Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Lai Châu: Hiệu quả từ các mô hình hợp tác xã dược liệu

Thuỳ Giang - 23:00, 02/09/2023

Đến Lai Châu, vào các cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm của Hội Nông dân tỉnh hay hệ thống siêu thị, đều dễ dàng có thể thấy các sản phẩm OCOP nông sản, đặc sản tiêu biểu của địa phương được bày bán. Đặc biệt, có khá nhiều các sản phẩm chăm sóc sức khoẻ - quà tặng của núi rừng, do các HTX dược liệu giới thiệu tới đông đảo người tiêu dùng như: Sâm Lai Châu, Lá tắm người Dao, Phong tê thấp gia truyền Mý Dao, Đỗ trọng Sìn Hồ, cao Actiso Sìn Hồ…

Đồng bào Mông chuẩn bị cây giống cho HTX Nông sản Dược liệu Cao nguyên Sìn Hồ
Đồng bào Mông chuẩn bị cây giống cho HTX Nông sản Dược liệu Cao nguyên Sìn Hồ

Phát triển vùng trồng dược liệu từ mô hình HTX

Chúng tôi đến cao nguyên Sìn Hồ - một trong tám vùng dược liệu trọng điểm của cả nước, ở đây có khá nhiều HTX dược liệu. Anh Nguyễn Trần Văn, Giám đốc HTX Nông sản Dược liệu Cao nguyên Sìn Hồ (bản Mao Sao Phìn, xã Sà Dề Phìn, huyện Sìn Hồ) cho biết: Hiện, HTX của anh đã có 7 sản phẩm dược liệu đạt chứng nhận OCOP, được chế biến từ vỏ đỗ trọng và hoa, lá, củ cây Actiso trồng tại Sìn Hồ, phân phối toàn quốc.

Anh Văn cho biết thêm, bên cạnh diện tích Actiso do HTX tự trồng, anh còn liên kết với gần 70 hộ dân tại địa phương trồng 10ha cây Actiso theo hướng hữu cơ, không có chất bảo vệ thực vật. HTX tổ chức thu mua, bao đầu ra cho cây dược liệu của bà con. Sau đó, nguyên liệu Actiso được HTX tiến hành sơ chế, sấy khô, nấu cao, đảm bảo đúng quy trình kĩ thuật và giữ lại được dược tính cao. Sản phẩm được bảo quản, đóng gói đẹp mắt, tiện ích cho người sử dụng. 

Một số sản phẩm của HTX Nông sản Dược liệu Cao nguyên Sìn Hồ
Một số sản phẩm của HTX Nông sản Dược liệu Cao nguyên Sìn Hồ
Gian hàng giới thiệu sản phẩm của HTX Nông sản Dược liệu Cao nguyên Sìn Hồ
Gian hàng giới thiệu sản phẩm của HTX Nông sản Dược liệu Cao nguyên Sìn Hồ

Không chỉ trồng và chế biến Actiso, HTX Nông sản Dược liệu Cao nguyên Sìn Hồ cũng là HTX đầu tiên tại địa phương phát triển trồng sâm Lai Châu theo hướng tự nhiên. Giám đốc HTX Nguyễn Trần Văn chia sẻ: Đầu tiên, HTX phải tìm mua cây giống do người dân đi rừng lấy về. Áp dụng khoa học kĩ thuật trồng sâm. HTX chọn vùng đất dưới tán rừng mùn, màu mỡ, đủ ẩm và mát để ươm trồng cây. Khi cây phát triển và đạt ít nhất 4 năm tuổi mới lấy hạt ươm gieo. Cứ như thế phát triển nhân rộng vùng nguyên liệu sâm xã Xà Dề Phìn và các xã lân cận. Chính việc phát triển tự nhiên nên sâm phát triển khoẻ mạnh, ít sâu bệnh và có dược tính cao.

Còn tại huyện Phong Thổ, thống kê của Phòng Nông nghiệp huyện cho biết, trên địa bàn huyện có khoảng gần 180.000 m2 diện tích trồng sâm Lai Châu. Trong đó có 8 HTX, doanh nghiệp đã trồng được gần 100.000 m2. HTX Thuận Phát, xã Pa Vây Sử, huyện Phong Thổ do anh Nguyễn Hải Châu làm Giám đốc mới thành lập được khoảng 4 năm nhưng đến nay đã sở hữu gần 2 vạn cây sâm. Dự kiến trong thời gian tới, HTX sẽ phát triển vùng nguyên liệu, đạt mục tiêu ươm, trồng khoảng 20 vạn cây.

