Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Làm báo cho đồng bào dân tộc thiểu số

PV - 11:17, 21/06/2019

Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6 hằng năm, những người làm Báo Dân tộc và Phát triển lại ngồi lại cùng nhau. Qua câu chuyện nghề, những kết quả đạt được, những mặt hạn chế trong quá trình tác nghiệp được nhìn nhận, rút kinh nghiệm. Từ đó, chất lượng tờ báo được đổi mới, nâng cao, phục vụ tốt hơn nhu cầu bạn đọc là đồng bào DTTS trên mọi miền Tổ quốc...

Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển tác nghiệp tại vùng đồng bào DTTS. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển tác nghiệp tại vùng đồng bào DTTS.

Trách nhiệm của nhà báo trong việc cổ vũ đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo

Giảm nghèo là nhiệm vụ chung của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Trong đó, các cơ quan báo chí, nhất là các ấn phẩm báo, tạp chí cấp cho đồng bào DTTS, đóng một vai trò quan trọng trong công tác truyền thông về giảm nghèo bền vững, giảm nghèo đa chiều.

Trong những năm qua, Chính phủ đã ban hành các quyết định cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí cho vùng DTTS và miền núi. Cùng với các cơ quan báo chí khác, các báo, tạp chí cấp cho vùng DTTS và miền núi đã làm tròn vai trò là phương tiện tuyên truyền của Đảng, Nhà nước, nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở, thúc đẩy phát triển sản xuất, xây dựng nông thôn mới, thắt chặt hơn tình đoàn kết trong cộng đồng, góp phần giữ gìn an ninh trật tự ở thôn bản.

Đặc biệt, các ấn phẩm báo, tạp chí luôn đồng hành trong các chương trình xóa đói, giảm nghèo của cả nước nói chung, vùng DTTS và miền núi nói riêng. Việc tuyên truyền về giảm nghèo đã được thực hiện một cách đồng bộ, có trọng tâm, đa dạng về phương thức, phù hợp với từng nhóm đối tượng, vùng miền nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện về công tác giảm nghèo ở các vùng khó khăn… Nhờ đó, góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của Nhân dân, các cấp chính quyền, đoàn thể trong việc tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách, chương trình giảm nghèo, khơi dậy ý thức tự lực vươn lên thoát nghèo…

Trên hầu khắp các mặt báo, những vấn đề liên quan đến công tác giảm nghèo, nguyên nhân nghèo đói, những bất cập về cơ chế, chính sách trong lĩnh vực giảm nghèo, những tấm gương đã thoát nghèo luôn được dành thời lượng. Qua đó góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của nhân dân, các cấp chính quyền, đoàn thể trong việc xây dựng chủ trương, chính sách, chương trình giảm nghèo, khơi dậy ý thức tự lực vươn lên thoát nghèo.

Nhiều cơ quan báo chí đã thực hiện tốt vai trò và chức năng giám sát, phản biện chính sách thông qua báo chí. Từ việc xây dựng chính sách, báo chí đã lấy ý kiến người dân, chuyên gia, doanh nghiệp…, đóng góp ý kiến, hiến kế cũng như phản biện trước khi hoàn thiện các văn bản chính sách. Nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, trong đó có chính sách giảm nghèo, đã được người dân đóng góp ý kiến phản biện rộng rãi, tích cực. Bên cạnh đó, nhiều chính sách đi vào thực thi có những bất cập cũng được Nhân dân phản biện qua các kênh thông tin báo chí.

Với sự đồng hành của các cơ quan báo chí, ý thức vươn lên xóa đói giảm nghèo của đồng bào các DTTS ngày càng được nâng lên, qua đó góp phần vào thành tựu giảm nghèo của nước ta, được cộng đồng quốc tế ghi nhận. Tuy nhiên, để cổ vũ hơn nữa ý thức tự lực tự cường của đồng bào thì đội ngũ phóng viên, nhà báo cũng cần phải nâng cao trách nhiệm của mình hơn nữa trong công tác tuyên truyền.

