Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Lai Châu: Vai trò tích cực của Người có uy tín trong lĩnh vực bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc

Ngọc Ánh- Thùy Giang - 06:55, 25/11/2023

Trong những năm qua, tỉnh Lai Châu đã tích cực triển khai, thực hiện các Quyết định số 1672/QĐ-TTg ngày 26/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Phát triển kinh tế - xã hội vùng các dân tộc: Mảng, La Hủ, Cống, Cờ Lao”, Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí lựa chọn, công nhận Người có uy tín và chính sách đối với Người có uy tín trong đồng bào DTTS, nhờ đó, đội ngũ Người có uy tín đã phát huy tốt vai trò, trách nhiệm trên mọi lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội, đặc biệt là bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.

Ông Lỳ Khừ Xá, Người có uy tín bản Tá Bạ, xã Tá Bạ, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu tuyên truyền, vận động đồng bào Hà Nhì phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống.
Ông Lỳ Khừ Xá, Người có uy tín bản Tá Bạ, xã Tá Bạ, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu tuyên truyền, vận động đồng bào Hà Nhì phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống.

Người có uy tín của các bản làng vùng đồng bào dân tộc rất ít người trên địa bàn tỉnh Lai Châu là "cầu nối" tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đồng thời, chuyển tải tâm tư, nguyện vọng của đồng bào DTTS đến với cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp. Đồng bào tham gia đóng góp thiết thực vào các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Song song với quá trình đó, Người có uy tín trên địa bàn tỉnh Lai Châu còn phát huy vai trò của mình trong bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, đặc biệt đối với các dân tộc rất ít người.

Ông Nguyễn Đức Thuận, Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Lai Châu khẳng định: Người có uy tín dân tộc rất ít người như Cống, Mảng, La Hủ, Si La đã phát huy rất tích cực vai trò của mình trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, góp phần xây dựng đời sống của bà con ngày càng văn minh, giàu đẹp.

Trong công cuộc xây dựng nông thôn mới, cuộc sống mới, Người có uy tín đã khuyến khích người dân hưởng ứng phong trào xây dựng “gia đình văn hoá”, “bản văn hoá”, “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”, vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”… Bên cạnh đó, Người có uy tín chú trọng nêu gương và tuyên truyền, vận động bà con giữ gìn phong tục, tập quán, tín ngưỡng tốt đẹp, giữ gìn các lễ hội truyền thống, nghề truyền thống… của dân tộc mình.

Chúng tôi đến bản Táng Ngá, xã Nậm Chà, huyện Nậm Nhùn gặp ông Lò Văn Na là Người có uy tín trong đồng bào người Cống nơi đây. Ông Na năm nay 57 tuổi vẫn nhiệt tình, tích cực đối với công tác, vận động, tuyên truyền như thời còn trẻ. Ý thức được rõ nét sự cần thiết phải bảo tồn văn hoá dân tộc rất ít người trong bối cảnh nhiều nét đẹp văn hoá truyền thống có thể bị mai một, đồng hoá, lai tạp, ông Lò Văn Na nói: “Dân tộc Cống có bản sắc văn hoá đậm đà. Văn hoá được biểu hiện ở hầu hết các lĩnh vực trong đời sống, từ cách nghĩ, cách nói, cách làm của người dân. Tiếng nói, các điệu dân ca, dân vũ, nhạc cụ, trang phục, nghề đan lát, món ăn dân tộc, tín ngưỡng, lễ hội truyền thống như lễ cúng bản, Tết Ngô… đều là những nét đẹp văn hoá của dân tộc Cống”.

Phụ nữ dân tộc Cống giữ gìn vẻ đẹp của trang phục truyền thống và ẩm thực ngô truyền thống
Phụ nữ dân tộc Cống giữ gìn vẻ đẹp của trang phục truyền thống

Trên hành trình được bà con dân bản tin tưởng, ông Na đã phát huy hết vai trò Người có uy tín của mình trong việc giữ gìn, lan toả nét đẹp văn hoá truyền thống của dân tộc Cống. Bên cạnh việc tuyên truyền cho bà con thì bản thân ông, gia đình ông còn đi đầu thực hiện việc bảo tồn văn hoá. Người Cống có nghề đan lát truyền thống. Thế hệ trẻ nhiều người không biết hoặc không thích đan lát. Ông đã tuyên truyền, vận động thế hệ trẻ học nghề, ai thích học là ông sẽ truyền dạy chi tiết, tỉ mỉ. Bên cạnh đó, ông còn tuyên truyền cho thế hệ trẻ người Cống giữ gìn tiếng nói của dân tộc mình. Bản thân ông tích cực tham gia vào việc dạy tiếng dân tộc Cống cho thế hệ sau.