Sản phẩm trung bày tại Hội chợ sâm Lai Châu của HTX Thuận Phát (Phong Thổ)
Sản phẩm trưng bày tại Hội chợ sâm Lai Châu của HTX Thuận Phát (Phong Thổ)

Tại huyện Tam Đường có HTX sâm Lai Châu (bản Ma Sao Phìn Cao, xã Khun Há) do ông Sùng A Sua (dân tộc Mông) làm Chủ nhiệm cũng phát triển khá tốt. Năm 2022, HTX đã thu được khoảng 250 triệu đồng nguyên liệu sâm củ cộng với trong vườn có sẵn 5.000 cây giống. Sâm là loài cây càng trồng lâu năm, giá trị càng cao, do vậy, việc trồng và thu hoạch sâm không phải chỉ mang lại lợi ích kinh tế trước mắt mà còn mang lại giá trị lâu dài và có tiềm năng kinh tế lớn cho người dân.

Tại các xã Tá Bạ, Thu Lũm, Pa Vệ Sủ của huyện Mường Tè, người dân cũng đang sở hữu nhiều vườn dược liệu quý hiếm đáng giá bạc tỉ như: sâm Lai Châu, đẳng sâm, sói rừng, hoàng tinh trắng, bảy lá một hoa...

Khách nước ngoài quan tâm đến sản phẩm sâm Lai Châu
Khách nước ngoài quan tâm đến sản phẩm sâm Lai Châu

“Bệ đỡ” từ chính sách

Nhìn chung, các HTX dược liệu quý hiếm tại Lai Châu đã thu hút đông đảo thành viên là hộ dân người Mông, Dao, La Hủ… tại các bản tham gia vào các khâu trồng, chăm sóc, bảo vệ, thu hái. Điều này vừa tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, vừa góp phần bảo tồn, phát triển nguồn dược liệu, vừa bảo vệ và phát triển rừng bền vững. Theo phương thức đó, các HTX dược liệu tại Lai Châu đã bước đầu hình thành các chuỗi giá trị.

Ông Lê Quý Toàn, Phó Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Lai Châu cho biết: Thời gian qua, Lai Châu đã triển khai đa dạng các loại hình HTX trong nhiều lĩnh vực, nâng tổng số HTX tại Lai Châu lên 416 đơn vị. Trong đó, nhiều HTX thuộc lĩnh vực trồng và chế biến dược liệu trở thành mô hình HTX điển hình, sản xuất, kinh doanh có hiệu quả của tỉnh. Có thể nói, phát triển dược liệu đang là thế mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng có giá trị kinh tế cao tại Lai Châu.

Một trong các quy trình sản xuất sản phẩm dược liệu tại HTX Mý Dao
Một trong các quy trình sản xuất sản phẩm dược liệu tại HTX Mý Dao

Ông Lê Quý Toàn cũng cho biết thêm: Đồng hành cùng các HTX thành viên, Liên minh HTX tỉnh đã phối hợp tổ chức mở nhiều lớp tập huấn bồi dưỡng cho cán bộ quản lý HTX, hỗ trợ HTX tiếp cận vốn với lãi suất ưu đãi. Liên minh HTX cũng tổ chức tư vấn, xây dựng sản phẩm OCOP, xây dựng mô hình HTX gắn với chuỗi giá trị. Song song đó, Liên minh HTX chú trọng xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường, tổ chức cho các HTX nói chung, HTX dược liệu nói riêng tham gia các Hội chợ.

Chị Tẩn Mý Dao, thành viên HTX Mý Dao tại thị trấn Sìn Hồ chia sẻ: Nhờ được vay 300 triệu đồng từ nguồn quỹ hỗ trợ phát triển của Liên minh HTX tỉnh, chị có thêm vốn đầu tư vào sản lượng và chất lượng sản phẩm. Đến nay, HTX Mý Dao đã nâng tổng số lên 6 sản phẩm OCOP, phân phối ra thị trường, đạt được hiệu quả kinh doanh tương đối cao. Trước đây, du khách cần đến Sìn Hồ mới được trải nghiệm phương thức tắm thuốc của người Dao. Nhưng hiện nay, các sản phẩm tắm thuốc, ngâm chân Mý Dao, hoa quả, dược liệu khô… của HTX Mý Dao đều có thể tìm thấy tại nhiều cửa hàng, chuỗi bán lẻ, siêu thị.