Một thực tế lâu nay trong các bài viết về đồng bào DTTS là tình trạng phóng viên, nhà báo thay người dân kêu gọi chính sách đầu tư, hỗ trợ. Và để “kêu” được thì mô-tip phổ biến là “than nghèo, kể khổ”. Vô hình chung, diện mạo đời sống kinh tế của đồng bào DTTS thường được phản ánh ở phương diện tiêu cực nhiều hơn.

Cụ thể là, trong rất nhiều bài báo của hầu hết các cơ quan báo chí, khi viết về đồng bào DTTS thì tần suất xuất hiện hình ảnh người DTTS khó khăn, bế tắc, bị động, trông chờ được trợ giúp,… thường xuất hiện nhiều hơn. Trong khi đó, hình ảnh người dân chủ động, sáng tạo, nỗ lực vươn lên không chỉ làm giàu cho mình mà còn đóng góp cho cộng đồng vẫn có những lại xuất hiện với tần suất không nhiều.

Đáng nói hơn, trong khi hình ảnh đồng bào DTTS có điều kiện kinh tế khá giả thì được xem là những tấm gương điển hình (ở góc độ cá nhân) thì hình ảnh đồng bào nghèo đói, trông chờ sự trợ giúp không xuất hiện đơn lẻ mà thường là hình ảnh của cả một cộng đồng. Những điều này đã tạo nên một ấn tượng chung tiêu cực về đời sống kinh tế của đồng bào các DTTS.

Phản ánh đời sống kinh tế-xã hội khó khăn của đồng bào không sai, nhưng nếu “tô đậm” quá thì sẽ thành tiêu cực; không có tác dụng cổ vũ, động viên người dân nỗ lực hơn nữa để vươn lên. Theo lô gic thông thường thì sau khi đọc những bài báo như vậy, độc giả là đồng bào DTTS sẽ suy nghĩ không cần cố gắng, vì cố gắng nữa cũng không thể thoát nghèo được, cứ nghèo vậy để được hỗ trợ.

Đáng quan tâm hơn, không chỉ có xu hướng gắn đồng bào DTTS với nghèo đói, hủ tục mà trong nhiều bài báo của các cơ quan báo chí, cách lý giải nguyên nhân nghèo đói cũng như lý do đồng bào thoát nghèo hiện vẫn còn nhiều bất cập. Khi phân tích nguyên nhân nghèo đói, một tỷ lệ lớn các bài báo đề cập đến các các điều kiện tự nhiên bất lợi và các yếu tố chủ quan của đồng bào, như thiếu đất sản xuất, thiếu vốn, đông con, không có kiến thức về khoa học-kỹ thuật, lười lao động,… Chỉ có một tỷ lệ rất thấp đề cập đến trách nhiệm của chính quyền địa phương.

Ngược lại, khi phân tích nguyên nhân thoát nghèo, vươn lên khá giả của đồng bào thì nhiều bài báo đề cập đến sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền các cấp cũng như các chính sách đầu tư, hỗ trợ. Trong khi trên thực tế, sự quan tâm này là trách nhiệm của chính quyền các cấp trong việc hỗ trợ đồng bào vươn lên thoát nghèo.

Đây chính là sự thiếu khách quan, chỉ nắm được bề nổi trong khi tuyên truyền xóa đói giảm nghèo ở vùng đồng bào DTTS. Điều này khiến cho nhiều bài báo khi viết về vùng đồng bào DTTS đã “vẽ” lên một diện mạo rất ảm đạm của người dân; một phần làm cho mục đích tuyên truyền, cổ vũ, động viên ý thức vươn lên thoát nghèo của tác phẩm báo chí không đạt như mong muốn.

Để tránh được lối mòn có phần tiêu cực này trong khi viết về vùng đồng bào DTTS, mỗi phóng viên, nhà báo cần nâng cao hơn nữa trách nhiệm của mình. Đặc biệt là phải đặt mình vào vị trí người trong cuộc để nhìn nhận và đánh giá, thay vì áp đặt và phán xét dựa trên những trải nghiệm riêng của người ngoài cuộc. Thiếu cái nhìn thấu hiểu, các tác phẩm báo chí về đồng bào DTTS chỉ là những câu chuyện chủ quan của người viết. Và kết quả là những nhu cầu, nguyện vọng thực sự của đồng bào DTTS gần như không được xã hội cũng như những người làm chính sách biết đến.