Trò chuyện với chúng tôi, ông còn rất phấn khởi khi Phòng Văn hoá huyện có kế hoạch mở lớp truyền dạy về may mặc trang phục dân tộc Cống, phục dựng lễ hội dân tộc, các điệu dân ca, dân vũ của dân tộc. “Trong các lễ hội truyền thống, bà con cả bản đều mặc trang phục dân tộc Cống. Đó là trang phục rất độc đáo, đẹp mắt. Nhìn bà con mặc trang phục dân tộc múa trong tiếng trống, tiếng chiêng, không khí rất rộn ràng, tôi cũng cảm thấy phấn khởi”, ông Na bộc bạch.

Đến Tá Bạ, bản Tá Bạ của Mường Tè, chúng tôi gặp ông Lỳ Khừ Xá, Người có uy tín trong đồng bào dân tộc La Hủ. Ông Xá được bà con yêu quý, tin tưởng vì đã vận động người dân thực hiện đúng và trúng chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhờ đó bản Tá Bạ ngày càng văn minh, giàu đẹp hơn. Đặc biệt, ông đã có những đóng góp tích cực trong việc tuyên truyền, giữ gìn phong tục, tập quán, loại bỏ hủ tục, giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống.

Bản sắc văn hoá dân tộc Lự được phát huy, bảo tồn, trong đó có sự đóng góp của Người có uy tín ở Bản Hon, Bản Thẳm, Tam Đường, Lai Châu.
Bản sắc văn hoá dân tộc Lự được phát huy, bảo tồn, trong đó có sự đóng góp của Người có uy tín ở Bản Hon, Bản Thẳm, Tam Đường, Lai Châu.

Bản Hon, Bản Thẳm ở xã Bản Hon, huyện Tam Đường là nơi định cư chủ yếu của người Lự tại Lai Châu. Nơi đây, bản sắc văn hoá của người Lự được chú trọng giữ gìn và là niềm tự hào của dân tộc Lự. Đến thăm Bản Hon, du khách có thể thấy bản sắc văn hoá rất đậm đà từ tục nhuộm răng, dệt thổ cẩm từ bông, trang phục, dân ca, dân vũ và ẩm thực… Ông Lò Văn Sâu (sinh năm 1957) ở bản Hon, anh Tao Văn Ngần (sinh năm 1982) ở bản Thẳm là những Người có uy tín trong đồng bào dân tộc Lự đã góp phần không nhỏ vào việc tuyên truyền, vận động bà con bảo tồn, phát huy bản sắc dân tộc mình.

Hằng năm, Người có uy tín của bản đã tuyên truyền, vận động Nhân dân và gia đình tham gia ngày hội văn hóa các dân tộc do cấp trên tổ chức. Ông Lò Văn Sâu cho biết: Bản Hon làm du lịch cộng đồng, điểm thu hút khách du lịch là bản sắc văn hoá nên Đảng uỷ, chính quyền địa phương và bản thân Người có uy tín rất chú trọng giữ gìn, phát huy, tổ chức phục dựng lại những bản sắc, nét đẹp văn hóa, phong tục tập quán của dân tộc Lự.

Có thể nói, bằng nhiều cách khác nhau, Người có uy tín các DTTS rất ít người đã đóng góp tích cực vào xây dựng các mặt của đời sống xã hội ở cộng đồng các dân tộc, góp phần tích cực vào công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Trong thời đại 4.0, văn hoá dân tộc là điểm nhấn tạo nên bản sắc. Việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc là một cách để giữ gìn và bảo vệ Tổ quốc.