Để cụ thể hóa nội dung Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp, thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS và miền núi thuộc Tiểu dự án 2 (Dự án 3) của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I (2021 - 2025), tỉnh Lai Châu đã ban hành nhiều Nghị quyết, Chương trình nhằm bảo tồn, phát triển, khai thác có hiệu quả tiềm năng, giá trị kinh tế của những loài dược liệu quý hiếm.

Một công đoạn sản xuất dược liệu tại HTX Mý Dao
Một công đoạn sản xuất dược liệu tại HTX Mý Dao

Gần đây, tỉnh đã thông qua Đề án phát triển một số cây dược liệu giai đoạn 2020 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh, Dự án “Xây dựng mô hình trồng, nhân giống sâm Lai Châu nhằm bảo tồn và phát triển sản phẩm đặc hữu tại các huyện vùng cao của tỉnh Lai Châu”… Trên cơ sở đó, tỉnh đã thực hiện hỗ trợ cho bà con giống các loại cây dược liệu quý hiếm; hỗ trợ bảo tồn, hoàn thiện quy trình sản xuất nhân giống; hỗ trợ phát triển trồng dược liệu hàng hóa, chi phí tư vấn xây dựng liên kết, hạ tầng phục vụ liên kết, chi phí chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới; hỗ trợ hợp tác xã nông nghiệp tham gia chuỗi liên kết...

Cây dược liệu nói chung, sâm Lai Châu nói riêng đang trở thành cây “Quốc kế dân sinh” cho người dân vùng cao. Các HTX dược liệu đã và đang góp phần giảm nghèo, làm giàu cho nhiều hộ dân ở vùng DTTS, vùng biên giới của tỉnh Lai Châu. Nỗ lực phát triển kinh tế của đồng bào các DTTS có “bệ đỡ” từ chính sách của Đảng và Nhà nước nên bà con an tâm “bám rừng, giữ bản”.


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Mạng lưới trạm sạc, dịch vụ dày đặc, người dùng VF 3 tự tin “chốt” cọc

Mạng lưới trạm sạc, dịch vụ dày đặc, người dùng VF 3 tự tin “chốt” cọc

Mạng lưới sạc được quy hoạch 150.000 cổng, hệ thống xưởng dịch vụ, showroom và nhà phân phối phủ khắp 63 tỉnh, thành mang tới sự thuận tiện tối đa cho người dùng xe điện…, là một trong những lý do khiến số lượng người “đếm ngược” đến ngày VinFast VF 3 mở cọc sớm tăng liên tục những ngày qua.
Tin nổi bật trang chủ
Du lịch nội địa - Bao giờ mới chuyên nghiệp?

Du lịch nội địa - Bao giờ mới chuyên nghiệp?

Sự kiện - Bình luận - Ngọc Ánh - 1 giờ trước
Lạm thu phí tham quan di tích, danh lam thắng cảnh; khâu tổ chức phân luồng kém dẫn đến tình trạng nhốn nháo, lộn xộn, tắc nghẽn trên đường lên tham quan di tích; cáp treo quá tải nhưng nhà ga vẫn tiếp tục bán vé để mặc du khách xếp hàng đợi cả vài tiếng đồng hồ… Đây là thực trạng đã và đang diễn ra nhiều năm nay tại không ít điểm tham quan di tích, danh lam thắng cảnh ở Việt Nam khiến du khách không khỏi bức xúc, thất vọng.
Lễ hội A Riêu Piing ở A Bung được tổ chức lại sau 10 năm vắng bóng

Lễ hội A Riêu Piing ở A Bung được tổ chức lại sau 10 năm vắng bóng

Phóng sự - Phạm Tiến - 1 giờ trước
Như một cái duyên, tôi trở lại xã A Bung (huyện Đakrông, Quảng Trị) đúng vào dịp lễ A Riêu Piing đang diễn ra. Sau bao năm gần như bị lãng quên trong cuộc sống hiện đại, lễ hội A Riêu Piing ở A Bung tiếp tục được tổ chức vẫn mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống đồng bào Pa Cô (dân tộc Tà Ôi), đặc biệt là âm thanh vang vọng, rộn rã của tiếng cồng, tiếng chiêng- điểm nhấn quan trọng trong lễ hội A Riêu Piing.
Tả Lèng mùa nước đổ...

Tả Lèng mùa nước đổ...