Báo Dân tộc và Phát triển đã trở thành kênh thông tin quan trọng đối với đồng bào các DTTS. Ảnh Mạnh Cường Báo Dân tộc và Phát triển đã trở thành kênh thông tin quan trọng đối với đồng bào các DTTS. Ảnh Mạnh Cường.

Hướng tới 3 yếu tố “đúng, trúng hay”…

Trong quá trình xây dựng và phát triển, Báo Dân tộc và Phát triển rất coi trọng công tác tuyên truyền giữ gìn, phát huy, tôn vinh các giá trị truyền thống về bản sắc văn hóa trong cộng đồng các dân tộc, nhất là các DTTS, dân tộc rất ít người. Báo Dân tộc và Phát triển cũng tập trung công tác xây dựng đảng, phát triển đảng viên (đến nay, Chi bộ kết nạp, phát triển được 18 đảng viên). Đây là nỗ lực, quyết tâm cao của Chi bộ. Chúng tôi xác định, người làm báo nói chung và làm báo dân tộc nói riêng, cần phải nâng cao phẩm chất, năng lực chuyên môn và bản lĩnh chính trị.

Trong lĩnh vực tuyên truyền công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, thì làm báo, viết báo về đồng bào, cho đồng bào dân tộc và miền núi có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng. Thực tiễn cho thấy, khi đồng bào nghe, đồng bào hiểu, đồng bào thấy, đồng bào tin thì sẽ có sức cuốn hút, thúc giục hành động, tạo nên sức mạnh trong cộng đồng, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, xoá đói giảm nghèo, tăng cường củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, chống lại âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, giữ vững sự ổn định, an ninh chính trị và trật tự xã hội trên địa bàn…

Vì vậy, làm báo về đồng bào, cho đồng bào DTTS, sao cho đồng bào dễ hiểu, dễ đọc, dễ thấy, dễ nhìn, dễ làm theo, tin tưởng vào đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói giảm nghèo bền vững, củng cố tăng cường vững chắc quốc phòng, an ninh… Đó là cái đích, là hiệu quả của công tác thông tin, tuyên truyền, mà chúng tôi những người làm Báo Dân tộc và Phát triển nói chung và các biên tập viên nói riêng luôn hướng tới và kỳ vọng.

Để làm được điều đó là vô cùng khó khăn, đòi hỏi ý thức chính trị và bản lĩnh nghiệp vụ, đắm mình trong thực tiễn, am hiểu sâu sắc bản sắc văn hoá các dân tộc; đặc biệt, là sự tâm huyết, đam mê nghề nghiệp, ý thức trách nhiệm và chia sẻ, cảm thông sâu sắc với đồng bào các dân tộc.

Từ nhận thức trên, chúng tôi luôn xác định nội dung thông tin tuyên truyền cho đồng bào DTTS phải đáp ứng ba yếu tố trọng tâm: Đúng, trúng, hay. Tuy nhiên, để đạt được ba yếu tố trên, thì ngôn ngữ tác phẩm báo chí phải ngắn gọn, rõ ràng, dễ đọc, dễ hiểu. Hạn chế sử dụng ngôn ngữ vay mượn, sử dụng tiếng nước ngoài; hạn chế viết tắt. Hình ảnh phải sinh động, gắn liền với cuộc sống của đồng bào DTTS, miền núi thông qua các hoạt động văn hóa, lao động sản xuất… Hết sức tránh sử dụng những từ ngữ gây hiểu nhầm, kỳ thị dân tộc …