Nhờ vai trò tuyên truyền, vận động của Người có uy tín mà phong tục, tập quán văn hóa của đồng bào dân tộc La Hủ được bảo tồn, phát huy (Trong ảnh: Đám cưới của người La Hủ)
Nhờ vai trò tuyên truyền, vận động của Người có uy tín mà phong tục, tập quán văn hóa của đồng bào dân tộc La Hủ được bảo tồn, phát huy (Trong ảnh: Đám cưới của người La Hủ)

Ông Nguyễn Đức Thuận, Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Lai Châu khẳng định: Người có uy tín dân tộc rất ít người như Cống, Mảng, La Hủ, Si La đã phát huy rất tích cực vai trò của mình trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, góp phần xây dựng đời sống của bà con ngày càng văn minh, giàu đẹp.

Tỉnh Lai Châu luôn quan tâm, thực hiện tốt chính sách về Người có uy tín, tạo điều kiện cho Người có uy tín trong đồng bào các DTTS phát huy tốt vai trò của mình, góp phần thực hiện thành công Chương trình MTQG 1719 giai đoạn 2021-2025. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Ngày 27/12, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh năm 2023. Dự hội nghị có: Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy ban Dân tộc) Lưu Xuân Thủy; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Tuấn Sinh; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa Phạm Thị Thanh Thủy; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đầu Thanh Tùng; lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh, một số sở, ngành, đơn vị của tỉnh, UBND 11 huyện miền núi và 6 huyện, thị xã giáp ranh có xã, thôn, bản miền núi cùng 150 đại biểu điển hình tiên tiến đại diện cho trên 701.000 người DTTS toàn tỉnh.
Tin nổi bật trang chủ
Giải pháp chấm dứt tình trạng sạt lở vùng đồng bào DTTS Kỳ Sơn

Giải pháp chấm dứt tình trạng sạt lở vùng đồng bào DTTS Kỳ Sơn

Kỳ Sơn là huyện biên giới của tỉnh Nghệ An – đây là địa bàn hễ mưa xuống là có sạt lở. Tính sơ sơ mỗi năm, thiên tai đã làm thiệt hại của huyện hàng trăm tỷ đồng. Dẫu vậy thì những giải pháp phòng chống sạt lở của các cấp chính quyền địa phương lại gần như là “bất khả kháng”, nên sự hỗ trợ nguồn lực đầu tư lớn từ Nhà nước, từ nhiều nguồn lực và từ phía người dân để từng bước, tiến tới chấm dứt tình trạng sạt lở ở Kỳ Sơn luôn đặc biệt quan trọng.
Khám phá Tour du lịch đêm mới lạ tại Vườn quốc gia Cúc Phương

Khám phá Tour du lịch đêm mới lạ tại Vườn quốc gia Cúc Phương

Du lịch - Minh Nhật - 19:38, 09/05/2024
Tin vui cho những ai yêu thích thiên nhiên và khám phá, Vườn Quốc Gia Cúc Phương chính thức mở "Tour tham quan bằng xe điện xem đom đóm và động vật hoang dã ban đêm". Đây là cơ hội để du khách hòa mình vào thiên nhiên hoang sơ, tận hưởng bầu không khí trong lành và trải nghiệm những điều kỳ thú mà màn đêm Cúc Phương mang lại.
Hà Tĩnh: Giải cứu thành công 2 nạn nhân bị dụ dỗ ra nước ngoài với chiêu bài “việc nhẹ, lương cao”

Hà Tĩnh: Giải cứu thành công 2 nạn nhân bị dụ dỗ ra nước ngoài với chiêu bài “việc nhẹ, lương cao”

Xã hội - Thế Mạnh - Thanh Nguyên - 19:35, 09/05/2024
Ngày 9/5, tại Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo (Hà Tĩnh), BĐBP Hà Tĩnh phối hợp với Tổ chức Trẻ em Rồng Xanh tại Hà Nội giải cứu thành công 2 nạn nhân là công dân Việt Nam bị lừa bán ra nước ngoài, với chiêu bài “việc nhẹ, lương cao” và đưa các nạn nhân về đến Việt Nam an toàn.
Lào Cai: Siết chặt dịch vụ cho người nước ngoài thuê xe máy ở Sa Pa