Phóng sự - Thuỳ Giang - 1 giờ trước
Có dịp quay lại Tả Lèng (huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu) vào một ngày đầu tháng năm. Lần này không có những thửa ruộng bậc thang sóng sánh ánh vàng lúa chín, mà lại là một quang cảnh vùng non cao hoang sơ và trầm mặc.
Chuyển đổi số ở các bản làng vùng DTTS Quảng Ninh

Chuyển đổi số ở các bản làng vùng DTTS Quảng Ninh

Khoa học - Công nghệ - Mỹ Dung - 2 giờ trước
Đến nay không chỉ ở thành thị, mà người dân ở các thôn, bản vùng cao, vùng DTTS tỉnh Quảng Ninh cũng đã nắm bắt thời cơ, bắt nhịp chuyển đổi số để trở thành những "công dân số". Nhờ đó, người dân tiếp cận các chính sách dân tộc nhanh chóng; đồng thời ứng dụng hiệu quả trong đời sống xã hội và trong lao động, sản xuất
Quảng Nam: Đề nghị hỗ trợ hơn 87 tỷ đồng thực hiện Đề án tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh

Quảng Nam: Đề nghị hỗ trợ hơn 87 tỷ đồng thực hiện Đề án tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 2 giờ trước
UBND tỉnh Quảng Nam vừa có công văn đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Chính phủ hỗ trợ nguồn kinh phí từ ngân sách trung ương cho tỉnh Quảng Nam với hơn 87 tỷ đồng để tỉnh tiếp tục thực hiện Đề án tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh.
Tin trong ngày - 13/5/2024

Tin trong ngày - 13/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 13/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Cả nước sẽ giảm 13 huyện, 624 xã sau sáp nhập đơn vị hành chính. Hỗ trợ công tác nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn văn hóa phi vật thể các DTTS. Nghệ nhân ưu tú K’Tiếu - người níu giữ âm vang cồng chiêng cho buôn làng. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bình Định: Cần sớm xác định lại các xã vùng đồng bào DTTS

Bình Định: Cần sớm xác định lại các xã vùng đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - T.Nhân - 2 giờ trước
Chiều 15/3, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cùng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định tiếp xúc chuyên đề với cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang huyện Hoài Ân, chuẩn bị kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Quảng Ninh: 4 công nhân thương vong do tai nạn lao động tại Công ty Than Quang Hanh

Quảng Ninh: 4 công nhân thương vong do tai nạn lao động tại Công ty Than Quang Hanh

Trang địa phương - Mỹ Dung - 2 giờ trước
Vào 15 giờ ngày 13/5, tại lò chợ mức -190/-170 vỉa 14.11, Phân xưởng Khai thác 7, Công ty Than Quang Hanh – TKV, Tp. Cẩm Phả (Quảng Ninh) xảy ra sự cố làm 03 công nhân tử vong và 01 công nhân bị thương.
Giải đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà sẽ diễn ra vào đầu tháng 6

Giải đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà sẽ diễn ra vào đầu tháng 6

Thời sự - Trọng Bảo - 2 giờ trước
Thông tin từ UBND huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai cho biết, từ ngày 2-8/6, Giải đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà mở rộng lần thứ 17 năm 2024 sẽ được tổ chức với nhiều nài ngựa ở các tỉnh thành tham gia.
Quảng Trị: Một người đàn ông tử vong, nghi do đầu đạn tồn đọng sau chiến tranh phát nổ

Quảng Trị: Một người đàn ông tử vong, nghi do đầu đạn tồn đọng sau chiến tranh phát nổ

Tin tức - Khánh Ngân - 21:36, 13/05/2024
Chiều 13/5, đại diện UBND xã Hiền Thành, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) cho biết, hiện cơ quan chức năng đang tiến hành xác minh nguyên nhân tử vong của 1 người đàn ông trên địa bàn, nghi do vật liệu nổ tồn đọng sau chiến tranh phát nổ.
Tin trong ngày - 13/5/2024

Tin trong ngày - 13/5/2024

Media - BDT - 20:00, 13/05/2024
Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 13/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Cả nước sẽ giảm 13 huyện, 624 xã sau sáp nhập đơn vị hành chính. Hỗ trợ công tác nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn văn hóa phi vật thể các DTTS. Nghệ nhân ưu tú K’Tiếu - người níu giữ âm vang cồng chiêng cho buôn làng. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.