Có thể nói, quá trình rèn luyện đối với một nhà báo là quá trình liên tục, từ khi chúng ta bắt đầu học trong các trường, trung tâm đào tạo báo chí, cho đến khi chúng ta ra trường, làm nghề và mãi mãi sau này chúng ta vẫn phải tu dưỡng, rèn luyện. Vì thế, tâm thế của người làm báo là vừa làm nghề vừa học. Học ở trong nhà trường, học ở sách vở, học ở các đồng nghiệp, trong toàn bộ quá trình tác nghiệp báo chí đều phải học, từ cách biên tập một cái tin, rút một cái tít, cách tiếp cận nhân vật để khai thác các thông tin một cách chính xác nhất, làm sao để mình tránh được rủi ro trong hoạt động nghề nghiệp... tất cả đều là quá trình học hỏi, rút kinh nghiệm liên tục.

du-lich-mien-nui-phia-bac-1

Vai trò của báo chí trong kết nối cộng đồng

Làm nghề báo, chúng tôi có một may mắn là đi nhiều, gặp nhiều, tiếp xúc và va chạm với hiện thực cuộc sống. Đặc biệt, đối với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển thường phải đi tới những vùng sâu xa nhất, khó khăn nhất. Chính vì vậy, trong quá trình tác nghiệp của mình, chúng tôi thường xuyên gặp gỡ những mảnh đời éo le, những nơi người dân đang rất cần giúp đỡ. Qua đó, kêu gọi sự ủng hộ từ cộng đồng.

Ví dụ như, mới đây, nhà báo Thu Thảo có bài viết “Cần những tấm lòng giúp gia đình anh Quàng vơi nhẹ nỗi bất hạnh”. Bài viết rất xúc động về cả 1 gia đình người dân tộc Thái ở bản Buốn, xã Tén Tằn, huyện Mường Lát (Thanh Hóa) bị bệnh ung thư. Sau bài viết, Báo Dân tộc và Phát triển đã kêu gọi được hơn 20 triệu đồng ủng hộ gia đình anh Quàng.

Bản thân tôi, qua quá trình tác nghiệp cũng kết nối nhiều trường hợp. Ví dụ như năm 2015, khi tác nghiệp tại làng Mây, xã Thanh Lâm, huyện Mê Linh, Hà Nội, tôi cùng đồng nghiệp được người dân đưa đi thăm gia cảnh vô cùng khốn khó của gia đình chị Phạm Thị Sinh (SN 1964). Hai mẹ con chị Sinh sinh sống ở trong 1 túp lều không điện, không nước, tách biệt giữa cánh đồng, bên cạnh một cống thoát nước đen đặc, hôi thối. 2 mẹ con chị cũng không được bình thường, sức khỏe tâm thần có vấn đề. Sau đó, chúng tôi là những người đầu tiên đưa hoàn cảnh của chị lên các mặt báo. Sau khi báo chí phản ánh, UBND huyện đã chỉ đạo xã Thanh Lâm ưu tiên cho gia đình chị mượn 1 mảnh đất để sinh sống, các nhà hảo tâm góp được 60 triệu đồng ủng hộ gia đình chị xây dựng căn nhà mới.

Hay năm 2017, bản thân tôi ấn tượng mạnh khi về thăm 2 buôn cách mạng Hang Ja và Yang Kring, xã Bông Krang, huyện Lăk, tỉnh Đăk Lăk. Ý tưởng ban đầu của tôi khi về thăm 2 địa phương này là để viết về những chiến tích hào hùng của người dân trong những năm tháng đi theo cách mạng. Thế nhưng khi chúng tôi đến, hàng chục người dân vây kín cả hội trường buôn. Sau khi kể về những chiến công trong cách mạng, 2 buôn từng bỏ buôn làng cũ ở Lâm Đồng gồng gánh theo bộ đội khắp các nẻo rừng Tây Nguyên hứng không biết bao nhiêu bom đạn. Thì nay, làng cũ bị phá họ lập nghiệp ở 1 nơi mới vô cùng khó khăn tại huyện Lăk. Nơi đây thiếu đất, thiếu nước trầm trọng. Sau khi đi tác nghiệp về, tôi thật sự trăn trở và có gọi điện báo cáo cho lãnh đạo báo thì nhận được chỉ đạo cần làm sâu vấn đề này. Trên cơ sở đó,tôi nhiều lần trở đi trở lại Bông Krang và có nhiều bài đăng tải trên Báo Dân tộc và Phát triển. Người dân cũng đã gửi thư cho Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc. Sau đó, Ủy ban Dân tộc đã cử cán bộ cùng vào nắm tình hình. Sau một loạt bài báo đó, địa phương đã quan tâm nắm bắt thông tin để hỗ trợ kịp thời trong ngày 27/7, xem xét cấp đất cho người dân.