Lào Cai: Siết chặt dịch vụ cho người nước ngoài thuê xe máy ở Sa Pa

Du lịch - Minh Nhật (t/h) - 19:32, 09/05/2024
Hình ảnh những du khách nước ngoài thuê xe máy trải nghiệm du lịch Sa Pa không còn xa lạ, nhưng vẫn còn những người đi xe không đúng quy định Việt Nam, dẫn tới nguy cơ mất an toàn giao thông.
Nhiều ảnh đẹp Việt Nam chụp từ trên cao lọt Top 100 giải thưởng nhiếp ảnh quốc tế 35Awards

Nhiều ảnh đẹp Việt Nam chụp từ trên cao lọt Top 100 giải thưởng nhiếp ảnh quốc tế 35Awards

Sắc màu 54 - Thanh Thuận - 19:28, 09/05/2024
Vượt qua hơn 124.000 người tham gia từ 174 quốc gia, với hơn 470.000 bức ảnh được gửi dự thi, một số tác giả Việt Nam đã xuất sắc lọt Top 100 giải thưởng nhiếp ảnh quốc tế 35Awards hạng mục Aerial Photography (ảnh chụp từ trên cao).
Lộc Ninh (Bình Phước): Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV, năm 2024

Lộc Ninh (Bình Phước): Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV, năm 2024

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 19:21, 09/05/2024
Sáng 9/5, huyện Lộc Ninh long trọng tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV, năm 2024. Đây là huyện được chọn tổ chức đại hội điểm của tỉnh Bình Phước.
Tin trong ngày - 8/5/2024

Tin trong ngày - 8/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 8/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Hơn 10 triệu người Việt Nam mang gen bệnh tan máu bẩm sinh. Gần 8.000 hộ gia đình ở miền núi Quảng Nam sẽ được tái định cư vào cuối năm 2025. R'Cơm Bus đam mê giữ gìn văn hóa dân tộc. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Chư Pưh (Gia Lai): Bồi dưỡng kiến thức, cung cấp thông tin cho lực lượng cốt cán

Chư Pưh (Gia Lai): Bồi dưỡng kiến thức, cung cấp thông tin cho lực lượng cốt cán

Chính sách dân tộc - Ngọc Thu - 19:16, 09/05/2024
Trong 2 ngày (9 - 10/5), UBND huyện Chư Pưh, Phòng Dân tộc huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) tổ chức hội nghị tập huấn, phổ biến, cung cấp thông tin cho lực lượng cốt cán. Tham gia lớp tập huấn, có 150 học viên là già làng, trưởng thôn, Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS.
Bình Định: Phấn đấu mỗi năm giảm 2% - 3% số cặp tảo hôn

Bình Định: Phấn đấu mỗi năm giảm 2% - 3% số cặp tảo hôn

Công tác Dân tộc - T.Nhân - 19:13, 09/05/2024
Nhằm chuyển đổi nhận thức, hành vi trong hôn nhân của người dân, góp phần giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi, tỉnh Bình Định đang đẩy mạnh triển khai Kế hoạch thực hiện Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 9: Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024.
HLV Mai Đức Chung trở lại dẫn dắt Đội tuyển nữ Việt Nam

HLV Mai Đức Chung trở lại dẫn dắt Đội tuyển nữ Việt Nam

Thể thao - Hoàng Minh - 19:10, 09/05/2024
Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) vừa công bố bản hợp đồng dẫn dắt Đội tuyển Bóng đá nữ Việt Nam kéo dài 2 năm với Huấn luyện viên (HLV) Mai Đức Chung.
Gia Lai: Ra mắt Câu lạc bộ “Phụ nữ nói không với tín dụng đen”

Gia Lai: Ra mắt Câu lạc bộ “Phụ nữ nói không với tín dụng đen”

Tin tức - Ngọc Thu - 19:05, 09/05/2024
Ngày 9/5, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh Gia Lai đã tổ chức truyền thông tín dụng an toàn góp phần hạn chế “tín dụng đen” cho 100 cán bộ, hội viên phụ nữ huyện Phú Thiện và ra mắt Câu lạc bộ “Phụ nữ nói không với tín dụng đen”.
Ở nơi “bới cát lấy tiền”

Ở nơi “bới cát lấy tiền”

Kinh tế - Thảo Linh - 18:03, 09/05/2024
Ở vùng đất pha cát - xã Ka Đơn, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng có đủ các loại rau thương phẩm được trồng, chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, sinh trưởng và phát triển tốt. Vụ này nối tiếp vụ kia đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho đồng bào DTTS.