/5, huyện Lộc Ninh long trọng tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV, năm 2024. Đây là huyện được chọn tổ chức đại hội điểm của tỉnh Bình Phước.
Tin trong ngày - 8/5/2024

Tin trong ngày - 8/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 8/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Hơn 10 triệu người Việt Nam mang gen bệnh tan máu bẩm sinh. Gần 8.000 hộ gia đình ở miền núi Quảng Nam sẽ được tái định cư vào cuối năm 2025. R'Cơm Bus đam mê giữ gìn văn hóa dân tộc. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Chư Pưh (Gia Lai): Bồi dưỡng kiến thức, cung cấp thông tin cho lực lượng cốt cán

Chư Pưh (Gia Lai): Bồi dưỡng kiến thức, cung cấp thông tin cho lực lượng cốt cán

Chính sách dân tộc - Ngọc Thu - 19:16, 09/05/2024
Trong 2 ngày (9 - 10/5), UBND huyện Chư Pưh, Phòng Dân tộc huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) tổ chức hội nghị tập huấn, phổ biến, cung cấp thông tin cho lực lượng cốt cán. Tham gia lớp tập huấn, có 150 học viên là già làng, trưởng thôn, Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS.
Bình Định: Phấn đấu mỗi năm giảm 2% - 3% số cặp tảo hôn

Bình Định: Phấn đấu mỗi năm giảm 2% - 3% số cặp tảo hôn

Công tác Dân tộc - T.Nhân - 19:13, 09/05/2024
Nhằm chuyển đổi nhận thức, hành vi trong hôn nhân của người dân, góp phần giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi, tỉnh Bình Định đang đẩy mạnh triển khai Kế hoạch thực hiện Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 9: Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024.
HLV Mai Đức Chung trở lại dẫn dắt Đội tuyển nữ Việt Nam

HLV Mai Đức Chung trở lại dẫn dắt Đội tuyển nữ Việt Nam

Thể thao - Hoàng Minh - 19:10, 09/05/2024
Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) vừa công bố bản hợp đồng dẫn dắt Đội tuyển Bóng đá nữ Việt Nam kéo dài 2 năm với Huấn luyện viên (HLV) Mai Đức Chung.
Gia Lai: Ra mắt Câu lạc bộ “Phụ nữ nói không với tín dụng đen”

Gia Lai: Ra mắt Câu lạc bộ “Phụ nữ nói không với tín dụng đen”

Tin tức - Ngọc Thu - 19:05, 09/05/2024
Ngày 9/5, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh Gia Lai đã tổ chức truyền thông tín dụng an toàn góp phần hạn chế “tín dụng đen” cho 100 cán bộ, hội viên phụ nữ huyện Phú Thiện và ra mắt Câu lạc bộ “Phụ nữ nói không với tín dụng đen”.
Ở nơi “bới cát lấy tiền”

Ở nơi “bới cát lấy tiền”

Kinh tế - Thảo Linh - 18:03, 09/05/2024
Ở vùng đất pha cát - xã Ka Đơn, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng có đủ các loại rau thương phẩm được trồng, chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, sinh trưởng và phát triển tốt. Vụ này nối tiếp vụ kia đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho đồng bào DTTS.