Qua quá trình tác nghiệp của mình, chúng tôi nhận thấy công tác kết nối cộng đồng của Báo Dân tộc và Phát triển có nhiều thuận lợi. Thứ nhất là chúng tôi luôn nhận được sự hậu thuẫn, chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Báo. Thứ hai là các đồng nghiệp Báo Dân tộc và Phát triển thực sự rất nhiệt huyết trong công tác. Cùng với đó, trong quá trình kết nối cộng đồng, nhiều doanh nghiệp, tổ chức xã hội luôn sẵn lòng đồng hành cùng báo Dân tộc và Phát triển. Trên thực tế báo đã nhiều lần, kết hợp với các đơn vị làm từ thiện như đoàn thanh niên phối hợp làm từ thiện ở vùng dân tộc huyện Thạch Thất, huyện Sơn Dương, khám mắt miễn phí cho bà con huyện Mù Cang Chải, làm từ thiện xã Ba Vì, huyện Ba Vì…

Tất cả các yếu tố trên đã góp phần phát huy hiệu quả của tờ báo trong nỗ lực kết nối cộng đồng, hỗ trợ hiệu quả vùng đồng bào DTTS…

SỸ HÀO - HIẾU ANH - LÊ NGỌC

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Kỳ nghỉ lễ, cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng, thời tiết chưa từng có trong 10 năm qua

Kỳ nghỉ lễ, cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng, thời tiết chưa từng có trong 10 năm qua

Trong kỳ nghỉ lễ 5 ngày tới đây, nắng nóng gay gắt diễn ra trên khắp cả nước ta, có những nơi nắng nóng đặc biệt gay gắt. đây là lần đầu tiên trong 10 năm qua mà cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng trong kỳ nghỉ lễ như vậy.
Tin nổi bật trang chủ
Quỳ Hợp (Nghệ An): Nhiều công trình thuộc nguồn vốn Chương trình MTQG 1719 chưa thể khởi công

Quỳ Hợp (Nghệ An): Nhiều công trình thuộc nguồn vốn Chương trình MTQG 1719 chưa thể khởi công

Nhiều dự án thuộc nguồn vốn đầu tư phát triển tại huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) chưa thể khởi công, đã kéo theo tiến độ chung của việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) đạt thấp. Địa phương đang nỗ lực khắc phục khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện để hoàn thành các dự án theo kế hoạch của nhiệm kỳ.
Kỳ nghỉ lễ, cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng, thời tiết chưa từng có trong 10 năm qua

Kỳ nghỉ lễ, cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng, thời tiết chưa từng có trong 10 năm qua

Môi trường sống - Minh Nhật - 1 giờ trước
Trong kỳ nghỉ lễ 5 ngày tới đây, nắng nóng gay gắt diễn ra trên khắp cả nước ta, có những nơi nắng nóng đặc biệt gay gắt. đây là lần đầu tiên trong 10 năm qua mà cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng trong kỳ nghỉ lễ như vậy.
U23 châu Á: Uzbekistan khiến Saudi Arabia trở thành cựu vương

U23 châu Á: Uzbekistan khiến Saudi Arabia trở thành cựu vương

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 1 giờ trước
Trong trận tứ kết giải U23 châu Á, đương kim vô địch Saudi Arabia đã thất bại trước Uzbekistan với tỉ số 2-0, qua đó chính thức mất đi cơ hội bảo vệ chức vô địch của mình.
Vụ cháy rừng tại Hà Giang: Hai cán bộ kiểm lâm tử nạn

Vụ cháy rừng tại Hà Giang: Hai cán bộ kiểm lâm tử nạn

Tin tức - Vũ Mừng - 2 giờ trước
Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang xác nhận thông tin về việc 2 cán bộ kiểm lâm đã tử nạn khi làm nhiệm vụ.
U23 châu Á: Penalty tai hại khiến U23 Việt Nam dừng chân tại tứ kết lần thứ 2 liên tiếp

U23 châu Á: Penalty tai hại khiến U23 Việt Nam dừng chân tại tứ kết lần thứ 2 liên tiếp

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 2 giờ trước
Trong trận Tứ kết giải U23 châu Á, U23 Việt Nam đã để thua đáng tiếc trước U23 Iraq với tỉ số tối thiểu 1-0 và bị loại khỏi giải đấu năm nay.
Đắk Lắk: Mưa đá gây thiệt hại hàng trăm héc ta lúa chín

Đắk Lắk: Mưa đá gây thiệt hại hàng trăm héc ta lúa chín

Trang địa phương - Hoàng Thùy - 2 giờ trước
Ngày 27/4, lãnh đạo UBND xã Ea Kly (huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk) cho biết: Trận mưa đá chiều 26/4 làm thiệt hại 260ha diện tích lúa đang chín, chuẩn bị thu hoạch, trong đó 190ha lúa bị thiệt hại 100%. Ngoài ra, còn các cây trồng khác trên địa bàn xã Ea Kly cũng bị ảnh hưởng, chưa xác định được diện tích.
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Vụ lật thuyền ở Quảng Yên (Quảng Ninh): Đã tìm thấy nạn nhân cuối cùng

Vụ lật thuyền ở Quảng Yên (Quảng Ninh): Đã tìm thấy nạn nhân cuối cùng

Trang địa phương - Mỹ Dung - 7 giờ trước
Sau gần 3 ngày đêm nỗ lực tìm kiếm, đến 8 giờ 3 phút ngày 27/4, lực lượng chức năng đã tìm thấy nạn nhân cuối cùng trong vụ lật thuyền trên sông Chanh (thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh).
TP. Hồ Chí Minh bắn pháo hoa tại 5 điểm trong dịp lễ 30/4

TP. Hồ Chí Minh bắn pháo hoa tại 5 điểm trong dịp lễ 30/4

Xã hội - T.Hợp - 9 giờ trước
UBND TP.Hồ Chí Minh vừa ban hành công văn 2268 về việc tổ chức bắn pháo hoa chào mừng 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024). Theo đó, TP.Hồ Chí Minh bắn pháo hoa tại 5 điểm trong dịp lễ 30/4 thay vì bắn pháo hoa tại 16 điểm như thông tin trước đó.
Tràng An là biểu tượng về cam kết của Việt Nam trong bảo vệ di sản văn hóa tự nhiên

Tràng An là biểu tượng về cam kết của Việt Nam trong bảo vệ di sản văn hóa tự nhiên

Tin tức - PV - 10 giờ trước
Tối 26/4, tỉnh Ninh Bình tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới (2014 - 2024) với chủ đề "Tràng An - Ngọc đất Việt".
Bình Thuận: Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia

Bình Thuận: Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia

Công tác Dân tộc - T.Nhân - 12 giờ trước
UBND tỉnh Bình Thuận vừa chỉ đạo các cơ quan, đơn vụ, địa phương trong toàn tỉnh tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG).
Chuyện người đàn ông Gia Rai làm cầu bắc qua sông Ba

Chuyện người đàn ông Gia Rai làm cầu bắc qua sông Ba

Gương sáng - Ngọc Thu - 12 giờ trước
Từng làm nghề chèo đò chở khách qua sông Ba, ông Ksor Yan (dân tộc Gia Rai, 60 tuổi, xã Ia Kdăm, huyện Ia Pa, Gia Lai) chứng kiến những nguy hiểm rình rập với bà con mỗi khi muốn qua sông, ông đã quyết tâm đứng ra làm cầu gỗ bắc qua sông Ba, giúp cho hàng trăm hộ dân hai bên bờ đi lại thuận lợi, tiết kiệm thời gian.